Lưu trữ cho từ khóa: calcium

Phụ nữ quá gầy dễ bị gãy xương

 Mọi người đều biết rằng, quá gầy sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể. Các chuyên gia người Mỹ khẳng định, phụ nữ gầy có tỷ lệ gãy xương cao hơn phụ nữ có thể trọng tiêu chuẩn 2 lần trở lên.

“Điều này chủ yếu do lượng estrogen không đủ, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó không có lợi cho việc tăng cường mật độ xương, dễ xuất hiện tình trạng loãng xương” - chuyên gia thuộc khoa nội tiết bệnh viện Số 4 thuộc Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân cho biết. Khi phụ nữ giảm cân đồng nghĩa với việc giảm chất béo và lượng  estrogen; mà theo nghiên cứu của Đại học Lakehead Canada thì estrogen có hiệu quả nhất khi được phát hiện trong các mô mỡ, điều đó cho thấy mức estrogen của nữ giới sẽ tương đương với thể trọng.

Người gầy dễ mắc bệnh loãng xương còn vì, khi ăn kiêng đa phần phụ nữ chỉ tập trung vào ăn các loại rau và hoa quả, thịt và các thực phẩm chứa protein khác tiếp nạp không đủ, các chế phẩm từ sữa và đậu giàu canxi cũng ít ăn, khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt. Hơn nữa, sự chắc khỏe của xương khó tách rời khỏi thể trọng là do người hơi đậm đà sẽ giúp xương được “tập thể dục” khi thường xuyên phải “gánh” một phần trọng lượng thừa, người gầy thì ngược lại.

Các chuyên gia khuyến nghị, cơ thể có một lượng mỡ thích hợp sẽ giúp lượng estrogen tương đối cao, từ đó giúp cơ thể hấp thu canxi, ngăn tình trạng loãng xương. Phụ nữ gầy nên chú ý bổ sung canxi, uống sữa, ăn tôm cá, chế phẩm đậu... không hút thuốc và uống các đồ uống chứa chất kích thích.

(Theo ANTD)

Những điều cần biết khi ăn hải sản

Ăn hải sản hàng tuần, giảm một nửa nguy cơ đau tim. Đúng vậy, tôm, cua, mực, trai, sò huyết… không chỉ chứa vitamin, khoáng chất mà còn có hàm lượng cao Omega-3 một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tuy lượng cholesterol trong tôm, cua, trai và cá mòi tương đối cao nhưng vì lượng axit béo bão hòa lại rất thấp nên khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu không bằng pho mát, thịt đỏ và thức ăn nhanh.

Cua biển

Các chuyên gia nói, chứa hàm lượng Omega 3 cao nhất là cua biển. Axit béo này có đặc tính chống viêm nên tốt cho những người có bệnh viêm khớp, nó cũng làm giảm huyết áp. Cùng với hàm lượng protein cao, loại giáp xác 10 chân này còn hội tụ các nguyên tố vi lượng như selenium, crom, canxi, đồng và kẽm, trong đó selenium là một chất chống oxy hóa mạnh. Cua có lượng calo thấp (chỉ có 128 calo trong 100g) và chất béo bão hòa tốt cho tim. Chỉ có điều thỉnh thoảng mới nên ăn nếu bị
cholesterol cao.

Mực 

Là nguồn cung cấp protein, Omega-3, đồng, kẽm, vitamin B và i-ốt. Lưu ý thực phẩm chứa đồng ích lợi ở chỗ nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, hấp thụ và chuyển hóa sắt cùng sự hình thành tế bào hồng cầu. Hàm lượng B2 cao có thể giảm chứng đau nửa đầu, còn phốt pho hỗ trợ đắc lực canxi hình thành xương và răng. Mực ống chỉ cung cấp khoảng 70 calo trong 100g nhưng nếu thêm bột vào rán, chúng ta đã tiêu thụ gấp 3 lần lượng calo ấy cùng với transfats – đây là điều không có lợi cho sức khỏe khi làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư.

Trai

Món hải sản này có hàm lượng protein, Omega-3 cao và ít cholesterol. Theo các chuyên gia, trai còn chứa một lượng lớn axit amin tyrosine, giúp cải thiện tâm trạng và điều chỉnh mức độ căng thẳng, do đó cũng có thể gọi đó là một thứ “thuốc kích dục”. Bên cạnh đó,  nó có nhiều kẽm hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác, trong đó hỗ trợ chức năng sinh sản và tình dục – đặc biệt là ở nam giới. Trai cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và B12 tạo ra năng lượng dồi dào, chưa kể nhiều canxi rất tốt cho xương. Tuy vậy, bất kỳ loại hải sản nào khi ăn cũng nên cẩn thận về xuất xứ để phòng ngừa khả năng nuôi ở nơi ô nhiễm hoặc đánh bắt ở vùng biển có mức độ thủy ngân cao. Ăn phải con trai hỏng có thể bị ngộ độc thực phẩm và nếu từng bị dị ứng, hãy tránh món ăn này.

Tôm biển

Tôm tươi chứa lượng vitamin B12 ở mức độ “đỉnh cao”. B12 cần thiết cho việc phân chia tế bào và vitamin này chỉ có thể thu được từ chế độ ăn uống, cụ thể là có sẵn từ nguồn động vật như thịt hoặc cá. Vi chất selenium trong tôm biển có các đặc tính bảo vệ và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch và tuyến giáp. Ăn tôm không sợ tiêu thụ nhiều năng lượng vì 100g tôm cung cấp 76 calo. Tuy vậy, lưu ý ăn tôm đông lạnh thường có hàm lượng muối cao (trong quá trình ướp), và nếu có cholesterol cao, không nên ăn thường xuyên.

Sò huyết

Đây là nguồn protein đặc biệt tốt. Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm. Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc. Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.

(Theo ANTD)

Đoán bệnh qua màu tóc

Người Á đông chúng ta sinh ra với mái tóc màu đen, tuy nhiên cùng với tác động của thời gian, môi trường sống và cả tình trạng sức khỏe, tóc sẽ dần chuyển màu.

Có thể nói, nếu muốn biết một người có khỏe mạnh hay không, chỉ cần nhìn màu tóc – đương nhiên là tóc nguyên bản không qua nhuộm hóa chất – của họ là đoán được tới 98%.

Màu nâu hoặc hanh vàng. Dấu hiệu suy chức năng tuyến giáp, suy dinh dưỡng nghiêm trọng; thiếu máu do thiếu sắt hoặc vừa mới phục hồi sau khi bệnh nặng, cơ thể mất đi melanin nên tóc mất đi tế bào làm đen, dần chuyển sang nâu nhạt hoặc hơi vàng.

Màu xám. Thông thường tóc chuyển dần sang màu xám trắng ở sau tuổi 40 do chức năng thận và gan suy giảm, không đủ dinh dưỡng nuôi tóc, đó là hiện tượng bình thường. Song nếu chưa đến tuổi này mà tóc bạn đột nhiên chuyển xám, chứng tỏ cơ thể đang bị rối loạn do thiếu dinh dưỡng, thiếu protein, vitamin… hoặc vì tâm trạng căng thẳng lo lắng thường xuyên. Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng khiến tóc chuyển thành màu xám.

Màu vàng chết. Bệnh lupus ban đỏ, xơ cứng da hệ thống thường khiến tóc khô, vàng và rụng. Ở tuổi trưởng thành, tình trạng này cho thấy cơ thể đang thiếu canxi.

(Theo ANTD)

Những điều cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim

Những yếu tố dưới đây có thể cho bạn biết nguy cơ mắc chứng nhồi máu cơ tim trong vòng 10 năm tới.

Tuổi tác và giới tính

Tỉ lệ người mắc bệnh tim thường tăng lên cùng với tuổi tác, nam giới là sau tuổi 45, nữa giới là sau tuổi 55.


Hút thuốc

Nếu bạn đã hút bất kỳ điếu thuốc nào trong vòng 1 tháng qua thì bạn thuộc nhóm dễ mắc nhồi máu cơ tim. Bỏ thuốc là bước quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ.

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm thu là số đầu tiên trong chỉ số về huyết áp mà bạn nhận được từ tay bác sĩ. Ví dụ: nếu bác sĩ ghi 120/80 thì huyết áp tâm thu của bạn là 120. 

Dùng thuốc huyết áp

Các loại thuốc dùng trong điều trị huyết áp cao bao gồm: diuretics, angiotensin-converting enzyme (ACE) inhibitors, angiotensin II receptor blockers (ARBs), beta-blockers, calcium channel blockers, and direct renin inhibitors.

Chỉ cần sử dụng 1 trong các loại thuốc trên là bạn thuộc diện dễ nhồi máu cơ tim.

HDL cholesterol

HDL (high-density lipoprotein) là loại cholesterol “tốt” bởi vì nó giúp ngăn ngừa cholesterol xấu “bám” vào thành mạch. Mức HDL càng cao thì càng tốt và ở mức 60 mg/dL trở lên là đủ để phòng ngừa các bệnh tim mạch. Mức HDL dưới 40 mg/dL thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Cholesterol chung

Là toàn bộ các loại cholesterol trong huyết mạch. Mức cholesterol chung này càng cao thì bạn càng có nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu ở mức 240 mg/dL trở lên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol dưới 200 mg/dL. Ít hơn 200 mg/dL thì nguy cơ mắc bệnh tim càng giảm thiểu.

Meo.vn (Theo Dantri)

Tại sao nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới?

Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị bệnh này.

Loãng xương (LX) gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh.

Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương. LX không phải chỉ khu trú ở một vị trí nào mà đó là một bệnh lý toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương sườn, xương cánh chậu....

Loãng xương ở phụ nữ

Bệnh LX thường xảy ra ở phụ nữ có tuổi. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú.

Người ta đánh giá rằng sau 50 tuổi có 1 trong 3 phụ nữ sẽ là nạn nhân của tối thiểu một gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ LX ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ LX nhanh chóng tăng lên theo  độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.

Người ta phân ra một thể riêng là LX ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất xương cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng gẫy xương là 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng.

Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gẫy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác.

Tại sao nữ lại hay bị mắc bệnh LX hơn nam giới?

Đầu tiên là những phụ nữ có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ bị loãng xương. Những phụ nữ này được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ.

Thứ hai là nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam. Đặc biệt người châu Á có nguy cơ cao hơn do khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Họ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong thức ăn thiếu.

Thứ ba tình trạng mất kinh hay mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt ở phụ nữ là một tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của họ, đảm bảo bởi hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết, đặc biệt là vai trò của các hormon sinh dục. Tuy nhiên kinh nguyệt đồng thời cũng góp phần đánh giá sức khoẻ của xương.

Những phụ nữ chơi thể thao chuyên nghiệp như vận động viên chạy Marathon, diễn viên balet thường bị mất kinh, đều giảm tỷ trọng xương. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm).

Thứ tư là phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi đó cơ thể họ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không được cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên hay bị loãng xương.

Thứ năm là phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hoá cũng làm gia tăng nguy cơ LX.

Thứ sáu là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè.

Dự phòng LX như thế nào?

Mục tiêu dự phòng LX là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng LX càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn bào thai.

Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D.

Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phomát...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Một lượng calcium và vitamin D vừa đủ cần thiết cho xương khoẻ. Tổng lượng calcium tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 1000mg. Bổ sung vitamin D 800UI/ngày nếu ít tiếp xúc ánh nắng.

Ngoài ra bổ sung vitamin K, photpho, magiê làm tăng mức độ gắn canxi vào xương, tạo xương hiệu quả hơn. Vitamin K có trong các loại rau có lá xanh lục, đậu khô, dầu thực vật, đậu nành.

Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... Mục tiêu của ngăn ngừa và điều trị là giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ té ngã gãy xương.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Loãng xương ở phụ nữ

Loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Loãng xương gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chỉ riêng ở Mỹ năm 1995 có hơn 25 triệu phụ nữ bị loãng xương, trong đó 1,5 triệu trường hợp gẫy xương do loãng xương với chi phí điều trị lên tới 8 tỷ USD hàng năm. Ở Việt Nam

Loãng xương có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương. LX không phải chỉ khu trú ở một vị trí nào mà đó là một bệnh lý toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương sườn, xương cánh chậu....

Đặc điểm phát triển bộ xương

Chúng ta thường có cảm giác là xương ít hoạt động và ít thay đổi. Trên thực tế khung xương luôn thay đổi và được tạo mới ở mọi thời điểm. Từ khi sinh ra, em bé chỉ có chiều dài bộ khung xương là khoảng 50 cm, đúng bằng chiều cao. Tuy nhiên sau đó bộ xương của chúng ta liên tục phát triển, với quá trình tạo xương vượt trội hơn quá trình tiêu xương. Kết quả là chúng ta trở nên cao to, đạt đến sự lớn tối đa ở độ tuổi 20-22 của cuộc đời, khi mà bộ xương có khối lượng xương cao nhất, hay còn gọi là khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh này còn duy trì cho đến độ tuổi 30. Sau đó quá trình hủy xương dần trở nên chiếm ưu thế khiến khối lượng và chất lượng xương bị giảm sút theo thời gian, kết quả là hình thành chứng LX. Như vậy nguy cơ loãng xương phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương (khối lượng xương đỉnh) và lượng xương mất khi ở giai đoạn lớn tuổi.

Và loãng xương ở phụ nữ

Bệnh LX thường xảy ra ở phụ nữ có tuổi. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Người ta đánh giá rằng sau 50 tuổi có 1 trong 3 phụ nữ sẽ là nạn nhân của tối thiểu một gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ LX ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ LX nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.

Người ta phân ra một thể riêng là LX ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất xương cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng gẫy xương là 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gẫy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác.

Tại sao nữ lại hay bị mắc bệnh LX hơn nam giới?

Đầu tiên là những phụ nữ có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ bị loãng xương. Những phụ nữ này được thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy từ bà hay mẹ của họ.

Thứ hai là nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ và khối lượng xương đỉnh thấp hơn nam. Đặc biệt người châu Á có nguy cơ cao hơn do khối xương nhỏ, thường gầy yếu và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Họ cũng thường có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là khẩu phần canxi trong thức ăn thiếu. Tuy nhiên sau khi đạt khối lượng xương đỉnh tối đa vào độ tuổi 20, hàng năm phái nữ mất đi từ 1-3% khối lượng xương. Như vậy, nữ giới mất xương nhiều hơn 40% so với nam giới. Tình trạng mất xương này diễn ra nhanh hơn bắt đầu từ độ tuổi mãn kinh và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh.

Thứ ba tình trạng mất kinh hay mãn kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt ở phụ nữ là một tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của họ, đảm bảo bởi hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết, đặc biệt là vai trò của các hormon sinh dục. Tuy nhiên kinh nguyệt đồng thời cũng góp phần đánh giá sức khỏe của xương. Những phụ nữ chơi thể thao chuyên nghiệp như vận động viên chạy Marathon, diễn viên balet thường bị mất kinh, đều giảm tỷ trọng xương. Phụ nữ mất kinh kéo dài trên 12 tháng; phụ nữ mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, bị mất xương nhiều hơn và dễ mắc chứng loãng xương. Phẫu thuật cắt buồng trứng làm mất xương nhanh chóng (12%/năm).

Thứ tư là phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi đó cơ thể họ phải cung cấp nguồn canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó họ bị giảm lượng canxi nhanh chóng nếu không được cung cấp lượng canxi đầy đủ. Những người có từ ba con trở lên hay bị loãng xương.

Thứ năm là phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá. Các bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường cận giáp, bệnh lý tuyến giáp hay bệnh gan, thận, bệnh đường tiêu hóa cũng làm gia tăng nguy cơ LX.

Thứ sáu là đặc điểm cầu trúc và hình thái xương của phụ nữ. Xương bị loãng xương có tình trạng mỏng vỏ xương, rỗ trong vỏ xương, mỏng bè xương và đứt các liên kết gian bè.

Dự phòng LX như thế nào?

Mục tiêu dự phòng LX là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng LX càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn bào thai. Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D. Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phomát...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi. Một lượng calcium và vitamin D vừa đủ cần thiết cho xương khỏe. Tổng lượng calcium tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 1000mg. Bổ sung vitamin D 800UI/ngày nếu ít tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra bổ sung vitamin K, photpho, magiê làm tăng mức độ gắn canxi vào xương, tạo xương hiệu quả hơn. Vitamin K có trong các loại rau có lá xanh lục, đậu khô, dầu thực vật, đậu nành.

Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... Mục tiêu của ngăn ngừa và điều trị là giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ té ngã gãy xương.

 

PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

Meo.vn (Theo SKĐS)

Con bạn đã được cung cấp đủ canxi? – Phần 1

(Webtretho) Sữa và những thực phẩm giàu canxi khác là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Xét cho cùng thì canxi chính là thứ thiết yếu để giúp xương chắc khoẻ, thế nhưng lại có đến hơn 85% bé gái và 60% bé trai từ 9 đến 18 tuổi không có đủ lượng canxi tiêu chuẩn 1.300 mg mỗi ngày.

Điều đó không có gì là ngạc nhiên khi ngày nay, trẻ em uống nước ngọt nhiều hơn uống sữa – một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất. Không những vậy, khi bước vào tuổi teen, trẻ còn có thể do mong muốn chứng tỏ mình, do đua đòi theo bạn bè, hoặc do những áp lực khác từ bên ngoài mà... hút thuốc, dùng các thức uống chứa caffein hay bia rượu - những việc làm này càng khiến cơ thể nhận được ít canxi hơn nữa bởi các chất đó tác động đến quá trình hấp thụ và tiêu thụ canxi của cơ thể.

webtretho_calcium trong các chế phẩm sữa

Canxi có nhiều trong các chế phẩm sữa (Ảnh: Inmagine)

Ta cần khẳng định lại lần nữa vai trò quan trọng của canxi đối với bất cứ lứa tuổi nào, từ sơ sinh cho đến vị thành niên, để ghi nhớ và quyết tâm cung cấp cho con loại dưỡng chất cần thiết này.

Tác dụng của canxi

Suốt thời kỳ thơ ấu và vị thành niên, cơ thể sử dụng khoáng canxi để tạo nên xương chắc khoẻ. Quá trình này kết thúc vào cuối giai đoạn tuổi teen. Lượng canxi trong xương bắt đầu giảm đi trong những năm đầu của tuổi trưởng thành và quá trình loãng xương tiếp diễn khi chúng ta già đi, đặc biệt là ở phụ nữ.

Trẻ vị thành niên, đặc biệt là các bé gái, vốn vì các lý do quan niệm, làm đẹp mà không ăn uống đủ dinh dưỡng để xương phát triển hết mức sẽ dễ mắc chứng loãng xương, tăng nguy cơ rạn nứt xương do xương yếu. Những trẻ nhỏ hơn và các bé sơ sinh thiếu canxi và vitamin D (hỗ trợ việc hấp thụ canxi) sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương - chứng bệnh làm xương mềm đi, chân cong vẹo, chậm lớn, đôi khi làm các cơ yếu và đau nhức.

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc co thắt cơ bắp, truyền đi tín hiệu thần kinh và giải phóng các hormone. Nếu lượng canxi trong máu thấp (do hấp thụ ít canxi), cơ thể sẽ phải lấy canxi từ xương ra để đảm bảo duy trì các hoạt động của tế bào.

Khi trẻ nhỏ hấp thụ đủ canxi và vận động đủ mức trong khoảng thời gian từ nhỏ đến vị thành niên, chúng có thể bắt đầu tuổi trưởng thành với hệ xương vững chắc nhất có thể. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nào cho thấy tiêu thụ lượng canxi sau đây sẽ khiến cho trẻ có xương chắc khoẻ khi lớn lên, nhưng các chuyên gia vẫn khuyên sử dụng:

1 đến 3 tuổi — 500 mg canxi/ ngày

4 đến 8 tuổi — 800 mg canxi/ ngày

9 đến 18 tuổi — 1.300 mg canxi/ ngày

Nhưng ăn uống đủ canxi chỉ là một phần. Tất cả mọi đứa trẻ – từ chập chững đến vị thành niên – đều nên nạp đủ 400IU vitamin D mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ con mình không có đủ lượng dưỡng chất cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của con hoặc cho bé uống vitamin bổ sung.

Những nguồn cung cấp canxi bổ dưỡng

Dĩ nhiên, sữa và những sản phẩm có nguồn gốc sữa khác là những nguồn canxi dồi dào, đa số còn chứa thêm vitamin D tốt cho xương. Nhưng bạn đừng bỏ qua những thực phẩm giúp tăng cường canxi khác, bao gồm nước cam, sản phẩm từ đậu nành, bánh mì, hay một số thực phẩm quen thuộc khác có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như liệt kê dưới đây:

webtretho_calcium

Hãy thận trọng với sữa

Sữa và những sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn canxi tốt nhất và dễ tìm nhất. Nhưng có phải tất cả đều phù hợp với chúng ta? Nên dùng sữa loại nào, vào lúc nào là tốt nhất?

- Trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống sữa nguyên kem, thậm chí không nên sử dụng các sản phẩm có chứa sữa bò, vì dễ gặp phải nguy cơ dị ứng sữa. Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh như nguồn thức ăn chính trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời.

- Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi nên uống sữa nguyên kem để giúp cung cấp lượng chất béo cần thiết để phát triển cơ thể và não bộ.

- Từ 2 tuổi trở lên, hầu hết trẻ em có thể chuyển sang uống sữa ít béo hoặc không béo, mặc dù bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Tin tốt là tất cả các loại sữa – nguyên kem hay ít béo – đều có chứa gần như cùng một lượng canxi trong khẩu phần xác định. Cẩm nang Dinh dưỡng 2005 đề nghị cho trẻ từ 2-8 tuổi uống 2 cốc (473 ml) sữa ít béo, không béo, hoặc sản phẩm từ sữa khác, và 3 cốc (710 ml) cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên.

(Còn tiếp)

<!]]>

Ngăn ngừa sỏi thận

Nếu từng bị sỏi thận, bạn hẳn biết quá trình vượt qua căn bệnh này khổ sở như thế nào. Sỏi thận tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới và việc chữa trị cũng rất tốn kém.

Sau đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Bớt ăn thịt: Bạn nên hạn chế lượng protein hấp thụ từ các loại thịt và nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nghiên cứu của Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều thịt dễ có nguy cơ bị sỏi thận.

Uống nhiều nước: Sỏi thận ít có nguy cơ hình thành khi nước tiểu bị loãng, và nước giúp điều này xảy ra. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những người uống hơn 2 lít rưỡi nước mỗi ngày có thể giảm đến 40% nguy cơ bị sỏi thận so với người uống ít nước hơn. Nếu không đạt được “hạn ngạch” này, hãy cố gắng uống nước càng nhiều càng tốt.


Nước chanh giúp hạn chế nguy cơ sỏi thận - Ảnh: Shutterstock

Nên dùng nước chanh: Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Chất a-xít citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận. Nước chanh được làm từ quả chanh hoặc chất cô đặc của chanh, cung cấp đầy đủ a-xít citric; còn các loại bột hương vị chanh có đường sẽ không đem lại cho bạn lợi ích tương tự.

Đừng quên trà xanh: Uống trà xanh có thể ngăn chặn sỏi thận. Nghiên cứu tại một số nước châu Á cho thấy tinh chất trà xanh chống lại sự hình thành sỏi và làm cho các viên sỏi thận trở nên dễ vỡ hơn.

Hạn chế dùng nước nho và cola: Đây là một thách thức không nhỏ đối với những người thích các loại nước này. Nhưng các nghiên cứu cho thấy chúng thực sự làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Tăng cường khoáng chất: Một số khoáng chất, đặc biệt là potassium và magnesium, vốn có khả năng làm giảm rủi ro bị sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu potassium bao gồm các loại rau quả như chuối, khoai tây, đậu Hà Lan... Các nguồn cung cấp magnesium tự nhiên bao gồm hạnh nhân và yến mạch.

Giảm hấp thu calcium và muối: Cả hai thứ này được cho là góp phần hình thành sỏi thận, thế nên giảm hấp thu chúng đồng nghĩa với việc làm cho thận của bạn bớt “nặng nề” hơn.

Meo.vn (Theo TNO)

Người huyết áp cao nên tránh ăn gì?

Cao huyết áp là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm. Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người bị cao huyết áp.

Sau đây là một số loại thực phẩm người bị cao huyết áp nên tránh dùng:

Dưa chua: Thực tế dưa chua chứa ít calorie, là điều tốt cho sức khỏe. Nhưng loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim và gây nên chứng cao huyết áp). Một quả dưa leo ngâm chua có thể chứa 570 mg natri, tương đương với 1/3 mức giới hạn natri mà bạn có thể dùng mỗi ngày.


Thịt xông khói, khoai tây chiên không tốt cho người cao huyết áp - Ảnh: Shutterstock

Khoai tây chiên: Dù một số nhà hàng chiên khoai tây bằng dầu không có trans fat (a-xít béo), hàm lượng chất béo và natri vẫn cao. Một phần khoai tây chiên cỡ vừa chứa 270 mg natri và 19g chất béo.

Thịt lợn muối xông khói: Có thể là món ăn hấp dẫn nếu bạn không bị cao huyết áp. 3 lát thịt xông khói chứa 270 mg natri và 4,5g chất béo.

Sữa: Là một nguồn cung cấp calcium nhưng cũng chứa nhiều chất béo. Trong một ly sữa có 8g chất béo và 5g chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa không tốt cho người bị bệnh gan và cũng nguy hiểm cho người bị huyết áp cao.

Bánh rán: Có thể phổ biến nhưng không tốt lắm cho sức khỏe của bạn. Chỉ một chiếc bánh rán có thể chứa 200 calorie với 12g chất béo.

Bơ thực vật: Loại thực phẩm này không hoàn toàn nguy hiểm. Đối với người bị cao huyết áp, họ cần đảm bảo loại bơ thực vật mà họ dùng không chứa chất béo bão hòa. Hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì để có sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Đường: Điều muốn đề cập đến ở đây là các loại thực phẩm có lượng calorie và đường quá mức, chẳng hạn như bánh quy và chocolate. Những loại thực phẩm này có thể gây béo phì, một yếu tố rủi ro gây nên chứng huyết áp cao. Đó là do trọng lượng thừa gây căng thẳng cho tim và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Rượu: Uống rượu có thể làm tăng huyết áp. Rượu cũng có thể gây thương tổn cho thành mạch máu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị thêm các biến chứng khác.

Thịt đỏ: Đối với người bị cao huyết áp, cần hạn chế đến mức tối đa việc dùng thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. Loại thực phẩm này không chỉ có liên quan đến chứng cao huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nếu “lỡ” dùng nhiều.

Meo.vn (Theo TNO)

Con bạn đã được cung cấp đủ canxi? – Phần cuối

(Webtretho) Sữa và những thực phẩm giàu canxi khác là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Xét cho cùng thì canxi chính là thứ thiết yếu để giúp xương chắc khoẻ, thế nhưng lại có đến hơn 85% bé gái và 60% bé trai từ 9 đến 18 tuổi không có đủ lượng canxi tiêu chuẩn 1.300 mg mỗi ngày.

>> Phần 1

Khi trẻ không thể – hoặc không chịu – tiêu thụ các sản phẩm từ sữa

Một số trẻ không chịu hoặc thật sự không thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Hãy cùng tìm hiểu những trường hợp cụ thể để biết cách đảm bảo cho bé vẫn nhận được đủ canxi:

webtretho_các chế phẩm sữa

Các sản phẩm từ sữa (Ảnh: Inmagine)

Những đứa trẻ không tiêu hoá được đường (lactose) trong các sản phẩm sữa do không có đủ enzyme trong ruột (lactase). Những đứa trẻ này có thể bị chuột rút hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm sữa khác.

Bạn nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà trẻ bị tình trạng này có thể uống trước khi sử dụng các sản phẩm sữa và hấp thụ canxi từ đó. May mắn là có những chế phẩm sữa chứa ít hoặc không chứa lactose, cũng như có thể bổ sung lactase vào các sản phẩm sữa. Những loại phomát cứng, để lâu (như phomát cheddar) có lượng đường thấp, và các loại yaourt có chứa vi sinh vật đang hoạt động cũng dễ tiêu hoá hơn và ít có nguy cơ gây ra các rắc rối liên quan đến lactose.

Những đứa trẻ bị dị ứng với sữa: Casein là loại protein chính yếu trong sữa bò, chiếm đến 80% protein trong sữa và tạo nên lớp váng khi sữa bị chua. 20% protein còn lại chứa trong phần chất lỏng sau khi đã bỏ váng đi. Một số người có thể bị dị ứng với casein hay với các protein trong phần lỏng của sữa, và đôi khi là với cả hai.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghĩ con mình dị ứng sữa. Những em bé bú bình bị dị ứng với sữa bò có thể phải chuyển sang các loại sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành hay sữa công thức hypoallergenic. Với trẻ lớn hơn, các thực phẩm thay thế sữa và sản phẩm từ sữa có thể bao gồm gạo, sữa đậu nành bổ sung canxi, phomai chay hay những món ngọt chế biến từ đậu nành và gạo.

Những đứa trẻ ăn chay: Phụ huynh có con em ăn chay tuyệt đối có thể lo lắng không biết chế độ dinh dưỡng thiếu các sản phẩm từ sữa có thể cung cấp đủ canxi hay không.

Mặc dù rất khó để có đầy đủ các dưỡng chất nếu chỉ ăn toàn rau củ, nhưng bạn có thể bổ sung lượng canxi tương đối cho con từ các loại rau có lá xanh sẫm, bông cải và các sản phẩm bổ sung canxi, gồm nước cam, sữa đậu nành và thức uống từ gạo hay ngũ cốc.

Những đứa trẻ nghĩ rằng sữa gây… béo và vì thế quyết định ăn kiêng – điều này khá phổ biến ở các cô bé tuổi teen. Bạn cần giúp con hiểu rằng 240ml sữa đã loại bỏ kem chỉ chứa có 80 calories, không chứa mỡ và cung cấp đến ¼ lượng canxi mà bé cần mỗi ngày. Thật ra, những người ăn thức ăn chứa nhiều canxi thường nhẹ cân và ít mỡ hơn. Theo một nghiên cứu mới đây, những bé gái vị thành niên uống thêm 300 mg canxi mỗi ngày, tương đương 1 ly sữa, có số cân nặng ít hơn những người không uống đến 907 gr.

Bạn cũng có thể cho con uống các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo thay cho sữa nguyên kem – và thay cho các loại nước ngọt và nước trái cây ngọt có rất ít giá trị dinh dưỡng. Nếu con bạn chịu uống nước ép, hãy cho con uống nước ép trái cây 100% có bổ sung canxi. Ngoài ra, bạn nên thảo luận với con về bệnh loãng xương và tầm quan trọng của các sản phẩm từ sữa, cũng như các thực phẩm giàu canxi khác trong một chế độ ăn uống lành mạnh.

Quan tâm đến việc bổ sung Canxi

webtretho_vận động

Bên cạnh việc bổ sung canxi, bố mẹ hãy nhắc con chăm vận động để xương chắc khỏe (Ảnh: Inmagine)

Mặc dù trẻ em nên hấp thụ lượng canxi cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng giàu canxi, nhưng như bạn đã thấy đó, điều này đôi khi là không thể. Nếu bạn sợ con mình bị thiêu chất, hãy bàn với bác sĩ về việc uống bổ sung canxi.

Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho việc hấp thụ canxi, vì vậy trẻ em cũng cần có đủ chất này nữa. Vitamin D được cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và được tìm thấy trong các loại thực phẩm bổ sung, cá và lòng đỏ trứng. Bạn cũng đừng quên nhắc con thường xuyên vận động thân thể và tập thể dục (nhảy dây, chạy bộ, đi bộ…) để giúp xương chắc khoẻ. Thực ra, những bằng chứng khoa học mới đây cho thấy: tập thể dục có khả năng liên quan nhiều đến xương chắc khoẻ hơn là việc hấp thụ canxi.

Và trên tất cả, chính bạn hãy làm gương cho con bằng cách tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng như các chất giàu dinh dưỡng khác – có thể bạn cũng đang rất cần đến canxi đấy!