Lưu trữ cho từ khóa: cai xanh

Bài thuốc chữa bệnh từ cải xanh

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, cách chế biến đa dạng như ăn sống, muối dưa hay nấu canh với cá, thịt, tôm…

bai-thuoc-chua-benh-tu-cai-xanh

Cải canh vị cay, ôn có tác dụng tiêu đờm do lạnh rất tốt.

Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C…

Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch… Liều dùng: 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hòa đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Dưa cải muối chua và nước dưa cải: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ:

Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách dùng cải xanh làm thuốc

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày.

Trong Đông y, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhày… Lá có protid, lipid, glucid, celullose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, tro, vitamin B, C… Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch… Liều dùng hằng ngày 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

cach-dung-cai-xanh-lam-thuoc

Dưa cải xanh tái tạo vi khuẩn có ích trong đường ruột, là món ăn tốt cho người béo phì, đái tháo đường.

Cách dùng cải canh làm thuốc:

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hoà đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Dưa chua và nước dưa: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ:

Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Suckhoedoisong.vn

Cải xanh cuốn rau củ đơn giản mà dinh dưỡng

Món ăn đơn giản mà vẫn đủ dinh dưỡng, rất thích hợp cho người bận rộn.

Nguyên liệu:

Nấm đông cô: 100g
Cà rốt: 100g
Cải xanh: 2 cây
10 bông hẹ, 1 củ sắn, 100g bún tươi, một ít rau thơm, ½ thìa cà phê hạt nêm chay, ½ thìa súp hành boa-rô băm, dầu ăn
Tương chấm: 2 thìa súp tương ngọt, 2 thìa súp bơ đậu phộng, 1 thìa súp ớt băm, 1 thìa súp mè rang

cai-xanh-cuon-rau-cu-don-gian-ma-dinh-duong

Các bước thực hiện:

1. Nấm đông cô ngâm mềm, thái sợi. Cải xanh cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Bông hẹ trụng qua nước sôi. Củ sắn, cà rốt thái sợi.

Làm nóng dầu ăn, phi thơm hành boa-rô, cho nấm đông cô, củ sắn, cà rốt thái sợi vào xào chín tới, nêm hạt nêm chay, muối vừa ăn.

2. Trải lá cải ra đĩa, cho vào giữa lá một chút bún, 3 lá rau thơm, nấm đông cô, củ sắn, cà rốt xào, cuốn tròn lại, dùng dây bông hẹ cột quanh cho đẹp. Làm lần lượt đến hết nguyên liệu.

Nước chấm: Làm nóng dầu ăn, cho tương ngọt, bơ đậu phộng vào khoảng 2 phút, nêm hạt nêm chay vừa ăn. Sau cùng cho ớt băm và mè rang vào, tắt bếp.

3. Dọn cuốn diếp ra đĩa, chấm kèm tương đậu phộng pha.

Mách nhỏ:
Bơ đậu phộng giúp cho tương đặc sệt nên không cần thêm bột năng vào, nếu thích ngọt, khi làm nước chấm có thể thêm ít đường.

(Theo MNVN)

6 thực phẩm cung cấp canxi hàng đầu

 Bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của bạn để cung cấp lượng canxi mà cơ thể cần.

pho-mat

1. Cá mòi

Cá mòi là một trong những thực phẩm dồi dào canxi. Vì vậy hãy ăn cá mòi ít nhất 1 lần/tuần.

2. Pho-mát

Pho-mát được làm từ sữa giúp bổ sung canxi và cũng rất dễ hấp thụ.

3. Các loại rau xanh nhiều lá

Ngoài sữa thì các loại rau xanh nhiều lá cũng là một nguồn cung cấp canxi. Rau bina và bông cải xanh sẽ là lựa chọn hàng đầu để tối ưu hoá lượng canxi mà cơ thể cần.

4. Quả hạnh

Không chỉ giàu vitamin E, quả hạnh còn chứa khoảng 70-80mg canxi.

5. Đậu phụ

Bổ sung đậu phụ vào thực đơn hàng ngày của bạn để tăng cường lượng canxi cho cơ thể.

6. Yến mạch

Một bát yến mạch chứa khoảng 105mg canxi. Đây cũng được xem là thực phẩm tốt cho tim với hàm lượng chất xơ cao và dễ tiêu hoá.

(Theo ANTD)

Cải xanh có tác dụng tiêu đờm do lạnh

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, cách chế biến đa dạng như ăn sống, muối dưa hay nấu canh với cá, thịt, tôm…

troi-lanh
Cải canh vị cay, ôn có tác dụng tiêu đờm do lạnh rất tốt.

Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C… Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch… Liều dùng: 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hòa đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Dưa cải muối chua và nước dưa cải: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

(Theo SKDS)

Ba rọi xào cải xanh

Cải xanh có thể kết hợp được nhiều loại thực phẩm, từ các loại thịt như thịt bò, thịt lợn đến các loại hải sản như cua, tôm, mực… Bạn cũng có thể đa dạng trong khâu chế biến món ăn với cải xanh như nấu canh, nấu lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp... Và sau đây là sự kết hợp với món xào giữa ba rọi và cải xanh.

Nguyên liệu:

150g thịt ba rọi
400g cải xanh
1/2 thìa súp hành tím băm, 1 thìa cà phê hạt nêm
1/2 thìa súp nước mắm, 1/5 thìa cà phê tiêu, 1 thìa súp dầu ăn

Các bước thực hiện:

1. Thịt ba rọi rửa sạch, xắt lát vừa ăn, ướp nước mắm, hạt nêm, để 10 phút cho thấm

Cải bẹ xanh tách, rửa sạch từng bẹ, cắt khúc 7cm, cọng để riêng, lá để riêng

2. Xào thơm hành tím băm, cho thịt ba rọi vào xào săn sau đó cho cọng cải bẹ xanh vào xào khoảng 3 phút, tiếp theo cho lá cải vào xào vừa chín, nêm gia vị vừa ăn

Dọn ra đĩa, rắc tiêu vào, dùng nóng với cơm.

(Theo MNVN)

Mẹo để ‘triệt độc’ từng loại rau củ khác nhau

Loại rau nào cần phơi dưới ánh sáng mặt trời, loại củ nào cần rửa sạch ngâm nước muối, loại quả nào nhất định phải gọt vỏ...

1. Các loại rau có lá: Trước tiên rửa sạch sau đó ngâm

Như rau cải thìa, rau bina, cải bắp… thể tích lá to, trong quá trình sinh trưởng sẽ bị nhiễm lượng lớn thuốc trừ sâu.

Cách rửa: Dùng nước sạch rửa hết các cặn bẩn trên bề mặt lá, sau đó ngâm trong nước. Thời gian ngâm không cần quá dài, khoảng 10 phút là được. Trước khi rửa bạn cũng nên cắt đầu, tách lá ra để việc rửa sạch được triệt để.

2. Các loại rau củ có rễ: Sau khi rửa mới gọt vỏ

Như khoai tây, cà rốt vì thời gian dài sống dưới đất nên trước khi cắt gọt cần phải rửa sạch cặn đất bám quanh vỏ.

Cách rửa: Rửa sạch các loại củ này với nước, sau đó gọt vỏ và rửa sạch lại lần nữa rồi sử dụng.

3. Các loại quả - Có thể dùng chất tẩy rửa

Như dưa chuột, cà chua, ớt xanh,

Cách rửa: Với những loại củ quả này, bạn có thể dùng chất tẩy rửa hợp tiêu chuẩn vệ sinh, được cấp chứng nhận an toàn để rửa. Đồng thời, lấy tay kỳ nhẹ những vết lồi lõm trên bề mặt củ quả, sau đó dùng nước sạch rửa lại lần nữa. Nếu vẫn chưa thấy an tâm, bạn có thể dùng dao gọt sạch vỏ rồi sử dụng cũng được.

4. Các loại rau chứa nhiều axit oxalic - Dùng nước đun sôi rửa

Như cần tây, rau bina, súp lơ,

Cách rửa: Dùng nước đun sôi để n, một mặt thông qua nước đun sôi sẽ xử lý tiêu độc tốt hơn, mặt khác, nước đun sôi có thể loại trừ được acid oxalic trong rau, mà cơ thể người hấp thụ oxalate quá nhiều sẽ dẫn đến kết sỏi.

5. Rau quả không dễ phân hủy - Để một thời gian rồi hãy sử dụng

Như bí đao, bí ngô...

Cách rửa: Bạn có thể để tự nhiên một thời gian, vì rau quả để trong không khí quá 24 tiếng, một số loại thuốc trừ sâu có thể phân giải thành chất vô hại với sức khỏe con người. Đồng thời, dưới tác động của tia cực tím, cũng có tác dụng phân giải thuốc trừ sâu trong rau củ. Như vậy khi sử dụng sẽ an toàn hơn.

Còn có một số cách đặc biệt khác

1 Rửa nước nóng: Ớt xanh, súp lơ, cần tây… sau khi dùng nước đun sôi rửa rồi hãy nấu ăn, có thể tiệt trùng được lượng thuốc sâu.

2 Ngâm nước muối: Một số rau quả, như nấm, hẹ, sau khi rửa sạch bằng nước thường, rửa lại lần cuối với nước muối bằng cách ngâm một lúc rồi hãy nấu ăn.

3 Gọt vỏ ngoài: Các loại củ quả như cà rốt, khoai tây, mướp và hoa quả như dưa hấu… sau khi gọt vỏ, dùng nước sạch rửa rồi hãy ăn.

4 Phơi dưới ánh sáng mặt trời: Rau củ mới mua về phơi dưới ánh sáng mặt trời khoảng 10 phút, có thể phân hủy dư lượng thuốc sâu, khiến chúng ngừng hoạt động.

(Theo iOne)