Lưu trữ cho từ khóa: cai sữa

Sữa mẹ và các giai đoạn phát triển của trẻ

Bởi vì giai đoạn này sữa mẹ thay đổi với nhiều omega hơn giai đoạn trước. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.

6 tuần đầu tiên

Trong những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ được gọi là sữa non cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Sữa mẹ đầy đủ các chất kháng thể. Điều này là do hệ miễn dịch của bé còn kém phát triển. Em bé dễ bị tổn thương nhất trong 6 tuần đầu tiên của cuộc đời. Bởi vậy, sữa mẹ có nồng độ cao các chất kháng thể tại thời điểm này hơn bất cứ lúc nào.

Từ 6 tuần tuổi tới 4 tháng

Sữa mẹ có đầy đủ lượng kalo, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng năng động của bé. Bé bụ bẫm với nhiều khối cơ, sẵn sàng cho học lẫy, ngồi và bò sau này.

Từ 4 tháng tới 9 tháng

Lượng kalo và chất béo trong sữa mẹ giảm. Thay vào đó là tăng đáng kể các axit omega, cần cho sự phát triển của bộ não. Kết quả là bé có vẻ bị đói. Bởi thế nên thức ăn dặm (6 tháng) là không thể thiếu để tránh cho bé bị đói và thiếu năng lượng.

Giai đoạn 9 – 12 tháng

Lúc này, sữa mẹ trở nên nhiều kalo hơn, một lần nữa để phát triển cơ bắp, hỗ trợ bé trong những bước đi đầu tiên.

Từ 12 tháng trở đi

Sữa mẹ thay đổi với nhiều omega hơn giai đoạn trước. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.

(Theo Afamily)

Chiêu cai sữa cho con bằng tỏi

Sau 3 lần "lăn lên, lộn xuống" cai sữa cho con thất bại, mình phát hiện ra một mẹo nhỏ nhưng hiệu quả lớn.

Cai sữa cho con, có người chỉ đơn thuần sử dụng mẹo truyền miệng dân gian, có người tuân thủ một cách có quy tắc từng bước của cách cai sữa hiện đại. Mỗi người một bí quyết, điều quan trọng là công cuộc cai sữa không khiến bé bị sốc, thành công và đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Đã gần 2 năm từ khi Gab bắt đầu cai sữa nhưng mình vẫn nhớ như in "chiến dịch cắt cơn nghiện ti mẹ" của con. Mình phải mất đến gần nửa năm với 4 lần "lăn lên, lộn xuống" cái sữa cho Gab mới thành công.

Lần đầu "làm chuyện ấy" (cai sữa) nên mình ngơ ngơ, ngẩn ngẩn chẳng rõ nên làm gì. Thấy mẹ chồng bảo, quấn tóc rối và dùng bút màu sặc sỡ "hóa trang" thật nhem nhuốc quanh ti, mình "ngoan ngoãn" làm theo. Rồi mỗi lần Gab mon mèn đòi bú là 2 vợ chồng mình như "phường chèo", kêu gào "Đau lắm, đắng lắm!" ầm ĩ cả lên. Thậm chí, chồng mình còn quằn quại đạt đến mức "diễn mà như không diễn", nhưng vẫn không ăn thua. Vì, đến ngày thứ 2, Gab "bắt bài" và ăn vạ, giật mình thon thót, gào khóc suốt đêm đòi bú. Nghĩ xót con mình tặc lưỡi "Thôi hết lần này"... Thế là công cốc!

"Thua keo này, ta bày keo khác", nhân tiện một lần phải đi công tác, sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ anh chị em đồng nghiệp, mình lại quyết tâm cai sữa cho Gab. Bắt đầu là việc gửi Gab về bà nội 3 ngày "kiên quyết" không gặp. Đến ngày thứ 4, gặp lại mẹ, Gab khóc nức nở và đòi ti mẹ bằng được. Không cam lòng, mình lại cho con bú. Thấy thế chồng ngấm nguýt: "Thế là con lại thắng mẹ rồi".

Thấy hành trình cai sữa cho con của mình hơi gian nan, bác hàng xóm "rỉ tai", để thật căng sữa đến khi không chịu được nữa, sau đó, cho con bú kiệt thì sữa không về nữa. Bác cũng dặn là cách làm này rất đau. Và thêm một mẹo nhỏ nữa là luộc 1 quả trứng gà bóc sẵn cho vào bát đặt dưới gầm giường (nơi bé có thể tự lấy được), mẹ chỉ cho bé ra lấy rồi cho bé ăn, không nhất thiết phải ăn hết nhưng miễn là bé có ăn, như thế bé sẽ không đòi ti nữa.

Mình thì vốn dĩ sợ đau nên đương nhiên sẽ chọn "đường dễ đi". Một buổi tối, mình "yểm bùa" quả trứng theo đúng hướng dẫn và Gab cũng bị dụ dỗ bò vào lấy ăn. Cắn 2 miếng, cu cậu nhằn nhằn, nhổ phì phì rồi cười toe toét (điệu cười nịnh bú) và mẹ méo xẹo cười đáp lại. Kế sách thứ 3, "tan thành mây khói".

Nghĩ đến cai sữa mình thấy oải. Nhưng không cai thì cũng không được. Tình cờ một lần lướt web, mình đọc được một bài viết nói rằng, muốn cai sữa cho con thì ăn thật nhiều các gia vị như: tỏi, hạt tiêu... sẽ khiến sữa có mùi hôi làm bé cảm thấy khó chịu, bỏ dần thói quen bú mẹ.

Một ý tưởng lóe lên trong đầu mình. Nhớ lại một lần, mình ăn bún chả với quá nhiều tỏi, khi về cho Gab bú, Gab có vẻ hờ hững và chê ti mẹ. Nhưng vì thời điểm đấy cu cậu còn bé xíu xiu nên mình chưa nghĩ gì đến chuyện cai sữa. Mình hí hửng, gần 1 tuần liền, ngày nào cũng "xơi" tỏi đến độ người ám đầy mùi... (nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn ghê). Ngày đầu tiên, cu cậu còn bứt rứt khó chịu. Đêm giật mình tỉnh giấc cứ lần sờ ti mẹ, miệng nhóp nhép mà nhìn thương lắm! Nhưng, mấy ngày sau thì chàng ta bắt đầu thờ ơ (chắc nhét ti vào miệng con, con cũng nhè ra). Sau 4 đêm, Gab thôi quấy khóc, không đòi ti mẹ, "chiến dịch cai sữa dài kỳ" kết thúc bằng một giấc ngủ trọn vẹn cho cả nhà!

(Theo AF)

Trẻ 20 tháng ăn thế nào là tốt nhất?

Sự phát triển trí não của trẻ không chỉ do chế độ ăn quyết định mà phụ thuộc cả vào cách chúng ta cho trẻ sinh hoạt vui chơi.

Con tôi 20 tháng tổi, tôi muốn hỏi, tôi nên cho cháu ăn chế độ dinh dưỡng thế nào để cháu có thể phát triển tốt về trí não?

Trả lời


Để phát triển tốt, trẻ 20 tháng tuổi vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ ngày ít nhất 3-4 lần và ăn 3-4 lần bữa cháo. Nếu cháu đã cai sữa mẹ thì vấn phải tiếp tục ăn sữa bột công thức ngày 2-3 lần với tổng lượng sữa từ 400-500ml/ngày.

Trẻ cần chế độ ăn như trên bởi bên cạnh các bữa cháo có tác dụng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, sữa sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt. Mặt khác, sữa vẫn là nguồn chính cung cấp canxi cho sự phát triển xương rất mạnh của trẻ (nguồn tôm cua cá do trẻ chưa ăn được vỏ và xương nên lượng canxi thu được cũng hạn chế không như sữa).

Các bữa cháo của trẻ 20 tháng tuổi vẫn phải có đủ thành phần như đã kể trên cùng với thành phần cân đối.

Các bà mẹ cần lưu ý, không chỉ chế độ ăn quyết định mà cả cách chúng ta vui chơi và sinh hoạt với trẻ cũng giúp kích thích trí thông minh cho trẻ.

Theo BS. Phan Bích Nga (Viện Dinh Dưỡng QG)

Meo.vn (Theo Dep)

Những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho con

Khi nào có thể cai sữa cho con, cai sữa như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con... là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ trẻ.

Việc cai sữa nên tiến hành từ từ bằng cách thay dần các bữa bú bằng bột, cháo (phải có thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi để đủ dinh dưỡng). Cần chế biến sao cho hợp khẩu vị, thường xuyên thay đổi món để trẻ ăn được hết suất.

Trước hết, phải khẳng định rằng với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất. Không cần cho trẻ ăn gì thêm trong thời gian này.
Sau giai đoạn đó, trẻ tăng trưởng rất nhanh. So với lúc mới đẻ, trẻ 5-6 tháng tuổi đã nặng gấp đôi, trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp ba. Sau đó, cứ mỗi tuổi, cân nặng của trẻ lại tăng 1,5 kg. Nhu cầu dinh dưỡng tăng nhanh trong khi nguồn sữa mẹ có chiều hướng giảm cả về lượng và chất.

Do vậy, từ tháng thứ 5, ngoài việc tiếp tục cho trẻ bú để tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung rồi dần dần cho cai sữa.


Không được cai trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm rất dễ gây tiêu chảy. Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Ở tuổi cai sữa, trẻ đã mọc răng nhưng cơ nhai còn yếu. Vì vậy, các món ăn phải mềm, dễ tiêu (như bột, cháo, cơm nát), và chỉ nên cho trẻ ăn ít một, 4-5 bữa/ngày. Không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều, dễ gây ức chế bài xuất các men tiêu hóa.

Tránh cai sữa đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn. Không nên cai sữa vào mùa hè hoặc khi trẻ ốm vì đây là lúc trẻ hay bị biếng ăn, khó thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì càng bất lợi vì hệ tiêu hóa của trẻ vốn non yếu nay lại bị bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút, bệnh tiêu chảy dễ nặng thêm, trẻ càng biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Theo BS. Nguyễn Thu Hà

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bé 10 tháng tuổi chết vì bị mẹ ép ăn

Một phụ nữ Anh đang phải đối mặt với nhà tù sau khi bị kết tội bức tử cô con gái 10 tháng tuổi hồi tháng 3 năm ngoái.

Gloria Dwomoh, 31 tuổi, một y tá tại bệnh viện St Thomas, London, người bị ám ảnh bởi cân nặng của trẻ, sau khi cai sữa đã liên tục cố gắng đổ thức ăn lỏng vào miệng con để “vỗ béo”. Bé gái tên Diamond đã chết sau khi được đưa đến một bệnh viện gần nhà ở Waltham Forest, phía đông London.

 

Gloria và hai đứa con lớn của mình. Trong tấm hình nhỏ là cô bé Diamond bị chết vì bị ép ăn.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cô bé chết vì viêm phổi gây ra do thức ăn gồm thịt gà và ngũ cốc tràn vào phổi. Bà mẹ người gốc Ghana này đã đổ thức ăn lỏng vào một chiếc bình và nhét vào miệng con, ép con ăn và kết quả là thức ăn đã đi sai đường, không xuống dạ dày mà tràn vào phổi khiến nó bị ho và nghẹt thở. Các bác sĩ vô cùng sợ hãi khi khám nghiệm phổi của bé gái và cho biết họ chưa bao giờ nhìn thấy trong phổi người một lượng thức ăn nhiều đến như thế.

Bà mẹ Dwomoh đã khóc khi nói với tòa án rằng cô chỉ cố gắng để "cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng hơn là sữa” và "không làm bất cứ điều gì để tổn thương con mình".

Dwomoh từ Ghana tới sinh sống ở Anh năm 2000. Ngay sau khi vụ việc bị phát hiện, cô đã bị đình chỉ công việc điều dưỡng tại bệnh viện. Tại tòa, cô cho biết ở Ghana, tất cả các bà mẹ đều ép trẻ ăn và cô cũng như các anh chị em của mình đều lớn lên với kiểu cho ăn như thế của mẹ cô.

Dwomoh bị buộc tội gây ra cái chết của con mình và có thể phải ngồi tù tối đa 14 năm. Bà mẹ này sẽ bị kết án vào tháng tới.

Meo.vn (Theo DailyChilli)

Mẹo hay chữa đái dầm cho bé

Nếu em bé nhà bạn mắc chứng đái dầm, có thể chữa cho bé bằng một số cách dưới đây.

Chuẩn bị 50 gr đậu đen, 100 gr thịt chó. Thái nhỏ thịt, thêm nước rồi đem nấu. Khi nào thấy thịt nhừ thì thêm muối, tỏi, hành, gừng. Cứ cách một ngày ăn một lần, dùng liên tục 5 - 7 lần.

Lấy trứng gà, đập một lỗ nhỏ ở đầu to, cho vào 5 hạt tiêu trắng, đem hấp chín. Trẻ lên 5 tuổi mỗi ngày ăn hai quả vào lúc tối. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi tối ăn một quả; ăn liền 5 - 7 ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ vừa mới cai sữa chuyển sang ăn cơm, nếu mớm cho một ít nước trong ống tre, ống trúc thì có thể tránh được chứng đái dầm.

Theo BDV

Meo.vn

Vài gợi ý giúp mẹ cai bé ‘sờ ti’

Bé 'nghiện sờ ti' mẹ, đêm cứ lần lần mò mò khiến mẹ nhột chẳng thể ngủ được. Bỏ tay bé ra thì bé khóc nấc. Thật là nan giải!

Chị Lan kể: Cu Ti nhà chị đã cai sữa được 6 tháng nhưng còn chuyện 'sờ ti' mẹ thì khó quá. Đêm nào cũng 2 tay mân mê ti mẹ, gần như suốt đêm. Mẹ cứ bỏ tay ra là bé biết ngay, khóc ầm lên.

Vụ 'sờ ti' của bé Xíu chắc lại chẳng giống ai. Mẹ cai sữa, cai 'sờ ti' cho con xong, Xíu lại đâm ra nghiện ti của mọi người. Cứ thấy bố hay ông nội mặc áo ba lỗ, hở ti ra là con xông tới túm luôn, cười khanh khách. Ấy là chưa kể, nhà có khách hoặc cô nào đến chơi, trông mặt Xíu rất long lanh, rồi lao tới chộp.

Bố mẹ không biết bao lần xấu hổ. Dọa nạt, mắng mỏ, dụ dỗ con đủ kiểu mà con không chịu.

Bây giờ đi ngủ là cứ phải nằm cạnh và 'sờ ti' bố thì mới chịu ngủ. Mới đầu, bố mẹ nghĩ cũng bình thường. Nhưng lâu ngày, con càng ngày càng hay sờ, đang đêm ngủ dậy cũng phải tìm ti bố. Cả đêm nằm ngủ, con cứ sờ, làm bố ngủ chẳng được yên.

Bé Liên 5 tuổi rồi vẫn 'sờ ti' mẹ. Dạo này đi học mẫu giáo lại còn tranh thủ 'sờ ti' cô giáo. Mẹ đã tét vào tay rồi mà vẫn không chừa. Cô giáo bảo nếu sờ, cô sẽ mách với các bạn lêu lêu mà bé cũng không sợ tí nào. Mẹ Liên kêu: “Đêm cứ lần lần mò mò mẹ chẳng ngủ được tí nào”.

Vài gợi ý giúp mẹ cai bé 'sờ ti', Làm mẹ, cai be so ti, be thich so ti, be so ti me, so ti, con so ti, lam me, nuoi con

Để bé không hình thành thói quen sờ ti, khi cho bé bú, mẹ nên giữ tay không cho bé chạm vào phần ti hoặc bầu ngực. (Ảnh minh họa).

Vài gợi ý cho bố mẹ

Bé nghiện 'sờ ti' mẹ hay ti người khác, lỗi là do người lớn đấy. Các mẹ phải kiên quyết ngay từ khi bé còn nhỏ, không nên tạo cho bé thói quen vừa bú vừa sờ sau này nghiện rồi sẽ rất khó cai.

Từ hồi nhỏ, khi cho con bú, mẹ nên giữ tay con, không cho con chạm vào phần ti hoặc bầu ngực, con sẽ không táy máy. Người lớn trong nhà cũng không nên dụ trẻ con theo kiểu: “Đừng 'sờ ti' mẹ, ra 'sờ ti' bố đây này”, các bé sẽ làm thật. Cứ ti là nghiện mà.

Thông thường, mẹ xem con sợ điều gì, thì mẹ sẽ bảo ti mẹ như thế. Ví dụ, bé sợ mỗi lần đi tiêm phòng, mẹ có thể lấy bông dính vào đầu ti vào bảo: “Ti mẹ bị bác sỹ tiêm đau lắm không sờ được”.

Giống như bé Sún, một lần phát hiện mẹ bị đứt tay, dán băng Urgo, sợ lắm. Tối đi ngủ mẹ cũng dán 2 miếng Urgo vào đúng 2 chỗ bé hay sờ. Thế là tối tự nhiên bé sợ luôn không dám sờ nữa, toàn chỉ vào ti và bảo: “Mẹ đau”.

Bé nào quen 'sờ ti' mẹ có thể dán kín đầu ti. Có thể bé không sờ thấy đầu ti, sẽ không 'sờ ti' nữa.

Các mẹ cũng phải kiên trì nhé, có khi phải dán Urgo hay bông vào ti đến tận mấy tháng liền, có khi bé mới hết nghiện.

Khi đi ngủ, bé cứ tay đặt lên ngực mẹ, mẹ hãy nhấc tay bé ra và nói: "Con lớn rồi, không nên 'sờ ti' mẹ nữa, thế là xấu lắm". Lần tiếp theo bé lại sờ, mẹ lại nhấc tay bé bỏ xuống. Dần dà, bé cũng sẽ bớt đi và không sờ nữa. Các mẹ phải cương quyết và dứt khoát trước hành động 'sờ ti' của bé nhé.

Mẹ Cốm lại chia sẻ một cách khác: “Khi bé 'sờ ti' ai, người đó sờ lại ti bé làm cho bé buồn, bé sẽ hất tay người lớn ra. Lúc đó hãy giải thích với bé: sao mẹ 'sờ ti' con, con không cho. Con 'sờ ti'mẹ, cũng buồn thế đấy. Nếu con không thích bị buồn, mà lại cứ thích làm mẹ buồn thế”. Mẹ Cốm làm vậy mấy lần, Cốm chừa 'sờ ti' mẹ luôn.

Vấn đề bé nghiện 'sờ ti' cũng khá nan giải các mẹ nhỉ. Nhiều mẹ bảo cai 'sờ ti' còn khó hơn cai sữa nhiều. Các mẹ thấy thương con nhưng phải kiên quyết nhé! Chứ các bé đang quen, ở chỗ đông người cứ 'sờ ti' mẹ hoặc người lớn, xấu lắm.

Meo.vn (Theo Bầu)

Nàng 30 khuyên nhau giữ mình

Các nàng 30 thế hệ cũ khuyên nhau giữ chồng còn các nàng 30 thế hệ mới khuyên nhau giữ mình. Vì một nàng 30 thành đạt có tới 18 lý do dài dằng dặc cho một lần say nắng…

1. Khi nàng có cơ hội

Những nghiên cứu cho thấy cứ 100 cơ hội say nắng xuất hiện thì chị em sẽ không chống đỡ nổi 40 cơ hội. Tỷ lệ 4/10 - đừng để bạn rơi vào thiểu số.

2. Khi nàng đi làm

Công sở - nơi tập trung không ít đấng mày râu giỏi giang khiến phụ nữ dễ bị cuốn vào cuộc phiêu du hơn chị em ở nhà nội trợ.

3. Cha mẹ nàng từng phóng khoáng

Thừa hưởng phong cách sống phóng khoáng từ gia đình, nàng cũng dễ cho phép mình say nắng hơn.

4. Nàng thường chủ động về sex

Theo các nhà xã hội học, sự nồng nàn của những phụ nữ thường khởi xướng chuyện chăn gối với chồng cũng khiến nàng dễ say nắng.

5. Nàng cảm thông với chuyện bồ bịch

Những phụ nữ hay biện minh cho sự không chung tình ở bạn bè cũng sẽ dễ dàng ngoại tình khi rơi vào hoàn cảnh tương tự. Dễ tha thứ cho người khác, nàng cũng dễ hoà hoãn với mình.

6. Bạn bè nàng có nhân tình

Một yếu tố rất đáng kể khiến phụ nữ ngoại tình chính là những cô bạn gái thích lãng mạn ngoài hôn nhân.

7. Nàng sống ở thành phố lớn

Ở một làng quê hay thị trấn bé nhỏ, nàng bị trói chặt hơn trong các mối quan hệ, Còn sự vô danh trong thành phố rộng lớn khiến nàng dám thả mình vào phiêu du hơn.

8. Nàng là sếp ở nhà

Dám tự quyết mọi chuyện không lệ thuộc vào chồng, sự tự tin ấy sẽ cũng sẽ giúp nàng dám liều mình cho những mối quan hệ nguy hiểm.

9. Vì nàng không yêu chồng

Những cô vợ yêu chồng hết lòng thường coi trọng cuộc hôn nhân của mình, luôn có ý thức bảo vệ nó. Những nàng lấy chồng vì toan tính chứ không phải vì tình yêu cũng rất dễ trở thành kẻ hai lòng

10. Nàng còn trẻ và nhiều khao khát

Các cô vợ trẻ thường có các mối quan hệ đa hệ hơn những bà vợ lớn tuổi. Bởi nàng rất khao khát làm mới mình sau một “mốc son” nào đó (sau khi sinh nở, lúc đã cai sữa hay khi nhóc tì bắt đầu đi mẫu giáo...) mà anh chồng thì cứ bình chân như vại.

Nàng 30 khuyên nhau giữ mình

Những cơn say nắng dễ rơi vào mà khó dứt ra, để lại nhiều hệ luỵ trong đời... (Ảnh minh hoạ)

11. Nàng sắp sang tuổi 40

Nguyên nhân có thể là do cuộc hôn nhân mà nàng vội vàng bước vào khi còn “trẻ người non dạ” giờ đã khiến nàng chán ngấy.

12. Nàng có một cuộc sống tình dục hồng rực trước khi lên xe hoa

Thời con gái nàng càng nhiều trải nghiệm, khả năng sau này nàng say nắng càng lớn.

13. Nàng hơn chồng một cái đầu

Phụ nữ có học vấn cao hơn chồng thường dễ say nắng với những người đàn ông học thức cao hơn mình.

14. Nàng đang ở giai đoạn khủng hoảng

Có giai đoạn các nàng vợ bỗng dưng thấy chán tất cả. Họ thèm một cái gì đó mới mẻ, thèm một chút đổi thay để cuộc sống bớt đơn điệu. Nàng này quyết định đổi kiểu tóc, nàng kia thay style ăn mặc, còn một số nàng khác thì bắt đầu hò hẹn. Nếu các anh chồng không nhận biết được thời điểm nhạy cảm này để kéo người vợ về với mình thì khả năng các nàng rơi vào một cuộc phiêu du tình ái là rất lớn.

15. Vì xa mặt mà cách lòng

Chồng đi công tác liên miên, mải mê làm ăn, hay trực đêm trực hôm suốt thì vợ cũng dễ cảm thấy cô đơn và say nắng. Khả năng ngoại tình ở những cô vợ phải đi nghỉ mát một mình cao hơn 20% so với những cô có chồng tháp tùng.

16. Gần gụi ít ỏi

Tần số yêu của hai vợ chồng càng thấp thì khả năng ngoại tình xảy ra càng cao.

17. Không hạnh phúc

Có cái nhìn tiêu cực về cuộc hôn nhân của mình cũng là một yếu tố quan trọng khiến phụ nữ ngoại tình. Để bù đắp, nàng say nắng.

18. Tình bạn khác giới thắm thiết

Theo khảo sát của tạp chí Women, 82% phụ nữ say nắng với nam đồng nghiệp lúc đầu chỉ coi là bạn tốt. Vâng, chính vì có điểm khởi đầu tốt đẹp mà người ta càng dễ cuốn vào một mối quan hệ sâu nặng hơn.

Kết

Những cơn say nắng dễ rơi vào mà khó dứt ra, để lại nhiều hệ luỵ trong đời. Nên những cô nàng 30 tự nhủ, nếu còn yêu thương thì phải gắng sức giữ mình, vì giữ mình có khi còn khó hơn giữ chồng.

Meo.vn (Theo 24h)

Không thức ăn nào cho trẻ thay thế được sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn vắc-xin và năng lượng quý giá, tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ tránh được nhiều loại bệnh, tăng chỉ số thông minh, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, béo phì… Ngành y tế khẳng định “không có thức ăn nào có thể thay thế hoàn toàn được sữa mẹ”.

Những chiêu quảng cáo “thái quá” của nhiều loại thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến không ít bà mẹ tin rằng sữa ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa mẹ. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa và nhịp sống công nghiệp cùng với suy nghĩ “giữ eo” để làm đẹp của nhiều phụ nữ khiến tỷ lệ trẻ em không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời đang có xu hướng tăng lên. Tình trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của giống nòi.

Tại buổi phát động “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8) TS Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: “Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh chỉ có sữa mẹ mới đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ…”.

Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (ảnh minh họa internet)

Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (ảnh minh họa internet)

TS Trường Giang khẳng định: “Sữa bò dành cho con của bò”, sữa bò hay các loại sữa khác đều không thể thay thế được sữa mẹ vì trong cấu tạo của sữa đã phù hợp với đối tượng mà nó phải nuôi dưỡng.

Trong sữa mẹ, nguồn sữa non lúc mới sinh là vắc-xin và năng lượng quý giá đối với trẻ nó giúp các bé tránh nhiễm trùng do hít phải nước ối, dịch âm đạo khi “vượt cạn” đồng thời chống được đói rét. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm 30 phút hoặc 1 giờ đầu sau sinh. Bên cạnh đó, cho trẻ bú sớm sẽ kích thích tuyến vú sản xuất sữa đồng thời giúp tử cung của người mẹ co sớm, hạn chế mất máu sau đẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đảm bảo chi sự phát triển toàn diện của bé mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn nhờ tiết kiệm được khoản chi phí để mua sữa ngoài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia hiện số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu chỉ đạt 19,4% chủ yếu tập trung ở nông thôn và khu vực vùng sâu vùng xa.

Nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình trạng trên là do nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ chưa cao, luật lao động hiện hành chỉ cho phép phụ nữ nghỉ hậu sản trong vòng 4 tháng đã không cho phép các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa của mình trong vòng 6 tháng đầu…

Ngành y tế khuyến nghị cần xây dựng chính sách nghỉ hậu sản 6 tháng để tạo điều kiện cho các bà mẹ chăm sóc con mình tốt hơn, đồng thời khuyến cáo chị em phụ nữ không nên cai sữa trước 12 tháng mà nên cho con bú từ 18 đến 24 tháng.

Vân Sơn

Nên cho trẻ ăn gì sau cai sữa?

Cai sữa là một bước chuyển lớn đối với trẻ, sau khi cai sữa bạn cần đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng hoàn hảo để tránh nguy cơ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, khâu lựa chọn thực phẩm cũng như chế biến chúng là rất quan trọng. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp tăng cường thể lực mà còn bảo vệ bé tránh được những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, răng miệng cũng như tạo cho bé thói quen tốt khi ăn.

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây luôn được coi như những loại thực phẩm chức năng rất tốt cho sức khỏe con người do có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Và đối với bé mới tập ăn cũng không phải là ngoại lệ.

Nhiều bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm quan niệm sau khi cai sữa chỉ nên cho trẻ ăn bột quấy lẫn với sữa, bởi như thế mới an toàn và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen biết ăn các loại rau củ quả.

Cách tốt nhất trong chế biến rau xanh và trái cây là bạn nên ninh hoặc hầm thật nhừ chúng, nếu cần thiết sau khi ninh nhừ có thể đem xay nhuyễn để khi ăn bé không bị hóc và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, nên biết cách đa dạng những loại rau củ quả để tạo hứng thú cho bé khi ăn. Không rập khuôn chỉ ăn một loại sẽ làm bé chóng chán.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau xanh và củ quả mềm rất thích hợp với trẻ như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí xanh, rau bina.

Lúa mì và gluten

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe, bạn chỉ nên cho bé ăn những loại thực phẩm có chứa gluten sau từ sáu tháng tuổi trở nên. Gluten rất dễ tiêu hóa, có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, kê, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen.

Các loại thực phẩm chế biến từ sữa cũng rất cần thiết và phù hợp đối với những trẻ mới cai sữa. Ngoài các loại thực phẩm đã nêu trên, bạn nên cho trẻ ăn thêm pho mát, sữa chua, sữa bột.

Tuy nhiên, lưu ý với bạn không nên cho trẻ uống sữa bò hay sữa dê khi trẻ chưa đầy 1 tuổi vì sẽ gây những bất lợi về mặt sức khỏe cho bé.

Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi sử dụng trứng để chế biến món ăn cho bé, bạn cần tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như thế trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.

Ngoài rau xanh, trứng, các loại củ quả và sản phẩm chế biến từ bơ sữa, bạn cũng nên cho bé ăn thêm thịt để tăng cường chất đạm. Tuy nhiên, khi cho bé ăn thịt bạn nên chọn loại thịt nạc.

Ngoài việc có chứa nhiều protein, trong cá còn chứa một loại omega-3 axit béo rất có lợi cho sức khỏe con người và tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm đầu đời.

Nhưng cũng xin nói thêm khi cho trẻ ăn cá, bạn cần thận trọng để tránh hóc xương và chỉ nên cho bé ăn những loại cá không có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, tránh những loại cá như cá kiếm, cá mập hay cá maclin. Khi nấu cá cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ bị ngộ độc.

Khi bắt đầu cai sữa, sẽ rất quan trọng để bạn khống chế việc thu nạp hàm lượng muối trong chế độ ăn uống của trẻ. Mỗi ngày bạn chỉ nên giới hạn cho bé nạp nhiều nhất 1g muối, bởi dư thừa lượng muối trong cơ thể ngay từ khi còn nhỏ sẽ gây nên căn bệnh thận nguy hiểm về sau. Những loại thực phẩm nhiều muối, bạn cần hạn chế đối với trẻ là thịt lợn muối, xúc xích, bơ.

Đối với bé mới cai sữa, bạn cần hạn chế cho bé ăn thêm đường, bởi đường có thể là tác nhân gây sâu răng và tăng cân ngoài ý muốn đối với bé. Để thay thế việc cho bé thu nạp đường, bạn nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả có đường như chuối hay đu đủ nghiền nhuyễn.

Một số bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ăn mật ong thay vì ăn đường. Tuy nhiên, bạn  nên hạn chế bởi mật ong cũng chính là một dạng của đường. Nếu cho trẻ ăn mật ong quá sớm sẽ tạo nên những loại vi khuẩn gây hại cho hệ thống tiêu hóa còn non yếu. Chính vì thế, bạn chỉ nên cho bé ăn mật ong kể từ 1 tuổi trở lên với số lượng có hạn.

Nếu bạn cho trẻ uống nước quả, hãy chọn loại nước quả nguyên chất thay vì nước quả pha thêm đường hay các loại nước quả cocktail. Về lượng calorie thì chúng tương đương nhau, nhưng lượng vitamin và khoáng chất ở nước hoa quả nguyên chất chắc chắn cao hơn các loại nước còn lại.

Đối với trẻ sơ sinh từ sáu tháng tuổi trở xuống, hoàn toàn không nên uống nước quả. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa khuyên có thể cho uống 50-100g nước quả nếu trẻ bú bình và bị táo bón.

Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi có thể cho uống trên 100g nước quả mỗi ngày. Tuy nhiên, không cho trẻ bú nước quả bằng bình bởi có thể gây sâu răng.

Theo Tuổi Trẻ