Lưu trữ cho từ khóa: cách phòng ngừa

30% số ca ung thư phát hiện sớm sẽ chữa khỏi

GS.TS Nguyễn Sào Trung, Trưởng Khoa Y ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định, nếu phát hiện sớm có đến khoảng 1/3 số ca mắc ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Phát hiện sớm, có nhiều hy vọng chữa trị thành công

Theo GS Trung, ung thư hiện đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau tử vong do bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc mới và có đến gần 100.000 người chết. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 30% ca mắc ung thư sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách.

Thực tế cho thấy, có đến 60% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường chỉ được phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ và bắt đầu điều trị khi bệnh đã phát triển nặng. Vì thế, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam rất thấp, chỉ vào khoảng 1/3 số ca mắc bệnh được điều trị.

Trong khi đó, tại các nước trên thế giới với chính sách tầm soát đều đặn, hay việc khám sức khỏe định kỳ đã giúp phát hiện, điều trị sớm các trường hợp ung thư và có đến trên 1/2 bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi.


Ảnh minh họa.

 

Tác nhân hóa học, nhóm chất sinh ung thư lớn nhất

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người chết vì ung thư là do người dân chưa hiểu đúng và thiếu nhiều thông tin về bệnh ung thư nên còn lơ là, thiếu ý thức với những nguyên nhân gây bệnh. Đây lại là những nguyên nhân con người thường phải tiếp xúc hay dùng hàng ngày..

Các chất hóa học là nhóm chất sinh ung thư lớn nhất như các hóa chất có trong thuốc lá, hắc ín, khói nhựa đường, bồ hóng sẽ dẫn đến ung thư phổi, da.

Với các amin thơm dùng trong công nghiệp hóa chất, cao su thì gây ung thư bàng quang….Trong thực phẩm, khi ăn những phần thịt mỡ bị cháy, uống bia, rượu, ăn trầu… cũng dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, cũng có 1 số ca ung thư là do di truyền như u nguyên bào võng mạc mắt, bệnh đa pôlip ở ruột, u Wilms ở thận, riêng ung thư vú thì có đến 10% ảnh hưởng từ di truyền.

Cách phòng ngừa ung thư hiệu quả

Theo khảo sát của Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia, có tới 67,5% số người được hỏi cho rằng ung thư không chữa được, 35,8% cho rằng người bệnh bị ung thư mà mổ sẽ càng mau chết hơn. Nhiều người còn giấu bệnh, tự chữa trị bằng những phương pháp dân gian, thiếu tính khoa học, thậm chí mang nặng sự mê tín dị đoan dẫn đến tiền mất mà mạng cũng chẳng giữ được.

GS.Trung cho biết, nếu con người không tự đầu độc mình từ những điếu thuốc lá, bia rượu thường xuyên, hay ăn trấu, tắm nắng lâu, bơm chích Silicon, tạo những cơn stress trong cuộc sống…. thay vào đó, áp dụng lối sống lạc quan, có những suy nghĩ, hành động tích cực, ăn uống cân bằng các dưỡng chất, nhiều rau quả, cùng thường xuyên rèn luyện thân thể… là những cách phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Meo.vn (Theo Pháp luật Việt Nam)

Trẻ nhịn đi tiểu: nguy cơ và cách phòng ngừa

Hiện nay có nhiều trường hợp trẻ không thích đi vệ sinh ở trường, hoặc vì nhà vệ sinh quá bẩn, hoặc vì tối, hoặc cũng có những trường hợp trẻ không dám xin phép cô giáo đi ra ngoài, hoặc ham chơi… và do vậy khiến trẻ chỉ đi vệ sinh ở nhà.

Đây là hành vi ngược với quá trình sinh lý của cơ thể. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dễ sinh ra các bệnh như nhiễm trùng tiểu, nếu không được điều trị triệt để lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thận của trẻ.

Hãy hướng dẫn trẻ đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu

Nguyên nhân và hậu quả

Theo BS Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận – BV Nhi Đồng 1 TPHCM, thông thường, vào mùa hè tỉ lệ trẻ đến khám bệnh liên quan đến nhịn đi tiểu gia tăng. Vì đây là thời điểm hầu hết các bé được ở nhà và phụ huynh có dịp để ý đến con mình nên phát hiện ra tình trạng nhịn đi tiểu ở trẻ. Không ít trẻ quen với môi trường ở lớp nên khi ở nhà cũng giữ thói quen này.

Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhịn đi tiểu. Nếu để nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu (viêm thận nhiễm trùng), dẫn đến tạo sẹo trên thận. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương nhu mô thận, khi đó sẽ để lại di chứng nặng nề về sau như cao huyết áp, suy thận mạn.

Dấu hiệu nhận biết bé nhịn tiểu

Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết và có ý thức về việc đi tiểu của mình. Bé sẽ có những cử chỉ hoặc hành động ra dấu cho mọi người xung quanh biết. Nếu không tính thời gian ngủ, sau 2-3 giờ bé sẽ đi tiểu 1 lần và khoảng từ 5- 6 lần/ngày.

Trẻ được xem là nhịn đi tiểu khi số lần đi tiểu trong ngày của trẻ giảm rõ, hoặc bé vặn vẹo người, hai chân như đang cố ý giữ cho nước tiểu đừng thoát ra ngoài.

Tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng hay thoát nước tiểu do nhịn tiểu không nổi và bé phải gấp rút chạy vào nhà vệ sinh cũng là dấu hiệu của việc nhịn tiểu. Lúc này màu sắc nước tiểu đậm, đục, vàng hay đỏ và độ khai cao hơn nước tiểu bình thường (ở trẻ từ 3- 15 tuổi, lượng nước tiểu trung bình từ 0,5 -1 lít/ngày, nước tiểu có màu vàng trong).

Cách phòng ngừa

- Các bậc cha mẹ cố gắng tập cho trẻ có thói quen đi tiểu từ 2-3 giờ/ lần trong ngày.

- Không nên đợi đến lúc trẻ có triệu chứng khát mới cho uống nước. Theo khoa học, khi trẻ khát cũng là lúc cơ thể trẻ mất đến 30% nước, nếu trẻ khát thường xuyên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiễm trùng tiểu hay rối loạn đường tiểu…

- Cần để ý đến lượng nước hằng ngày mà bé uống. Bình thường, trẻ sẽ uống từ 100-120ml/kg (trọng lượng cơ thể) /ngày. Tuy nhiên, cũng tùy theo thời tiết nắng nóng, một số trẻ hiếu động, ra mồ hôi nhiều thì cần bổ sung nước nhiều hơn.

- Phụ huynh có con trong lứa tuổi mẫu giáo nên thường xuyên nhắc trẻ đi tiểu vì có không ít bé mê chơi quên cả đi tiểu hoặc nhịn đi tiểu vì sợ.

- Hướng dẫn các bé gái vệ sinh vùng bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh để tránh bị viêm.

- Đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu mỗi năm 1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị.

- Nên xem việc bổ sung nước và nhắc nhở trẻ đi tiểu quan trọng như nhu cầu ăn uống của trẻ.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Bệnh nấm tóc ở trẻ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh nấm tóc chủ yếu do hai loại vi nấm sợi tơ là Microsporum và Trychophyton gây ra. Nấm có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt từ 5-6 tuổi đến 14-15 tuổi. Tùy theo tác nhân mà biểu hiện bệnh khác nhau. Bệnh chủ yếu lây do sự tiếp xúc trực tiếp như dùng chung lược, mũ, khăn quàng.


Khi trẻ hay bị ngứa đầu, có thể là đã bị bệnh nấm tóc

Nấm tóc do Microsporum

Biểu hiện: Da đầu xuất hiện những mảng rụng tóc kích thước 2-6 cm có dạng hình bầu dục.

Những mảng rụng tóc này có thể hợp lại với nhau tạo ra một mảng lớn hình đa cung. Da đầu vùng sang thương phủ vẩy trắng xám còn tóc thì bị gãy cách da đầu 3-4 mm, dễ nhổ, chân tóc có bào tử nấm trắng như bột bao quanh trông giống như mang bít tất. Loại nấm tóc này ít khi có nấm vùng da trơn đi kèm và sang thương phát huỳnh quang màu xanh lá cây dưới ánh sáng đèn Wood.

Nấm tóc do Trychophyton

Biểu hiện: Da đầu có những mảng rụng tóc có kích thước nhỏ vài milimet, giới hạn không rõ, số lượng nhiều thường trên 6 mảng. Tóc bệnh xen lẫn với tóc lành, tóc bệnh gãy ngắn còn 1-2 mm, đôi khi bị xén cụt chỉ còn một điểm đen. Tóc bị biến dạng cong hình chữ S, Z. Sang thương không phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood và thường có nấm vùng da trơn đi kèm như nấm bẹn, mông hay có thể kèm cả nấm móng tay chân.

Thuốc điều trị nấm tóc ở trẻ

Cũng theo bác sĩ, khi trẻ có những biểu hiện của một trong hai loại nấm tóc trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện bởi việc chẩn đoán và điều trị nấm tóc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê những thuốc trị nấm tại chỗ như: BSI, kem Miconazol,… hay kèm thêm thuốc trị nấm đường uống như Griseofulvin, Ketoconazol,… trong vòng 2 đến 4 tuần hay đến khi xét nghiệm 2 lần liên tiếp (cách nhau một tuần) âm tính.
Việc điều trị nấm cho trẻ thường lâu dài và kiên nhẫn, ngoài ra cần tránh các tác nhân gây bệnh tái phát. Vì vậy, khi con bị nấm tóc, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chế độ điều trị và cho bé tái khám sau mỗi đợt điều trị mới có kết quả cao.

Cách phòng bệnh nấm tóc?

Bệnh chủ yếu lây do sự tiếp xúc trực tiếp như dùng chung lược, mũ, khăn quàng. Vì thế:

- Nên cho trẻ sử dụng lược, mũ, khăn riêng và nếu phát hiện ra trẻ bị nấm tóc cần cách ly và điều trị kịp thời để tránh lây lan cho những trẻ khác.

- Không nên tự ý mua thuốc về bôi lên da đầu trẻ vì dễ gây tai biến.

Ngâm chân phòng chống tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Tăng huyết áp không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Nhiều người cao tuổi không biết cách phòng ngừa tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp của mình dẫn đến gặp nhiều tai biến. Tăng huyết áp là biến chứng của nhiều bệnh và có thể tử vong nhanh.

a
Người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm, nước khoáng hoặc dịch thuốc.
Ngoài việc dùng thuốc cần chú ý chế độ ăn uống, vận động, người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm, nước khoáng hoặc dịch thuốc là một liệu pháp phòng chống bệnh độc đáo của y học cổ truyền.

Sau khi ngâm chân, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và huyết áp được cải thiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 38 - 43oC. Khi ngâm có thể dùng chậu inox hoặc chậu gỗ để giữ nhiệt độ lâu.

Mỗi ngày nên ngâm 2 lần, tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài việc điều chỉnh huyết áp, việc ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

TS Trần Văn Khoa

Meo.vn (Theo Bee)

Phòng chống tăng huyết áp nhờ ngâm chân

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Tăng huyết áp không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Nhiều người cao tuổi không biết cách phòng ngừa tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp của mình dẫn đến gặp nhiều tai biến. Tăng huyết áp là biến chứng của nhiều bệnh và có thể tử vong nhanh.


Người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm, nước khoáng hoặc dịch thuốc.

 

Ngoài việc dùng thuốc cần chú ý chế độ ăn uống, vận động, người bệnh có thể ngâm chân trong nước ấm, nước khoáng hoặc dịch thuốc là một liệu pháp phòng chống bệnh độc đáo của y học cổ truyền.

Sau khi ngâm chân, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và huyết áp được cải thiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 38 – 43oC. Khi ngâm có thể dùng chậu inox hoặc chậu gỗ để giữ nhiệt độ lâu.

Mỗi ngày nên ngâm 2 lần, tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài việc điều chỉnh huyết áp, việc ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Meo.vn (Theo Bee)

Lang ben:Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh lang ben có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.

Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.

Nguyên nhân gây lang ben

Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày.

Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.

Biểu hiện của bệnh lang ben

Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.

Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.

- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.

Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.

Nhiều bệnh cũng có thương tổn tương tự như lang ben. Do đó, bệnh nhân cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Thường bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng là đủ. Một số trường hợp phải làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm.

 

lang ben

Điều trị lang ben

Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan.

Trường hợp có nhiều đốm lang ben xa nhau dùng thuốc thoa dễ bỏ sót vì vậy chúng ta nên dùng thuốc uống:

- Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày.

- Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.

Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.

Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.

Meo.vn (Theo Suckhoe365)

6 cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh là những yếu tố ngoại cảnh tác động lớn đến các khớp trong cơ thể, nhất là khớp gối và cột sống.

Biểu hiện đau là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, khi các khớp đã bị thoái hóa thì đau càng rõ ràng hơn, gây tâm lý lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện những chỉ dẫn dưới đây, người bệnh vẫn có những biện pháp để loại trừ chứng đau do thoái hóa khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Nếu có dấu hiệu đau và hạn chế vận động ở khớp, cần phải đi khám bệnh để các bác sĩ đánh gía tình trạng bệnh và cho các điều trị thích hợp. Việc điều trị sẽ bao gồm:

Điều trị không dùng thuốc: tăng cường các kiến thức về sức khỏe, đặc biệt sức khỏe xương khớp; vận động, tập luyện, làm việc vừa sức; ăn uống dinh dưỡng hợp lý; tránh dư cân, béo phì, tránh mang vác vật nặng, tránh tăng áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm; phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tại hệ thống xương khớp.

Điều trị bằng thuốc: điều trị triệu chứng đau và viêm cho người bệnh bằng thuốc giảm đau và các thuốc kháng viêm; làm chậm quá trình thoái hóa bằng các thuốc có thể cải thiện được tiến triển của bệnh. Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp đã có nhiều tiến bộ với nhiều thuốc hữu hiệu: glucosamine sulfate dạng tinh thể, diacerein, acid hyaluronic… Các thuốc này đều cần được điều trị đủ liều theo hướng dẫn của các thầy thuốc.

Phẫu thuật: Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa cần xem xét việc điều trị ngoại khoa kết hợp: mổ nội soi để cắt xương, loại bỏ dị vật, sửa trục khớp; mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng.


Thoái hóa cột sống thắt lưng.

Các cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Điểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo:

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.

- Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động.

- Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

- Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm sự hỗ trợ (của dụng cụ hay người khác).

- Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

- Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải.

Biểu hiện của thoái hóa khớp

Đau: Triệu chứng sớm nhất của thoái hóa khớp là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ, liên tục cả khi nghỉ, đau trội hơn khi vận động. Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khuỵu xuống đột ngột. Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn. Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi và dọc theo đường đi của thần kinh tọa.

Hạn chế vận động: Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể không ngồi được. Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu. Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh đi khập khiễng, giạng hay khép háng đều khó khăn, khó gập đùi vào bụng.

Tiếng kêu tại khớp: vận động khớp thường thấy tiếng lạo xạo hoặc lục khục.

Kèm theo có thể thấy đầu xương bị phì đại, lệch trục khớp, teo cơ…

PGS.TS.BS. Lê Anh Thư
(Khoa Nội cơ xương khớp - BV Chợ Rẫy)

Meo.vn (Theo YHĐS)

Phòng cảm lạnh cho bà bầu đầu đông

Thời tiết chuyển mùa với những cơn mưa phùn và gió lạnh sẽ rất dễ khiến bà bầu bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất trong mùa đông và bà bầu cũng không nằm ngoài nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên khi đã bị mắc bệnh thì bà bầu lại nguy hiểm hơn nhiều vì thai phụ không được dùng thuốc và bệnh tình có thể dai dẳng khó khỏi dứt. Vì vậy, tốt hơn hết là mẹ bầu nên học cách tự bảo vệ mình tránh bị cảm lạnh trước những cơn gió lạnh đầu đông với những phương cách đơn giản sau:

Uống nhiều nước

Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông thì không cần uống nước nhiều nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời tiết càng lạnh thì thai phụ càng cần phải bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn mọi người và thai phụ sẽ rất dễ ra mồ hôi, khiến chứng cảm lạnh càng nặng nề hơn và gây thiếu nước trầm trọng cho cơ thể. Vào mùa đông, bạn vẫn nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

Phòng cảm lạnh cho bà bầu đầu đông (P.1), Bà bầu, ba bau mua dong, suc khoe ba bau, ba bau, mang thai, cam lanh, ba bau cam cum, bao phu nu,
Bà bầu cần chú ý mặc quần áo đủ ấm trong mùa đông. (Ảnh minh họa)

Làm ấm cơ thể

Khi cảm thấy cơ thể lạnh, bạn nên làm ấm cơ thể bằng cách vận động, di chuyển và hít thở đều đặn để làm nóng thân nhiệt. Việc massage hai bàn tay cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thêm những môn thể thao nhẹ nhàng cho bà bầu như đi bộ, chạy bộ, yoga… Đừng vì thời tiết lạnh mà bạn lười tập luyện nhé, nếu tiết trời mưa lạnh, bạn có thể tập luyện trong nhà.

Mặc đủ ấm

Không mặc quần áo đủ ấm trong mùa đông cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh. Thế nhưng, nếu bạn mặc quá nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều cũng không tốt. Vì thế thai phụ nên lựa chọn loại vải có chất liệu hút ẩm, mềm và nhẹ. Kèm theo quần áo là các phụ kiện khác như bông đeo tai, găng tay, tất chân… khi đi ra ngoài.

Bổ sung vitamin C

Thời tiết lạnh, bạn nên bổ sung thêm vào cơ thể các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa nhiễm cảm lạnh.

Phòng cảm lạnh cho bà bầu đầu đông (P.1), Bà bầu, ba bau mua dong, suc khoe ba bau, ba bau, mang thai, cam lanh, ba bau cam cum, bao phu nu,
Bổ sung Vitamin C cũng là cách phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Bổ sung vitamin D

Việc hấp thụ vitamin D trong mùa đông là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Mùa đông, ánh nắng hấp thụ hàng ngày sẽ ít hơn vào mùa hè, sẽ làm chậm lại quá trình tổng hợp vitamin D. Do đó để có đủ vitamin D bà bầu nên chịu khó đi ra ngoài phơi nắng thường xuyên trong ngày. Vitamin D giúp tăng cường xương và răng cho thai nhi.

Tránh tiếp xúc nơi đông người

Tránh tiếp xúc nơi đông người là cánh đơn giản nhất để tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm - để không bị nhiễm virus cảm lạnh.  Bà bầu rất dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nên khi ra ngoài đường mùa lạnh, bạn nên trang bị đầy đủ khẩu trang và đội mũ áo cẩn thận.

Meo.vn (Theo eva)

Học cách ngăn ngừa viêm nhiễm ‘vùng kín’

Viêm nhiễm âm đạo là một trong những căn bệnh khá phổ biển ở chị em phụ nữ nhưng nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa.

Nhiễm trùng âm đạo không chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn tăng nguy cơ hiếm muộn hoặc mắc những căn bệnh nguy hiểm ‘vùng kín’ khác. Vậy cách phòng ngừa căn bệnh này thế nào? Chắc chắn tất cả các bác sĩ đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo là vệ sinh ‘vùng kín’ đúng cách.

Vậy hãy thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau nhé!

Không tự ý thụt rửa âm đạo quá sâu

Việc này sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có của các sinh vật trong âm đạo và có thể gây ra nhiễm trùng âm đạo, làm cho âm đạo nhiễm trùng nặng hơn, hoặc lây nhiễm thêm các bệnh khác vào khu vực sinh sản của bạn (vào tử cung hoặc ống dẫn trứng).

Đi vệ sinh và rửa ngay sau khi quan hệ tình dục

Tốt hơn hết bạn không nên có quan hệ tình dục với người mắc bệnh có thể lây qua đường tình dục. Luôn luôn sử dụng cao su để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bên cạnh đó, bạn nên đi vệ sinh và vệ sinh ‘vùng kín’ sạch sẽ ngay sau khi quan hệ tình dục.

Học cách ngăn ngừa viêm nhiễm ‘vùng kín’, Sức khỏe, viem nhiem am dao, viem nhiem vung kin, vung kin, suc khoe, bao phu nu,

Vệ sinh 'vùng kín' sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp tránh được bệnh
viêm nhiễm âm đạo. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo

Bạn nên rửa bên ngoài khu vực âm đạo của bạn mỗi ngày với dung dịch vệ sinh có độ nồng độ nhẹ và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau khô chúng với khăn bông mềm mại.

Làm sạch các thiết bị xâm nhập vào âm đạo

Nếu bạn sử dụng màng, mũ cổ tử cung, bạn cần phải chắc chắn rằng bạn làm sạch âm đạo bằng nước ấm và xà phòng và lau khô thật kỹ.

Không sử dụng xà phòng thơm

Hoặc gel tắm, băng vệ sinh có mùi thơm hoặc thuốc xịt khử mùi âm đạo vì chúng có thể gây kích thích âm đạo và gây ra viêm nhiễm âm đạo. Nếu khu vực âm đạo của đã bị nhiễm trùng, bạn không nên sử dụng giấy vệ sinh có mùi thơm, chất diệt tinh trùng, hoặc xà phòng có độ PH cao.

Làm đúng nguyên tắc lau từ trước ra sau

Hãy chắc chắn rằng bạn lau mình từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh để các vi khuẩn thường có trong trực tràng của bạn không bị lây lan đến khu vực âm đạo của bạn.

Không mặc quần áo (đặc biệt quần lót) chật hay ẩm ướt

Bởi vì chúng có thể giữ ẩm và kích thích âm đạo của bạn. Điều này có thể gây ra vi khuẩn có hại phát triển.

Meo.vn (Theo eva)

Xơ gan dễ hôn mê và tử vong

Xơ gan dễ tiến triển thành ung thư gan hoặc suy gan nặng, người bệnh dễ hôn mê gan và tử vong. Vì vậy, biết cách phòng ngừa xơ gan là rất quan trọng.

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương và chết, trở thành những mô xơ, những mô xơ này dần dần lan rộng, chạy ngang dọc khắp gan, làm cấu trúc của gan bị thay đổi.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Đa số bệnh nhân cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sụt cân, ngứa, đau bụng, sao mạch trên da.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images767568_T9_benh_xo_gan.jpg

Một bệnh nhân bị xơ gan.

Giai đoạn muộn, tùy theo vị trí mô xơ chèn ép vào cấu trúc gan, bệnh nhân sẽ có triệu chứng tương ứng. Chẳng hạn, nếu mô xơ chèn ép vào đường dẫn mật sẽ gây ứ mật, vàng da; Chèn ép tĩnh mạch gan, máu không lưu thông tại lách làm lách to, mạch máu tại dạ dày và thực quản cũng bị ứ đọng, tăng áp lực và giãn ra, có thể vỡ đột ngột, bệnh nhân chảy máu ồ ạt, trụy mạch và tử vong.

Diễn tiến của xơ gan sẽ đưa tới ung thư gan hoặc suy gan nặng, cuối cùng là hôn mê gan và tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, trong đó tác nhân chính là bệnh viêm gan siêu vi B và C, uống nhiều rượu. Các nguyên nhân khác như suy tim, lạm dụng các thuốc có hại cho gan, các bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn...

Hiện nước ta có khoảng 20% dân số nhiễm viêm gan siêu vi B và C, 80% trong số này tiến triển thành viêm gan mạn tính và ít nhất 20% của nhóm này sẽ chuyển sang xơ gan.

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, giải quyết nguyên nhân dẫn đến xơ gan, chặn đứng quá trình tiến triển của bệnh, gan có thể dần dần hồi phục. Nếu bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng để phát hiện (nếu có) trường hợp viêm gan đang tiến triển để điều trị đúng lúc, hạn chế diễn biến xơ gan.

Meo.vn (Theo Bee)