Lưu trữ cho từ khóa: cách phòng chống

Ung thư: Những “đồng minh” giấu mặt

Biết rõ các tác nhân gây ung thư là bước đầu trong việc phòng tránh ung thư.

Từ lâu ung thư được xem là căn bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Cho đến nay, tuy chưa tìm ra tất cả các nguyên nhân gây ung thư, nhưng khoa học đã xác định được các nhóm nguyên nhân chính, gồm: di truyền, chế độ ăn uống và các kích thích tố; hóa chất, tia bức xạ; vi rút và vi khuẩn...

Biết rõ các tác nhân gây ung thư là bước đầu trong việc phòng tránh ung thư.


Thuốc lá

Trong các yếu tố có thể gây ung thư, hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cộng đồng. Khói thuốc lá chứa nhiều loại hóa chất có thể gây ung thư. Hút thuốc lá là thủ phạm chính gây ung thư phổi và cũng góp phần gây ra nhiều loại ung thư khác, như: ung thư xoang miệng, thanh quản, thực quản, bao tử, tụy, thận, bàng quang.

Người ta ước tính, 1/3 các trường hợp tử vong do ung thư hiện nay đều có dính dáng tới thuốc lá, và bệnh nhân ung thư tử vong do hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất. Thói quen hút xì gà, ngậm tẩu, nhai thuốc, hít thuốc cũng tai hại không kém. Không hút thuốc lá là phương pháp hữu hiệu nhất trong phòng ngừa ung thư.

Tia bức xạ

Tuy ánh nắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng phơi nắng quá nhiều sẽ gây ung thư da, nhất là khi phơi nắng giữa trưa trong nhiều giờ vì cường độ tia cực tím trong ánh nắng ở khoảng thời gian đó rất mạnh. Một số dạng ung thư da có thể trị khỏi, nhưng nguy hiểm nhất và gây tử vong nhiều nhất là ung thư tế bào hắc tố.

Để phòng tránh hữu hiệu ung thư da do ảnh hưởng của tia cực tím từ ánh nắng thì không nên phơi nắng buổi trưa, nếu bắt buộc phải đi ra đường thì cần mặc quần áo bảo hộ và dùng kem chống nắng phù hợp với da.

Rượu

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là xoang miệng, hầu, thực quản. Sử dụng cùng lúc rượu và thuốc lá sẽ nhân lên nhiều lần nguy cơ này.

Ví dụ, người chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 6 lần người không hút thuốc, không uống rượu. Nhưng với một người vừa hút thuốc vừa uống rượu, nguy cơ này sẽ tăng lên gấp 40 lần.

Chế độ ăn uống

Không giống các nguyên nhân gây ung thư rõ ràng như: thuốc lá, ánh nắng, rượu, chế độ ăn uống là nguyên nhân khó xác định hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn ít chất béo động vật và sử dụng thực phẩm cung cấp ít năng lượng sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư tuyến vú...

Một số chất dinh dưỡng có trong rau xanh và trái cây cũng giúp phòng chống ung thư, vì thế các chuyên gia nghiên cứu về ung thư đã khuyên nên ăn nhiều rau, quả.

Môi trường làm việc

Hầu hết chúng ta đều trải qua phần lớn thời gian ở nơi làm việc, nên các yếu tố sinh ung thư ở môi trường làm việc cũng là vấn đề cần được quan tâm. Và công nhân tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố này bị mắc một số loại ung thư với tần suất cao hơn người bình thường.

Thống kê cho thấy, công nhân làm trong các ngành công nghiệp phải tiếp xúc thường xuyên với Amiang (Amiante - tên gọi chung của sợi khoáng Silicat) có nguy cơ bị ung thư cao hơn 10 lần so với người không tiếp xúc.

* Vậy nên, sống lành mạnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh rượu, thuốc lá và các chất độc hại cùng với tầm soát ung thư hằng năm là cách phòng chống ung thư tốt nhất, đặc biệt khi ung thư mang tính di truyền từ người thân trong gia đình.

Theo BS. Lê Phúc Thịnh, Trưởng khoa Ung bướu - Bệnh viện Triều An

Meo.vn (Theo Doanhnhansaigon)

Top 5 khoáng chất ngăn ngừa ung thư

Những khoáng chất này chỉ chiếm một lượng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta nhưng tác dụng phòng chống các bệnh ung thư của nó thì to lớn đến không ngờ.

1. Canxi

Canxi có thể giúp chống lại ung thư ruột kết. Khoáng chất này là không thể thiếu để duy trì sức khỏe của xương, răng, giúp đông máu và chuyển hóa tế bào. Bạn có thể bổ sung canxi trong các loại hạt nước ép cà rốt, rau màu xanh đậm, cá hồi và cá mòi.

2. Iốt

Khoáng chất này được tìm thấy trong các loại rau biển như tảo bẹ, rau dền, cải xoong, rau ngót, dưa chuột, cam, sữa, thịt nạc, cá biển… Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư vú và cần thiết cho năng lượng, sự tăng trưởng và phục hồi sức khỏe cho các mô.

 

3. Magiê

Magiê bảo vệ cơ thể chống lại ung thư nói chung, duy trì độ cân bằng pH của máu cũng như hỗ trợ sự hình thành của ARN và ADN. Vật liệu di truyền như ARN và AND bị hỏng có thể đặt bạn vào nguy cơ ung thư và magiê giúp bạn phục hồi, sửa chữa chúng. Khoáng chất này có nhiều trong các loại hạt, cá, gạo nâu, ngũ cốc và rau xanh.

4. Selen

Selen giúp cơ thể sản xuất glutathione, một loại enzyme cần thiết giúp giải độc của cơ thể. Các chất độc hại chính là nguy cơ tiềm ẩn của ung thư và selen giúp chúng ta giảm nguy cơ ấy. Nghiên cứu cho biết chế độ ăn uống nghèo selen tương quan với tỷ lệ mắc ung thư cao hơn. Bổ sung selen là một cách phòng chống ung thư có giá trị. Selen có nhiều trong cá, sò, thịt, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan và cật.

5. Kẽm

Kẽm là một người hùng chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Khoáng chất này cũng là cần thiết cho sự hình thành của ARN và ADN, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cần thiết để tiêu diệt tế bào ung thư. Kẽm được tìm thấy trong hạt bí ngô, hạt hướng dương, hải sản, ngũ cốc, đậu nành, hành.

Meo.vn (Theo Afamily)

Bé không chịu uống nước, vẫn có cách

(Webtretho) Các bé thường bướng bỉnh không chịu uống nước ngay cả khi đã khát khô cả cổ. Trong trường hợp này, bố mẹ muốn cho bé uống nước cũng cần phải có bí quyết.

Trẻ em hiếu động hơn người lớn nên cơ thể thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất nước.  Nước lọc là nguồn bổ sung nước tốt và an toàn nhất. Vấn đề là bé nào cũng thích ngọt, nước trái cây, nước có ga để giải khát không ngừng, trong khi nhất định không chịu nghe lời bố mẹ uống nước lọc. Bọn trẻ thường từ chối uống nước ngay cả khi đã khát khô cả cổ. Đôi khi, các bé sẽ không chịu ngừng cuộc chơi đang vui để uống thứ nước nhạt nhẽo như nước lọc. Trong trường hợp này, bố mẹ muốn cho bé uống nước cũng cần phải bí quyết.

Đá làm bằng nước trái cây

Những viên đá trái cây giúp giải khát hiệu quả. Ảnh: Inmagine

Cho đá viên làm bằng nước trái cây vào ly nước của bé. Những viên đá thơm, ngọt này không chỉ làm tăng hương vị mà còn ướp lạnh ly nước. Vị ngọt sẽ thỏa mãn vị giác của bé trong khi cơ thể đang nóng sẽ hấp thụ nước lạnh tốt hơn nước không lạnh.

Tuy nhiên, đừng nên cho bé uống nước trái cây nguyên chất khi bé đang vận động mạnh. Lượng carbohydrate cao trong nước trái cây nguyên chất có thể làm bé đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các thức uống chứa cafein như trà đá hay nước ngọt có ga cũng là thủ phạm gây mất nước cho bé vì bản thân chất caffeine có tác dụng lợi tiểu.

Trẻ uống bao nhiêu mới không bị thiếu nước?

Kiểm tra màu nước tiểu của bé; nếu nước tiểu có màu trong hay màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy bé đang uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm như nước táo hay nước trà, bố mẹ phải cương quyết cho con uống thêm nước vì cơ thể bé đang bị  thiếu nước trầm trọng đấy.

Kem chống nắng

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi con vận động ngoài trời thì nên thoa kem chống nắng. Kem chống nắng không chỉ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của các bé mà còng là trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống mất nước nhờ vào tác dụng bảo vệ da không bị phồng rộp, làm hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi trên da của bé.

<!]]>