Lưu trữ cho từ khóa: bụng nóng

Xoa bóp hỗ trợ trị viêm túi mật

Viêm túi mật là một bệnh thường gặp do sỏi túi mật gây ra. Nếu không được điều trị, bệnh diễn biến kéo dài và tiến triển đến viêm hoại tử túi mật, tắc mật do sỏi...

Ðông y mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “hiếp thống, phúc thống, hoàng đản”.
Nguyên nhân là do can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng của can đởm bị trở ngại, lưu trệ, dịch mật ứ lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sỏi. Biểu hiện: người bệnh đau tức ở vùng thượng vị, sát với bên phải mũi ức, có thể bị sốt hoặc vàng da, vàng mắt... nếu như có hiện tượng viêm tắc túi mật kèm theo. Đau dữ dội thành cơn ngay sau bữa ăn no hoặc nhiều mỡ hoặc ăn trứng, sữa..., đau lan ra sau lưng và xuyên lên bả vai phải. Ngoài việc dùng thuốc thì xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp rất hiệu quả để giảm đau, chống viêm, nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đây giới thiệu phương pháp xoa bóp trị bệnh này để bạn đọc tham khảo áp dụng.

 

Huyệt dương môn Huyệt kỳ môn

Huyệt thái xung huyệt nội quan

 

- Người bệnh nằm sấp, người thao tác dùng hai ngón tay cái bấm huyệt can du, đởm du, cách du mỗi huyệt trong 1 - 2 phút. Khi thao tác, đầu ngón tay ấn xuống hướng về phía sống lưng ngực, người bệnh cảm thấy tại chỗ căng đau là được.

- Người bệnh nằm ngửa, người thao tác dùng 4 ngón tay chà xát từ vai phải đến bụng và dưới xương sườn cụt từ 3 - 5 phút, sau đó dùng bàn tay chà xát hai bên sườn cho nóng lên.

- Người bệnh nằm ngửa, người thao tác dùng ngón tay cái ấn vào các huyệt kỳ môn, chương môn mỗi huyệt khoảng 2 phút.

- Người bệnh ngồi, người thao tác dùng hai đầu ngón tay cái bấm huyệt nội quan, dương lăng tuyền mỗi huyệt trong 1 - 2 phút, sau đó dùng gồ các ngón tay gõ vào điểm đau ở phần lưng vai bên phải.

- Người bệnh nằm ngửa, hai chân co, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên bụng phần rốn rồi day xát lên xuống trong khoảng 5 phút, khi thấy bụng nóng lên là được.

Lưu ý: - Mỗi ngày có thể thực hiện 1 - 2 lần. Nên bấm mỗi đợt khoảng 10 - 15 ngày liên tục.

- Kết hợp chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, trứng, sữa... Trong đợt đau, nên ăn các thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn xong cần nằm nghỉ, tránh lao động nặng. Ở người lao động trí óc, cần tránh làm việc căng thẳng, tránh bị mất ngủ... Ngoài ra cần chú ý đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

- Không dùng phương pháp day bấm huyệt trong các trường hợp có nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Những trường hợp này người bệnh cần được khám theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y học hiện đại như: phẫu thuật, chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc...

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Đừng để cơn đau phá vỡ niềm vui

Trong cuộc sống của con người, tình dục không chỉ đơn thuần là duy trì nòi giống, thỏa mãn bản năng mà còn là một kênh quan trọng kết nối yêu thương.

Những người có đời sống gối chăn như ý muốn thường khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc và trường thọ hơn. Biết rằng cuộc sống phòng the cần thiết là thế, nhưng nhiều người vẫn đang dần để vuột nó khỏi vòng tay do... những cơn đau mạn tính.


. Ảnh: minh họa - Internet

Vẫn biết rằng rất khó để có tâm trạng yêu đương khi bạn đang bị nhức đầu, vai gáy mỏi rã rời, hay bụng nóng rát. Nhưng nếu không có biện pháp triệt để, dần dần các cơn đau sẽ chiếm một chỗ rất lớn trong cuộc sống của bạn và dần dần đánh bại các cảm xúc muốn được gần gũi. Cơn đau cũng khiến cho đối tác của bạn e dè, ngại ngần, rồi dần dần lảng tránh, rời xa để không bị bạn cáu gắt trong khi đang muốn đem lại niềm hạnh phúc cho bạn.

Nếu bạn thường xuyên bị các cơn đau mạn tính hành hạ khiến bạn ngại ngần hay không còn ham muốn thì ngoài việc điều trị bệnh, điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt, bạn cần nói với bác sĩ điều trị về vấn đề này. Sở dĩ như thế là vì trong phác đồ điều trị các bệnh đau mạn tính, ngoài việc kê thuốc chữa nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau này có thể giúp bạn thoải mái hơn, nhẹ nhõm hơn, nhưng một số loại thuốc làm giảm tình dục hoặc ức chế chức năng tình dục do tác động đến hệ thống thần kinh của bạn. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và nội tiết tố - hai yếu tố quan trọng trong phản ứng tình dục. Hãy nói với bác sĩ về những thay đổi trong đời sống tình dục của bạn sau khi dùng thuốc để bác sĩ có thể thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc hiện tại của bạn.

Các cơn đau khiến bạn không thoải mái, thậm chí cáu gắt, stress, vì vậy học cách kiểm soát cảm xúc cũng quan trọng như kiểm soát cơn đau. Trước tiên, bạn hãy học cách thích nghi và chấp nhận cơn đau mạn tính là một phần trong cuộc sống. Khi cảm nhận cơn đau sắp đến, hãy uống thuốc giảm đau để chặn trước cơn. Hãy làm tất cả những gì khiến bạn thấy dễ chịu nhất, thoải mái nhất, chẳng hạn uống một cốc nước mát, nghe một bản nhạc hay, tập một vài động tác thể dục, xoa bóp vùng bị đau.

Đừng cố một mình gánh chịu cơn đau. Cũng đừng e ngại cơn đau của bạn sẽ làm phiền người khác. Mà hãy nghĩ tích cực hơn bằng cách chia sẻ các cảm xúc, nỗi lo lắng và cả những điều mà bạn muốn với người tình của mình. Hãy thẳng thắn chia sẻ với bạn tình những cảm giác khiến bạn sợ yêu, không muốn yêu; hay cách yêu như thế nào khiến bạn thấy thoải mái nhất… giúp hai người hiểu nhau hơn để cùng tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bên cạnh sự chia sẻ cảm xúc, bạn nên làm mới cho quan hệ của mình bằng những thử nghiệm mới. Tăng thời gian cho khúc dạo đầu là một cách hiệu quả trong việc tìm lại “lửa yêu”. Thử nghiệm những tư thế mới cũng là một cách được nhiều người lựa chọn. Và trong trường hợp hai người không thể yêu theo kiểu truyền thống, thì có thể áp dụng những kiểu yêu hiện đại như vuốt ve, tự kích thích, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác… Quan hệ tình dục theo kiểu truyền thống hay hiện đại không quan trọng, miễn sao hai người thấy thỏa mãn và hạnh phúc là đủ.

Một điều quan trọng mà những người sống chung với các cơn đau mạn tính là cần lập kế hoạch cho sự gần gũi. Mới nghe thì thấy thiếu đi sự lãng mạn, nhưng trong thực tế, bạn sẽ thấy được đáp ứng nhiều hơn nếu bạn có kế hoạch trước. Chọn thời điểm yêu đương khi cơ thể bạn khỏe mạnh nhất, tạo không khí yêu đương lãng mạn nhất có thể và chọn khoảng thời gian rộng rãi nhất sẽ giúp bạn đạt được những cảm giác mà bạn mong muốn, đồng thời giảm những rủi ro mà cơn đau có thể đem lại.

Và cuối cùng, những người sống chung với các cơn đau mạn tính cần nhớ, yêu đương là bài thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất, ít tác dụng phụ nhất và dễ tìm nhất cho cả thể chất và tinh thần của bạn. Vậy thì sao không tận hưởng mỗi khi có thể!

Meo.vn (Theo Tienphong)

Đậu xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát...

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách "Nam dược thần hiệu" của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư… Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát. Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não. Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Cháo đậu xanh.

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả. Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Lương y Đinh Công Bảy

Đậu xanh: Khắc tinh của bệnh tật!

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh (ĐX) còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh rất hiệu quả. Loại thực phẩm này đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: 'ĐX không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiêu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh'…

Món ăn giải độc

ĐX còn gọi là đậu chè, đậu tằm, đậu tắt, lục đậu. Có tên khoa học Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.), thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cây ĐX thuộc loại cây thảo mọc đứng, cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ, mảnh, có lông, trong chứa nhiều hạt hình trụ ngắn, gần hình cầu, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

Hạt ĐX có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2 - 2,5mm. Người ta thu hái quả, phơi khô, lấy hạt để làm thực phẩm, chế biến các thức ăn như: cháo, xôi, bánh, chè, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng… hoặc ủ cho lên mầm để làm giá ĐX.

Đậu xanh

Theo Đông y, ĐX có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng dưới dạng nấu cháo ăn, hoặc nấu nước uống trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên.

Ngoài ra, ĐX rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Nước nấu ĐX, cam thảo (ĐX 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...), uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm.

Những món ăn phòngchống các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè

Cháo ĐX, lá sen: ĐX (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1 cái, gạo tẻ 100g. Lá sen rửa thật sạch, để ráo. ĐX và gạo đãi sạch rồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, dùng lá sen đậy lên trên mặt nồi cháo. Đun lửa nhỏ một thời gian, đến khi cháo có màu xanh nhạt là được.

Hoặc dùng: ĐX (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. ĐX rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi ĐX chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng.

Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.

Cháo ĐX, sắn dây: bột sắn dây 50g (hoặc củ sắn dây 100g), ĐX (để nguyên vỏ) 100g, gạo tẻ 50g.

Gạo tẻ và ĐX vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và ĐX).

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát, là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, rất tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não.

Canh ĐX: nấu canh ĐX ăn rất tốt cho người bị bí tiểu. Trường hợp có đau rát ở đường niệu, có thể dùng 500g giá ĐX giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.

Khi bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh ĐX để ăn, hoặc dùng bột ĐX 30g, hòa với nước sôi để uống.

Lưu ý: nên dùng ĐX còn nguyên vỏ, vì theo Đông y, vỏ ĐX có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn thịt hạt đậu, còn giúp sáng mắt, lợi tiểu, trừ phiền.

Dùng ngoài, ĐX được chế biến như sau:

- Chữa giời leo: ĐX rửa sạch, giã nát nhuyễn (hoặc nhai sống), lấy bã đắp vào chỗ đau.

- Bột ĐX, hoạt thạch: bột ĐX 20g, bột hoạt thạch 30g, hai thứ trộn đều, dùng xoa lên những chỗ bị rôm sảy.

- Chữa dị ứng sơn: ĐX sống 100g, rửa thật sạch, ngâm nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30g kim ngân hoa đã nghiền nát, hai thứ trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY

(suckhoe&doisong)