Lưu trữ cho từ khóa: bụng dưới đau

Đông y trị bệnh huyền ung

Theo Đông y, tinh hoàn (âm nang) là ngoại thận. Do ngoại cảm lục dâm, độc tà xâm nhập vào hạ tiêu, ảnh hưởng đến 2 kinh mạch Can và Thận. Khi thấp nhiệt hạ chú ở hạ tiêu làm cho âm nang sưng đau. Hoặc do nằm ngồi lâu ngày ẩm thấp hoặc chấn thương hoặc ăn nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu thấp nhiệt uất kết tại âm nang hoá hoả sưng đau.Bệnh lâu ngày sưng đỏ hoá nùng ảnh hưởng đến đại tiểu tiện và toàn thân. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh viêm tinh hoàn (huyền ung) theo từng thể bệnh cụ thể để bạn đọc tham khảo:

Thể thấp nhiệt hạ chú

* Triệu chứng: âm nang nặng tức, sưng nhẹ, ấn đau, bụng dưới đau; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch huyền sác.

* Phương pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, ích khí.

Dùng Quốc lão thang gồm: đại điều thảo (cam thảo loại to có tằm ở lõi) 40g, rượu trắng 400ml + nước 400ml, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang, uống ấm, chia đều làm 5 lần, uống liền trong 15 ngày. Sau đó uống tiếp bài Tướng quân thang gồm: đại hoàng 12g, bối mẫu 12g, bạch chỉ 16g, cam thảo tiết 16g. Các vị trên + rượu trắng 500ml + nước 500ml, sắc lọc bỏ bã lấy 180ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều làm 5 lần.

Thể can kinh uất nhiệt

* Triệu chứng: âm nang sưng to nóng đỏ, da căng bóng, sốt sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu tiện vàng sẻn hoặc âm nang thành cục cứng, bụng dưới đau tức, tinh thần mệt mỏi. Mạch huyền hoạt.

* Phương pháp điều trị: sơ can, lý khí, hoá ứ, tán kết.

Bài thuốc Long đởm tả can thang, gia vị gồm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 16g, chi tử 8g, trạch tả 12g, xa tiền 16g, mộc thông 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, sài hồ 16g, cam thảo 4g, quất hạch 12g. Các vị trên + nước 2.000ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Gia giảm:

- Nếu thành cục cứng khó tiêu, gia: tam lăng, nga truật, xuyên sơn giáp.

- Nếu cảm giác có thủy dịch, gia: xích phục linh, trạch tả.

suckhoe&doisong

Chứng can huyết hư trong Đông y

Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế... Chứng can huyết hư thường gặp trong các bệnh như: hư lao, bất mị (ngủ kém), huyễn vựng, tước manh, ma mộc, đối với phụ nữ thì thống kinh, kinh nguyệt không đều...

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/08/07/1249633385.img.jpg

Triệu chứng lâm sàng

Đối với chứng can huyết hư sắc mặt thường xanh bợt, hoặc vàng bủng, cơ thể gầy còm, hai mắt khô, hay quáng gà, hoặc nhìn lờ mờ không thấy rõ, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại, cân mạch co rút, móng tay, móng chân không tươi nhuận. Đối với phụ nữ thì kinh nguyệt lượng ít, huyết nhạt, bế kinh, miệng môi, chất lưỡi trắng nhợt, mạch tế hoặc huyền tế...

Chứng can huyết hư thường gặp trong nhiều loại bệnh chứng, trên lâm sàng triệu chứng cũng không giống nhau.

Chứng can huyết hư là nói đến sự bất túc vì can chứa huyết, chủ về xơ tiết, can lấy huyết làm gốc, thể âm mà dụng dương, nếu huyết đầy đủ thì can có chỗ chứa, chức năng xơ tiết của can mới được bình thường, nếu can huyết bất túc, can mất đi sự nuôi dưỡng, sự xơ tiết của can kém đi từ đó xuất hiện các chứng như: ngực sườn trướng đầy hay xuất hiện ấm ức, không vui, có khi rầu rĩ, tự nhiên muốn khóc, đó là do can khí uất kết. Do huyết hư dương không đứng vững, hư nhiệt từ trong sinh ra, dẫn đến can dương thượng cang, tính tình nóng nảy, hay giận dữ, thường xuyên mất ngủ, khi ngủ hay mê, hoa mắt chóng mặt, đầu trướng đau.

Mặt khác can tàng huyết, thận chứa tinh, tinh và huyết sinh ra cùng một nguồn. Do chứng can huyết hư lâu ngày thường dẫn đến thận tinh hư suy xuất hiện các chứng như: lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, rụng tóc, răng lồi lên. Nam giới thì sinh dục kém, nữ giới thì không thụ thai, đó là chứng can thận hư tổn.

Khi can huyết hư, khí cơ không thông sướng, huyết đi sáp trệ dẫn đến khí trệ huyết ứ mà xuất hiện các triệu chứng như: mạng sườn đau nhói cố định, da nổi vảy, ria lưỡi ứ huyết, làm cho bệnh kéo dài khó điều trị.

Phương pháp điều trị

Chứng can huyết hư trong bệnh kinh nguyệt không đều của phụ nữ

Nguyên nhân: Do can huyết bất túc, huyết hải trống không, huyết không đầy đủ để ra đúng kỳ kinh.

Triệu chứng lâm sàng: Kỳ kinh ra muộn, lượng kinh ít, chất loãng, có trường hợp bế kinh.

Phương pháp điều trị: Bổ can, dưỡng huyết, điều kinh.

Bài thuốc: Đương quy 10g, bạch thược 8g, hoài sơn 12g, câu kỷ tử 8g, thục địa 12g, chích thảo 4g.

Tùy chứng trạng và thể trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho thích hợp. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Do can huyết hư sinh ra chứng thống kinh

Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc làm tổn thương thận tinh, hai mạch xung nhâm đều hư, bào mạch mất đi sự nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: Trong khi hành kinh hoặc sau kỳ kinh bụng dưới đau âm ỉ, thích xoa bóp, chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, mạch trầm huyền mà tế.

Phương pháp điều trị: Điều bổ can thận.

Bài thuốc: Đương quy 12g, a giao 12g, bạch thược 12g, sơn thù 8g, ba kích 6g, chích thảo 4g, hoài sơn (sơn dược) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Do can huyết hư sinh ra chứng hư lao

Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, cân mạch không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: Thể trạng gầy còm, sắc mặt không tươi tỉnh, tay chân mình mẩy tê dại, gân mạch co rút, móng tay, móng chân khô giòn, biến dạng.

Phương pháp điều trị: Bổ huyết dưỡng can.

Bài thuốc: Đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, thục địa 16g, táo nhân 16g, mạch môn 8g, mộc qua (quả chín phơi khô của cây mộc qua) 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống lúc đói khi thuốc còn ấm.

Do can huyết hư mà sinh ra chứng tước manh (quáng gà)

Sách Bút hoa y kinh viết: Can bị hư là do thận thủy không hàm được mộc dẫn đến thiếu huyết, mạch ở tả quan tất phải mạch nhược, hoặc đại mà rỗng không, xuất hiện chứng hiếp thống, chóng mặt, mắt khô, đau vùng xương quầng mắt.

Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, thanh khiếu không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: Khi nhìn vào mắt thường tối sầm lại, chập tối bị quáng gà, hai tròng mắt bị khô sáp mà đau lan toả đến xương quầng mắt.

Phương pháp điều trị: Tư can dưỡng huyết.

Bài thuốc: Thục địa 12g, xuyên khung 6g, đương quy 8g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống lúc đói.

Do can huyết hư sinh ra chứng bất mỵ

Nguyên nhân bệnh: Do can huyết bất túc, thần thức không được nuôi dưỡng, hồn không có chỗ ẩn náu mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: Mất ngủ, hay mê, dễ sợ hãi, chóng mặt, hoa mắt, mạch huyền tế.

Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết, bổ can, an thần.

Bài thuốc: Hắc táo nhân 20g, phục linh 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, xuyên khung 8g. Sắc uống như bài trên.

Chú ý: Các bài thuốc trên tùy chứng và sức khỏe bệnh nhân mà gia giảm các vị cho phù hợp.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Theo baodatviet.vn

Món ăn chữa động thai

Những tháng đầu, người phụ nữ mang thai có hiện tượng chảy máu âm đạo, có khi mỏi lưng, bụng dưới đau nhẹ gọi là động thai. Khi bị động thai, ngoài chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của thầy thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - nước uống hỗ trợ chữa bệnh này để chị em tham khảo áp dụng.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/02/ddbchao-bau-duc.JPG

1. Cháo hạt sen: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.

2. Cháo hồng táo: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Hồng táo (chính là táo tàu nhưng có màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt, cả hai cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ, quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn  7-15  ngày liền.

3. Cháo cá chép: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.

Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

4. Cháo gương sen: Gương sen 10g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày liền.

5. Cháo củ mài: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày.

6. Cháo củ súng: Củ súng 30g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

7. Cháo hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Gạo tẻ xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

8. Cháo bầu dục: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.

Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

9. Nước lá sen: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.

Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

10. Nước lá gai: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,

Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

11. Nước nho khô: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.

Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

12. Nước đậu đen: Đậu đen 100g, rượu trắng 2 chén (50ml).

Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Chia uống 2 lần trong ngày.

Theo BS. Nguyễn Văn Trường (Suckhoedoisong)