Lưu trữ cho từ khóa: bún

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Cơm tấm ngon cho ngày đầu tuần

Nguyên liệu: (4 người ăn)

- 4 chén cơm tấm nóng; 4 quả trứng gà; 100g thịt nạc; 100g bì; 50g thính.

- 4 lát sườn cốt lết; 2 tai nấm mèo; 1 lọn bún tàu, 100g thịt xay; 1 thìa cà phê tỏi bằm; 1 thìa hành trắng thái nhỏ.

- Đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, dưa leo, cà chua, ớt trái.

Cách chế biến:

com-4-1375631585_500x0.gif

- Bún tàu, nấm mèo ngâm nở, thái nhỏ. Hành tây thái hạt lựu, tỏi bằm nhỏ.

com-7-1375631585_500x0.gif

Trộn đều hỗn hợp thịt nạc xay, bún tàu, nấm mèo, hành tây, hành khô thái nhỏ. Đập 3 quả trứng cho vào, thêm hai thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường rồi trộn đều. Cho hỗn hợp đó vào chén rồi đem hấp chín

- Khi chả vừa chín đến, bạn lấy 1 lòng đỏ trứng, đánh tan rồi chế đều lên bề mặt chả, hấp chín để chả có màu vàng đẹp mắt.

com-3-1375631585_500x0.gif

- Lấy chày chần sơ qua miếng sườn. Ướp sườn với đầu hành đâm nhuyễn, 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê sữa đặc có đường (bạn có thể thay bằng mật ong nếu thích).

com-8-1375632804_500x0.gif

- Trộn đều rồi ướp trong khoảng 1 đến 2 giờ cho thấm gia vị. Cho sườn vào lò nướng rồi nướng chín vàng.

com-5-1375631585_500x0.gif

- Bì, thịt nạc rửa sạch, luộc chín rồi thái sợi vừa ăn. Trộn đều thính vào rồi để riêng.

com-6-1375631586_500x0.gif

- Mỡ rửa sạch, thái hạt lựu phi lấy tóp mỡ. Hành lá thái nhỏ, cho vào ít muối, bột ngọt, tiêu. Chế mỡ đang nóng vào để làm mỡ hành.

com-2-1375631586_500x0.gif

- Các nguyên liệu sau khi chế biến xong được để riêng từng phần.

com-1-1375631586_500x0.gif

- Cơm tấm cho vào chén đầy rồi úp ra đĩa. Xếp sườn nướng, chả, bì lên xung quanh. Trang trí với ít mỡ hành, dưa leo, cà chua. Ăn kèm là chén nước mắm chua ngọt.

Khánh Hòa

Cuối tuần trổ tài với bún chả cua

Cuối tuần bạn hãy trổ tài làm món bún chả cua dành cho gia đình. Bát bún nóng hổi với vị ngọt từ xương hầm, thêm chả cua dai và nấm giòn, rất hấp dẫn và lôi cuốn.

Nguyên liệu:

- 1 kg xương lợn
- 1 củ cải nhỏ
- 1 lóng gừng nhỏ
- 400g thịt cua hoặc 2-3 con cua để lấy thịt
- 150g mọc (giò sống), có thể thay bằng thịt nạc xay
- 100g nấm kim châm khô (không dùng nấm tươi)
- Màu dầu điều, muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
- Hành khô, hành lá, rau mùi
- Bún, 1 cây xà lách xoăn, chanh, ớt và hành phi.

Cách làm:

Bước 1:

- Xương lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, chần sơ xương qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.

Bước 2:

- Rửa xương lại cho thật sạch, cho vào nồi, thêm củ cải gọt vỏ, thái khoanh tròn, gừng rửa sạch, thái lát vừa ăn để ninh cùng. Khi đun bạn nhớ hớt bỏ bọt cho nước dùng trong, nêm vào hai thìa canh muối, một thìa nhỏ đường.

Bước 3:

- Bạn có thể mua cua về luộc và bóc lấy thịt, để đơn giản có thể dùng thịt cua làm sẵn. Đổ thịt cua ra bát tô, thêm hành khô, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hai thìa nhỏ dầu điều và mọc.

Bước 4:

- Dùng thìa quết nhuyễn hỗn hợp thịt cua, ướp trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.

Bước 5:

- Nấm kim châm rửa sạch qua nhiều lần nước cho sạch cát, ngắt bỏ chân nấm, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 30 phút để nấm nở, rửa lại cho thật sạch, để nấm lên rổ cho ráo nước.

Bước 6:

- Dùng nồi nhỏ, phi hành khô thơm, cho nấm kim châm vào xào khoảng 5 - 8 phút.

Bước 7:

- Nồi nước dùng sau khi xương mềm, bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn.

- Cho từ từ nước dùng hầm xương vào nồi nấm, tiếp tục đun khoảng 20 - 25 phút.

Bước 8:

- Dùng thìa múc hỗn hợp cua thành từng viên tròn dẹp, thả vào nồi nấm kim châm, đợi sôi và hỗn hợp thịt cua chín nổi lên trên bề mặt nước, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Bước 9:

- Bún chần qua nước sôi rồi đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 10:

- Hành lá, rau mùi lặt sạch, thái nhỏ.

- Xà lách xoăn rửa sạch, chanh bổ làm đôi, ớt rửa sạch.

Bước 11:

- Khi dùng, múc bún ra bát, thêm nấm kim châm, vài miếng chả cua và chan nước dùng, bên trên rắc hành lá, rau mùi, hành phi dùng kèm với các loại rau và chanh, ớt, dùng nóng.

(Theo Ngoisao)

Trổ tài làm cá lóc nấu bún cuối tuần

Hôm nay, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc món bún cá lóc, đảm bảo các bạn sẽ nghiền luôn !

Nguyên liệu

  • 1 con cá lóc
  • Bún tươ
  • Gia vị: Sả, ớt, nghệ, chanh, nước mắm, muối, đường, dầu ăn
  • Rau thơm

Cách làm

Cá lóc làm sạch, đun nước sôi bỏ nguyên con vào luộc, bỏ kèm ít sả đập dập để khử mùi tanh và tạo vị thơm cho cá. Vớt cá ra, lóc thịt, bỏ xương. Lóc thịt nên khéo léo để cắt miếng to, không nên làm nát thịt cá ra.

Hành, sả, nghệ băm nhuyễn, hòa với ít nước cốt chanh. Hành tím phi thơm với dầu, cho cá vào đảo qua, nêm ít nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm vừa ăn.

Nước dùng: Có thể lấy nước lọc hoặc nước luộc cá ban đầu, hòa với nước cốt của sả, nghệ, hành, nêm thêm gia vị vừa ăn.

Cho bún vào tô, xếp cá lên trên, chan nước dùng vào, rải rau thơm lên trên. Có thể xịt them tương ớt, ớt chưng hay mắm tôm để tô bún đậm đà hơn.

Ăn kèm với rau xà lách, rau muống chẻ, rau mùi… kèm ít chanh.

(Theo TCLD)

4 món bún đặc sản ở Nam bộ

Món bún đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh.

1. Bún mắm Cần Thơ

Món ăn kèm với nhiều loại rau sống, mang hương vị đậm đà khó quên.

Món ăn kèm với nhiều loại rau sống, mang hương vị đậm đà khó quên.

Bún mắm có nước lèo từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt và lấy chất ngọt từ con cá lóc hay xương lợn… Ngoài ra, món ăn còn có sả băm nhuyễn, nấm rơm, cà tím cắt khúc vừa ăn tăng thêm chất lượng thơm ngon, đậm đà của nồi nước lèo. Món kèm cá hấp, lát thịt ba rọi (hay lợn quay), tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm, hoa chuối thái mỏng, giá, rau muống bàu, hoa súng, và rau đắng… Đặc biệt, món ăn sẽ thêm phần thú vị khi có chén nước mắm me, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon và thú vị hơn.

Để thưởng thức một tô bún thơm phức mùi mắm, mang đậm nét hương đồng gió nội từ miệt sông nước miền Tây, bạn có thể ghé đến quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5, TP HCM

2. Bún cá Kiên Giang

món ăn tạo nên một nét đặc trưng riêng, hấp dẫn của đất miền Tây.

Món ăn tạo nên một nét đặc trưng riêng, hấp dẫn của đất miền Tây.

Ẩm thực Kiên Giang đa dạng nhiều đồ ăn ngon, trong đó phải kể đến bún cá. Món này ngoài nước lèo thơm ngon, đậm đà thì không thể thiếu cá lóc hấp, tôm rim, gạch tôm... cùng với rau muống, thân chuối thái mỏng, giá, rau thơm, rau răm. Đặc biệt, bún cá chỉ ăn với nước mắm trong, cùng một ít ớt tươi, tạo nên một món chấm mang đậm hương vị đất phương Nam. Món được bán trong một con hẻm trên đường Vườn Chuối, quận 3, TP HCM.

3. Bún cá Châu Đốc

Mùi thơm lừng của sả và ngải bún tỏa ra từ nồi nước lèo nóng hổi cùng vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác... tạo thêm vị đậm đà cho món ăn.

Mùi thơm lừng của sả và ngải bún tỏa ra từ nồi nước lèo nóng hổi cùng vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác... tạo thêm vị đậm đà cho món ăn.

Nếu như tô bún cá Kiên Giang ngoài thịt cá lóc còn có tôm rim, gạch tôm, thì tô bún cá Châu Đốc lại được ăn kèm thêm vài miếng chả cá thác lác chiên vừa dai vừa béo. Trong nước lèo của món bún cá Châu Đốc còn có thêm ngải bún và cách chế biến cũng mang nét rất riêng. Chính vị ngọt thanh tự nhiên và thơm lừng đượm mùi dân dã của nước lèo, pha lẫn cái vị ngọt tươi của thịt cá lóc và độ dai, béo của chả cá thác lác... đã tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho món ăn này.

Bạn có thể ghé số 3 đường Hồng Hà, quận Tân Bình, TP HCM để thưởng thức món ăn này.

4. Bún nước lèo Sóc Trăng

Tô bún nước lèo nóng hổi, hòa lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay cay của ớt...

Tô bún nước lèo nóng hổi, hòa lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay cay của ớt...

Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng, mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam. Bún nước lèo còn được ăn kèm chung với một số loại thực phẩm khác như thịt lợn quay, cá, thịt, tôm tươi và các loại rau... Đặc biệt, chính nước chấm được nấu từ me, nước mắm ngon, hòa cùng đường tạo nên hỗn hợp nước chấm ngon và hấp dẫn.

Vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Tây Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé ngay lòng chợ Bàn Cờ, quận 3 để tìm đến và thưởng thức món ăn ngon này.

(Theo ngoisao)