Lưu trữ cho từ khóa: búi trĩ sa ra ngoài

“Bệnh Trĩ” sau phẫu thuật

Đa số bệnh nhân trĩ hy vọng rằng, sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ chưa tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc hoặc chưa biết cách phòng tránh tái phát bệnh.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự phồng lớn do suy hệ tĩnh mạch của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

- Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

- Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

- Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

- Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh trĩ – phẫu thuật và sau phẫu thuật

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ.

Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp uống An Trĩ Vương mà không nhất thiết phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật chỉ để loại bỏ búi trĩ, sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn chặn tái phát.

Ngoài ra, để phòng tránh tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật, nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đồng thời nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Ăn đủ chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng và chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,…

DS. Lê Phương

Thế nào là trĩ độ 2, phương pháp điều trị?

Mẹ cháu bị trĩ, độ 2. Thế nào là độ 2 ạ? Có bao nhiêu mức độ? ở những mức độ tương ứng thì phương pháp cơ bản điều trị là gì ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Thưa bạn Bùi Hà, theo cháu hỏi, bệnh trĩ hiện nay có 4 độ. Độ 1 chỉ đi ngoài ra máu. Độ 2, đi ngoài ra máu nhưng búi trĩ thập thò ở hậu môn. Độ 3, khi đi ngoài thì búi trĩ ra ngoài, khi nhét lên thì búi trĩ lại vào trong ống hậu môn và trĩ độ 4, khi đi ngoài búi trĩ ra ngoài hậu môn và khi nhét lên thì nó lại ra.

Ở mức độ bệnh của mẹ cháu thì chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa là đủ như: ăn nhiều rau, đi ngoài nhanh (đi trong 1-2 phút/lần).

Theo VOV Online