Lưu trữ cho từ khóa: búi trĩ

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H'Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Có loại thuốc hay bài tập nào có thể tránh được bệnh trĩ không?

Hỏi:Thưa bác sĩ, có loại thuốc hay bài tập nào có thể tránh được bệnh trĩ không? (Trần Thịnh)

Đáp: Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch búi trĩ. Mặc dù nguyên nhân của bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn nhưng có một số yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ hoặc làm bệnh nặng. Do vậy, loại trừ những yếu tố này là một trong những biện pháp phòng ngừa có thể tránh được bệnh trĩ. Các yếu tố thuận lợi đó là:

- Tư thế:  Đứng lâu hoặc ngồi lâu làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, do vậy dễ gây mắc bệnh trĩ, vì vậy cần tránh ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, năng hoạt động đi lại, thay đổi tư thế tại chỗ.

- Rối loạn đại tiện: táo bón kinh niên hay ỉa chảy kéo dài cũng làm cho áp lực trong lòng hậu môn tăng cao dẫn đến việc hình thành các búi trĩ, do vậy cần ăn đủ chất xơ, rau, hoa quả tươi và điều trị triệt để các rối loạn về tiêu hóa; tránh để bị tiêu chảy hay táo bón kéo dài…

- Tiền sử bị bệnh lỵ hay hội chứng ruột kích thích  cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, do vậy cần điều trị dứt điểm các bệnh này.

- Một số nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng: ho nhiều ở những người mắc bệnh phổi phế quản mạn tính hay ở những bệnh nhân xơ gan, suy tim và những người phải làm công việc nặng nhọc… làm tăng áp lực ổ bụng, do đó làm cản trở máu từ tĩnh mạch hậu môn trở về hệ thống đại tuần hoàn.

- Các bệnh lý quanh vùng hậu môn trực tràng cũng như vùng tiểu khung, đái chậu, trong thời gian mang thai… làm cản trở máu về do đó gây hiện tượng căng phồng các tĩnh mạch búi trĩ  còn gọi là trĩ triệu chứng.

Tóm lại, để ngăn ngừa và phòng bệnh trĩ cần loại bỏ những nguyên nhân và yêu tố thuận lợi gây suy giảm tuần hoàn của tĩnh mạch trĩ cũng như cản trở dòng máu từ tĩnh mạch trĩ trở về vòng đại tuần hoàn như đã trình bày ở trên.

BS Bạch Long

Khác nhau giữa bệnh lý đại tràng và bệnh trĩ

BS hãy giúp em cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh đại tràng (Nguyễn Minh Ngọc).

Trả lời của phòng mạch online:

- Biểu hiện của trĩ thường là một hoặc nhiều biểu hiện sau:

+ Có khối lồi ra ngoài hậu môn khi đi cầu, nhất là khi đi cầu bón. Khối này lúc đầu có thể tự lên được nhưng về sau khi lớn hơn thì không tự lên được, phải dùng tay để đẩy lên hoặc thậm chí lớn hơn nữa thì sẽ nằm thường trực ở hậu môn.

+ Có trường hợp búi trĩ bị nhiễm trùng hoặc tắc mạch gây đau rất nhiều.

+ Đi cầu ra máu, nhất là khi tiêu bón: máu thường đi ra sau khi phân đã ra xong, đặc điểm là khuôn phân vẫn có màu vàng nhưng máu tươi bao ngoài khuôn phân, hoặc có trường hợp điển hình hơn là máu chảy thành tia như cắt tiết gà sau khi phân đã ra.

- Bệnh lý đại tràng thực ra là một nhóm bệnh của ruột kết chứ không đơn thuần là một bệnh: có thể là rối loạn co thắt, hoặc viêm nhưng cũng như bệnh lý của các cơ quan khác trong cơ thể thì nguy hiểm nhất là ung thư. Các biểu hiện giúp hướng nghĩ đến bệnh lý ở đại tràng là:

+ Đau bụng dọc theo khung đại tràng

+ Tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ nhau; đặc biệt là khi đi lắt nhắt mỗi lần chỉ được ít phân nhưng kèm đàm nhày

+|Tiêu phân nát

Bệnh trĩ  Khác nhau giữa bệnh lý đại tràng và bệnh trĩ

+ Buốt mót (mót rặn, cảm giác đi cầu không hết phân nhưng cứ mót đi cầu liên tục)

+ Các dấu hiệu báo động nguy hiểm cần tầm soát để loại trừ ung thư: mới khởi phát ở tuổi trên 40, kèm sụt cân, đau bụng quặn cơn và trong cơn đau sờ được khối u gò trên bụng, tiêu ra máu (điểm khác biệt với trĩ là máu thường trộn lẫn với phân chứ không nằm riêng lẽ, có khi máu đen sệt hoặc máu màu hồng như máu cá), tiền sử trong gia đình có người bị ung thư ruột kết.

Trên thực tế tại bệnh viện, chúng tôi gặp không ít các trường hợp biểu hiện không điển hình cần phải khám và làm xét nghiệm kỹ lưỡng. Thêm vào đó, cũng có nhiều trường hợp trĩ và bệnh lý đại tràng cùng xảy ra trên một người bệnh. Do đó, các điểm kể trên chỉ là một số ý sơ lược để cho bạn có thêm ý niệm về biểu hiện của bệnh. Trong trường hợp không chắc chắn, bạn nên khuyên người nhà đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lê Nga / ST

Em bị trĩ ngoại không đau để lâu có gây ung thư không

Chào bác sĩ, em bị trĩ ngoại, không đau gì hết, vậy em có sao không? Có cần điều trị không hay chỉ cần ăn nhiều chất xơ là được? Để lâu ngày có gây ra ung thư không ạ? (Quỳnh Nga)

Bệnh trĩ là do thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị suy yếu không còn bền chắc dẫn đến sự  dãn quá mức gây sưng phù tạo nên búi trĩ.

Nếu búi trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể nhìn thấy bên ngoài. Còn trĩ nội là búi trĩ nằm trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi thăm khám hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi bị nặng thò ra ngoài gọi là sa búi trĩ.

Triệu chứng thường là sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, có thể chảy máu khi đi tiêu, ngứa đau rát nếu có viêm nhiễm…

Bệnh trĩ có thể đi kèm với viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng…Bệnh hay xảy ra ở người lao động nặng, ngồi đứng lâu(tài xế, hớt tóc, thợ may…).

Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tắc mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét… thì không cần điều trị. Vậy trường hợp của em không có triệu chứng gì thì không cần điều trị.

Em cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: tránh làm việc nặng, tránh ngồi nhiều, ăn nhiều chất xơ (rau quả) uống nhiều nước, vận động thể dục thể thao, tránh táo bón, hạn chế các chất kích thích như rượu, gia vị… để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

Có nhiều phương pháp điều trị như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, tiêm xơ, thắt vòng cao su, phẫu thuật…

Trĩ không trở thành ung thư như em lo lắng. Tuy nhiên, em cũng nên đi khám, nội soi để phân biệt với bệnh lý như ung thư, polyp trực tràng – hậu môn.

Theo Alo Bác sĩ

Các biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Bệnh trĩ là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nhất là những người lớn tuổi. Ở nước ngoài có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.

Nghẹt

Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hối
Bách Khoa Thư Bệnh Học II

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

8 trả lời về bệnh trĩ

Những băn khoăn về căn bệnh khó nói sẽ được giải quyết phần nào qua những câu trả lời dưới đây.

Đang cho con bú, có được uống thuốc chữa bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ từ trước khi mang thai nhưng nhẹ, tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị trĩ nội độ 3, sau khi sinh xong tôi bị nặng hơn, đi ngoài đau và ra máu rất nhiều. Tôi đã uống thuốc đông y, thuốc tây, rất nhiều loại nhưng khi hết dùng thuốc bệnh lại quay trở lại. Giờ con tôi được 7 tháng, tôi vẫn đang cho con bú, xin hỏi bác sĩ tôi phải uống thuốc gì để khỏi và có phải phẫu thuật không? Xin cảm ơn.

macvang_87

Trả lời: Trường hợp bạn đang cho con bú thì nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Đồng thời, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, chè, café.. đồ ăn chua cay như ớt tiêu, và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ.

---

Đi cầu ra máu, có nguy hiểm?

Hỏi: Em tên Đức nhà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc "đi" xong thấy có  máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì?

Vu Suc

Trả lời: Theo như bạn Đức kể thì những lúc bạn đi ngoài có dính máu có thể do bạn bị táo bón. Cách khắc phục tình trạng nay là bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh và quả chín như rau khoai lang, mồng tơi. Bạn cũng nên chịu khó luyện tập thể dục thể thao.

---

Bệnh trĩ, có thể tự điều trị?

Hỏi: Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh.

Thuan Thi

 

Trả lời: Tốt nhất bạn nên khám bác sĩ, ngoài ra bạn có thể tham khảo cách điều trị nội khoa:

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha một chút muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. T uy  nhiên, người bị bệnh cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên dùng thuốc bừa bãi, gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu.

Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, bệnh nhân cần dùng nhiều rau có tác dụng nhuận trường như diếp cá, khoai lang, rau má, đu đủ, mướp… uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, các họat động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.

---

Các cách làm tiêu trĩ

Hỏi: Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.

bandoc...

Trả lời: Có ba hướng điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất; hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.

---

Không đau, không ngứa là đã khỏi bệnh?

Hỏi: Tôi bị trĩ từ sau khi sinh em bé, cách nay khoảng 7 năm. Đi khám bác sĩ nói: Trĩ nội, độ 2, không cần cắt. Mới đây tôi đi cầu ra máu 2 ngày. Tôi uống 1 hộp Tottry, hết chảy máu, không đau, không ngứa. Xin hỏi tôi cần điều trị gì không?

phonglan

Trả lời: Tottry là thuốc điều trị cả trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng giảm đau rát, giảm tiết dịch ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát. Do vậy bệnh thuyên giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để.

---

Ở TPHCM thì nên tới đâu để khám?

Hỏi: Tôi 32 tuổi, làm công nhân tại qu ậnGò Vấp. Khoảng 3 năm nay tôi thấy thỉnh thoảng hậu môn lòi ra gây đau mỗi khi đi ngoài kèm chảy máu nữa, mỗi đợt khoảng 5, 7 ngày rồi tự hết. Qua tìm hiểu tôi biết các triệu chứng đó là bệnh trĩ. Xin cho tôi hỏi muốn điều trị dứt tôi phải làm sao? Địa chỉ tin cậy là ở đâu? Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?

Nguyen Thuy

Trả lời: Hiện nay có ba hướng điều trị bệnh trĩ. Một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất. Hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả. Bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa. Bạn có thể tìm đến bệnh viên Chợ Rẫy gặp bác sĩ chuyên khoa.

---

Nguyên nhân gây trĩ?

Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, nữ giới, độc thân, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, cụ thể là làm việc với máy tính 8giờ/ngày. Tôi thường tập thể dục khoảng 30phút/ngày. Tôi bị bệnh viêm dạ dày cách đây 15 năm và bị bệnh trĩ cách đây 1 năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ là: bị lòi ra ngoài hậu môn cỡ bằng hạt đậu, nhưng không thường xuyên, hôm nào trong người cảm thấy khỏe thì không bị, không bị chảy máu, hơi khó chịu một chút, lâu lâu thì hơi ngứa. Tôi có đã đến bệnh viện khám, kết quả nội soi là trĩ độ 2, sau đó tôi uống thuốc 2 toa khoảng 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định, và thường xuyên ăn lá dấp cá (ăn sống chung với thức ăn trong bữa ăn) khoảng 1 kg/tuần nhưng vẫn không thấy bớt.

Vậy cho tôi hỏi: bệnh của tôi bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục, ăn lá dấp cá như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và nó có tác dụng tốt cho bệnh trĩ không? Tôi có nên phẫu thuật để cắt búi trĩ đó không? Và cách chữa trị bệnh của tôi như thế nào ? Xin cảm ơn bác sĩ !

Huỳnh Thị Ái

Trả lời: Bạn đã bị trĩ độ 2 cần phải đi khám chuyên khoa sâu tại bệnh viện uy tín để có phác đồ điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nhưng có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh, yếu tố gia đình, di truyền, phụ nữ có thai, sinh đẻ, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước cũng dễ gây ra bệnh trĩ…..

Dấp cá là loại rau có tính hàn mát có tác dụng cho bệnh trĩ ,tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Việc có nên cắt búi trĩ hay không thì cần phải có kết quả kiểm tra và thăm khám mới có thể kết luận được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.

---

Nhu động ruột kém có phải là bệnh trĩ?

Hỏi: Em bị bệnh này từ 10 năm nay. Em đọc trên báo thì thấy nói là giống bệnh đại tràng kích thích. Nhưng bệnh của em không bị đi ngoài hay táo bón, mà chỉ là nhu động ruột kém. Em cảm nhận được là thức ăn trên đường qua ruột của em bị tắc lại ở một chỗ, lúc nào nhu động ruột được, thức ăn được đẩy qua chỗ bị co thắt thì thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không nó cứ ứ lại một chỗ, bụng trướng phình lên rất khó chịu.

Những lúc em nhu động ruột được thì chỉ là khi em bắt đầu chìm vào giấc ngủ say – em cảm thấy đó là lúc thần kinh của em được thư giãn nhất. Em cũng có đọc báo thì em hiểu là bệnh của em do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng nhu động ruột kém. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em khắc phục triệu trứng này và uống thuốc gì để khỏi.

Phuong Thuy

Trả lời: Bạn cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới có thể kê đơn thuốc cho bạn được. Việc này bạn không nên để lâu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ

Những băn khoăn về căn bệnh khó nói sẽ được giải quyết phần nào qua những câu trả lời dưới đây.

Đang cho con bú, có được uống thuốc chữa bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ từ trước khi mang thai nhưng nhẹ, tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị trĩ nội độ 3, sau khi sinh xong tôi bị nặng hơn, đi ngoài đau và ra máu rất nhiều. Tôi đã uống thuốc đông y, thuốc tây, rất nhiều loại nhưng khi hết dùng thuốc bệnh lại quay trở lại. Giờ con tôi được 7 tháng, tôi vẫn đang cho con bú, xin hỏi bác sĩ tôi phải uống thuốc gì để khỏi và có phải phẫu thuật không? Xin cảm ơn.

macvang_87
Trả lời: Trường hợp bạn đang cho con bú thì nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Đồng thời, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, chè, café.. đồ ăn chua cay như ớt tiêu, và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ.
---
Đi cầu ra máu, có nguy hiểm?

Hỏi: Em tên Đức nhà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc "đi" xong thấy có  máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì?
Vu Suc

Trả lời: Theo như bạn Đức kể thì những lúc bạn đi ngoài có dính máu có thể do bạn bị táo bón. Cách khắc phục tình trạng nay là bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh và quả chín như rau khoai lang, mồng tơi. Bạn cũng nên chịu khó luyện tập thể dục thể thao.
---
Bệnh trĩ, có thể tự điều trị?

Hỏi: Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh.
Thuan Thi
Trả lời: Tốt nhất bạn nên khám bác sĩ, ngoài ra bạn có thể tham khảo cách điều trị nội khoa:
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha một chút muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. T uy  nhiên, người bị bệnh cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên dùng thuốc bừa bãi, gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu.
Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, bệnh nhân cần dùng nhiều rau có tác dụng nhuận trường như diếp cá, khoai lang, rau má, đu đủ, mướp… uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, các họat động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.
---
Các cách làm tiêu trĩ

Hỏi: Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.
bandoc...
Trả lời: Có ba hướng điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất; hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
---
Không đau, không ngứa là đã khỏi bệnh?

Hỏi: Tôi bị trĩ từ sau khi sinh em bé, cách nay khoảng 7 năm. Đi khám bác sĩ nói: Trĩ nội, độ 2, không cần cắt. Mới đây tôi đi cầu ra máu 2 ngày. Tôi uống 1 hộp Tottry, hết chảy máu, không đau, không ngứa. Xin hỏi tôi cần điều trị gì không?
phonglan
Trả lời: Tottry là thuốc điều trị cả trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng giảm đau rát, giảm tiết dịch ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát. Do vậy bệnh thuyên giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để.
---
Ở TPHCM thì nên tới đâu để khám?

Hỏi: Tôi 32 tuổi, làm công nhân tại quậnGò Vấp. Khoảng 3 năm nay tôi thấy thỉnh thoảng hậu môn lòi ra gây đau mỗi khi đi ngoài kèm chảy máu nữa, mỗi đợt khoảng 5, 7 ngày rồi tự hết. Qua tìm hiểu tôi biết các triệu chứng đó là bệnh trĩ. Xin cho tôi hỏi muốn điều trị dứt tôi phải làm sao? Địa chỉ tin cậy là ở đâu? Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?
Nguyen Thuy
Trả lời: Hiện nay có ba hướng điều trị bệnh trĩ. Một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất. Hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả. Bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa. Bạn có thể tìm đến bệnh viên Chợ Rẫy gặp bác sĩ chuyên khoa.
---
Nguyên nhân gây trĩ?
Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, nữ giới, độc thân, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, cụ thể là làm việc với máy tính 8giờ/ngày. Tôi thường tập thể dục khoảng 30phút/ngày. Tôi bị bệnh viêm dạ dày cách đây 15 năm và bị bệnh trĩ cách đây 1 năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ là: bị lòi ra ngoài hậu môn cỡ bằng hạt đậu, nhưng không thường xuyên, hôm nào trong người cảm thấy khỏe thì không bị, không bị chảy máu, hơi khó chịu một chút, lâu lâu thì hơi ngứa. Tôi có đã đến bệnh viện khám, kết quả nội soi là trĩ độ 2, sau đó tôi uống thuốc 2 toa khoảng 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định, và thường xuyên ăn lá dấp cá (ăn sống chung với thức ăn trong bữa ăn) khoảng 1 kg/tuần nhưng vẫn không thấy bớt.

Vậy cho tôi hỏi: bệnh của tôi bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục, ăn lá dấp cá như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và nó có tác dụng tốt cho bệnh trĩ không? Tôi có nên phẫu thuật để cắt búi trĩ đó không? Và cách chữa trị bệnh của tôi như thế nào ? Xin cảm ơn bác sĩ !
Huỳnh Thị Ái
Trả lời: Bạn đã bị trĩ độ 2 cần phải đi khám chuyên khoa sâu tại bệnh viện uy tín để có phác đồ điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nhưng có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh, yếu tố gia đình, di truyền, phụ nữ có thai, sinh đẻ, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước cũng dễ gây ra bệnh trĩ…..
Dấp cá là loại rau có tính hàn mát có tác dụng cho bệnh trĩ ,tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Việc có nên cắt búi trĩ hay không thì cần phải có kết quả kiểm tra và thăm khám mới có thể kết luận được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
---
Nhu động ruột kém có phải là bệnh trĩ?

Hỏi: Em bị bệnh này từ 10 năm nay. Em đọc trên báo thì thấy nói là giống bệnh đại tràng kích thích. Nhưng bệnh của em không bị đi ngoài hay táo bón, mà chỉ là nhu động ruột kém. Em cảm nhận được là thức ăn trên đường qua ruột của em bị tắc lại ở một chỗ, lúc nào nhu động ruột được, thức ăn được đẩy qua chỗ bị co thắt thì thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không nó cứ ứ lại một chỗ, bụng trướng phình lên rất khó chịu.
Những lúc em nhu động ruột được thì chỉ là khi em bắt đầu chìm vào giấc ngủ say – em cảm thấy đó là lúc thần kinh của em được thư giãn nhất. Em cũng có đọc báo thì em hiểu là bệnh của em do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng nhu động ruột kém. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em khắc phục triệu trứng này và uống thuốc gì để khỏi.
Phuong Thuy
Trả lời: Bạn cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới có thể kê đơn thuốc cho bạn được. Việc này bạn không nên để lâu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Meo.vn (Theo Giadinh)

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Bà bầu khổ vì trĩ

Có bầu ở tháng thứ 5, chị Hoàn khổ sở vì 2-3 ngày mới đi tiêu được, mà mỗi lần vào toilet là ngồi khóc rưng rức vì đau.

Cùng hoàn cảnh, chị Minh (Hà Đông, Hà Nội) lúc nào cũng bứt rứt khó chịu vì có bũi trĩ sa xuống. Chị từng bị trĩ nhưng đã chữa khỏi, vậy mà khi có bầu đến tháng thứ 6, bệnh tái phát khiến chị đau đớn, khó khăn khi làm mọi việc. Sợ ảnh hưởng đến em bé, chị không dám uống thuốc gì. Gần đây, không thể chịu được nên chị mới đi khám.

Bác sĩ ngoại khoa Bùi Tiến Hưng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho biết, phụ nữ có thai bị trĩ khá phổ biến.

Theo bác sĩ Hưng, bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trợ hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm.

Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táo, thậm chí có người to như một trái súp lơ khiến người bệnh đau dữ dội.

Ngoài lý do trên, khi có thai, phụ nữ ít vận động cũng gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông khiến tăng độ sa giãn búi mạch. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ mạnh hơn (để truyền dưỡng chất nuôi con) nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, khiến trĩ càng có cơ hội phát ra.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết thêm, tình trạng trĩ ở phụ nữ mang thai không thể coi thường. Thường nguyên nhân gây trĩ cho trị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, theo bà, khi có cơ thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Về cách điều trị trĩ, bác sĩ Bùi Tiến Hưng cho biết, đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng. Có thể điều trị bằng bột ngâm trĩ chống viêm, chống huyết ứ bằng các bài thuốc đông y như: lá móng, hoàng bá, binh lang, phèn phi, hay kha tử + phèn phi; hạt cau+ hoàng bá...

Theo bác sĩ, tốt nhất, chị em có thai cần phòng bệnh ngay từ đầu: Không nên ngồi nhiều, đứng lâu mà cần vận động nhẹ nhàng; Sử dụng các biện pháp chống táo bón (ăn đồ mát, nhiều chất xơ...), tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm, sau khi ngủ đậy. Chị em cũng có thể tập một bài thể dục đơn giản cho cơ nâng hậu môn để phòng trĩ: Đứng hai chân hình chữ V, kiễng chân nhón gót, ép mông. Bài tập này có thể dùng cho bất kỳ ai, giúp những người bị trĩ độ 1-2 đỡ sa giãn, còn người chưa bị sẽ ít phát sinh. Tuy nhiên, người tập cần kiên trì, mỗi ngày thực hiện vài lần.

Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu như búi trĩ bị sa quá mức, đau nhức, đau rát hậu môn, chảy máu vùng này thì chị em cần đi khám để được hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Với một số trường hợp bị trĩ kèm các bệnh khác rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đại trực tràng... thì cần phải chữa tận gốc.

Meo.vn (Theo Vne)

Mổ trĩ không đau?

Dù rất đau đớn, khó chịu vì búi trĩ sa xuống, nhưng nhiều người bệnh vừa nghĩ đến cắt trĩ đã 'nổi da gà' vì cảm giác đau sau khi phẫu thuật được ví như có thuỷ tinh cứa vào vùng hậu môn.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học VN, Giám Ðốc TT Hậu môn học, Bệnh viện Tràng An cho biết, điều trị trĩ có nhiều phương pháp khác nhau, từ nội khoa, vật lý… nhưng trên thực tế, phẫu thuật vẫn là phương pháp ưu việt nhất trong điều trị trĩ, giúp người bệnh không bị tái lại. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt, phẫu thuật cắt trĩ nghe tưởng như đơn giản, nhưng lại làm người bệnh rất đau sau mổ, nhất là ở những lần đi ngoài đầu tiên.

Không chỉ đau sau mổ, mà một số trường hợp mổ trĩ thắt có thể lồi ra một cục nhỏ cạnh hậu môn, phải sau 3 - 6 tháng teo đi. Tuy cục nhỏ này không gây đau đáng kể nhưng người bệnh nhân rất khó chịu vì tưởng là còn trĩ.

'Bệnh nhân mổ trĩ thường đau sau khi mổ, nhất là ở những lần đi ngoài đầu tiên là do vết mổ nằm ngay ở vùng lược da cạnh hậu môn, là vùng rất nhạy cảm. Ngoài ra, bị đau do đây là vùng chịu ảnh hưởng của nhiễm khuẩn do phân, dịch ruột thường xuyên đi qua cũng như yếu tố co thắt của cơ tròn. Hơn nữa, đau còn là nguyên nhân của những rối loạn khác - nhất là vấn đề tiểu tiện', PGS Nhâm nói.

Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp mổ trĩ mới Longo được đưa vào áp dụng tại nhiều bệnh viện đã khắc phục được đáng kể những nhược điểm của các phương pháp cũ.

Thay vì cắt bên mép hậu môn và lấy trĩ khiến vết thương rất đau và lâu liền (thường mất khoảng 8 -12 tuần), phương pháp Longo sẽ cắt và khâu bằng máy ở bên trong lỗ hậu môn (phẫu thuật nội soi khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phương pháp phẫu thuật này là phẫu thuật viên sử dụng dụng cụ để cắt và khâu một khoanh niêm mạc trên đường lược. Cắt khoanh niêm mạc nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ. Tiếp đó sẽ khâu nối hai đầu niêm mạc đã cắt treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Hai động tác cắt và khâu này làm cho búi trĩ không còn chảy máu và không sa ra ngoài hậu môn.

Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau do các thao tác được thực hiện ở vùng không có cảm giác đau và rất nhanh chóng. Chỉ sau 10 - 15 phút, ca phẫu thuật đã hoàn thành. Người bệnh không phải nằm viện lâu, thậm chí sau phẫu thuật vài tiếng là có thể về nhà và trở lại làm việc bình thường sau 1 - 5 ngày.

'Không chỉ có ưu điểm nhanh chóng, không đau, mà quan trọng hơn, nó có thể áp dụng cho mọi đối tượng, từ người bị huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng... ổn định đều có thể được phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo. Hơn nữa, phương pháp này rất hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp 5 - 7% sau 5 - 10 năm', PGS Nhâm nói.

PGS Nhâm cho biết thêm, phương pháp này đặc biệt thích hợp với các loại trĩ có biến chứng độ 3 và 4, trĩ nội lớn, trĩ vòng...Tuy nhiên, nếu bệnh nhân để búi trĩ quá lâu hoặc để đến lúc quá đau đớn, không thể đi đại tiện được nữa mới đi khám thì lúc đó có khi búi trĩ đã quá to, hoặc tắc mạch, hoặc có thêm các biến chứng khác như nứt hậu môn… thì có thể không áp dụng được phương pháp Longo để phẫu thuật mà vẫn phải áp dụng phương pháp truyền thống.

Sau khi mổ trĩ, mọi người cần lao động nhẹ nhàng trong vòng 1 tháng, không được ngồi xổm, không chạy nhẩy hay mang vác nặng, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện cần rửa sạch và ngâm hậu môn 15 phút trong nước ấm.

Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo là khá cao, từ 9 - 12 triệu đồng.

Theo Dân Trí