Lưu trữ cho từ khóa: bú sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ dài lâu – khi mẹ cần giải pháp

Sở hữu một nhà hàng đông khách nên mới sinh con được 4 tháng, chị Phương Mai đã sốt ruột muốn đi làm trở lại để trực tiếp coi sóc công việc. Chồng cản, bảo cố gắng ở nhà thêm một thời gian nữa để cho con được bú sữa mẹ nhiều một chút, nhưng chị tặc lưỡi: “Thôi kệ, mình chọn sữa ngoài loại tốt nhất cho con chắc cũng không sao!”.

1001 lý do khiến mẹ sớm từ bỏ dòng sữa quý

Ảnh được cung cấp bởi Philips Avent

Không riêng gì chị Phương Mai, phụ nữ hiện đại thường tham công tiếc việc, cảm thấy không yên tâm khi giao hẳn việc cho người khác trong nửa năm nên muốn quay lại sớm với nhịp điệu thường nhật của mình.

Đa số các mẹ thường cho rằng bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là… đủ, sau đó thì tập ăn dặm và cho bé bú kèm thêm sữa ngoài để thuận tiện hơn mỗi khi đưa con ra ngoài chơi, khi con đói bất chợt mà không có nơi thích hợp cho bé bú. Những mẹ khác cho con ngưng sữa mẹ sớm vì bé đến tuổi mọc răng, cứ cắn đầu ti làm mẹ đau khi bú, hay thấy bé sổ sữa, bầu bĩnh quá lại lo con bị béo phì, không muốn cho bé bú thêm.

Theo thống kê của Vụ sức khỏe – Bộ y tế, hiện chỉ có 19,6% các bà mẹ Việt Nam duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ đủ 6 tháng đầu đời. Trong khi đó, các bác sĩ – chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới đều khuyên: Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn suốt 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ (cho bé bú kèm với quá trình ăn dặm) đến khi bé được 24 tháng.

Chuyên gia tư vấn Trần Thị Sáng, nguyên trưởng bộ phận huấn luyện tiền sản bệnh viện FV Tp.HCM nhấn mạnh: “Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ và độ nguy hiểm của các bệnh viêm nhiễm ở tai, tiêu chảy, viêm màng não vi khuẩn ở trẻ nhỏ và có thể giúp ngăn ngừa trẻ tử vong trong khi ngủ, ngừa bệnh tiểu đường, béo phì, hen suyễn. Sữa mẹ đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ với những thành phần đặc biệt phù hợp cho sự phát triển cả về trí não, thể chất. Và quan trọng nhất là sữa mẹ tạo nên khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm bệnh ở trẻ!”.

Rõ ràng, bạn không nên sớm từ bỏ việc nuôi còn bằng sữa mẹ khi gặp khó khăn, hãy tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với hoàn cảnh của mình. Một chút “xoay xở” của bạn lúc này sẽ giúp con duy trì được nguồn dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ dài lâu, có được một nền tảng tốt nhất để phát triển sau này.

Tự hào nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu bạn có đầy đủ sức khỏe và thời gian, tốt nhất nên cho bé bú sữa trực tiếp từ bạn. Nhưng nếu bạn khá bận rộn với các công việc ngoài xã hội, đôi lúc bạn phải vắng nhà, đôi lúc bạn quá mệt mỏi, bạn bị ốm, rồi thì bé mọc răng cắn ti làm bạn đau… Hãy tìm cho mình giải pháp thông minh.

Mẹ bận rộn công việc vẫn có thể sắp xếp nuôi con bằng sữa mẹ (Ảnh được cung cấp bởi Philips Avent)

Một trong những cách rất tốt bạn có thể áp dụng chính là tìm đến sự hỗ trợ của những chiếc máy hút sữa. Chỉ cần bạn thực hiện đúng các nguyên tắc như rửa sạch tay trước khi vắt sữa, đảm bảo bình chứa và dụng cụ vắt sữa được vệ sinh sạch sẽ, đựng sữa trong túi hoặc bình chứa chuyên dụng, ghi rõ ngày tháng vắt… là có thể tiếp tục duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài. Bạn cũng lưu ý, nên cho bé ăn sữa mẹ được hút ra bằng cốc và thìa, hạn chế dùng bình có núm vú vì trẻ bú bình quen, sau này sẽ không muốn bú mẹ nữa. Nếu đậy kỹ sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3 – 5 giờ. Để bảo quản lâu hơn, nên cất sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Khi lấy ra, không đun sôi sữa hoặc làm nóng bằng lò vi sóng mà chỉ cần đặt bình chứa sữa vào một tô nước ấm, đến khi sữa tan và có nhiệt độ bình thường.

Máy hút sữa Philips Avent mới với thiết kế tự nhên giúp mẹ thao tác nhẹ nhàng hơn, cho lượng sữa nhiều hơn; là giải pháp giúp mẹ khắc phục mọi khó khăn để nuôi con bằng sữa mẹ dài lâu, nổi bật với các đặc tính ưu việt sau:

1. Giúp mẹ hoàn toàn thư giãn khi hút sữa nhờ phễu chụp được thiết kế độc đáo, mẹ vẫn giữ tư thế ngồi thoải mái và tự nhiên, không cần nghiêng về phía trước

2. Thiết kế mới giúp mẹ dễ dàng duy trì sự tiếp xúc chặt chẽ giữa phễu hút và bầu ngực, giúp thao tác hút sữa trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

3. Lực hút mô phỏng theo kiểu mút sữa tự nhiên của bé cùng với đệm matxa co giãn theo thao tác hút sữa, nhẹ nhàng xoa bóp đầu ngực, giúp kích thích dòng sữa tiết ra tự nhiên.

Bạn thấy đấy, mọi việc không còn khó như bạn nghĩ nữa. Một chút cố gắng của bản thân, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình và sự hỗ trợ của những thiết bị chuyên dụng như máy hút sữa, bé đã có thể uống dòng sữa mẹ quý báu ngọt lành thật lâu, cho đến ngày bé tròn 12 tháng.

Chương trình tư vấn chăm sóc bé yêu “Cuối tuần cùng mẹ gặp chuyên gia”

  • Đăng ký để tham gia ngay!
  • Hotline: 1800 5999 88
  • Website: www.tuhaonuoiconbangsuame.com

 

 

Những điều nên biết về chứng hăm tã ở trẻ

Bạn đã biết gì về chứng hăm tã gây khó chịu cho trẻ nhỏ? Liệu cách chữa trị và phòng tránh mà bạn chọn đã phù hợp với làn da nhạy cảm của con yêu. Bạn hãy tìm hiểu thêm về chứng hăm tã và những khuyến cáo hữu ích cho việc chăm sóc da trẻ nhỏ để có thể bảo vệ bé yêu một cách an toàn nhất.

Hăm tã là khu vực bị viêm, hay sưng đỏ gây ngứa được phát hiện tại vùng da mang tã của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến là do sự kích ứng khi da tiếp xúc, cọ xát kéo dài với nước tiểu và phân trong tã. Các bậc phụ huynh nên hiểu được mức độ nhạy cảm của làn da trẻ nhỏ để có thể chăm sóc và tìm mua những loại sản phẩm cũng như mỹ phẩm phù hợp hơn cho con mình.

Có phải chỉ khi vệ sinh và chăm sóc trẻ không tốt thì mới xuất hiện chứng hăm tã?

Không hẳn vậy. Dù được chăm sóc vệ sinh kỹ thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có nhiều khả năng bị hăm tã do cấu trúc da của trẻ ở giai đoạn này rất mong manh và nhạy cảm. Da trẻ chưa phát triển đầy đủ những yếu tố bảo vệ chính như các lớp sừng, phần mô sợi bảo vệ da và lớp màng có tính acid nhẹ ở bề mặt da giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, bạn cần lưu ý khi quấn tã cho con mình: sử dụng loại vải quấn, bỉm tã nào để đảm bảo mức độ vệ sinh, cũng như các sản phẩm mỹ phẩm bôi ngoài da ở vùng da quấn tã của trẻ nhằm tránh sự kích ứng với làn da nhạy cảm.

Ngoài môi trường trong bỉm lót, còn lý do nào khác gây ra chứng hăm tã?

Trước hết, nguyên nhân chính và phổ biến nhất cho chứng hăm tã là sự cọ xát của tã lót và môi trường ẩm thấp bên dưới lớp tã. Bạn nên biết nước tiểu, phân cùng sự thiếu thông thoáng từ tã lót đã tạo nên một môi trường rất “thù địch” đối với làn da non nớt của bé.

Bên cạnh đó việc thay đổi thức ăn (từ dạng lỏng sang dạng đặc), ngưng cho bé bú sữa mẹ hoặc chăm sóc da bé không đúng cách như dùng xà phòng dạng lỏng hoặc phấn rôm có chất kích ứng cũng là những nguyên nhân gây hại cho da của bé.

Chăm sóc đúng cách giúp bảo vệ làn da mong manh của trẻ (Nguồn: Bayer)

Vậy nên chăm sóc và lựa chọn sản phẩm trị hăm tã cho trẻ như thế nào?

Các chuyên gia về làn da trẻ em khuyến cáo bạn nên thực hiện các bước sau để tránh gây tổn thương cho vùng da mang tã của bé:

  • Lau nhẹ da mông trẻ bằng nước, rồi thấm khô bằng gạc.
  • Dùng dầu bôi để ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa nước tiểu và phân với da trẻ, đồng thời tạo độ ẩm thích hợp cho da nhằm đẩy nhanh quá trình lành bệnh tự nhiên.
  • Không cần phải tẩy rửa lớp dầu bôi khi thay tã lót, việc này có thể làm hại các mô đang phục hồi.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần sử dụng thêm thuốc mỡ có chứa Dexpanthenol và Lanolin, không chỉ trong điều trị mà còn có thể dùng hàng ngày để phòng ngừa tình trạng hăm tã.Thuốc mỡ đặc trị hăm tã chứa Dexpanthenol và Lanolin giúp tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa, đồng thời giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé. Bên cạnh đó, thuốc mỡ không chứa tá dược gây kích ứng như các loại kem khác, không cần chất hóa học bảo quản mà cũng giữ được rất lâu. Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa và điều trị hăm tã, Dexpanthenol được xếp vào loại dược chất an toàn nên các bà mẹ có thể sử dụng để chăm sóc núm vú mà không sợ tác dụng phụ và nguy hiểm cho con mình.

Hãy tìm hiểu kỹ tình trạng sức khỏe làn da của con mình để có sự lựa chọn phương thức chăm sóc phù hợp cũng như sản phẩm bảo vệ da tốt nhất cho bé yêu, bạn nhé!

Nguồn: Bayer

Xem đầy đủ thông tin chi tiết về Bepanthen tại đây

Phòng ngừa tắc tia sữa

Trong giai đoạn cho con bú, nếu đầu vú không sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm làm tắc ống dẫn và các tuyến sữa gây tắc tia sữa. Bạn có thể đề phòng bằng cách giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú, khi cho con bú xong lại phải lau sạch, khô.

Sữa được sản xuất ra từ các tuyến sữa. Sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi trẻ bú. Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa.

Cách đề phòng tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi con bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ đau, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải xử lý càng sớm càng tốt. Bạn có thể đến các bệnh viện phụ sản, trạm y tế hoặc đến Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú để xử lý càng sớm càng tốt.

Bằng công nghệ hiện đại ngày nay, sản phụ không còn phải bóp, day, nghiến răng chịu đựng đau đớn nữa. Thực tế tại Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú, kỹ thuật ở đây rất đơn giản nhưng khá hiệu quả . Khi chạy giãn nở tuyến sữa, các nang sữa phình to và vị trí tắc cũng được phình ra theo, làm tia sữa bật ra một cách tự nhiên, các bà mẹ có thể ngủ một giấc dậy là thấy thông hết toàn bộ tuyến sữa rồi. Điều lưu ý ở đây là khi vị trí tắc đã vón cục, có hiện tượng nóng, sưng, đỏ, sốt thì bạn không nên thực hiện phương pháp này mà thay vào đó, nên đến khám tại bệnh viện phụ sản gần nhất để thực hiện các thủ thuật cần thiết (trích, rạch).

Theo bác sỹ Hà Phương Linh, trong hàng nghìn ca đến thực hiện thông tắc tuyến sữa, nhiều ca đã lâm vào tình trạng nổi cục, nóng sốt đỏ đau do áp dụng quá nhiều mẹo trước khi đến, Trung tâm đã từ chối thực hiện những ca trên và khuyên bệnh nhân nên nhập viện siêu âm, chọc xét nghiệm và trích sớm để tránh trường hợp bị hoại tử phải cắt đi một phần của bầu sữa. Trong tình trạng chớm tắc hoặc sau sinh 1 tuần, việc thông sữa rất đơn giản chỉ một lần là xong, nặng quá mới phải làm thêm; nhưng khi đã để thành cục thì phải làm mất nhiều lần mà tỉ lệ thành công chỉ khoảng 95%, số ca không thành công chủ yếu là do vị trí tắc quá căng, không có lối thoát, buộc lòng phải đến các bệnh viện để rạch mới thoát ra được. Do vậy, các bà mẹ khi bị chớm tắc nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh lâm vào các tình trạng không may như trên.

Các bà mẹ cũng hãy cho bé bú bên nào hết luôn bên đấy, nếu không bú hết hãy hút hoặc vắt ra, không nên cho bú dở dang mỗi bên, để sữa ứ đọng trong cùng, vón thành cục, gây nên tình trạng tắc và đau đớn. Ngoài ra cũng nên tăng cường ăn nhiều tinh bột, ngủ đủ giấc, cho bé bú sữa mẹ trong 24 tháng đầu.

Chúc các mẹ khỏe và các bé hay ăn chóng lớn.

Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú

Chủ nhiệm: Bác sĩ Hà Phương Linh

Địa chỉ: Số 11A ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại tư vấn miễn phí:  0976581867 – 04.3717360

Những trường hợp không nên tắm cho trẻ

 Mùa hè oi bức, tuy trẻ chưa biết nói nhưng cũng cảm thấy nóng và khó chịu như người lớn. Lúc này, tắm mát để trẻ sạch sẽ, bớt nóng tưởng chừng dễ dàng nhưng có vài trường hợp sau bạn cần lưu ý là tạm thời không nên tắm cho trẻ:

Sau khi bú 

Cho trẻ bú sữa xong rồi tắm ngay, sẽ khiến khá nhiều máu đổ về các mao mạch dưới da do mao mạch đã bị nước ấm kích thích mà dãn nở, lượng máu cung ứng ở khoang bụng lúc này sẽ giảm đi tương đối, điều đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, do dạ dày bé sau khi ăn sữa xong sẽ nở to ra, tắm ngay cũng dễ gây nôn trớ. Do vậy, nên tắm sau 1, 2 tiếng khi trẻ bú xong là thích hợp.

Khi trẻ xuất hiện những bất thường trên da 

Trẻ có một số dấu hiệu bất thường trên da, như vết loét, nhọt sưng, bỏng hay vết sây sát, lúc này không nên tắm. Vì đa phần đã tổn thương da là sẽ có miệng vết thương, tắm nước sẽ khiến miệng vết thương bị toác ra hoặc bị nhiễm trùng.

Trong vòng 48 tiếng trẻ bị sốt hoặc hết sốt 

Tắm cho trẻ sốt, rất dễ khiến trẻ bị lạnh đột ngột, có trường hợp tắm không đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông đóng lại dẫn đến nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng cao, có khi lại khiến mao mạch dưới da toàn thân nở rộng sung huyết, dẫn đến tình huống lượng máu chủ yếu cung ứng cho tim không đủ. Ngoài ra, sau khi trẻ bị sốt khả năng miễn dịch của trẻ cực kỳ kém, tắm ngay dễ gây lạnh và sốt lại.

Sau khi tiêm phòng

Sau khi cho trẻ tiêm phòng, trên da trẻ sẽ tạm thời lưu lại vết kim tiêm, tắm lúc này có thể khiến vết tiêm đó bị nhiễm trùng.

Khi trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy thì tạm thời không nên tắm cho trẻ

Trẻ có trọng lượng nhẹ nên cẩn thận khi tắm

Trọng lượng thấp thông thường chỉ những trẻ khi sinh nặng dưới 2.500 gram. Những đứa trẻ này đa phần là sinh non, do đó phát triển cơ thể chưa hoàn thiện, sức khỏe yếu, lớp mỡ dưới da mỏng, sự tự điều tiết thân nhiệt kém, từ đó nhiệt độ cơ thể dễ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường bên ngoài. Những trẻ này nên được đặc biệt chú ý khi tắm. Nhiệt độ bên ngoài khi trẻ tắm nên là 26-28 độ C, nhiệt độ nước nên là 38-40 độ C.

(Theo ANTD)