Lưu trữ cho từ khóa: bù nước

Khi bị tiêu chảy ăn ít uống nhiều

Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt

Tiêu chảy xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là vào những ngày nóng nực và thường do thực phẩm mau ôi thiu nên dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Tránh nước ép trái cây, nước ngọt

Những ngày nóng nực, chúng ta cũng thường uống nhiều các loại nước giải khát dọc đường, nước đá hoặc quá trình chứa đựng, sử dụng không hợp vệ sinh… Đây đều là những điều kiện dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây tiêu chảy. Đối với trẻ em, tiêu chảy trong một số trường hợp còn kèm theo nôn mửa sẽ làm cho bệnh nhân trụy tim mạch nhanh, dẫn đến suy thận, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị tiêu chảy ăn ít uống nhiều

Rất nhiều người cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi tiêu lỏng nhiều hơn. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và rất nguy hiểm nếu bệnh nhân là trẻ em. Lý do là trong lúc tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay trước khi đưa đi bệnh viện.

Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

Không ăn kiêng quá mức

Khi tiêu chảy, nhiều người chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác.

Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng. Đạm, kẽm, vitamin… từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn.

Bị tiêu chảy, cần phải uống nhiều nước

Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ (rau, củ, đậu, bắp cải, giá), trái cây có bột (lê, đào, mận…), thực phẩm chứa nhiều đường đơn giản (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt…). Nên cho trẻ ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Theo khuyến cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp, cần thực hiện tốt việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín uống sôi; không ăn rau sống, uống nước lã và các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, gỏi, tiết canh, nem chua; nguồn nước ăn uống phải được giữ sạch sẽ.

Đun sôi, nấu chín, gọt vỏ…Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) đưa ra lời khuyên cho chúng ta mỗi khi đi du lịch đến vùng có nguy cơ bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả cao là hãy đun sôi, nấu chín, gọt vỏ, còn không thì đừng ăn. Cụ thể: chỉ uống nước đun sôi hay đã xử lý bằng chlor hay i-ốt; trà và cà phê phải pha bằng nước đun sôi, khi uống nước có gas hay nước giải khát không dùng đá; chỉ ăn các thức ăn phải được nấu chín và ăn khi còn nóng, chỉ ăn trái cây do chính mình gọt vỏ; không ăn cá và hải sản tái, rau sống và salad hoặc ăn uống hàng rong.

(Theo NLD)

Thuốc cần trong ngày Tết

Ngày Tết không chỉ ăn uống thất thường, sinh hoạt bị đảo lộn mà còn có những chuyến đi chơi xa gây rối loạn sức khỏe.

Ngoài việc sắm thực phẩm Tết, các gia đình có con nhỏ cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng cần thiết để sử dụng ngay.

Ảnh minh họa

Thuốc dùng ở nhà

- Thuốc hạ sốt: Đây là loại thuốc không thể thiếu nếu gia đình bạn có trẻ em. Dược sỹ Thu Hà, BV Nhi đồng 1 TP HCM khuyến cáo loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ là Acetaminophen (hay còn có tên là Paracetamol). Thuốc có nhiều dạng dùng như: Dạng gói bột, dạng viên hoặc dạng viên tọa dược. Liều dùng có thể được tính như sau: 10 – 15 mg thuốc cho mỗi kí lô cân nặng. Ví dụ: Trẻ nặng 10 kg có thể dùng lượng thuốc từ 100 – 150 mg. Nếu trẻ còn sốt hoặc đau có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ, ngày dùng không quá 4 lần.

- Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa: Theo dược sỹ Thu Hà, rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong dịp Tết nhưng phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ ăn nhiều bánh mứt hoặc các thức ăn chế biến sẵn để lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: Tiêu chảy, đau bụng, ói… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một cách giúp tống hết chất độc trong cơ thể ra ngoài do đó tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé.

Do tiêu chảy và nôn ói làm cho trẻ mất nước nhiều nên cần chuẩn bị một số dung dịch bù nước ở dạng gói bột như Hydrite và Oresol giảm thấm thấu (khác với Oresol cũ có độ thẩm thấu cao, 1 gói pha với 1 lít nước). Mỗi gói này pha với 200ml nước chín, cho trẻ uống bù từ 30 – 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay ói. Bạn cũng có thể lựa chọn loại dung dịch bù nước và muối dạng pha sẵn có bán trên thị trường.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm một loại men tiêu hóa, giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột cho bé. Nên lựa chọn các chế phẩm chứa vi khuẩn Lactis  như : Lactobacillus, Streptococcus.

Nếu sau 2-3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiện thuyên giảm hoặc bệnh trở nặng hơn, nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị táo bón, bạn có thể chuẩn bị thuốc bơm glycerin, bơm vào hậu môn. Thuốc có tác dụng bôi trơn và làm mềm phân.

- Thuốc trị khó tiêu, đầy bụng: Ngày Tết ăn uống thất thường có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi Simethicon (Simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày domperidon (Motilium-M), metoclopramid (Primperan). Hoặc có thể thái vài lát gừng cho vào nước trà nóng uống để giảm bớt triệu chứng khó chịu này.

Trường hợp bị trướng bụng, có thể áp dụng biện pháp dân gian là dùng 1-2 tép tỏi giã nhỏ đắp lên rốn, để trong 2 phút thì bỏ tỏi ra sẽ cải thiện được tình hình.

Thuốc mang khi đi chơi

- Thuốc dị ứng: Cần chuẩn bị thêm một số thuốc chống dị ứng như: Chlopheniramin, polaramin trong trường hợp trẻ bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ, hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.

- Nếu say rượu, nôn ói, bạn có thể uống nước trà chanh pha đường, muối hoặc uống nước đậu xanh xay nát (còn cả vỏ).

- Thuốc chống say tàu, xe: Với những bé bị say tàu xe, có thể chuẩn bị thêm thuốc chống say tàu xe như: Diphenylhydramin, cinnarinzine, promethazine. Nên cho bé dùng trước khi lên xe ít nhất 30 phút. Các thuốc trên đều không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra nên mang theo một số thuốc dùng ngoài như: Povidine (sát trùng ngoài da), nước ôxy già, bông băng, nhiệt kế, thuốc nhỏ mắt và mũi Natri Clorua 0,9%.

- Thuốc trị vết thương ngoài da: Nên trữ nước oxy già (eau oxygénée), Povidine để rửa và sát trùng vết thương do chấn thương nhẹ. Nếu không có sẵn, có thể dùng nước muối (một muỗng canh muối gạt bằng pha trong 1 lít nước) để rửa sạch vết thương. Nên có bông băng vô trùng, đặc biệt là băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da, chảy máu ít.

Ngày Tết, tiết trời lạnh trẻ dễ bị nhiễm siêu vi á cúm – tác nhân thường gặp gây viêm thanh quản cấp đặc biệt xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Bình thường thanh quản là cơ quan phát âm có vị trí ở trước cổ, một phần nhô ra trước còn gọi là “trái cấm”, có chức năng phát âm. Khi bị thanh quản bị viêm, trẻ sốt, nói, khóc có giọng khàn, ho nghe ong ỏng, khào khào.

Nếu tình trạng sưng viêm phù nề nhiều làm tắc nghẽn đường thở, đưa đến trẻ biểu hiện khó thở, thở rít thanh quản có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy trẻ sốt khàn tiếng phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và điều trị.

BS Minh Tiến
-BV Nhi đồng 1 TP HCM

BACSI.com (Theo Giadinh)

Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông

Làm sao để bé không bị bệnh trong mùa đông?’ là băn khoăn của hầu hết cha mẹ. Bởi vì đây là khoảng thời gian virus gây cảm lạnh, cảm cúm ‘hoành hành’ dữ dội nhất trong năm.

Điều nên làm

Rửa tay cho mẹ và cho bé: Rửa tay thường xuyên là việc đơn giản nhưng hiệu quả nhất để đánh bật vi trùng gây cảm. Vì thế, cần rửa tay của bạn sau khi thay tã hoặc xỉ mũi cho con, cũng như trước khi chuẩn bị đồ ăn.

Đồng thời, cũng nên rửa tay cho bé thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi bé đi nhà trẻ (mẫu giáo) hoặc ra bên ngoài về.

Bạn không nhất thiết phải tìm mua đúng loại xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay cho bé, bởi vì, bất kỳ loại xà phòng nào cũng có khả năng tẩy vi trùng trên bề mặt da.

Cần thống nhất để người trông bé cũng rửa tay thường xuyên. Nếu bé đi nhà trẻ, cần chắc rằng, nhà trẻ của con duy trì thói quen vệ sinh.

-Tiêm chủng đầy đủ: Bé sẽ được bảo vệ khỏi virus và vi khuẩn nếu được tiêm chủng theo định kỳ. Bé cũng có thể được tiêm phòng cúm mỗi năm bắt đầu từ khi bé được 6 tháng tuổi.

- Tăng miễn dịch cho bé tự nhiên: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong nửa năm đầu đời là cách tăng miễn dịch cho bé. Khi bước vào tuổi ăn dặm, đảm bảo bé luôn được đủ dinh dưỡng từ nguồn thức ăn đa dạng. Cho bé ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng như vận động hợp lý trong ngày. Ngoài ra, Vitamin C cũng là một loại “thần dược” khá phổ biến trong việc phòng chống cúm và tăng miễn dịch cho trẻ.

Khi bé bị ốm

Một số bé bị cúm vài lần trong năm, nhất là trong những tháng mùa đông. Khi ấy, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

- Tra thuốc nhỏ mũi cho bé: Dung dịch vệ sinh mũi dạng muối sinh lý giúp làm loãng dịch mũi và khiến bé dễ thở. Để đạt kết quả tốt nhất, nên dùng thuốc tra mũi dạng nhỏ giọt (không phải dạng phun sương) cho bé: hơi ngả đầu bé về phía sau, nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mũi của bé. Sau đó, nhẹ nhàng lấy đi dử mũi cho bé.

- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Bé càng nghỉ ngơi tốt thì càng sớm hồi phục. Nếu bé không muốn nằm yên trên giường, bạn có thể tìm một số hoạt động để chia sẻ với bé: đọc sách cho bé, chơi với con rối...

- Tránh cho bé bị mất nước: Bé bị mất nước rất nhanh khi ốm, nhất là khi kèm sốt hoặc tiêu chảy. Để bù nước cho bé, nên cho bé ti mẹ hay bú bình thường xuyên. Nếu bạn nghi bé đang mất nước, cho bé uống thêm nước lọc hoặc dung dịch bù nước, với bé trên 4 tháng tuổi nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Với bé ăn dặm, có thể cho bé uống thêm nước quả như nước cam hoặc nước dưa hấu pha loãng.

Đưa bé đi khám

Phần lớn virus gây bệnh sẽ bị tiêu diệt trong vòng một vài ngày nhưng cũng có khi bệnh tiến triển nặng hơn, cần được điều trị. Nên đưa bé đi khám nếu thấy bé kéo tai (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai); khò khè hoặc khó thở (có thể do viêm phổi, viêm phế quản); tiêu chảy hoặc nôn (có thể dẫn tới mất nước); sốt cao..

Meo.vn (Theo Mẹ&Bé)

Chăm sóc trẻ tự kỷ

Chứng tự kỷ - chứng bệnh về rối loạn chức năng não bộ - xuất hiện từ khi có loài người, nhưng mãi đến gần đây mới được y học “điểm mặt chỉ tên”. Bác sĩ Glenn doman – chuyên gia về trẻ chậm phát triển – sau hơn nửa thế kỷ làm việc với trẻ chậm phát triển các dạng đã đưa ra nhận xét ngậm ngùi: “Sống chung với bệnh nhân tự kỷ là cuộc chiến ác liệt hơn bất kỳ cuộc chiến nào”.

Có một số điều phụ huynh nên lưu ý để giúp đỡ đứa trẻ tự kỷ.

Về môi trường sinh hoạt

Tránh những nơi có nhiệt độ cao (nóng), đông người (ngột ngạt, ồn ào). Ưu tiên những nơi lạnh. Bản thân bé cũng rất thích tìm đến những nơi có nhiệt độ thấp như phòng lạnh, xe hơi máy lạnh, hay tự mở tủ lạnh… vì đó là nhiệt độ bé cần. Nhiệt độ lý tưởng cho bệnh nhân tự kỷ là 21oC - 23oC (có thể mặc thêm áo khoác). Trong điều kiện khí hậu nước ta, hằng ngày vẫn phải cho cho bé ra đường đi bộ, nhưng nên giới hạn thời lượng vừa đủ. Nếu là bé lớn, hãy tập cho bé đi bộ trên máy đi bộ trong phòng máy lạnh.

Tránh những nơi có độ ẩm cao: nguyên nhân khiến cho bệnh tình của bé nặng thêm.

Tránh những nơi áp suất không khí thấp: không nên đưa bé tới những vùng núi cao dù những nơi đó nhiệt độ lạnh, vì áp suất không khí thấp sẽ khiến tình trạng thiếu oxy não của bé trở nên trầm trọng hơn, bệnh sẽ tăng lên.


Về các hoạt động của bé

Không được để cho bé rảnh rỗi: luôn hướng dẫn và “cầm tay chỉ việc” cho bé tất cả những gì bé có thể làm, thậm chí chưa thể tự làm một mình. Hãy hướng dẫn bé những điều cơ bản để tự phục vụ bản thân: tự lấy quần áo, khăn, khi đi tắm tự xối nước, tự ăn, uống, tự mang giày, mặc áo quần, lau mặt lau miệng khi ăn… Và phục vụ những người thân trong nhà: lấy đồ đạc giúp cha mẹ ông bà, mở cửa đóng cửa khi có người ra vào, bật tắt các thiết bị trước và sau khi sử dụng. Dù bé có làm được hay không thì não bé vẫn phải vận động, điều này sẽ khiến bé tự phục hồi nhanh hơn. Khi dạy bé làm việc, hãy thật kiên nhẫn, nhẹ nhàng, chỉ dẫn cho đến khi nào bé có thể tự làm thì chuyển sang hướng dẫn việc khác.

Cho bé đi bộ: đi bao nhiêu là tốt? Sẽ tùy vào số tuổi của bé: 2 tuổi = ít nhất 2km/ngày, 3 tuổi = ít nhất 3km/ ngày… tối đa sẽ là 10 tuổi = ít nhất 10km/ngày. Nên chia ra nhiều lần trong ngày. Bé 2 tuổi nên đi 3 lần/ ngày, mỗi lần 700m - 800m. Không nên đi một lần quá nhiều, quá sức bé. Khi đi bộ nhiều, chứng táo bón thường thấy ở trẻ tự kỷ cũng sẽ tự thuyên giảm đôi chút, đồng thời xương bé cũng sẽ cứng cáp hơn.

Khuyến khích bé thực hiện những dạng vận động có lợi cho phát triển thần kinh như: leo trèo cầu thang, đu xà trẻ em, giúp bé chơi những trò chơi dốc đầu xuống thấp như lộn tùng phèo, trồng chuối, chổng mông, nằm trên giường thò đầu xuống đất. Đây là những trò chơi vận động giúp tăng oxy não, khiến bé dễ chịu, nên bản thân bé rất thích. Chỉ khuyến khích đi, hạn chế hành vi chạy. Nếu bé chạy, hãy níu bé lại bắt buộc phải bước đi.

Tập cho bé biết bơi càng sớm càng tốt và bơi ở hồ người lớn (theo phương pháp dạy bơi lội cho trẻ tự bế và chậm phát triển tâm thần). Bơi lội là một liệu pháp phụ trợ giúp phục hồi cho trẻ chậm phát triển khá hiệu quả, hiện được áp dụng khá rộng rãi trên toàn thế giới, và tất nhiên môn thể thao này rất tốt với tất cả mọi người.

Về cách đối xử với bé

Nói chuyện với bé: to, nhanh, rõ. Không được nói chậm. Luôn nói với bé bằng giọng ôn hòa trong bất kỳ tình huống nào. Tuyệt đối tránh la mắng, nói năng trịch thượng, kẻ cả theo kiểu “đi ra đằng kia chơi”, “có ăn uống cho tử tế không thì bảo”, “con ơi là con, sao tôi khổ thế này”, “sao lúc nào cũng lơ nga lơ ngơ thế này không biết”…

Không được bắt bé lặp lại điều bé vừa nói (ở những bé nói được). Không được bắt bé nói lại điều cha/mẹ vừa nói. Nếu muốn bé nhớ những lời bạn dặn dò thì cứ vài phút bạn có thể nhắc bé một lần, nhưng không được nhắc đi nhắc lại liên tục!

Khi sinh hoạt chung gia đình, đừng nói với nhau mà không nói với bé khi bé có mặt (ví dụ: bé ngồi chơi chung với cha mẹ, nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa tới bé mà chỉ nói những chuyện riêng của cha mẹ).

Đừng nói với nhau về bé mà không nói với bé khi bé có mặt (ví dụ: ba đi làm về, mẹ “méc”: “Anh ơi, hôm nay nó làm bể cái hộp thuốc của anh rồi”). Nói trước với bé tất cả những gì cha mẹ và bé sẽ làm, kể cả những điều kinh khủng nhất, ví dụ như “đi bác sĩ khám bệnh” chẳng hạn. Khi nói, phải nhắc nhiều lần vì bé không thể ghi chép.

Đừng bao giờ nói dối hay tìm cách lừa gạt bé (ví dụ: mẹ hay lừa con để cho uống thuốc dễ dàng hơn). Điều này sẽ khiến bé mất lòng tin ở phụ huynh, khiến việc huấn luyện bé trở nên khó khăn hơn nhiều.

Về chế độ dinh dưỡng cho bé

Không sử dụng bất kỳ loại sữa động vật nào (sữa bò, sữa dê, sữa ngựa…) và không sử dụng các sản phẩm từ sữa động vật (sữa chua, phô mai, bánh có nhân sữa….). Nên sử dụng nguồn đạm thực vật cho bé có trong các loại đậu, nhiều nhất là đậu nành.

Hạn chế tối đa các món ăn bằng bột mì.

Không nên cho bé sử dụng thực phẩm đóng gói đóng hộp vì chất bảo quản trong đồ hộp rất hại cho bé.

Cảnh giác cao với các loại đồ biển có vỏ cứng như nghêu, sò, ốc, hến biển, cá thu, cá ngừ, vì thịt của những loại hải sản này bị nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao. Nếu cần bổ sung DHA và Omega, ta chỉ nên cho bé sử dụng viên dầu cá.

Không cho bé ăn chuối già (ở miền Bắc gọi là chuối tiêu). Hãy tập cho bé ăn chuối sứ (ở miền Bắc gọi là chuối tây, loại chuối dùng làm món chè chuối chưng). Loại chuối này là một vị thuốc trợ gan và trợ tiêu hóa rất tốt, ai cũng nên ăn, nhất là những người đã từng mắc chứng viêm gan siêu vi B.

Lượng nước uống hợp lý cho bé tới 8 tuổi: 800 - 1.200ml/ngày, tùy theo thời tiết. Lượng nước bé uống là yếu tố trực tiếp liên quan đến oxy não: uống quá nhiều nước sẽ gây thiếu oxy não cục bộ. Với tất cả mọi người, đặc biệt là với bé, khi uống nước, nên uống rải ra làm nhiều lần, không nên uống một lần quá nhiều nước. Nếu bé bị sốt, tiêu chảy, đang uống tân dược… thì phải cho uống nhiều hơn chút nữa để bù nước và thải độc.

Lưu ý: khi huấn luyện bé, tuyệt đối tránh những quy trình sinh hoạt không thay đổi. Hãy chịu khó thay đổi những thói quen sinh hoạt quen thuộc của bé để não bé vận động nhiều hơn, bé thích nghi với đời sống tốt hơn. Đây là một cách “trị liệu” thật giản đơn nhưng lại khá hiệu quả của tất cả các gia đình. đóng

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA
(Chuyên gia nghiên cứu trẻ em và trẻ chậm phát triển)

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn gì?

Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất nhiều nước, cha mẹ cần chuẩn bị cho con một chế độ ăn uống hợp lý để bù lại lượng nước đã mất và nhanh chóng khỏi bệnh. Sau đây là một số món ăn gợi ý:

Các loại nước uống cầm tiêu chảy:

1.    Nước cháo muối:

Dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch, rồi đun nhừ lọc qua giá lấy nước cho trẻ uống dần.

2.    Nước gạo rang muối

Lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng cho 6 bát ăn cơm nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn cho trẻ uống dần.

3.    Nước chuối, nước hồng xiêm:

Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn cho trẻ uống dần.

4.    Súp cà rốt muối

Cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ cho một nhúm muối đun sôi lại cho trẻ uống dần.

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn so với bình thường, ngoài ra người mẹ cần ăn đủ chất để đảm bảo chất lượng sữa cung cấp cho con.


Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ tăng cường bú mẹ

Trẻ trên 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa…và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

Trong thời gian bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho bé ăn những thức ăn nhẹ và mềm, dễ tiêu hóa. Cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc hầm nhừ, soup gà, khoai tây, khoai lang hầm nhừ, cháo bí đỏ đầy năng lượng… là sự lựa chọn hợp lý nhất. Lưu ý, nên hạn chế lượng đạm trong thịt bởi chất đạm sẽ gây khó tiêu cho trẻ.

Bổ sung những loại hoa quả giàu chất xơ, không quá ngọt, tính mát, dễ tiêu hóa cho trẻ. Táo và chuối là hai loại quả thích hợp vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh phục hồi tình trạng mất nước. Không nên cho bé uống nước hoa quả ngọt vì nó sẽ khiến bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn.

Thực đơn tham khảo khi trẻ bị tiêu chảy:

1. Bột /cháo thịt gà:

- Bột gạo: 2 thìa cà phê

- Thịt gà nạc: 20g(2 thìa)

- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê

- Dầu ăn

- 1/2 thìa  (2,5ml)

- Chuối nghiền 1/2 qủa

2. Bột/cháo thịt lợn thăn:

- Bột gạo 2 thìa

- Thịt lợn thăn 20g

- Cà rốt nghiền 2 thìa

- Dầu ăn 1/2 thìa

+  Táo nghiền 1/.2 quả

Anh Vũ