Lưu trữ cho từ khóa: bú bình

Mẹo xử lý và lưu trữ sữa mẹ

 Sữa mẹ cần được lấy và lưu trữ đúng cách để an toàn cho trẻ.

sua
Sữa mẹ cần được lấy và lưu trữ đúng cách – Ảnh: Shutterstock

Theo trang tin healthday.com, các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng (Mỹ) đưa ra một số gợi ý sau giúp xử lý và lưu trữ sữa mẹ:

- Rửa tay trước khi lấy sữa mẹ, đảm bảo tất cả các bộ phận bơm hút sữa được làm sạch đúng cách và sữa được trữ trong các chai sạch.

- Luôn trữ lạnh sữa mẹ và sử dụng trong vòng bốn ngày. Hoặc để các bình sữa mẹ trong ngăn đá để có thể dùng được lâu hơn.

- Ghi ngày tháng lên các bình sữa và nhớ ưu tiên dùng trước các bình đã lưu trữ lâu nhất.

- Bỏ đi phần sữa dư sau khi đã cho bé bú.

- Không bao giờ rã đông sữa trong lò vi sóng, trên bếp lửa, dưới vòi nước đang chảy.

- Không làm đông lạnh lại sữa mẹ. Chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi rã đông sữa.

(Theo Thanhnien)

5 Nguyên tắc khi cho bé bú bình

Nếu định cho bé bú bình, mẹ cần phải "nằm lòng" những điều sau đây nhé!

1. Khi mẹ cho bé bú bình, mẹ cần sắm những vật dụng sau:

- Bình sữa: có nhiều kiểu dáng và kích cỡ cho mẹ chọn, nhưng nhớ là hãy chọn loại không có chữa BPA nhé!

- Núm vú bình sữa: mẹ có thể chọn một vài loại núm vú với kích cỡ khác nhau để dùng dần khi bé lớn lên nhé, vì tốc độ bú của bé sẽ tăng dần lên theo độ tuổi mà.

- Máy khử trùng bình sữa: mẹ có thể chọn bộ dụng cụ chuyên cho lò vi sóng hoặc bộ dụng cụ chạy điện tùy theo ý thích của mỗi người.

- Giá úp bình sữa: mẹ nên mua một chiếc giá úp bình sữa vì nó rất tiện dụng và có thể đựng được rất nhiều đồ lỉnh kỉnh của bé.

2. Pha sữa công thức đúng cách rất quan trọng:

- Các mẹ nhớ đọc kĩ hướng dẫn ngoài vỏ hộp trước khi pha sữa cho con. Đừng bao giờ tự sáng tạo ra cách pha sữa khác vì các nhà sản xuất sữa đã nghiên cứu rất kĩ trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng rồi. Hãy làm theo hướng dẫn đó để bé nhà bạn nhận được nhiều dưỡng chất nhất từ sữa.

- Trước khi pha sữa, mẹ hãy đảm bảo bàn tay của bình cũng như những vật dụng cần để pha sữa phải được khử trùng sạch sẽ.

- Mẹ hãy kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ vài giọt sữa vào cổ tay trước khi đưa cho bé bú nhé!

cho-tre-bu-binh
Ảnh minh họa.

3. Làm thế nào để tránh đầy hơi khi bé bú bình?

Đầy hơi khi bú bình là kết quả của việc nuốt quá nhiều không khí trong quá trình bú. Để tránh điều này, mẹ cần bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º (bé nằm ở chỗ lõm khủy tay gập lại của mẹ, cánh tay của mẹ ép nhẹ nhàng dọc theo mình con, còn bàn tay mẹ chạm tới mông của con).

Mẹ hãy bế bé sát người mình nhé, bởi như thế sẽ tốt cho dạ dày của bé. Bé có thể hơi “lọt” vào trong lòng mẹ nhưng như thế sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và dễ chịu khi bú bình.

4. Hãy giúp bé ợ hơi khi đã bú xong

Khi bé không muốn ăn nữa bé sẽ tự ngừng bú, tức là bé đã no, mẹ đừng buộc bé phải bú nhiều hơn. Nhiều mẹ kỳ vọng bé phải hút sạch bình mỗi cữ bú nhưng thực tế, điều này không cần thiết. Con của bạn biết khi nào thì no.

Tuy nhiên, cũng có khi, bé ngừng bú để ợ. Vì thế, mẹ nhớ vỗ ợ hơi cho bé.

Có 3 vị trí phổ biến giúp bé ợ hơi là bế bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng bé; bé ngồi trong lòng mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé và bé nằm sấp trên đùi mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé.

Mẹ không nên vỗ mạnh mà chỉ cần vài cái vỗ nhẹ nhàng. Nhưng đừng lo lắng nếu bé không ợ. Không phải lần nào vỗ lưng bé cũng ợ hơi đâu nhé!

5. Nguyên tắc "hai không" khi mẹ cho bé bú bình

Thứ nhất là mẹ đừng bao giờ cho bé bú sữa trước khi đi ngủ mà không uống nước vì điều này có thể làm hỏng ngay chiếc răng đầu tiên của bé. Hãy cho bé bú xong, uống nước tráng miệng rồi mới đi ngủ.

Thứ hai là không bao giờ dùng lò vi sóng để hâm lại sữa cho con vì nó sẽ nóng không đều và tạo ra những điểm nóng làm bỏng miệng bé.

Nếu mẹ muốn hâm ấm lại sữa, có thể đặt bình sữa dưới vòi nước ấm đang chảy trong vài phút; hoặc ngâm trong một bát nước nóng.

(Theo Afamily)

Bí quyết khi bé không chịu bú bình

Theo bác sĩ Hải, với các mẹ lười bú sữa, các mẹ có thể trộn sữa vào các bữa cháo cho bé. Các trộn cụ thể như sau.

Chào bác sĩ, xin chị tư vấn giúp em. Con em được 8 tháng tuổi, bé nặng 7.5kg và cao 70cm. Bé rất lười ăn sữa và ăn cháo. Hiện em có nấu cháo cho bé ăn bao gồm các thành phần như cá, tôm, cua, bò với rau xanh (mồng tơi, muống, cải thìa, cải ngọt, khoai lang và cà rốt).

Một ngày em cho ăn 5 bữa nhỏ, bé chỉ uống sữa ngoài khoảng 100ml đến 150ml mà thôi, tối bé ăn sữa mẹ.

Bé nhà em ra mồ hôi đêm rất nhiều, ngủ không ngon giấc, bé chưa mọc răng nào cả, thóp đầu bé trỏm xuống và trán hơi nhô một tí. Mong bác sĩ tư vấn giúp em các vấn đề như sau:

- Bé như vậy có bị suy dinh dưỡng không ạ?

- Bé có bị bệnh còi xương không?

- Bác giúp em chế độ ăn của bé như thế nào là hợp lý?

- Cách để cho bé ăn nhiều và chịu bú bình?

- Làm cách nào để chăm bé tốt hơn (hiện bé ở nhà với bà).

Cảm ơn bác sĩ.

(Lê Thị Thuận – thuanle@ino….vn)

tre-em

Trả lời:

Không biết bé là trai hay gái, nếu là bé gái thì cân nặng chiều cao như vậy là bình thường, còn là bé trai hơi nhẹ cân một chút nhưng cũng cũng chưa bị suy dinh dưỡng.

Muốn biết cháu có bị còi xương hay không em phải cho cháu đi khám bác sĩ, cần thiết thì phải làm xét nghiệm máu. Nhưng theo các dấu hiệu em mô tả có khả năng cháu bị còi xương, vì bây giờ là mùa đông không có nắng các cháu bé thường hay mắc bệnh còi xương lắm. Còi xương cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Chế độ ăn của cháu ở lứa tuổi này nên như sau:

- Ngày 3 bữa bột/ cháo

- Sữa: 500ml (cả sữa mẹ và sữa chua)

- Quả chín sau các bữa ăn.

Thành phần 1 bát cháo hoặc bột bao gồm: – Gạo tẻ: 20g, thịt (cá, tôm): 20 – 25g, dầu (mỡ): 5g, rau xanh: 20g.

Nếu cháu không chịu bú sữa bạn có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa cháo mặn, khi cháo đã nguội ấm, mỗi bữa trộn 3 thìa trong hộp sữa, cho ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc /ngày.

Để cháu ăn ngon miệng hơn bạn nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh còi xương, bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng men tiêu hoá nếu cần thiết.

(Theo Afamily)

Nên cho bé bú mẹ trực tiếp hay vắt ra bình?

(Webtretho) Bú trực tiếp từ bầu vú mẹ không còn là giải pháp tối ưu duy nhất khi bé cứ được ôm vào lòng là ngủ gà ngủ gật, khi mẹ không yên tâm với lượng sữa con bú được, khi con chỉ thích ti bình... Trong khi nếu vắt sữa mẹ ra bình cho con ti, mẹ lại có thêm những lo lắng khác. Vậy giải pháp nào là tối ưu?

>> Những ý kiến đầy kinh nghiệm từ các bà mẹ hẳn sẽ làm bạn yên tâm hơn nhiều đấy!

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:

- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.

- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.

- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

 

Giai đoạn thôi cho bé bú bình

Một người mẹ hỏi: ‘Khi nào tôi nên chuyển cho bé uống sữa từ bình sữa sang cốc?’.

Chuyên gia Ari Brown giải đáp trên Parents:

Lời khuyên của tôi là nên thôi cho bé bú bình ở độ tuổi lên 1. Bé mới biết đi có khả năng uống từ một cái cốc hoặc ít nhất là biết dùng cốc mỏ vịt (hay một cái ống hút) ở giai đoạn này. Kỹ năng ở bé 1 tuổi đủ tốt để bé “xử lý” đồ uống trong cốc, thay vì bình sữa. Hơn nữa, bé từ 1 tuổi cũng không cần ngậm bình sữa để trấn tĩnh như các bé dưới 1 tuổi.

Cho bé uống sữa từ bình sữa kéo dài có liên quan tới vấn đề răng miệng của bé. Ngoài sữa thì nước quả, nếu đổ vào bình sữa rồi cho bé hút cũng là đồ uống chứa đường, tiếp xúc lâu với răng (ngậm) có thể dẫn tới sâu răng. Các nha sĩ thường khuyên, không nên lạm dụng bình sữa dành cho bé tuổi chập chững là vì lý do đó. Tất nhiên, đổ nước lọc vào bình sữa và để bé hút thì không gây sâu răng như đồ uống có đường.

Tốt nhất, bạn nên chọn một cái cốc có khắc vạch (ml) để pha sữa cho bé. Sau đó, có thể cho bé tự uống hoặc “đổ thìa” cho con.

(Theo Mevabe)

Giải pháp khi bé chán ăn

Ăn uống là một phần trong sự phát triển của bé nhưng có vô vàn rắc rối nảy sinh. Vài lời khuyên của chuyên gia dưới đây giúp bạn chăm con ăn tốt hơn.

Bé nhà tôi không bú đủ. Tôi phải làm sao?

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bé không bám ti mẹ đúng tư thế là nguyên nhân khiến bé không bú đủ. Lý do này là tự nhiên và phổ biến, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Nếu người mẹ cảm thấy khó khăn khi cho con bú đúng tư thế, thì nên nhờ hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm (bạn bè, người thân) hoặc một chuyên gia (bác sĩ, y tá).

Trường hợp vẫn khó khăn, bạn nên chọn cách vắt sữa mẹ rồi cho vào bình sữa để bé bú. Sữa mẹ khi được vắt nếu bảo quản tốt thì vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng bé cần.

Làm gì khi bé từ chối bú bình?

Có một nguyên tắc là khi đói bé sẽ bú, còn khi không đói, bé sẽ từ chối. Ngoài ra, nhu cầu bú bình ở bé cũng tăng – giảm tự nhiên theo kỳ tăng trưởng của bé.

“Nên theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé quay đầu từ chối, nên tôn trọng điều này và thử cho bé bú lại sau đó” – Ann Meyer (một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh) khuyên.

Tuy nhiên, nếu bé bỏ bú bình liên tục thì đó không phải chuyện bình thường. Bạn nên đưa con đi khám khoa nhi.

Bé nhà tôi không quan tâm tới đồ ăn rắn dù đã đủ 6 tháng

Bé không quan tâm tới đồ ăn đặc, có thể do bé chưa sẵn sàng. Nhiều cha mẹ bắt đầu tập cho bé làm quen với đồ ăn dặm quá sớm (chúng ta thường được khuyên nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng một số phụ huynh cho con ăn dặm sớm hơn, từ khoảng 4-5 tháng).

Ngoài việc xem xét độ tuổi của bé, bạn cũng cần kiểm tra những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm, như phản xạ đẩy lưỡi biến mất và bé có thể ngồi trên chiếc ghế tựa dành cho bé.

Nếu bé vẫn chê đồ ăn dặm hôm nay thì bạn nên thử lại vào ngày mai.

Bé không còn thích bột của bé nữa

Lý do bé ngán bột có thể vì bé đã quá chán với đồ ăn nhuyễn. Khi ấy, cố gắng chuyển bé sang những loại đồ ăn có kết cấu rắn (khoảng 7-8 tháng, bé có thể ăn được loại thức ăn này) như bánh gạo, bánh mỳ nướng giòn dễ tan trong miệng bé; những miếng dạng hạt lựu (chuối, táo, khoai lang luộc) cũng có thể làm vui lòng bé đang ngán bột.

Ngoài ra, cũng nên tạm dừng mua đồ ăn đóng lọ sẵn cho bé mà chuyển qua tự làm thức ăn cho con. Bạn có thể hấp rau củ quả rồi nghiền tới độ lổn nhổn…

Bé nhà tôi cực kén ăn

Khi vào tuổi ăn dặm, bé có thể bày tỏ sở thích với một số đồ ăn nhất định. Ở tuổi này, sữa mẹ và sữa công thức bắt đầu giảm, bé quan tâm nhiều hơn tới đồ ăn. Khi ấy, cha mẹ bắt đầu lo ngại là bé ăn uống thiếu cân bằng, dẫn tới thiếu chất.

Với bé kén ăn, cha mẹ không cần quá lo lắng mà nên tôn trọng sở thích của con. Đồng thời, nên đa dạng các món ở mỗi bữa ăn để bé quen dần với nhiều mùi vị thực phẩm. Nếu bé từ chối một món nhất định, không nên vội vã làm món khác thay thế. Nếu bạn thay thế một món khi bé không chịu ăn món nào đó, bé sẽ hiểu rằng, những món kia là “chẳng ngon tẹo nào”. Do đó, bạn vẫn nên bày món ăn ngon mà bạn mới chế biến trước mặt bé và để bé ăn, dù được ít hay nhiều.

(Theo M&B)

Giải pháp cho 5 vấn đề “đau đầu” trong chuyện ăn uống của bé

(Webtretho) Cho bé ăn là một việc quan trọng đối với mọi bà mẹ, xoay quanh công việc tưởng chừng rất bình thường này lại có khá nhiều vấn đề làm đau đầu các bà mẹ. Dưới đây là 5 trong số các vấn đề như vậy cùng giải pháp từ các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em.

Bé nôn trớ

Độ tuổi phổ biến: mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.

Webtretho - Giúp bé ợ trong và sau khi ăn sẽ giảm tình trạng nôn trớ của bé. Ảnh: Corbis.

Hầu như mọi đứa trẻ đều nôn trớ. Tình trạng này thường xảy ra do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Cơ vòng thực quản (cơ giữ cho thức ăn nằm lại trong dạ dày) của bé không đóng chặt như ở các bé lớn hơn. Kết quả là, bé thường xuyên bị trào ngược thức ăn đã nuốt vào, vì vậy mà các bé ở tuổi này luôn được đeo yếm sữa khi ăn và bố mẹ cũng bận thêm vì phải giặt giũ suốt ngày.

Thông thường, chuyện nôn trớ này chẳng có gì phải lo cả. Nếu bé vẫn tăng cân bình thường theo tiêu chuẩn và bác sĩ nhi khoa cho là bé vẫn phát triển tốt, tức là bé vẫn được ăn đủ. Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé ăn tốt là số lượng tã bé thải ra mỗi ngày, vào khoảng 6-10 chiếc là tốt. Để giảm nôn trớ, chỉ cho bé ăn khi bé tỏ ra đói, giữ bé ở tư thế dựng người lên trong lúc cho bú, và giúp bé ợ thường xuyên trong bữa ăn. Một cách khác là giữ bé ngồi thẳng trong khi ăn và hạn chế di chuyển hay rung lắc bé trong vòng nửa giờ sau khi ăn.

Đôi khi nôn trớ nhiều trở nên nghiêm trọng hơn là một sự phiền toái. Nếu bé không tăng cân, khóc nhiều, hóc nghẹn, hoặc dường như bé rất đau, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng có tên gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên biểu đồ tăng trưởng và tổng thể các triệu chứng. Nếu bé bị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc giảm axit cho bé. May thay, dù có bị trào ngược thực quản hay không, tình trạng nôn trớ này sẽ biến mất dần trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi.

Cho bé ăn dặm trong giai đoạn đang bú mẹ (hoặc bú bình)

Độ tuổi phổ biến: từ 4 đến 12 tháng tuổi.

Khi các bé bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn rắn, chúng có thể bắt đầu bú ít hơn và giảm lượng sữa công thức hay sữa mẹ. Điều này khiến cha mẹ bối rối không biết dinh dưỡng của sữa hay của thức ăn là quan trọng hơn cho bé.

Đây quả là một vấn đề khó xử với các bà mẹ. Nhưng bất chấp thực tế là bé đã sẵn sàng để ăn rắn hơn, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của bé, đặc biệt là chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển não bộ và canxi giúp tạo răng và xương chắc khỏe. Bạn có thể từ từ giảm lượng sữa của bé mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Hãy theo sát con khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn phân chia thức ăn dạng lỏng và rắn, nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh với tỷ lệ bạn cho bé ăn, chẳng có việc gì mà bạn phải lo lắng nữa cả.

Vậy cho bé bú trước hay ăn trước khi bé đói? Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bắt đầu với việc cho bé bú sữa trước, dành thức ăn dặm cho kỳ giữa và sau cùng cho bé bú lại để tráng miệng. Lý do cho việc này là khi đói bé có thể không tập trung xử lý thức ăn rắn trong miệng được và có thể sẽ từ chối nó.

Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn giúp bạn xác định được tỷ lệ giữa sữa và thức ăn dặm hàng ngày cho bé. (Ghi chú: mỗi khẩu phần thức ăn trung bình của bé thường chứa 35-50 kcal).

6 tháng tuổi

-        ≤ 100 kcal thức ăn.

-        50 – 150 phút bú mẹ; 800 – 1100 ml sữa công thức.

9 tháng tuổi

-        200 – 300 kcal thức ăn.

-        40 – 120 phút bú mẹ; 700 – 1000 ml sữa công thức.

12 tháng tuổi:

-        300 – 500 kcal thức ăn.

-        10 – 90 phút bú mẹ; 600 – 900 ml sữa công thức.

Bé không ngồi yên cả ngày

Độ tuổi phổ biến: 10 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Những em bé tuổi biết bò lúc nào cũng luôn tay luôn chân và quá bận rộn để ăn một bữa cho ra bữa. Ảnh: Corbis.

Không gì thú vị đối với một em bé hơn việc khám phá ra rằng bé có thể tự di chuyển, vì thế hầu hết các bé tuổi biết bò sẽ loay hoay và bò lổm ngổm cả ngày hơn là chịu ngồi yên để ăn. Và dạ dày của các bé lứa tuổi này khá nhỏ, nên nên bé cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để nhận đủ calo bé cần cho hoạt động của mình. Nhưng, thật khó để cung cấp thức ăn tốt cho một em bé hiếu động không chịu ngồi yên, bởi vì những bữa ăn tĩnh thường cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn những món ăn vặt. Nếu bạn có một “siêu quậy” tuổi này, hãy chuẩn bị thức ăn vặt cho bé như bạn làm một bữa lớn, với lượng dinh dưỡng tương đương chứ không phải chạy theo bé cho ăn được bao nhiêu thì cho. Các thức ăn vật giàu vitamin và khoáng chất là những lựa chọn tốt cho các bé ở tuổi này, ví dụ chuối cắt hay phô-mai miếng.

Cũng nên nhớ rằng không bao giờ là quá sớm để tập thói quen ăn uống lành mạnh. Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ cho bé ngồi yên ăn cùng gia đình ít nhất một bữa trong ngày. Đừng thỏa hiệp, hãy tiếp tục giữ “siêu quậy” vào ghế ăn trong vài phút mỗi lần. Đến khi bé được 2 tuổi, bạn hãy giữ bé ở bàn ăn lâu hơn và giảm số lần ăn vặt xuống còn 2 bữa mỗi ngày đồng thời với việc cho bé được lựa chọn nhiều hơn trong giờ ăn.

Bé ăn rất nhiều trong một ngày rồi không ăn ngày tiếp đó.

Độ tuổi phổ biến: 12 tháng tuổi đến 3 tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này không có gì lo lắng cả. Phần lớn trẻ em có bản năng tốt hơn người lớn trong việc kiểm soát cơn đói. Trong khi người lớn thường ăn vì thức ăn ở trước mặt họ hay vì họ chán nản, một đứa trẻ có ý thức tốt hơn nhiều về sự ngon miệng của chúng. Thêm nữa, giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở khoảng 2- 3 tuổi có thể khiến bé ăn uống có vẻ không được điều độ lắm. Nhu cầu ăn uống của bé sẽ tăng giảm theo sức lớn của bé. Kết luận ở đây là gì? Đừng áp đặt ý muốn của bạn để bắt bé ăn theo ý mình.  

Hãy đặt ra một giới hạn thời gian hợp lý cho bữa ăn của bé, và áp dụng như thế. Bạn cần đảm bảo rằng bé không nạp tất cả nhu cầu năng lượng qua đường uống; quá nhiều sữa và nước trái cây có thể làm mất cảm giác ngon miệng của bé với thức ăn. Khoảng 100 – 120ml nước trái cây mỗi ngày là đủ. Để cai thói quen uống nước trái cây cả ngày, hãy pha loãng dần cho đến khi bé có thể hoàn toàn uống nước lọc mỗi khi thấy khát. Điều quan trọng là trẻ em cần được nạp đủ lượng dinh dưỡng mà các chế phẩm sữa cung cấp, nhưng không phải hoản toàn từ sữa. Trẻ độ tuổi này cần khoảng 2 chén chế phẩm sữa mỗi ngày, và bạn có thể cho bé ăn thêm sữa chua như một phần của chế độ ăn.

Bé kén ăn

Đôi khi, những đữa trẻ sẽ có một vài món ăn yêu thích và không chịu ăn món gì khác. Chuyện sống chỉ bằng một loại thức ăn là không thể với người lớn, nhưng với trẻ con, điều này cũng tương tự như một khóa học. Bé lúc này đã có khả năng hiểu biết, việc ăn uống cũng giống như một cách để cảm thấy thoải mái. Chỉ ăn một loại thức ăn và từ chối các loại khác cũng là cách các bẻ kiểm tra giới hạn với cha mẹ.

Hãy cố gắng đừng tỏ ra sốt ruột quá; điều này có thể khiến bé sử dụng thức ăn như một cách gây chú ý. Nếu bạn lo ngại điều gì, hãy ghi lại nhật ký ăn uống của con trong khoảng 1-2 tuần và cho bác sĩ nhi của bé xem liệu bé đã ăn đủ hay chưa.

Miễn là bé phát triển bình thường, không có gì nguy hại với một chế độ ăn hạn chế tạm thời. Nhưng để bé có thể nhận được chất dinh dưỡng phong phú hơn, viên bổ sung đa sinh tố hàng ngày có thể là một giải pháp. Và với phương pháp không gây áp lực với bé, bạn hãy tiếp tục cho bé thêm những món ăn mới vào bát của bé cùng với món cũ yêu thích, cả khi bé không thèm đụng đến. Sự tò mò tự nhiên của trẻ con rồi sẽ thôi thúc bé nếm thử món mới thôi.

Để bé khỏe mạnh suốt mùa đông

Làm sao để bé không bị bệnh trong mùa đông?’ là băn khoăn của hầu hết cha mẹ. Bởi vì đây là khoảng thời gian virus gây cảm lạnh, cảm cúm ‘hoành hành’ dữ dội nhất trong năm.

Điều nên làm

Rửa tay cho mẹ và cho bé: Rửa tay thường xuyên là việc đơn giản nhưng hiệu quả nhất để đánh bật vi trùng gây cảm. Vì thế, cần rửa tay của bạn sau khi thay tã hoặc xỉ mũi cho con, cũng như trước khi chuẩn bị đồ ăn.

Đồng thời, cũng nên rửa tay cho bé thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi bé đi nhà trẻ (mẫu giáo) hoặc ra bên ngoài về.

Bạn không nhất thiết phải tìm mua đúng loại xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay cho bé, bởi vì, bất kỳ loại xà phòng nào cũng có khả năng tẩy vi trùng trên bề mặt da.

Cần thống nhất để người trông bé cũng rửa tay thường xuyên. Nếu bé đi nhà trẻ, cần chắc rằng, nhà trẻ của con duy trì thói quen vệ sinh.

-Tiêm chủng đầy đủ: Bé sẽ được bảo vệ khỏi virus và vi khuẩn nếu được tiêm chủng theo định kỳ. Bé cũng có thể được tiêm phòng cúm mỗi năm bắt đầu từ khi bé được 6 tháng tuổi.

- Tăng miễn dịch cho bé tự nhiên: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong nửa năm đầu đời là cách tăng miễn dịch cho bé. Khi bước vào tuổi ăn dặm, đảm bảo bé luôn được đủ dinh dưỡng từ nguồn thức ăn đa dạng. Cho bé ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng như vận động hợp lý trong ngày. Ngoài ra, Vitamin C cũng là một loại “thần dược” khá phổ biến trong việc phòng chống cúm và tăng miễn dịch cho trẻ.

Khi bé bị ốm

Một số bé bị cúm vài lần trong năm, nhất là trong những tháng mùa đông. Khi ấy, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

- Tra thuốc nhỏ mũi cho bé: Dung dịch vệ sinh mũi dạng muối sinh lý giúp làm loãng dịch mũi và khiến bé dễ thở. Để đạt kết quả tốt nhất, nên dùng thuốc tra mũi dạng nhỏ giọt (không phải dạng phun sương) cho bé: hơi ngả đầu bé về phía sau, nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mũi của bé. Sau đó, nhẹ nhàng lấy đi dử mũi cho bé.

- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Bé càng nghỉ ngơi tốt thì càng sớm hồi phục. Nếu bé không muốn nằm yên trên giường, bạn có thể tìm một số hoạt động để chia sẻ với bé: đọc sách cho bé, chơi với con rối...

- Tránh cho bé bị mất nước: Bé bị mất nước rất nhanh khi ốm, nhất là khi kèm sốt hoặc tiêu chảy. Để bù nước cho bé, nên cho bé ti mẹ hay bú bình thường xuyên. Nếu bạn nghi bé đang mất nước, cho bé uống thêm nước lọc hoặc dung dịch bù nước, với bé trên 4 tháng tuổi nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Với bé ăn dặm, có thể cho bé uống thêm nước quả như nước cam hoặc nước dưa hấu pha loãng.

Đưa bé đi khám

Phần lớn virus gây bệnh sẽ bị tiêu diệt trong vòng một vài ngày nhưng cũng có khi bệnh tiến triển nặng hơn, cần được điều trị. Nên đưa bé đi khám nếu thấy bé kéo tai (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai); khò khè hoặc khó thở (có thể do viêm phổi, viêm phế quản); tiêu chảy hoặc nôn (có thể dẫn tới mất nước); sốt cao..

Meo.vn (Theo Mẹ&Bé)

Giúp con bú bình

Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. NHưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Chọn bình sữa cho con

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Tập bú vào giờ nhất định

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức - kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)