Lưu trữ cho từ khóa: Bơi lội

Mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh

Năm học 2013 – 2014, Hà Nội sẽ triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng khối tiểu học.

Công tác phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh được sở GD&ĐT Hà Nội đặc biệt chú trọng trong năm học mới này. Sở yêu cầu các phòng GD&ĐT chủ động báo cáo UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo tốt cho việc tập luyện thể dục, thể thao và huy động xã hội hóa xây dựng các bể bơi phù hợp với tình hình địa phương.

Mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh

Cùng với đó, chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức, quản lý và hướng dẫn học sinh tham gia các lớp học bơi chính khóa, ngoại khóa trong năm học và dịp hè. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức các khóa tập huấn dạy bơi, cứu đuối cho đội ngũ giáo viên thể dục.

Theo thống kê từ Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nạn nhân chết đuối cao nhất thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng 7.000 trẻ tử vong, trong đó, một nửa số này chết do đuối nước.

Trước thực trạng này, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác HSSV, hoạt động ngoại khóa và y tế trường học năm học 2013 – 2014 cũng yêu cầu các sở GD&ĐT đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn đuối nước cũng như triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh.

Theo Giaoducthoidai.vn

Đi bơi thường xuyên “đe doạ” vùng kín chị em

Đi bơi quá nhiều cũng không tốt đâu nhé!

Nước hồ bơi có chứa rất nhiều hóa chất, đặc biệt là những hóa chất tẩy rửa, khử trùng… Đây là những “kẻ thù” vô cùng nguy hiểm đối với vùng kín khi chúng ta đi bơi. Nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với nước hồ bơi, các hóa chất này có thể xâm nhập và gây hại cho sức khỏe cũng như các chức năng của vùng kín, không những thế còn dẫn đến các căn bệnh vùng kín, bệnh phụ khoa… Về lâu dài, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.

Young Girl Swimming Underwater

Lây nhiễm bệnh do vi khuẩn

Như chúng ta đã biết, trong nước hồ bơi, đặc biệt là những hồ bơi công cộng có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng và nấm gây bệnh do các chất thải từ môi trường và từ cơ thể người tiết ra. Ngâm mình trong nước lâu và liên tục không chỉ tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm… xâm nhập vào vùng kín, mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này do sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi độ pH bên trong âm đạo (đối với XX)… Về lâu dài, điều này có thể làm suy giảm chức năng của “cô bé” và “cậu bé”, gây nên các căn bệnh nghiêm trọng như nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh phụ khoa…

Gặp “vấn đề” do mặc đồ bơi liên tục

Đi bơi thường xuyên đe doạ vùng kín chị em2

Quần áo bơi chủ yếu là những bộ đồ bó sát cơ thể. Đặc biệt, khi đi bơi, không chỉ lúc ở dưới nước mà khi đã lên bờ nghỉ ngơi, chúng ta vẫn phải mang trên mình bộ đồ ướt. Những điều này không tốt cho vùng kín chút nào. Theo các chuyên gia, mặc đồ bó sát hay mặc đồ ướt quá lâu có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng vùng chữ V, dễ gây nhiễm nấm, nhiễm khuẩn vùng kín…

Chính vì thế, sau khi đi bơi về, chúng mình hãy chú ý vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín một cách cẩn thận nhé!

Theo TTVN.vn

Nên cho bé học bơi từ khi nào?

(Webtretho) Được bơi lội tung tăng trong nước quả là điều rất tuyệt vời với con yêu của bạn, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Và bơi lội không chỉ để thư giãn mà còn giúp các bé rèn luyện sức khỏe, phát triển tốt hơn và tránh được những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại Úc, trung bình mỗi tuần có một trẻ em chết vì đuối nước, đó đã là một con số đáng sợ. Ở nước ta, con số này còn nhiều hơn. Ngoài thiệt mạng, những trẻ còn sống sót sau đuối nước lại thường có di chứng của tổn thương não.

Đuối nước có thể xảy ra mà không có bất kỳ tiếng động cảnh báo nào, và khủng khiếp hơn, chỉ cần 20 giây là chúng ta có thể đã mất một đứa trẻ do ngạt nước rồi. Chúng ta hẳn đã đọc và nghe nhiều câu chuyện đau lòng của trẻ em chết đuối mỗi năm trên khắp đất nước, và lẽ nào chúng ta buông xuôi, bất lực?

Hãy cùng nghe một số lời khuyên tuyệt vời từ Gage CEO Ross - vận động viên bơi lội người Úc, và Michael Klim - người điều hành các lớp học trẻ sơ sinh ở trung tâm bơi lội Klim:

1. Bắt đầu sớm!

Việc bơi và học bơi của bé có thể bắt đầu lúc sáu tháng tuổi, khi hệ thống miễn dịch được coi là đã đủ phát triển để "đối phó" với một hồ bơi công cộng. Nếu không có điều kiện cho con đến hồ bơi hoặc không tìm được một hồ bơi đủ tiêu chuẩn cần thiết thì bạn cũng có thể cho bé chơi, làm quen với nước ngay tại nhà mình, vào trước giờ đi ngủ chẳng hạn.

Được làm quen với nước sớm sẽ giúp bé học bơi nhanh hơn. Ảnh: Webtretho

VĐV Ross khuyên bạn có thể cho con làm quen bằng cách chơi trong bồn tắm với 'mưa phùn' nhẹ nhàng từ vòi hoa sen. Sau đó bạn bắt đầu dạy bé cách kiểm soát hơi thở bằng cách thể hiện điều đó trên khuôn mặt của mình. Bạn diễn giải 1 chút về ý của bạn rồi nói với bé "con sẵn sàng đi", rồi nhẹ nhàng, từ từ đổ một chút nước lên đầu bé. Bé sẽ học được khá nhanh rằng bé cần phải nhắm mắt lại và hít một hơi. Bạn cũng có thể để cho bé xem bạn lặn dưới nước như thế nào và trở lại một cách vui vẻ và an toàn ra sao để bé biết không có gì phải sợ nước cả.

"Bạn càng sớm cho bé làm quen với nước với một mức độ thoải mái vừa phải thì sẽ càng tốt," Michael nói. "Trẻ em càng sớm được thoải mái trong nước thì sẽ phát triển các kỹ năng bơi lội nhanh hơn rất nhiều."

2. Đầu tư với các bài học bơi

Sau khi bé đủ tuổi, các bài học chính thức sẽ giúp bé có được sự thoải mái trong hồ bơi. Bé bắt đầu được dạy về an toàn với nước và các vấn đề cơ bản của bơi lội trong khuôn khổ, có cấu trúc nhưng vui vẻ.

"Việc của bạn bây giờ là cần tìm một lớp dạy bơi với giáo viên có trình độ chuyên môn được công nhận," Michael khuyên. "Bạn cũng cần xem xét đến diện tích, sĩ số... của các lớp học để đảm bảo rằng con cảm thấy thoải mái với mức độ và sự chú ý từ giáo viên. Nếu có thể, bạn cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước tại đó để xem nó có phù hợp với sự thích nghi của bé không, để bé có thể khám phá bản thân một cách thích thú nhất khi ở trong hồ bơi!"

3. Hãy
luôn không rời mắt!

Việc chính bạn để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước - bởi đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối là từ nguyên nhân của sự thiếu giám sát. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến tập bơi hoặc khi bé ở gần nước.

Ảnh: Getty images

Melanie Courtney, giám đốc điều hành của Kidsafe Victoria nói: "Bạn không nên hoàn toàn tin vào khả năng bơi lội của con mình, vì bé vẫn còn là 1 học viên chứ chưa là một vận động viên, vì thế bất cứ lúc nào, điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Thế nên, bạn cần phải luôn luôn giám sát khi bé lại gần nước. Và việc giám sát này có nghĩa là bạn phải luôn để mắt đến bé bất kỳ lúc nào. Nếu bạn phải rời khỏi hồ bơi, dù chỉ 1 chốc lát, bạn nhất định cũng phải đưa con đi cùng.

Bạn hãy bảo đảm nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có người lớn canh chừng. Và tốt nhất bạn nên tránh gởi bé lại cho bất kỳ một người nào khác trông chừng, vì bạn không thể chắc rằng họ luôn luôn để tâm đến con bạn như bạn. 

4. Hàng rào bảo vệ

Ở Úc, một yêu cầu pháp lý cho tất cả các hồ bơi, khu nghỉ dưỡng… là phải luôn có các rào cản an toàn có cửa tự đóng hoặc có chốt với trẻ em. Nếu bạn có một hồ bơi ở nhà, bạn phải:

- Chắc chắn rằng không có những thứ như ghế, cành cây, kệ… có thể trợ giúp bé leo vào khu vực hồ bơi.
- Hàng rào bảo vệ và cổng luôn bảo đảm. Thường xuyên kiểm tra ốc vít, thanh chắn… để tránh chúng đã bị lung lay, dễ gãy… chúng luôn phải được bảo trì và sửa chữa nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì.
- Không bao giờ cho phép bé tự ý mở cửa.
- Tránh "cám dỗ" bé bằng cách không để đồ chơi, dụng cụ bơi… xung quanh hồ khi không sử dụng. Chúng có thể khiến bé bất chấp mọi lời dặn dò để leo vào vui chơi 1 mình.

5. Biết những điều nhỏ nhặt

Bạn thường nghĩ chuyện đuối nước chỉ xảy ra với hồ bơi sâu, ở biển, sông, hồ hay một một bồn tắm đầy nước. Tuy nhiên, sự thật là trẻ nhỏ có thể bị chết đuối chỉ với một lượng nước rất ít - khoảng 5cm. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường có phần đầu nặng hơn, chân yếu hơn, và trong khi tò mò khám phá, chúng thường bị té chúi đầu xuống trước và hầu như không có khả năng để tự đưa mình thoát ra.

Do vậy, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa xung quanh nhà mình. Luôn luôn để trống những xô đựng nước, đậy nắp hồ cá và các nơi có chứa nước mà bạn thấy không yên tâp. Bạn cũng nên có khóa an toàn với phòng tắm, toilet, nơi giặt giũ để tránh bé vào nghịch nước. Tại các bữa tiệc, nếu có uống bia rượu bạn cũng cần giữ bé an toàn với xô nước đá, tốt nhất không để trẻ lại gần.

Trong trường hợp khẩn cấp

"Kiến thức cũng là một phần quan trọng của an toàn nước," Melanie nói, “kỹ năng sơ cứu có thể giúp bạn giành lại cuộc sống cho con. Vì thế, bạn nên ghi danh vào một khóa học sơ cứu, hồi sức và cập nhật các kỹ năng của mình thường xuyên để có thể ứng phó tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp."

Và hãy nhớ, trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi số cấp cứu ở nơi gần bạn nhất!

Bơi lội – Môn thể dục tốt cho người đau lưng

Tôi bị đau lưng đã lâu, cứ vận động là bị ảnh hưởng vì vậy tôi đặt mục tiêu phải giảm cân. Tôi bắt đầu tập bơi lội….

Một số người nói rằng bơi ếch không tốt cho những người có vấn đề ở lưng. Điều này có đúng. Tôi nên bơi kiểu nào?

Trả lời:

Mặc dù đau lưng thường xuyên ngăn cản chúng ta tập luyện nhưng tập thể dục thông thường là hoạt động cần thiết để phục hồi và duy trì chức năng lưng. Nếu bạn luyện tập cẩn thận và cho cơ thể cơ hội phục hồi, thì cơ hội khỏi đau lưng cũng rất hiện hữu bởi lưng đau do cơ thường xuyên căng thẳng nhưng lại quá ít thời gian để phục hồi.

Bơi lội là một thể dục tốt cho những người bị đau lưng bởi lợi thế lớn của nó là sự hỗ trợ của nước trong khi các cơ đang vận động

Nếu bạn có kỹ thuật bơi ếch đúng thì hãy thử và lắng nghe cơ thể mình rồi quyết định xem liệu có thể tiếp tục với kỹ thuật này. Đối với nhiều người đi bơi, kiểu bơi ếch có thể làm căng các cơ cổ và lưng do đầu luôn phải vươn lên mặt nước.

Bơi bướm có thể tốt nhất đối với những người đau lưng. Bơi tự do và bơi ngửa cũng có lợi cho bạn nhờ hỗ trợ hoạt động của tim.

Các bài tập erobic dưới nước cũng đáng được quan tâm trong hành trình chữa chứng đau lưng vì tận dụng được tối đa sự nâng đỡ của nước đối với các cơ lưng.

(Theo Dân trí)

Chăm sóc da và tóc khi đi bơi

Bơi là môn thể thao “số Một”, tác động đến toàn bộ cơ thể, giúp bạn cân đối, khỏe mạnh và còn là một phương pháp thư giãn tốt cho tâm trí. Tuy vậy, bơi lại là người bạn không dễ chịu lắm với tóc và da. Chlorine trong nước hồ bơi và muối trong nước biển có thể làm giảm lượng chất bôi trơn tự nhiên của tóc bạn, khiến tóc và da bạn bị khô, tóc dễ gãy, thậm chí bị đổi màu, rụng tóc...

Vậy nên, nếu có ý định đi bơi thường xuyên, bạn hãy chú ý đến những bước sau đây để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho mái tóc và làn da của mình nhé.

Chăm sóc da

Khi đi bơi, nhất là bơi vào ban ngày và trong mùa hè, có một thứ bạn nhất thiết không được quên, đó là kem chống nắng. Hãy dùng kem chống nắng đúng cách, đừng quên bôi ở những chỗ thường bị bỏ sót như sau tai, khoeo chân, mu bàn chân… Nếu đi bơi thường xuyên thì ngoài tiêu chí không thấm nước, bạn hãy chú ý chọn loại kem chống nắng có chứa vitamin A, C và E, giúp dưỡng ẩm cho da. Và ngoài kem chống nắng, bạn cũng nên bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm trước khi đi bơi để giảm thiểu tình trạng da bị mất nước và kích ứng.

webtretho_kem chống nắng

Đừng bao giờ quên kem chống nắng và kem dưỡng ẩm nếu bạn muốn bảo vệ làn da của mình (Ảnh: Inmagine)

Khi đã xuống hồ bơi, tất nhiên bạn cần tập trung bơi; nhưng sau khi bơi xong, điều đầu tiên bạn cần nhớ làm là tắm gội với loại xà phòng phù hợp. Chlorine có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong nước hồ bơi, nó có thể vẫn bám trên da bạn cả sau khi bạn đã lên khỏi hồ bơi và sẽ làm bạn bị mẩn ngứa. Nếu bạn bơi trong môi trường nước tự nhiên (sông, hồ, biển) thì việc tắm lại càng sớm càng tốt cũng tương tự như vậy, bởi tuy không có chứa nhiều chlorine nhưng muối và các chất khác có trong nước cũng có thể làm bạn bị kích ứng.

Đi bơi có thể khiến da bạn trở nên rất khô, vì thế sau khi tắm xong, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm lên khắp cơ thể. Đồng thời với đó, hãy uống đủ lượng nước trong suốt cả ngày, đặc biệt sau khi bơi xong - điều này không chỉ giúp làm sạch da của bạn mà còn bổ sung độ ẩm bị mất trên da do chlorine. Thông thường thì làm như vậy là đã đủ, nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu, da khô và bị nổi mẩn, hãy đến gặp bác sỹ.

Bạn cũng đừng quên đôi môi nhé, nó cũng có thể bị khô do nước hồ bơi nên hãy luôn đem theo dưỡng môi để dùng ngay. Và ngoài tắm sạch, bạn cũng phải đảm bảo giặt sạch quần áo bơi của mình sớm để ngăn ngừa kích ứng trong lần mặc sau, và để giữ cho quần áo bơi bền hơn.

Chăm sóc tóc

Đối với tóc, nếu bạn có ý định đi bơi thường xuyên thì hãy nghĩ lại về việc nhuộm tóc màu sáng bởi các hóa chất có trong hồ bơi có thể làm tóc bạn bị khô, xơ và thậm chí đổi màu thuốc nhuộm.

Tóc bạn trông vậy nhưng khá giống với miếng bọt biển, lúc khô thì sẽ hút rất nhiều nước; vậy nên hãy làm ướt tóc bằng nước thường trước khi xuống bơi để bảo vệ tóc, hạn chế tóc ngấm nhiều chlorine. Một chút dầu xả lên tóc sẽ giúp tóc bạn mềm hơn, tuy nhiên vì dầu xả có thể thấm ra làm bẩn nước hồ bơi, nên thay vì dầu xả, bạn hãy bôi lên tóc dầu ô liu, dầu dừa hay baby oil. Sau khi làm ướt tóc và bôi baby oil, bạn nên sử dụng mũ bơi - đây là cách dễ nhất và hữu hiệu nhất để bảo vệ tóc bạn khỏi hóa chất và ánh nắng. Bạn có thể cảm thấy kỳ cục khi mới đội mũ bơi, nhưng nó sẽ giúp cho việc chăm sóc tóc của bạn dễ dàng hơn nhiều.

webtretho_mũ bơi, kính bơi

Mũ bơi, kính bơi... là những vật dụng không thể thiếu (Ảnh: Inmagine)

Cũng giống với việc tắm ngay, bạn cũng hãy gội đầu ngay sau khi bơi lên để giúp ngăn chặn chlorine tích tụ. Bạn hãy gội với nhiều nước, với dầu gội có dầu xả, nếu bạn không thể gội đầu ngay thì ít nhất cũng hãy xả tóc dưới vòi nước để trôi bớt chlorine và nước mặn. Nếu bạn đi bơi thường xuyên thì tốt nhất nên dùng loại dầu gội đầu và dầu xả chuyên dụng, hoặc ít nhất cũng hãy dùng những sản phẩm chăm sóc dành cho tóc khô.

>> Bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo chăm sóc tóc khi đi bơi của các thành viên diễn đàn Webtretho.

Sau khi gội xong, bạn vắt nước khỏi tóc sau đó sử dụng dầu xả, bôi đều từ gốc đến tận ngọn tóc. Hãy để dầu xả trên tóc khoảng 3-5 phút rồi gội sạch, dùng khăn lau khô tóc nhẹ nhàng, đừng chà xát mạnh tay. Nếu bạn làm khô tóc bằng máy sấy tóc thì hãy để ở mức nóng thấp nhất. Hãy gỡ và chải tóc bằng loại lược răng thưa, đừng chải khi tóc ướt, đặc biệt sau khi bơi xong.

Nếu là người kỹ lưỡng, chăm chỉ hơn, bạn có thể sử dụng một số liệu pháp thiên nhiên tự chế để tăng cường sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc: chẳng hạn như trộn hỗn hợp gồm 1 trái bơ chín nghiền với 1 quả trứng và 1 muỗng canh dầu ô liu, bôi đều lên tóc và massage nhẹ, sau đó ủ trong khăn ấm khoảng 30 phút rồi gội sạch.

Ngoài ra, nếu bạn muốn đi bơi thường xuyên, hãy cân nhắc đến việc cắt tóc; rõ ràng là chăm sóc cho mái tóc ngắn sẽ dễ hơn nhiều - lý do chỉ có vậy thôi.

Chúc bạn không chỉ có một thân hình thật cân đối nhờ bơi lội mà tóc cũng thật đẹp và da cũng thật xinh!

Giảm nguy cơ chết đuối

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ đưa ra những gợi ý sau được đăng trên trang tin healthday.com giúp giảm nguy cơ chết đuối:

 
Ảnh: Shutterstock

Người lớn nên luôn giám sát trẻ cẩn thận ở bất kỳ nơi nào có nước - bao gồm cả bồn tắm;

Tránh bất kỳ hoạt động nào gây xao nhãng như đọc sách hoặc nói chuyện điện thoại;

Nếu có thể nên bơi cùng bạn bè hoặc người thân;

Nên học bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ;

Những ai bị rối loạn co giật hoặc có tiền sử động kinh nên cẩn thận khi ở khu vực có nước;

Luôn mặc áo phao khi ở trên thuyền;

Luôn xây rào chắn xung quanh hồ bơi để bảo vệ trẻ, ngay cả khi trẻ biết bơi;

Không dùng đồ chơi dưới nước thay cho áo phao;

Không uống rượu trong khi chèo thuyền, bơi lội hoặc giám sát trẻ em trong nước;

Không để trẻ nín thở trong thời gian lâu dưới nước.

(Theo Thanhnien)

Lưu ý gì giúp con đi bơi an toàn?

(Webtretho) Trẻ con lúc nào cũng hiếu động, trong khi điều kiện nước ta vốn có đường bờ biển dài, nhiều sông, rạch, ao, hồ; vậy nên ông bà xưa mới có câu “Có phúc đẻ con biết lội…” Nhưng làm sao để giúp con "biết lội"? Cần lưu ý gì để đừng xảy ra những tình huống chẳng ai mong? Hãy cùng chúng atôi xem nhé!

Học bơi khi nào?

Theo ý kiến chung của các bác sĩ nhi khoa, bạn không nên cho con dưới 1 tuổi học bơi vì khi này bé chưa đủ cứng cáp để làm chủ được các vận động của cơ thể, chưa kiểm soát được thân nhiệt, hệ miễn dịch của bé cũng chưa đủ khỏe. Sau 1 tuổi, bé được học bơi đàng hoàng sẽ giảm nguy cơ bị chết đuối một cách đáng kể; tuy vậy, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhấn mạnh rằng không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng học bơi vào cùng thời điểm. Bố mẹ cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như sự dạn nước của con, tâm lý của con, khả năng tập trung, nghe, hiểu và làm theo hướng dẫn, cũng như khả năng thể chất của con trước khi đăng ký lớp.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem đây có phải là hoạt động phù hợp với điều kiện sức khỏe của con hay không. Bé bị các bệnh về da hoặc bệnh lây nhiễm không nên đi bơi để tránh ảnh hưởng đến người khác đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của mình.

webtretho_kính bơi

Kính bơi, mũ, nút bịt lỗ tai... là những thứ nên chuẩn bị cho con (Ảnh: Inmagine)

Hãy chuẩn bị cho con: quần áo bơi vừa vặn, mũ, kính, nút bịt lỗ tai, kem chống nắng (do da trẻ con nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem dành cho trẻ nhỏ, với các thành phần tự nhiên)... Hạn chế để con đi bơi trong khoảng thời gian nắng gắt.

An toàn tại hồ bơi:

Trước khi bơi

Điều kiện an toàn của hồ bơi: Về lý thuyết mà nói, tốt nhất bạn hãy đưa con đến những hồ bơi có xác nhận Vệ sinh và An toàn hoạt động, có công khai rõ ràng thông tin về trình độ và kỹ năng của các huấn luyện viên. Nhưng cùng với đó, bạn nên đến thăm quan cơ sở vật chất, ghi nhận những thông tin cần thiết, quan sát thái độ của huấn luyện viên, nhân viên, của các bé khác… trước khi đăng ký lớp cho con mình.

Lớp học: Đối với lớp dạy bơi dành cho các bé nhỏ, một huấn luyện viên chỉ nên dạy cho khoảng bốn bé; với lớp dành cho các bé lớn hơn cũng không nên quá sáu bé một lớp.

Bản thân: Tìm hiểu, nắm rõ và dạy con những nguyên tắc an toàn cơ bản như không được chạy nhảy ở gần hồ bơi, không xuống nước hoặc lại gần hồ bơi khi không có người lớn đi kèm...; bố mẹ cũng nên học các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản.

Trong khi bơi

Luôn để mắt trông chừng con, kể cả khi có huấn luyện viên và nhân viên cứu hộ ở đó. Các nhân viên cứu hộ phải trông chừng rất nhiều người cùng một lúc nên bạn không thể mong họ không rời mắt khỏi con bạn. Một đứa trẻ dưới 5 tuổi dù bơi giỏi đến đâu cũng vẫn luôn phải ở trong tầm tay với của người lớn.

Không cưỡng ép đem con xuống nước. Những đứa trẻ dưới 3 tuổi có thể sẽ bị sặc nước, không chỉ gây nguy hiểm mà còn gây ra những ấn tượng không hay và làm trẻ càng sợ nước, sợ bơi.

Một điểm cần lưu ý nữa: cả AAP và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đều khuyên các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con dùng phao; vì khi cho con dùng phao, cả các bậc phụ huynh lẫn trẻ nhỏ đều có một cảm giác an toàn giả tạo và rất dễ trở nên lơ đãng, bất cẩn.

webtretho_cho con đi bơi

Luôn để mắt trông chừng khi con ở hồ bơi (Ảnh: Inmagine)

Sau khi bơi

Sau khi bơi, bố mẹ cần cho bé tắm gội lại sạch sẽ, vệ sinh và nhỏ thuốc mắt, mũi, tai. Trong trường hợp có bất cứ điều gì bất thường như viêm tai, đau mắt… bạn hãy tạm ngưng cho bé đến hồ bơi, thay vào đó là đến khám bác sĩ để điều trị khỏi mới được đi bơi tiếp.

<!]]>

Cẩn thận với các bệnh về tai do bơi lội

Mùa nóng đã bắt đầu với bầu không khí oi nồng, nóng bức nên hầu hết mọi người đều muốn đắm mình trong nước. Tuy nhiên…

Giấc mơ được ngâm mình trong dòng nước mát sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc khiến các bể bơi, thậm chí các ao, hồ, sông... tràn ngập người, mà ít ai nghĩ rằng những bệnh từ nơi này có thể xuất hiện. Bệnh về tai là một trong những bệnh hay gặp khi bơi lội.

Viêm ống tai ngoài do bơi: Khi bơi nước thường vào tai gây cảm giác khó chịu do đó người ta thường lấy tăm bông lau chùi nhiều, điều đó gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai. Đặc biệt là khi bơi ở những ao hồ bẩn, nguy cơ viêm tai càng cao.

Triệu chứng ban đầu là ngứa tai, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau càng nhiều khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp, có thể xuất hiện sốt, đôi khi sốt cao, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng rất đau. Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tùy theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Xử trí: Tại cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng cần đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và đặt thuốc tai tại chỗ. Bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày. Viêm ống tai ngoài rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai. Trường hợp khi bơi bạn cảm thấy nước vào tai, chỉ nên nghiêng đầu về phía bên đó một lúc đồng thời kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài mà thôi.

Viêm tai giữa: Nếu trong trường hợp bạn nhảy cầu, lặn sâu trong nước, bệnh viêm tai giữa do chấn thương của áp lực xuất hiện: cảm giác đau nhói, căng tức bên tai bị bệnh, nghe kém, ù tai kéo dài kể cả khi nghiêng tai cho nước chảy hết ra ngoài.

Bệnh này hình thành do khi áp lực nước quá cao và đột ngột trong lúc nhảy từ trên cao xuống nước hoặc khi bạn lặn sâu trong nước, làm cho đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại - đây là đường cân bằng áp lực của tai giữa với môi trường bên ngoài - và dịch ứ đọng trong tai giữa, dịch này nếu để lâu không điều trị gây bội nhiễm trong tai do các vi khuẩn sinh sống trong đó mất đi điều kiện sống bình thường sẽ gây bệnh. Khám thấy màng nhĩ đục, căng phồng, có mức nước ứ đọng.

Điều trị bằng thuốc giảm viêm, nhỏ mũi chống phù nề, ống thông giữa hòm tai với mũi họng trở lại thông thoáng và dịch trong tai giữa sẽ được giải thoát ra ngoài. Nếu sau 1 tháng các triệu chứng ù tai, nghe kém không hết phải đi khám tại cơ sở tai mũi họng để đo sức nghe và độ thông thoáng của tai, nếu kết quả vẫn ứ đọng dịch thì phải làm thủ thuật trích rạch màng nhĩ kết hợp với đặt ống thông để dẫn lưu dịch.

Đi bơi là môn thể dục có ích cho sức khỏe. Nhưng nếu đi bơi mà không biết cách phòng tránh những bệnh do nước gây ra có thể sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Meo.vn (Theo Sức khỏe & đời sống)

Xu hướng rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi

Chủ động và tích cực tham gia các môn thể thao và hoạt động thể chất để giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng. Điều này đặc biệt đúng đối với người trên 60 tuổi...

Ảnh minh họa

Yoga

Sự phối hợp của việc kéo căng cơ và các tư thế mà Yoga sử dụng để rèn luyện cơ bắp đã dần phổ biến trong 10 năm qua. Hơn nữa, những lợi ích của Yoga còn bao gồm tăng tính linh hoạt khớp, giảm chứng đau viêm khớp, thư giãn giúp giấc ngủ ngon hơn, và điều hòa huyết áp.

Bơi

Kiểu tập luyện ít chịu sự tác động dưới nước này có nhiều lợi ích bao gồm sự cân bằng tốt hơn, giảm mức độ căng thẳng và giảm nguy cơ loãng xương. Bơi lội là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người cao niên bởi vì nó không tạo áp lực nhiều cho cơ thể và các khớp.

Thái cực quyền

Các bài tập thiền định rất tốt cho việc xây dựng các cơ lõi và giải tỏa căng thẳng trong cơ thể. Thực tế, sự nhẹ nhàng và chậm rãi của các động tác khiến cho Thái cực quyền trở thành một loại hình tập luyện tuyệt vời cho người cao niên mới bắt đầu thói quen tập thể dục. Đây còn là những hoạt động giúp giảm chứng đau viêm khớp và giảm huyết áp cũng như tăng cường sự nhanh nhạy của trí óc và khả năng tập trung - một lựa chọn tuyệt vời cho các bệnh nhân mắc chứng mất trí và Alzheimer.

Đi bộ

Chắc chắn rồi, đi bộ không tạo cảm giác phấn chấn, thú vị như Yoga hoặc Thái cực quyền, nhưng đó là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe cơ thể, tăng sức chịu đựng, giúp tim và cơ bắp khỏe mạnh hơn.

Mạnh khỏe và sống lành mạnh không quá khó khăn cho dù bạn có tuổi. Bằng cách kết hợp một hoặc hai hoạt động rèn luyện thể chất hàng tuần, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

Meo.vn (Theo VTV)

Bơi lội giúp giảm đau cơ xương lưng

Thường xuyên ngâm mình trong làn nước ấm có thể giúp giảm đau ở những người bệnh  mắc hội chứng Fibromyalgia.

Fibromyalgia là một hội chứng đau nhức kinh niên ở cơ, gân, dây chằng và các mô mềm, đồng thời kèm theo những triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm và lo âu.

Các nhà khoa học thuộc Ðại học Extremadura (Tây Ban Nha), sau khi thử nghiệm ở  những  người bị hội chứng Fibromyalgia đã kết luận những ai bơi lội trong  làn nước ấm khoảng 1 giờ với  ba lần/tuần trong khoảng thời gian tám tháng sẽ giảm đáng kể  chứng đau nhức trên.

Theo ND