Lưu trữ cho từ khóa: Bồ công anh

Bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh

Bồ công anh còn có tên khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời,… Là loại cây nhỏ, thường cao khoảng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc.

Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường nhân dân ta dùng lá làm thuốc, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Khi làm thuốc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…

Một số đơn thuốc thường dùng

Chữa vú sưng đau, tắc tia sữa: Lá bồ công anh tươi khoảng 30g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2 – 3 lần là đỡ.

Ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 – 15g, nước 600ml (khoảng 3 bát con), sắc còn 200ml (1 bát), đun sôi trong vòng 15 phút. Uống 5 – 7 ngày.

Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, bèo cái 50g, sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 – 5 ngày.

Viêm họng: Bồ công anh 40g, kim ngân hoa 20g, cam thảo nam 10g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 – 5 ngày.

Chữa đau dạ dày do viêm: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi trong vòng 15 phút, khi uống cho thêm ít đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

Cần lưu ý phân biệt

Trên thực tế, tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 loại cây khác nhau, đó là:

Bồ công anh Việt Nam, phổ biến ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, còn gọi là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời, mũi cày.

bai-thuoc-chua-benh-tu-bo-cong-anh

Bồ công anh Việt Nam.

bai-thuoc-chua-benh-tu-bo-cong-anh

Bồ công anh Trung Quốc.

Bồ công anh Trung Quốc, là loại cây được ghi trong các sách dược của Trung Quốc.

Cây chỉ thiên, một số vùng ở miền Nam gọi là bồ công anh và dùng như bồ công anh Trung Quốc.

Bác sĩ  Nguyễn Thị Nga

Theo Suckhoedosiong.vn

Chữa bệnh quai bị tại nhà

Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh quai bị.

Điều trị bằng thuốc Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.


Lương y - TS. Nguyễn Hữu Khai

Meo.vn (Theo TPO)

Bồ công anh – Những công dụng bất ngờ

Bồ công anh (có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao...) - theo y học cổ truyền, có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng - có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày-tá tràng, viêm gan, vú và các chứng viêm nhiễm khác.

Bồ công anh chứa nhiều  khoáng chất vi lượng như sodium, calcium, magne, potassium, đặc biệt là nguyên tố vi lượng sắt (cao hơn cả rau dền đỏ và rau muống). Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin tốt cho mắt và da như vitamin A, hỗ trợ xương như vitamin B6, B1. So với rau ngót và cam, lượng vitamin C trong bồ công anh đạt tỷ lệ 49%/mg.

Trong Đông y dược cổ truyền, bồ công anh chữa trị hiệu quả một số bệnh như: chống loãng xương (người cao tuổi từ 50 trở lên, nhất là phụ nữ mãn kinh, hiếm muộn, vô sinh, cơ thể lao động quá sức bị suy nhược), chống rối loạn sự lọc máu của gan, xơ gan cổ trướng, tắc mật biến chứng thành u hoặc sỏi thận, điều trị thân nhiệt nóng do gan nhiễm mỡ sinh nám da... Dân gian thường trị bệnh nhiều mụn cóc ở tay, mặt, ngực bằng cách dùng bồ công anh cắt gốc, lấy nước dịch thoa lên các mụn cóc 3 lần/ngày, trong 3 ngày sẽ rụng mụn. Hái 100g lá, thêm 20g cà rốt, 10g bông cải xanh, nấu với 150ml nước, uống trong 5 ngày chữa tàn nhang, mụn nhọt, ghẻ lở, bệnh nấm da.

Khi mới sinh con, hầu hết các bà mẹ trẻ đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc ngực khiến hiện tượng viêm tắc tia sữa xảy ra thường xuyên - không những em bé không được bú sữa mẹ mà chính các bà mẹ cũng phải chịu cảnh bầu vú sưng nóng, đau nhức khó chịu, thậm chí phát sốt... Dùng bồ công anh điều trị bệnh viêm, sưng vú, tắc tia sữa: lấy 100g lá  tươi, xay nhuyễn và nấu trong 150ml nước, chia 3 phần, uống  trong ngày như trà, liền 5 ngày sẽ hết đau, sữa nhiều.

Dưới đây là một số món ăn - bài thuốc có dùng bồ công anh:

Cháo bồ công anh: Gạo tẻ ngon 100g, bồ công anh 90g, đường trắng, nước đủ dùng. Gạo vo sạch. Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ cho vào nồi đổ nước sâm sấp đun chừng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Cho gạo vào nước bồ công anh hầm nhừ thành cháo rồi cho đường vào. Nên ăn nóng, ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 2 lần. Món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, những người bị viêm tuyến vú giai đoạn hình thành áp-xe nên dùng.

Nước bồ công anh: Bồ công anh 50g, đường trắng 20g, nước đủ dùng. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước đun chừng 30 phút, bắc ra lọc bỏ bã, cho đường trắng vào đun sôi là dùng được. Khi dùng, lấy bã đắp lên vú còn nước thì uống khi nóng. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, chữa đau nhức tuyến vú.

Bồ công anh nấu với thần khúc: Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun, cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa vú bị căng cứng, đau nhức.

Chữa uể oải , suy nhược, mất ngủ và làm mát gan bằng bài thuốc: 200g lá bồ công anh, 1 cái dựng (móng giò) heo, 100g rau ngót tươi, 250g đu đủ vừa chín hườm, nấu nhỏ lửa trong 250ml nước, còn 150ml là được, ăn trưa và chiều. Món ăn - bài thuốc này - theo nhiều người - là rất hiệu quả...

Meo.vn (Theo Thucphamvadoisong)

Thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ

Trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta. Trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi búi trĩ sa xuống không tự co lên được hoặc có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ gây đau đớn, ngứa rát rất khó chịu. Một số ít trường hợp có thể dẫn đến áp – xe hoặc rò hậu môn khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn.

Khổ sâm cho lá.

Y học cổ truyền đề cập đến bệnh trĩ từ rất sớm, các biện pháp trị liệu hết sức phong phú và có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc uống trong, thuốc đắp, thuốc bôi… cổ nhân còn tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc nấu nước để ngâm rửa nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tiêu thũng, cầm máu… Bài viết này xin được giới thiệu một số bài thuốc điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Hoàng bá 15g, bồ công anh 15g, khổ sâm 30g, hổ trượng 15g. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 – 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, để cho nguội đến chừng 45oC rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, sát khuẩn chống ngứa, giảm đau, dùng cho các trường hợp trĩ nội sa nhiều không tự co lên được, trĩ ngoại, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 2: Sinh đại hoàng 15g, mang tiêu 25g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, hoàng liên 15g, chi tử 15g, khổ sâm 25g, hoè hoa 10g, hoàng bá 10g. Tất cả đem ngâm nước chừng 1 giờ, sau đó sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, trước xông sau ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm trừ thũng, hoạt huyết giảm đau, dùng rất tốt cho những trường hợp trĩ ngoại, trĩ viêm tấy hoặc có biến chứng tắc mạch, trĩ sau phẫu thuật.

Bài 3: Hoàng bá 12g, khổ sâm 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, sau sau 12g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g, tô mộc 12g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 20. Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau cầm máu, chống phù nề và làm co búi trĩ, dùng thích hợp cho tất cả các thể loại trĩ.

Cách chế phèn phi: Cho phèn chua vào chảo gang, đun nóng chảy, phèn bồng lên, đến khi hết bồng thì tắt lửa, để nguội rồi lấy ra, cạo bỏ phần đen, chỉ lấy phần trắng và đem tán mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần.

Bài 4: Xuyên tâm liên, tua rễ cây đa, phác tiêu đều 750g, đại hoàng, ngũ bội tử, kinh giới, phòng phong đều 375g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt chừng 1.500 ml, hòa phác tiêu vào, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 100ml pha thêm nước cho đủ 3.000ml, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Bài 5: Đương quy, sinh địa du, đại hoàng, hoàng bá đều 30g, phác tiêu 60g. Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ với 2.000 ml nước trong 15 phút, lấy nước bỏ bã, hòa phác tiêu vào và ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết chỉ huyết, chống viêm tiêu thũng, dùng cho mọi thể loại trĩ, đặc biệt tốt với trĩ ngoại gây viêm tắc tĩnh mạch biểu hiện bằng các triệu chứng búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn, màu tím thẫm, sưng đau, bên trong có huyết cục.

Bài 6: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 60g, mã xị hiện (rau sam) 30g, bại tương thảo 30g, phèn phi 10g. Tất cả đem sắc kỹ với 2.000ml nước, bỏ bã lấy nước, để nguội rồi ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, làm co búi trĩ, thường dùng cho trĩ ngoại có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.

Bài 7: Xuyên khung 15g, đương quy 30g, hoàng liên 12g, hoa hoè 30g. Tất cả đem sắc với 1.500ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút. Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, cầm máu, chuyên dùng cho những trường hợp búi trĩ sa xuống, chảy máu, đau rát.

Ngoài ra, với tất cả các thể loại trĩ, có thể sử dụng nước sắc của các dược liệu như lá bàng, rau diếp cá, lá liễu, lá phù dung, lá sung, rau sam, lá hồ đào, đại hoàng, khổ sâm, ngũ bội tử, bồ công anh, lá trà tươi… để ngâm rửa. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp vài ba vị với nhau.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

‘Ngắm’ vẻ đẹp hoang sơ của hoa dại VN

Không lộng lẫy, kiêu sa như hoa hồng, tulip..., hoa dại mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc và tinh khiết, khiến ai đó vô tình bắt gặp... đều ngẩn ngơ ngắm nhìn.
Mọc hoang dã ở khắp mọi nơi, hoa dại Việt Nam trông mảnh mai nhưng ẩn sau vẻ bên ngoài đó, là một sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Hoa Bìm bịp

Bìm bịp là loài hoa dại thường leo lên thân cây khác hay hàng rào để khoe sắc đẹp. Hoa hình chuông, mọc thành xim ở kẽ lá, với 1 - 3 bông. Hoa có thể đổi màu, từ sáng đến chiều, màu sắc chuyển từ lam nhạt sang hồng hoặc tím.

 

Hoa Bìm bịp thường leo lên thân cây khác hay hàng rào để khoe sắc đẹp.

Ở Nhật Bản, bìm bìm là cây cảnh rất được ưa chuộng, người ta đã tiến hành lai giống, tạo ra gần trăm loại khác nhau. Thế nhưng, ở nước ta, mỗi khi nhắc tới loài hoa này, nhiều người thường liên tưởng đến câu tục ngữ "giậu đổ bìm leo", nên bị coi là thứ hoa hèn, ít người trồng, chỉ mọc dại ven bờ bụi...

Tuy nhiên, theo Đông y, hạt bìm bịp lại được xếp trong nhóm thuốc "tuấn tả trục thủy", cùng với những vị thuốc như: cam toại, đại kích, nguyên hoa, thương lục, ba đậu, thiên kim tử...; có tác dụng thông đại và tiểu tiện, thông mật và trị giun.

Hoa Dâm bụt

Dâm bụt có các tên gọi khác là mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang); là loài cây bụi thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ có nguồn gốc Đông Á. Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.

 

Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.

Dâm bụt rất phổ biến ở nước ta, có nhiều nơi trồng làm hàng rào. Hoa lớn nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.

Trong các nghi lễ tôn giáo Hindu của người Ấn Độ, dâm bụt là một loại hoa bắt buộc phải có. Đối với người Trung Hoa, dâm bụt lại được sử dụng khá phổ biến như một loại thảo dược và công dụng chăm sóc da đầu, tóc là một trong những ưu điểm nổi bật của loại cây này.

Tại Việt Nam, ông bà ta xưa phát hiện dâm bụt chứa chất antoxyanozit, nên dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ, mụn nhọt sẽ đỡ nhức và nhanh vỡ mủ. Vỏ và rễ dâm bụt sắc với nước dùng uống chữa được xích và bạch lỵ, bạch đới, khí hư.

Hoa Cúc dại

Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, Cúc dại còn được gọi là Baby's pet hay Bairnwort, có nghĩa là hoa của trẻ em.

 

Cúc dại có nhụy vàng ở giữa, xung quanh là những cánh trắng muốt, mềm mại, mỏng manh.

Cúc dại không có hương thơm nhưng lại nở hoa đẹp đến nao lòng trên những dải đất cằn có lẫn đá và cát. Vì thế, khi nhìn những bông cúc dại vươn mình trong nắng gió, người ta có thể cảm nhận được điều gì đó thật mộc mạc nhưng cũng lại thật mãnh liệt của niềm khao khát được sống.

Theo Danh mục các cây thuốc Việt Nam, Cúc dại chứa nhiều nhóm chất hoá học có tác dụng đặc biệt trên hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng. Do vậy, dân gian dùng rễ cây sắc uống hoặc tán bột uống trị sốt, ho, kinh nguyệt nhiều.

Hoa Bồ công anh

Không màu sắc sặc sỡ, không hương thơm quyến rũ..,. Bồ công anh thường mọc dại ở các vườn, đất hoang và sinh trưởng mãnh liệt vào mùa xuân. Hoa có màu vàng, đôi khi màu tím; cụm hoa hình đầu, hạt màu đen có cán mang lông vũ. Sau khi hé nở một thời gian, thì từng cánh hoa sẽ chấp bay theo gió, hoa bay đi thật xa để tiếp tục gieo rắc sinh sôi nẩy nở.

 

Hoa Bồ công anh thường mọc dại ở các vườn.

Trong số các loài hoa dại, Bồ công anh được giới trẻ "bồ kết" chọn để tiên đoán xem "Anh ấy yêu mình" hoặc "Anh ấy không yêu mình" trong trò chơi những cánh hoa tiên đoán tình yêu. Ngoài ra, vì hoa nở và tàn vào những giờ giấc nhất định nên từ xưa, nó đã được những người chăn cừu cô đơn xem như một cái đồng hồ.

Loài hoa dại bé nhỏ này không chỉ làm những món rau trộn salad rất ngon (ở phương Tây người ta hay ăn), mà còn là vị thuốc quý trong y học phương Đông. Bồ công anh có công dụng giải nhiệt độc, chữa mụn nhọt, ngộ độc, thanh huyết, bổ dạ dày...

Hoa Cải

Hoa cải chỉ nở vào dịp đầu đông (vào khoảng tháng 11), khi đất trời se se lạnh, xao xác dưới nắng vàng. Hoa nở rộ trong vòng 20 ngày chờ lấy hạt giống cho vụ mùa sau.

 

Hoa cải chỉ nở vào dịp đầu đông.

Với dáng vẻ mộc mạc chân chất thôn quê, từ nhiều năm nay, cứ vào mùa, giới trẻ Hà thành lại nô nức tìm về những vườn hoa cải vàng còn sót trên cánh đồng huyện Gia Lâm (Hà Nội) hay dọc bên bờ sông Đuống (Thuận Thành, Bắc Ninh), để ghi lại những kỷ niệm hồn nhiên bên bè bạn và cũng có thể là nơi trổ hoa của một mối tình đầu...

 

Meo.vn (Theo BĐV)

Bài thuốc chữa bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân khi tiết trời mưa, lạnh, độ ẩm cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5-10 tuổi, bệnh lây nhanh ở các lớp học, nhà trẻ mẫu giáo. Có khi người lớn cũng mắc ở các vùng dân trí thấp, vệ sinh kém. Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, ho, hắt hơi, virut khuyếch tán trong không khí nên dễ thành dịch. Theo quan niệm của Đông y cho rằng, đây là dịch độc xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, đi theo đởm kinh ra ngoài phát bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng phủ, nên có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo viêm tinh hoàn, sốt cao co giật… Chính vì vậy, nên khi bị quai bị thường có biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh sau này.

Triệu chứng của quai bị xuất hiện nhanh, rầm rộ. Sau một đêm ngủ, sáng ra đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể một hoặc hai bên cùng một lúc, sưng ngày càng to, rất nóng và đau, sờ thấy rắn, người có sốt, đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn, nhai đau nên chỉ nuốt chửng. Môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt, khát nước nhiều. Bệnh kéo dài từ 7-15 ngày có khi hơn. Trường hợp nặng còn sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu dữ dội, nôn thốc nôn tháo…

Phương pháp điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống.

Bài 1: Sài đất 20g, bồ công anh 16g, kinh giới, kim ngân, thổ phục linh mỗi thứ 12g, chỉ xác 8g, cam thảo nam 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

Bài 2: Bồ công anh 16g, hạ khô thảo, kim ngân, sài hồ, mỗi thứ 12g, ngưu bàng tử, liên kiều, hoàng cầm mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

Bài 3: Thạch cao 16g, ngưu bàng, cát căn mỗi thứ 12g, thăng ma, hoàng cầm, liên kiều, cát cánh, thiên hoa phấn mỗi thứ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

Nếu có viêm tinh hoàn dùng thêm hạt vải 12g, khổ luyện tử 8g.

Tại chỗ vùng mang tai dùng hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi lại nhiều đề phòng biến chứng. Ăn uống chất mềm, đủ dinh dưỡng để bệnh mau chóng bình phục.

Khi có đau bụng dưới ở trẻ gái hoặc đau tinh hoàn ở trẻ trai cần dùng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

SK&ĐS

Món ăn chữa viêm tuyến vú

Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao... Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan, đau vú và các chứng viêm nhiễm khác.

- Cháo bồ công anh: Gạo tẻ ngon 100g, bồ công anh 90g, đường trắng, nước đủ dùng. Gạo vo sạch. Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ cho vào nồi đổ nước xâm xấp đun chừng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Cho gạo vào nước bồ công hầm nhừ thành cháo rồi cho đường vào. Nên dùng khi nóng, ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần. Món ăn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, những người bị viêm tuyến vú giai đoạn hình thành áp-xe nên dùng.

Bồ công anh.

- Nước bồ công anh: Bồ công anh 50g, đường trắng 20g, nước đủ dùng. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước đun chừng 30 phút, bắc ra lọc bỏ bã, cho đường trắng vào đun sôi là dùng được. Khi dùng, bã lấy đắp lên vú còn nước thì uống khi nóng. Bài thuốc có công dụng thanh nhiệt, chữa đau nhức tuyến vú.

- Bồ công anh nấu thần khúc: Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa vú bị căng cứng, đau nhức.

BS. Đào Minh Sơn

Phòng nước ăn chân khi mưa lũ

Mưa lũ trong những ngày qua khiến nhiều vùng quê bị ngập lụt, người dân suốt ngày phải tiếp xúc với nước bẩn, nên dễ mắc bệnh nấm kẽ chân mà dân gian thường gọi là 'nước ăn chân'.

Triệu chứng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh này thường bắt đầu từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4. Mới đầu, người bệnh thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân. Dần dần, da kẽ ngón bị mủn, trắng bợt, hoặc loét, chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau. Từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4 bệnh có thể lan sang các kẽ ngón chân khác, hoặc lan lên mu bàn chân, rìa bàn chân.

Nếu nhẹ thì da kẽ ngón chân chỉ bong vảy ít, hơi ngứa. Bệnh nhân cho là bị 'nước ăn chân' nhưng khi làm xét nghiệm thì thấy sợi nấm. Đối với trường hợp nặng, các kẽ ngón chân và nhiều khi cả rìa và mu bàn chân bị ngứa nhiều, loét, nứt, rất đau, ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt, công việc, nhất là khi bị biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Lúc này, các ngón chân (có khi cả một phần mu bàn chân) bị sưng tấy, đỏ, hạch bẹn bị sưng đau. Việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều (phải điều trị nấm và chống nhiễm khuẩn).

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Phòng và trị

Nếu có nhiễm khuẩn, phải chống nhiễm khuẩn trước. Người bệnh cần ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm) mỗi ngày 2 – 3 lần, hoặc nước muối 0,9%. Sau đó lau khô, bôi các thuốc sát khuẩn.

Còn về khía cạnh Đông y, theo lương y Vũ Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc giải độc trừ phong gồm các vị: phòng phong, ngưu bàng tử, sơn chi, mộc thông, thương truật (mỗi vị 10g), thạch cao 20g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.

* Bài thuốc ngâm chân: Bồ công anh 60g, hoa cúc dại 30g, kim ngân hoa 20g, cho các vị thuốc vào 1 lít nước, nấu lấy nước để ngâm chân 20 phút mỗi ngày. Sau khi ngâm lau khô chân rồi bôi thuốc chống nấm.

Bệnh nước ăn chân dễ nhầm lẫn với bệnh viêm kẽ do liên cầu khuẩn và viêm kẽ do nấm candida. Do vậy, nếu bị nấm kéo dài, thì nên đến khám chuyên khoa da liễu để xác định chính xác bệnh.

Theo Khánh Vy (Thanhnien online)

Bồ công anh chữa viêm tuyến vú

Để khắc phục tình trạng viêm tuyến vú, y học cổ truyền có vị thuốc bồ công anh. Mời các bạn tham khảo những bài thuốc có bồ công anh. Khi mới sinh con hầu hết các bà mẹ trẻ đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc "núi đôi" khiến hiện tượng viêm tắc tia sữa dễ xảy ra.

Hậu quả không những em bé không được bú sữa mẹ từ những ngày đầu chào đời mà chính các bà mẹ cũng phải chịu đó là bầu vú sưng nóng gây đau nhức khó chịu, thậm chí phát sốt. Để khắc phục tình trạng viêm tuyến vú, y học cổ truyền có vị thuốc bồ công anh. Mời các bạn tham khảo những bài thuốc có bồ công anh.

Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao... Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan, đau vú và các chứng viêm nhiễm khác.

- Cháo bồ công anh: Gạo tẻ ngon 100g, bồ công anh 90g, đường trắng, nước đủ dùng. Gạo vo sạch. Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ cho vào nồi đổ nước sâm sấp đun chừng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Cho gạo vào nước bồ công hầm nhừ thành cháo rồi cho đường vào.

Nên dùng khi nóng, ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần. Món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, những người bị viêm tuyến vú giai đoạn hình thành áp-xe nên dùng.

- Nước bồ công anh: bồ công anh 50g, đường trắng 20g, nước đủ dùng. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước đun chừng 30 phút, bắc ra lọc bỏ bã cho đường trắng vào đun sôi là dùng được. Khi dùng, bã lấy đắp lên vú còn nước thì uống khi nóng. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, chữa đau nhức tuyến vú.

- Bồ công anh nấu với thần khúc: Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa vú bị căng cứng, đau nhức.

Thảo mộc trị bệnh nha chu

Bệnh nha chu là bệnh của các mô quanh răng, thuộc loại bệnh nhiễm khuẩn. Khi vệ sinh răng miệng không sạch, vi khuẩn trong miệng phát sinh, phát triển kết hợp thành các mảng bám vi khuẩn đọng trên răng sản sinh ra các độc tố làm cho lợi bị viêm, sưng phồng, chảy máu, phá hủy xương ở răng làm cho răng lung lay và cuối cùng phải nhổ bỏ các răng mặc dù răng vẫn lành lặn.

Dược thảo trong thành phần các bài thuốc điều trị bệnh nha chu

Bạc hà: Lá bạc hà chứa tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn mạnh và bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, đau khớp, nhức đầu. Ngày dùng lá bạc hà 4-8g dưới dạng thuốc hãm; tinh dầu bạc hà: Một lần       0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,60ml.

Quả dành dành (chi tử): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau và chống viêm. Quả dành dành sao đen có tác dụng cầm máu. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Hoàng liên: Kháng khuẩn, kháng nấm, chữa đau răng và còn có tác dụng hạ nhiệt, an thần. Ngày dùng 3-4g.

Sinh địa: Cầm máu, chữa suy nhược cơ thể. Ngày dùng 8-16g sắc uống.

Bồ công anh: Chống viêm, điều trị áp xe, sưng vú, mụn nhọt. Ngày dùng 8-30g sắc uống.

Bồ kết: Kháng khuẩn và kháng nấm. Được dùng chữa đau nhức răng, mụn nhọt, viêm tuyến vú. Ngày dùng 4-9g sắc uống.

Huyền sâm: Kháng khuẩn, hạ sốt, chống viêm, được dùng chữa viêm miệng, viêm lợi, mẩn ngứa, mụn nhọt. Ngày dùng 5-15g dạng sắc uống.

Bạch thược: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Hoàng bá: Kháng khuẩn, kháng nấm. Được dùng chữa loét miệng, viêm lợi, viêm tai giữa có mủ. Ngày dùng 10-16g sắc uống hoặc cắt thành từng mẩu nhỏ ngậm.

Ngưu bàng tử: Kháng khuẩn cao. Được dùng chữa viêm loét lợi, bệnh ngoài da, trứng cá, mụn nhọt lở loét, vảy nến. Ngày dùng 6-10g sắc uống.

Xích thược: Chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt, an thần. Ngày dùng 12-20g sắc uống.

Thăng ma: Được dùng chữa đau nhức răng, viêm lợi họng. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc ngậm.

Mẫu đơn: Được dùng làm thuốc chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Kim ngân hoa: Kháng khuẩn, chống dị ứng. Được dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, bệnh dị ứng. Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành lá sắc uống.

Liên kiều: Kháng khuẩn, kháng nấm, hạ nhiệt. Được dùng chữa viêm lợi, viêm họng, mụn nhọt, mẩn ngứa. Ngày dùng 10-30g sắc uống, hoặc để ngậm hay rửa ngoài.

Ngọc trúc: Được dùng trong viên lục vị hoàn gia giảm để chữa viêm chân răng có mủ. Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.

Trị mẫu: Kháng khuẩn hạ sốt. Được dùng trị bệnh nhiễm khuẩn. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Phục linh: Kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Ngày dùng 4-12g sắc uống.

Cây và vị thuốc liên kiều.

Các bài thuốc điều trị nha chu theo từng thể bệnh

Thể cấp tính: Chân răng đỏ sưng đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu viêm đau nặng có thể thấy sốt, ăn kém , táo bón, có hạch ở dưới hàm. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bồ công anh 20g, kim ngân hoa, hạ khô thảo, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử 12g, bạc hà, gai bồ kết, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Kim ngân, liên kiều, gai bồ kết, mỗi vị 20g; ngưu bàng tử, hạ khô thảo, chi tử, mỗi vị 12g; xích thược 8g; bạc hà, xuyên sơn giáp, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thạch cao 40g, sinh địa 20g; kim ngân hoa, liên kiều, mỗi vị 16g, ngưu bàng tử 12g; hoàng liên, mẫu đơn bì, bạc hà, mỗi vị 8g, thăng ma 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể mạn tính: Chân răng đỏ và viêm ít, có mủ chân răng, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô.

Bài 1: Kim ngân hoa 16g; sinh địa, huyền sâm, sa sâm, quy bản, thạch hộc, câu kỷ tử, ngọc trúc, thăng ma, mỗi vị 12g; bạch thược 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: Thục địa, hoài sơn, ngọc trúc, thăng ma, bạch thược, câu kỷ tử, mỗi vị 12g; sơn thù, tri mẫu, hoàng bá, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

GS. Đoàn Thị Nhu