Lưu trữ cho từ khóa: bí quyết của mẹ

Mẹo để trị bé mút tay

Mút tay là một trong những biểu hiện tâm sinh lý của bé trong quá trình phát triển nhưng hành động này lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng ngày đêm và đặt câu hỏi: “Vì sao con mút tay?”.

Tin liên quan:

  • Trẻ mút tay nhiều có nguy cơ biến dạng xương
  • Hạn chế thói quen ‘bốc ngậm’ cho trẻ
  • Không nên để trẻ mút tay

Mút tay – con dao hai lưỡi

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ. Ở đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.

Chị Ngọc Thúy (32 tuổi, Võ Thị Sáu, Hà Nội) chia sẻ rằng bé Bi rất hay mút tay từ khi sinh ra. Ban đầu chị nghĩ đó cũng chỉ là một biểu hiện bình thường, chị yên tâm rằng thói quen mút tay sẽ tự dừng ở tuổi lên 2 thế nhưng Bi vẫn còn mút tay khi mới đây vừa tròn 4 tuổi.

Chị Thúy rất lo lắng sau khi nghe thông tin mút tay nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn tính cách. Tâm trạng lo lắng của chị cũng giống suy nghĩ của nhiều ông bố bà mẹ có trẻ nhỏ.

Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc “an thần” khi bé mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.

Vậy, bạn cần làm gì lúc này?

Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt từ phản xạ bẩm sinh

mút “ti” mẹ (Ảnh minh họa)

Xác định nguyên nhân

Ngay từ nhỏ, bạn có thể trò chuyện, lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé có hành động này. Mút tay có nhiều nguyên nhân, đó là hành vi khám phá cơ thể bằng các giác quan (khứu giác và vị giác).

Khi bé mút tay có thể do tay bé đang ở trạng thái “nhàn rỗi” quá chẳng biết làm gì, chẳng biết chơi gì, chẳng ai nói chuyện cùng thế nên bé sẽ “mút mát” cho đỡ buồn.

Những lúc buồn thỉu buồn thiu, những khi bị bố mẹ la mắng, khi bé đói, rồi khi mẹ có em bé, bé bị “ra rìa”… bé sẽ mút tay cho tâm trạng thoải mái.

Trị tật mút tay ở trẻ

Giải thích nhẹ nhàng cho bé

Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.

Cho bé thấy mình trong gương

Đây là phương pháp mà chị Nhi Linh (Bạch Đằng, Hà Nội) áp dụng khi bé mút tay. Khi bé Sun (26 tháng) “mút mát”, chị lôi ra cái gương và cho bé chiêm ngưỡng dung nhan mình trong đó.

Rồi chị phân tích: “Sun thấy không? Bình thường Sun xinh bao nhiêu, con nhìn xem, con mút tay thật là không xinh chút nào. Eo ơi, nước dãi chảy kìa…”.

Vài lần chê bai Sun, thế rồi một ngày đẹp trời, bé “bái bai” luôn tật mút tay đấy.

“Dọa” bé

Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.

Khiến bé bận rộn

Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.

Ôm gấu bông đi ngủ

Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm.

Khen ngợi sự thay đổi

Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu mỗi lần khuyên bé không mút tay thành công, bạn lại khen thưởng thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện tật xấu này cho bé sẽ sớm hoàn thành trước thời hạn. Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần thưởng nho nhỏ để động viên.

Theo Afamily.vn

8 bí quyết cho bé ăn dặm

Khi mới cho ăn dặm, không ít mẹ còn lúng túng. “Bỏ túi” 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn.

Tin liên quan:

  • Kiến thức về tập ăn dặm cho bé
  • Lỗi phổ biến khi cho trẻ ăn dặm
  • Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong năm đầu tiên

1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông.
Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng.
Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh.
2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng… sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được.
3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác.

4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có.
5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả.
6. Bạn có thể nấu rau củ quả bằng cách hấp, luộc hay nướng. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong rau củ. Nếu bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng.
7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò…) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
Theo Afamily.vn
The post 8 bí quyết cho bé ăn dặm appeared first on Tin Sức Khỏe.

5 Nguyên tắc khi cho bé bú bình

Nếu định cho bé bú bình, mẹ cần phải "nằm lòng" những điều sau đây nhé!

1. Khi mẹ cho bé bú bình, mẹ cần sắm những vật dụng sau:

- Bình sữa: có nhiều kiểu dáng và kích cỡ cho mẹ chọn, nhưng nhớ là hãy chọn loại không có chữa BPA nhé!

- Núm vú bình sữa: mẹ có thể chọn một vài loại núm vú với kích cỡ khác nhau để dùng dần khi bé lớn lên nhé, vì tốc độ bú của bé sẽ tăng dần lên theo độ tuổi mà.

- Máy khử trùng bình sữa: mẹ có thể chọn bộ dụng cụ chuyên cho lò vi sóng hoặc bộ dụng cụ chạy điện tùy theo ý thích của mỗi người.

- Giá úp bình sữa: mẹ nên mua một chiếc giá úp bình sữa vì nó rất tiện dụng và có thể đựng được rất nhiều đồ lỉnh kỉnh của bé.

2. Pha sữa công thức đúng cách rất quan trọng:

- Các mẹ nhớ đọc kĩ hướng dẫn ngoài vỏ hộp trước khi pha sữa cho con. Đừng bao giờ tự sáng tạo ra cách pha sữa khác vì các nhà sản xuất sữa đã nghiên cứu rất kĩ trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng rồi. Hãy làm theo hướng dẫn đó để bé nhà bạn nhận được nhiều dưỡng chất nhất từ sữa.

- Trước khi pha sữa, mẹ hãy đảm bảo bàn tay của bình cũng như những vật dụng cần để pha sữa phải được khử trùng sạch sẽ.

- Mẹ hãy kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ vài giọt sữa vào cổ tay trước khi đưa cho bé bú nhé!

cho-tre-bu-binh
Ảnh minh họa.

3. Làm thế nào để tránh đầy hơi khi bé bú bình?

Đầy hơi khi bú bình là kết quả của việc nuốt quá nhiều không khí trong quá trình bú. Để tránh điều này, mẹ cần bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º (bé nằm ở chỗ lõm khủy tay gập lại của mẹ, cánh tay của mẹ ép nhẹ nhàng dọc theo mình con, còn bàn tay mẹ chạm tới mông của con).

Mẹ hãy bế bé sát người mình nhé, bởi như thế sẽ tốt cho dạ dày của bé. Bé có thể hơi “lọt” vào trong lòng mẹ nhưng như thế sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và dễ chịu khi bú bình.

4. Hãy giúp bé ợ hơi khi đã bú xong

Khi bé không muốn ăn nữa bé sẽ tự ngừng bú, tức là bé đã no, mẹ đừng buộc bé phải bú nhiều hơn. Nhiều mẹ kỳ vọng bé phải hút sạch bình mỗi cữ bú nhưng thực tế, điều này không cần thiết. Con của bạn biết khi nào thì no.

Tuy nhiên, cũng có khi, bé ngừng bú để ợ. Vì thế, mẹ nhớ vỗ ợ hơi cho bé.

Có 3 vị trí phổ biến giúp bé ợ hơi là bế bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng bé; bé ngồi trong lòng mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé và bé nằm sấp trên đùi mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé.

Mẹ không nên vỗ mạnh mà chỉ cần vài cái vỗ nhẹ nhàng. Nhưng đừng lo lắng nếu bé không ợ. Không phải lần nào vỗ lưng bé cũng ợ hơi đâu nhé!

5. Nguyên tắc "hai không" khi mẹ cho bé bú bình

Thứ nhất là mẹ đừng bao giờ cho bé bú sữa trước khi đi ngủ mà không uống nước vì điều này có thể làm hỏng ngay chiếc răng đầu tiên của bé. Hãy cho bé bú xong, uống nước tráng miệng rồi mới đi ngủ.

Thứ hai là không bao giờ dùng lò vi sóng để hâm lại sữa cho con vì nó sẽ nóng không đều và tạo ra những điểm nóng làm bỏng miệng bé.

Nếu mẹ muốn hâm ấm lại sữa, có thể đặt bình sữa dưới vòi nước ấm đang chảy trong vài phút; hoặc ngâm trong một bát nước nóng.

(Theo Afamily)

Bí quyết để “trị” chứng biếng ăn ở trẻ

Khởi động từ giữa tháng 10/2012, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn đang nhận được rất nhiều bài chia sẻ thú vị của mẹ về bí quyết giúp con vượt qua chứng biếng ăn. Hãy cùng tham khảo một vài bí quyết “trị” chứng biếng ăn của con đến từ 3 bà mẹ tham gia cuộc thi nhé!

Mẹ con mình cùng đút cơm cho nhau nhé!

Bé Nguyễn Hoàng Bảo Trâm

Nếu bé của mẹ đã bước vào giai đoạn ăn cơm cùng với gia đình, thường là sau 2 tuổi, thì các mẹ hãy thử phương pháp “đút cho nhau” của mẹ con mình nhé, hiệu quả lắm đấy các mẹ ơi! Việc đầu tiên là mình tìm mua một cái ghế cao có dây an toàn để cho bé có thể ngồi cùng bàn cơm với gia đình, mình cũng không quên mua cho bé một bộ bát, muỗng bằng nhựa để tránh trường hợp bé làm rơi vỡ. Đến bữa cơm mình sẽ múc vào bát nhựa của bé khoảng một muỗng cơm thôi còn mình thì chuẩn bị bát cơm với đầy đủ thức ăn cho bé, mình há miệng và bảo bé đút cơm cho mình xong mình nói với bé rằng mẹ ăn ngoan rồi giờ đến con há miệng để mẹ đút cơm cho con nhé, cứ thế 2 mẹ con mình đút cơm cho nhau hết muỗng này đến muỗng khác và bé nhanh chóng ăn hết bát cơm một cách ngon lành đấy các mẹ ơi.

Giờ đây bữa cơm gia đình mình không còn tiếng la khóc của bé, cũng không còn gương mặt cau có của mẹ nữa và thay vào đó là một không khí rất vui đôi khi xen lẫn tiếng cười của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc thành công!

Con hết biếng ăn nhờ PediaSure

Bé Vương Toàn Gia Huy

Nhím con của mẹ năm nay được 4 tuổi rồi, con thường hay ốm vặt ho, sổ mũi nên phải dùng kháng sinh kéo dài, chính vì vậy con rất biếng ăn chậm tăng cân, mẹ lo lắng lắm. Mẹ đã tìm hiểu mọi cách để giúp con phát triển tốt hơn; nhờ sự tư vấn của bác sĩ Viện Dinh dưỡng mà mẹ biết muốn con ngon miệng thì hãy bổ sung kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như PediaSure của Abbott luôn bổ sung đầy đủ những chất này. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng của trẻ là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

Ngay sau khi nghe tư vấn mẹ đã về áp dụng cho Nhím con ngay, 1 ngày con uống 2 bữa sữa PediaSure, sữa rất thơm và ngon nên con uống nhanh lắm, với các món ăn mẹ cũng thay đổi hàng ngày cho con, dần dần con đã lấy lại cân bằng trở lại, không còn biếng ăn, chậm tăng cân nữa. Đặc biệt, những lần bị ho hay sổ mũi con cũng khỏi rất nhanh, sữa PediaSure giúp con tăng sức đề kháng tốt hơn, mẹ thật sự yên tâm khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho con. Nhìn con ngày một lớn hơn và phát triển đúng tiêu chuẩn mẹ vui lắm.

Còn rất nhiều câu chuyện thú vị về hành trình vượt qua biếng ăn của mẹ và bé được chia sẻ trong cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn. Mẹ hãy nhanh chóng truy cập vào trang web để học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho bé biếng ăn nhà mình, và hãy cùng chia sẻ về bí quyết của mẹ nào. Rất nhiều quà tặng hấp dẫn của nhà tài trợ – nhãn hàng PediaSure BA (Abbott, Hoa Kỳ) đang chờ mẹ rinh về đầy. Cuộc thi kéo dài từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 19/12/2012. Nhanh chân tham gia nào mẹ ơi!

 

Công thức trị biếng ăn cho bé bằng khoai tây, đúng hay sai?

 

Hiện nay, trên một số diễn đàn, nhiều chị em đang xôn xao về phương pháp trị biếng ăn cho trẻ bằng công thức chứa bột khoai lang. Người thì tin "sái cổ", người lại tỏ ý nghi ngờ, vậy đâu là thông tin chuẩn?

Tràn lan các công thức tự chế

Mẹ bé Bin, một trong những thành viên trung thành của các diễn đàn này chia sẻ: “Món này cu nhà mình ăn hoài à, tháng trước đi cân Bin đã tăng được 2kg nhờ ăn khoai lang đấy. Khoai lang dễ nấu lắm, có thể nấu chung với cháo trắng, thành món hỗn hợp khi nấu vẫn cho thịt, cá, dầu ăn, khiến trẻ đủ dinh dưỡng, mà khoai lang lại nhiều chất pectin giúp bé dễ tiêu hóa”.

Chị Hằng, mẹ bé Su Su 20 tháng tuổi ở Hoàng Hoa Thám, Hà Nội cũng chia sẻ: “Bé nhà tôi thuộc diện biếng ăn, nên tôi tìm mọi cách để cháu ăn nhiều hơn. Nhưng càng cố ép, bé càng nôn trớ, nên tôi đành chịu. Hôm trước, tôi đọc được thông tin cho bé ăn khoai lang, đặc biệt là khoai lang vàng sẽ giúp trị chứng biếng ăn, nhưng thực hư thế nào cũng chưa nắm được nên tôi vẫn hoang mang chưa dám cho con ăn thử”.

Chưa có minh chứng khoa học

Trước những thông tin trên, BS. Bùi Quang Sáng, Chủ nhiệm khoa Dinh Dưỡng, BV Quân Y 354 Hà Nội cho biết: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, calci… thuộc hàng cao nhất so với các loại rau củ khác, trên cả khoai tây.

Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn khoai lang để trị biếng ăn chỉ là thông tin truyền miệng, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về điều đó. Ngoài ra, việc các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều khoai lang có thể gây tới những tác động tiêu cực với hệ tiêu hóa của trẻ, vì khoai lang có lượng xơ rất cao, nếu ăn thay lương thực cho đủ calorie tương ứng thì lượng xơ cao sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi, trướng bụng…

BS. Bùi Quang Sáng khuyến cáo: Khoai lang có nhiều loại như ruột vàng, ruột đỏ, ruột trắng… Nếu các bà mẹ muốn bổ sung thêm khoai lang cho trẻ để tạo cảm giác lạ miệng, dễ ăn thì nên chọn loại vỏ đỏ ruột vàng, nếu để giải cảm và chữa táo bón thì dùng khoai vỏ trắng, ruột trắng.

Có một điều các mẹ cũng cần chú ý, khi dùng khoai, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, loại bỏ đi các phần hà, thối. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nên khi chế biến tránh gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein trong khoai vốn chỉ tồn tại ở sát vỏ. Khi làm bột cho trẻ, tốt nhất bạn nên luộc khoai cho chín, rồi bóc vỏ trước khi ăn.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại khoai lang đã lên mầm, vì mầm khoai có chứa chất acaloit khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc. Chất acaloit này tuy không gây ra những biểu hiện tức thời, nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ do đề kháng kém, nếu ăn nhiều vỏ khoai mọc mầm sẽ dẫn đến nhiễm độc mạn tính, làm giảm khả năng thải độc của cơ thể.

(Theo Afamily)

 

5 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ ở bé

 

Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ.

1. Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ

Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay bất kỳ dòng chữ nào thì chúng ta sẽ “tự động” nhận biết, phân loại và lý giải ý nghĩa của chữ, từ, câu xuất hiện trong dòng chữ đó. Đây chính là quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Nếu như quá trình này gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng nói, đọc chữ và viết chữ của trẻ sẽ gặp trở ngại.

Quan sát xem trẻ có hiểu rõ nghĩa một số từ thông dụng hoặc hơi trừu tượng, đồng thời so sánh với nhóm trẻ cùng lứa tuổi xem khi nói trẻ có biểu hiện dùng từ ấu trĩ hoặc quá đơn giản hay không có thể giúp bạn đánh giá khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé nhà mình.

Có một cách khác là chú ý quan sát xem trẻ có tỏ ra chậm hiểu hoặc hiểu sai ý một số câu đơn giản thông thường khi nói chuyện với người lớn không, thời gian suy nghĩ để phán đoán ý nghĩa câu nói có kéo dài không? Nếu có biểu hiện này thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về thính lực, nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

2. Khả năng viết

Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau. Bởi khi viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các ký tự đậm nét hơn. Khi trẻ tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao…

Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, bé sẽ tránh được tình trạng hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ.

Các chuyên gia giáo dục khuyên dù đọc và viết bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh “ép” con phải luyện viết chữ và tập đọc với khối lượng và thời gian như nhau mà nên lựa theo tâm lý của trẻ. Bởi có những trẻ có tâm lý thích đọc hơn viết hoặc chỉ thích viết mà không thích đọc.

3. Môi trường gia đình

Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không tồi. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng này của trẻ.

Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại. Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố - mẹ, bố mẹ - con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ. Từ đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ - “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ.

Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt. Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game, lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách.

4. Hứng thú đọc

Có không ít trẻ em tỏ ra ngán ngẩm và chán ghét các bài tập đọc trong sách giáo khoa nhưng lại “mê mẩn” truyện tranh đến quên ăn quên ngủ. Trong trường hợp này bố mẹ nên lưu ý rằng trẻ đang cần nuôi dưỡng khả năng đọc chứ chưa phải là định hướng cho trẻ đọc cái gì.

Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc trẻ chỉ được đọc sách này truyện kia mà nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được đọc theo sở thích (miễn là nội dung phù hợp lứa tuổi). Làm như vậy trẻ sẽ có hứng thú đọc nhiều hơn và hình thành thói quen đọc sách, lâu dần sẽ mở rộng “phạm vi” đọc nhiều thể loại phong phú hơn.

5. Môi trường giáo dục

Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ phát triển theo hướng tích cực.

Cứ thử tưởng tượng một đứa trẻ mới học lớp 2 đã phải làm quen với các khái niệm trừu tượng hoặc kiến thức vĩ mô trong các bài tập đọc về con người cá nhân, xã hội cộng đồng, kiến trúc thượng tầng… thì quả là đánh đố trẻ.

Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi sẽ khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra sợ hãi đối với bộ môn tập đọc ở trường.

(Theo Afamily)

 

Tiếp xúc nhiều sách giúp trẻ thông minh hơn

 

Số lượng sách mà trẻ có khả năng tiếp xúc trong nhà càng lớn thì khả năng tư duy của chúng càng cao.

Giáo sư Brian Avants, một nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp phân tích thông tin về cuộc đời của 64 người. Những người này được theo dõi trong 20 năm, nghĩa là từ khi họ còn nhỏ tới khi thành người lớn, Fox News đưa tin.

Khi đối tượng nghiên cứu còn nhỏ, các chuyên gia tập trung vào những đồ vật có khả năng kích thích hoạt động trí tuệ - chẳng hạn như đồ chơi hay sách. Sau đó họ thường xuyên quan sát não của đối tượng nghiên cứu bằng máy chụp ảnh cộng hưởng từ trong những năm sau để phân tích.

Kết quả cho thấy, vỏ não của những người sống trong môi trường có nhiều đồ vật kích thích tư duy từ khi 4 tuổi mỏng hơn so với những trẻ khác. Xu hướng này không hề phụ thuộc vào chỉ số thông minh của cha, mẹ. Vỏ não càng mỏng thì khả năng tư duy càng lớn.

Độ dày của vỏ não thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời của con người. Trẻ càng nhỏ thì vỏ não càng dày. Nhưng trong quá trình phát triển của người, vỏ não loại bỏ những tế bào không cần thiết nên trở nên mỏng hơn. Những tế bào còn lại sẽ chuyên biệt hóa để phù hợp với môi trường xung quanh.

"Con người càng tiếp xúc nhiều với sách, đồ chơi và những vật kích thích hoạt động thần kinh thì vỏ não càng mỏng. Tế bào não càng hoạt động nhiều thì chúng ngày càng trở nên chuyên biệt hóa để thực hiện một số chức năng nhất định. Vỏ não của những người có chỉ số thông minh cao thường mỏng hơn so với vỏ não của những người có chỉ số thông minh thấp", Avants giải thích.

Một điều thú vị là môi trường sống trong nhà không ảnh hưởng tới vỏ não của trẻ từ tuổi thứ tám. Do vậy, phụ huynh nên quan tâm tới môi trường trong nhà ngay từ khi trẻ còn nhỏ hơn độ tuổi đó.

"Nguyên nhân là não của người rất nhạy cảm với môi trường xung quanh trong quãng thời gian trước tuổi thứ tám. Song chúng tôi cũng cho rằng, từ tuổi thứ tám, thời gian ở nhà của trẻ ít hơn so với khoảng thời gian trước", nhóm nghiên cứu lập luận.

(Theo Afamily)

 

“Học lỏm” bí quyết chiêu dụ bé ăn rau

Nếu mẹ có chiêu vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm đáng ghét.

Việc trẻ 1 – 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, nếu mẹ có “chiêu” vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm “đáng ghét” mà không hề tạo stress cho bé để “con khỏe, mẹ vui”.

Dưới đây là một số cách hay đơn giản mẹ Nhật đã dụ bé ăn rau hiệu quả, chị em nên “học lỏm”:

1. Người lớn làm gương cho bé

Thói quen của bé chính là “tấm gương” phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo… Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một “tấm gương sáng” cho bé.

2. “Thiết kế” hình rau, củ thật bắt mắt

Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật,… hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào….) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê…

3. Rủ bé cùng làm bếp

Những bé thường xuyên giúp cha mẹ việc bếp núc sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và tính tự lập cao hơn các bé khác. Do đó, hãy động viên bé giúp đỡ cha mẹ các việc nhỏ như: xếp cà chua bi vào đĩa, bày dưa chuột vào đĩa đựng salat, trộn đều rau… Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các loại rau quả và hào hứng ăn chính “thành quả” của mình.

4. Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành

Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn. Khi đó bé sẽ chợt nhận ra “ôi món rau mình ghét hôm nay sao mà ngon thế!”.

5. Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn

Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói “ôi ngon quá” để kích thích tính tò mò của bé. Sau đấy thì có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3… bé sẽ “thử” múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé “cực thích” ra xem như phần thưởng dành cho bé.

(Theo Afamily)

Chuyên gia tâm lý “bật mí” cách dạy con

Bạn đang băn khoăn không biết dạy bé nhà mình như thế nào là phù hợp. Hãy tham khảo các ý kiến của chuyên gia tâm lý dưới đây nhé.

Cha mẹ nào cũng có quan niệm về cách dạy con của riêng mình, không ai giống ai.

Có người dạy con rất nghiêm khắc, luôn yêu cầu con phải tuân thủ theo đúng lời của mình. Có người lại chọn phương pháp ngược lại, nuông chiều con hết mực, không can thiệp vào đời sống của con để con phát triển tự do theo ý muốn.

Lại có người sử dụng cả hai cách trên, cương nhu linh hoạt trên cơ sở tôn trọng ý kiến của con kết hợp với yêu cầu của bố mẹ trong từng tình huống cụ thể để đưa ra hướng dẫn phù hợp.

Mỗi phương pháp dạy con đều có cái hay cái dở riêng nhưng chúng cũng được xuất phát từ tấm lòng yêu thương vô hạn và niềm hy vọng con sẽ trở thành người có ích cho xã hội của mỗi bậc làm cha làm mẹ.

Các chuyên gia tâm lý và xã hội học cho rằng dù bạn đang sử dụng phương pháp nào để dạy con thì chỉ cần bé không phản ứng tiêu cực và chống đối lại cách dạy đó thì bạn đang đi đúng đường rồi đấy.

Tất nhiên, mỗi ngày ở bên cạnh bé, ai cũng không tránh khỏi có lúc xử lý tình huống không thỏa đáng, đôi khi còn mắng oan bé nên tốt nhất bạn cần tâm niệm phải đặt không khí ấm cúng, hòa thuận trong gia đình lên hàng đầu. Nói chung càng hạn chế trường hợp bé kêu khóc, mè nheo càng ít càng tốt.

Vì cá tính của mỗi bậc cha mẹ và mỗi bé không giống nhau, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên căn cứ vào tính tình của bé nhà mình để lựa chọn hình thức “xử phạt” phù hợp khi bé mắc lỗi, không nên áp dụng cứng nhắc kinh nghiệm dạy con của các ông bố bà mẹ khác.

Đối với những bé tình tình nhút nhát thì bị nhốt trong phòng kín là rất đáng sợ, vì vậy chỉ khi bần cùng bạn mới dùng đến hình phạt này và chỉ nên để bé trong phòng khoảng vài phút là đủ.

Đối với những bé tương đối ngoan ngoãn thì chỉ cần vài câu trách mắng của bạn là đã có hiệu quả. Ngược lại, với những bé tỏ ra ương bướng, cứng đầu thì việc xử lý cần nghiêm khắc hơn.

Các chuyên gia tâm lý trẻ em cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không sử dụng hình thức “bạo lực” để phạt lỗi (cho dù chỉ là đánh nhẹ hoặc tét vào mông) đối với những bé tương đối mẫn cảm và tính tình yếu đuối, bởi nó sẽ làm bé bị tổn thương và tỏ ra phẫn nộ với cha mẹ.

Một công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em mới đây đã chỉ ra rằng nếu hàng ngày người lớn cổ vũ, khen ngợi những việc làm tốt của bé, đồng thời không chú ý và “lờ” bé đi những lúc bé không ngoan hoặc mắc lỗi thì dần dẫn bé sẽ bớt hư hơn và sẽ có thói quen muốn làm việc tốt.

Phương pháp dạy con này có thể còn khá mới mẻ và tỏ ra khó chấp nhận đối với một số bậc cha mẹ. Nhưng các chuyên gia cho rằng điều đó không quan trọng bằng việc bạn hãy thật sự chú tâm vào từng giai đoạn phát triển của bé nhà mình, trao đổi kinh nghiệm dạy con với những ông bố bà mẹ khác, tìm kiếm và học hỏi các kiến thức về trẻ em qua báo chí, internet… để tìm ra phương pháp dạy con phù hợp và áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp.

Một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua, đó là dù áp dụng phương pháp nào thì vợ chồng bạn cũng phải thống nhất về cách dạy con, nếu không hiệu quả sẽ không cao, nhiều khi còn phản tác dụng.

(Theo AF)

 

3 cách hay trị bé cứng đầu

Nếu bé nhà bạn có biểu hiện ngang bướng, chống đối, hay cáu kỉnh… thì hãy khoan mắng bé hư để học 3 bí quyết dưới đây nhé.

1. Hiểu rõ nguyên nhân, lấy nhu khắc cương

Các cụ thường nói việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Vì vậy khi bé xuất hiện thái độ phản kháng, chống đối, bạn không nên vội vã mắng và trấn áp bé.

Bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn thử tìm hiểu xem vì sao bé lại có thái độ như vậy. Đối với trẻ con thì nhiều lúc áp dụng phương châm “lấy nhu khắc cương”, “lùi một bước để tiến ba bước” lại có hiệu quả hơn.

Hãy giúp bé cởi mở lòng mình, đồng thời bạn cũng tỏ ra tôn trọng yêu cầu và cách nhìn của bé. Khi đó, bạn và bé mới có được sự giao tiếp tốt nhất để tìm hiểu nguyên nhân sự việc và thống nhất cách sửa chữa, khắc phục.

2. Đưa ra các lựa chọn trong phạm vi giới hạn

Đối diện với một đứa bé luôn có câu cửa miệng là “Không” thì khi nói chuyện bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng các câu hỏi có tính xác định như: “Có thích không?”, “Có tốt không”…

Bạn cũng không nên hỏi bé “Con muốn như thế nào?”, “Con thích cái gì?”…, nếu không bé sẽ đưa ra yêu cầu theo ý thích khiến bạn “điên cái đầu”.

Tốt nhất là bạn nên đưa ra các “đáp án” của mình trước để bé tự chọn lựa trong phạm vi đó, ví dụ: “Con muốn uống sữa hay nước hoa quả”, “Con thích áo màu xanh hay màu đỏ?”…

Khi được hỏi như vậy, bé vẫn sẽ cảm thấy quyền lựa chọn của mình được bố mẹ tôn trọng, từ đó sự mè nheo, vòi vĩnh cũng sẽ giảm dần đi.

3. Không phá vỡ cảm giác về sự ổn định

Các bé dưới 3 tuổi thường rất nhạy cảm với sự ổn định trong cuộc sống thường ngày, nếu phá vỡ cảm giác này, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Vì vậy, các thói quen sinh hoạt của bé nên được lặp đi lặp lại một cách ổn định, không nên thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết lòng tin của bé đối với bố mẹ được hình thành từ việc sống cùng hàng ngày. Bởi vậy nếu bất thình lình có sự thay đổi nào đó, bố mẹ nên nói chuyện để “thông báo” với bé trước là tốt nhất. Làm như vậy bạn sẽ không phải lo lắng tình cảm và lòng tin của bé đối với mình có sự thay đổi, dẫn đến thái độ phản kháng của bé.

(Theo TTVN)