Lưu trữ cho từ khóa: bị nấc

Bài thuốc dân gian chữa nấc

Trong y học cổ truyền, nấc thuộc phạm vi chứng “ách nghịch”, được chữa trị bằng nhiều biện pháp khác nhau như châm cứu, bấm huyệt, dược thiện, dùng thuốc theo biện chứng luận trị…, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Các bài thuốc dưới đây đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rẻ tiền, có thể dùng để chữa chứng nấc cơ năng và hỗ trợ điều trị chứng nấc do nguyên nhân thực thể.

Một số bài thuốc đơn giản chữa nấc:

- Lấy 7 quả vải để cả vỏ, sấy khô rồi đốt thành than, tán nhỏ, pha với nước sôi để uống, có công dụng sinh tân chỉ ách, có thể làm nấc ngừng ngay lập tức.

bai-thuoc-dan-gian-chua-nac

bai-thuoc-dan-gian-chua-nac

Quả vải khô, trần bì chữa nấc rất tốt.

- Trần bì 30g, ngâm nước, cạo bỏ phần bì trắng, sao khô, tán nhỏ, sắc với 1 bát nước cô còn nửa bát uống khi còn nóng, có tác dụng hành khí chỉ ách.

-  Xuyên tiêu bỏ hạt sao chín 120g (khi sao phải bịt miệng), tán nhỏ, chế thành viên to bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống 6 – 10 viên, sau bữa ăn 2 giờ, uống với nước pha với một chút giấm ăn.

- Bồ kết khô 1 quả, bỏ hạt, sấy khô, tán thành bột, lấy một ít hít vào lỗ mũi, chờ đến khi hắt hơi là khỏi, công hiệu rất kỳ lạ.

- Vỏ hạt dẻ đen và cám gạo lượng bằng nhau, đem vỏ hạt dẻ đốt thành than, nghiền nhỏ rồi trộn với cám gạo, mật ong làm thành viên to bằng hạt đậu đen, uống hàng ngày vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi lần 20 – 30 viên.

- Trần niên thạch (vôi tôi lâu năm) lượng vừa đủ, sao khô, tán nhỏ trộn với giấm ăn, vê thành viên to bằng hạt đỗ đen, mỗi ngày uống 7 viên với nước gừng, chừng 3 lần là khỏi, chuyên dùng để chữa chứng nấc kéo dài.

- Tai quả hồng (thị đế) lượng vừa đủ, đốt tồn tính, nghiền thành bột, uống với rượu nhạt.

- Gừng tươi ép lấy nước, đường trắng lượng bằng nhau, trộn đều nấu chín rồi uống, chuyên dùng chữa nấc kéo dài.

- Núm quả thị, đinh hương, mỗi thứ 30g, gừng tươi 5 lát, đem hai vị tán nhỏ, mỗi lần hòa 12g với nước sức gừng tươi để uống bất cứ lúc nào, chuyên dùng chữa chứng nấc kéo dài.

- Hương phụ 150g, sa nhân 240g, cam thảo 120g, hương phụ sao cháy hết long rồi nghiền tán nhỏ cùng các vị thuốc khác, mỗi lần uống 3g với nước muối, mỗi ngày 2 lần.

- Mật lợn 1 cái, xích tiểu đậu 21 hạt, bỏ xích tiểu đậu vào trong túi mật đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2g, chia 2 lần sáng chiều.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Hay bị nấc là biểu hiện của bệnh gì?

Thưa bác sĩ,

Tôi thường bị nấc, dạ dày hay bị đầy hơi và ợ lên, đường ruột yếu. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Xin cho biết cách điều trị? - (Bạn đọc)

hay-bi-nac-la-bieu-hien-cua-benh-gi

Trả lời:

Chào bạn,

Nấc chỉ là một triệu chứng hay dấu hiệu chứ chưa phải là bệnh. Nấc có 2 loại:

- Nấc thoáng qua do rối loạn vận động cơ hoành, không cần điều trị gì. Có thể làm hết nấc bằng một số biện pháp đơn giản như hít sâu vào và nín thở nhiều lần hoặc uống nước có gas lạnh.

- Nấc kéo dài: Có thể là biểu hiện của bệnh tim, phình vị, bệnh phổi và màng phổi. Cũng có thể là yếu tố báo hiệu một bệnh đường tiêu hoá đã có từ trước và đang tiến triển nặng thêm.

Dạ dày của bạn hay đầy hơi và ợ lên, đường ruột yếu, vậy bạn cần đến BV để xác định xem có bệnh dạ dày, tá tràng hay không, đồng thời kiểm tra tim phổi. Về chứng nấc, bạn cũng nên đến bác sĩ để được điều trị bằng các loại thuốc chống nấc thích hợp, đôi khi phối hợp cả tiêm và uống.

BS Nguyễn Hải Bằng

(Theo SK&ĐS)

Đánh tan cơn ợ hơi của trẻ

Trẻ bị ợ hơi trong lúc ăn là do bị nuốt quá nhiều không khí. Không khí này sẽ tập trung ở dạ dày và làm cho trẻ khó chịu.

Ảnh minh họa

Do ợ hơi, nhiều trẻ bị nấc và không thể tiếp tục ăn được nữa. Các chuyên gia gợi ý có hai cách giúp trẻ đẩy không khí ở trong dạ dày ra ngoài. Một là, cho trẻ ngồi lên đùi, giữ lưng trẻ, xoa nhẹ bụng trẻ. Hai là, bế trẻ đứng lên, đầu dựa vào vai mẹ, dùng tay vuốt nhẹ lưng trẻ.

Nếu làm vậy trẻ vẫn không đỡ ợ hơi thì nên đặt trẻ nằm xuống vài phút; sau đó lại làm một trong hai động tác trên.

Đối với trẻ hay bị trớ sau khi ăn, do ăn quá nhiều trẻ sẽ tự trớ số sữa thừa ra. Cha mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trẻ tăng cân bình thường thì không phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ tăng cân kém mặc dù vẫn ăn sữa đủ lượng cần thiết thì nên cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.

Meo.vn (Theo Laodong)

Giúp trẻ hết nấc

Trẻ em thường có xu hướng nấc nhiều hơn người lớn. Nếu là cha mẹ, hẳn bạn sẽ rất lo lắng khi thấy con mình nấc mãi không thôi. Vậy nên làm gì khi trẻ bị nấc?

http://socola.vn/photos/image/2011/mebe/Thang01/05/nac.jpg

Ảnh minh họa

Chưa rõ nguyên nhân

Nguyên nhân trẻ bị nấc vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Người ta cho rằng nấc có liên quan tới tình trạng nội tạng trẻ chưa phát triển đầy đủ. Cũng có thể nấc là do trẻ chưa thể điều khiển nhịp thở gây hụt hơi.

Tuy nhiên, có một thực tế là trẻ càng lớn càng ít bị nấc hơn, bởi vậy bạn cũng không nên quá lo lắng.

Không phương pháp trị nấc nào tối ưu

Nếu bản thân bị nấc, chúng ta thường thử một trong vài cách sau – nhờ ai đó nhảy ra và làm ta giật mình hoặc uống một cốc nước to… Tuy nhiên, những cách chữa trị này không phải là ý tưởng hay và thậm chí không hề an toàn cho trẻ.

Thay vào đó, bạn nên cố gắng làm dịu dần cơn nấc của trẻ và để chúng từ từ biến mất. Để bé nằm yên, điều này sẽ giúp điều hòa hơi thở của bé và làm dịu cơn nấc. Hoặc bạn cũng có thể cho bé uống một chút nước, giúp bé thở đều và nuốt miếng nước từ từ. Sau đó, vỗ nhẹ lưng bé.

Không một phương pháp nào có thể đảo bảm bé không nấc mãi mãi và cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ bị nấc.

Có thể phòng nấc

Tuy không có cách chữa nấc hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể tránh nấc cho bé bằng cách giữ bé ngồi khi cho bé ăn và vỗ nhẹ lưng bé thường xuyên.

Meo.vn (Theo Healthguidance)

Quả vải chữa đau răng, tiêu chảy

Khi mua vải về ăn, bạn cũng có thể tranh thủ dùng nó để cải thiện một số vấn đề sức khỏe như đau răng, nấc, tiêu chảy ở trẻ…

Vải không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Cùi vải chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.

Đau răng: Dùng quả vải thêm một ít muối đốt thành than, nghiền bột mịn, xát vào chỗ răng đau

Nấc: Khi bị nấc không ngừng, lấy quả vải đốt thành than, tán bột mịn hòa với nước ấm uống.

Tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 – 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.

Tinh hoàn sưng đau: Lấy hạt vải đốt thành than, nghiền bột mịn, hòa với rượu uống ngày 4 – 6 gr. Hoặc hạt vải, hồi hương, trần bì ba vị bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 4 – 6 gr

Theo datviet.vn

Cây, quả hồng vị thuốc độc đáo

Từ lâu, vỏ, rễ, thân, trái, hột, tai hoa hồng (thị đế) đều được chế biến thành vị thuốc độc đáo. Trái hồng chín có tỉ lệ đường cao khoảng 20-25% và các muối khoáng, sắt, canxi, vitamin A, B, C… Thân cây hồng chứa vitamin K cầm máu nhanh. Trái hồng (xanh) chứa chất shibuol là hỗn hợp các chất acid gallic, phloroglaciol. Khi tăng huyết áp đột ngột, chỉ cần nhai nuốt 5gr là huyết áp sớm ổn định. Sau đây là một số đơn thuốc:

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/T5a35745985.jpg

• Thuốc bổ chống suy nhược: Quả hồng khô (10 trái), có thể sử dụng dạng mứt, cho vào 250ml mật ong, 250ml váng sữa bò tươi, đun sôi 10 phút, sau đó để lửa riu riu thêm 15 phút cho vừa quánh đặc. Để nguội, ăn ngày 2 quả (sáng, chiều), liên tục 2 tuần. Ăn lúc đói dễ có kết quả, lên cân cho người gầy, sau mổ.

• Chữa suy nhược sức khỏe, viêm phổi, ho có đàm: 15 trái hồng chín (vừa hái), cắt bỏ tai (5-6 trái), gọt bỏ vỏ, phơi hai nắng, sấy khô trên than hồng. Để nguội, ép dẹp, ngâm vào 2.000ml rượu trắng. Sau 7 ngày uống (trước bữa ăn), mỗi lần 25ml.

• Chữa viêm niệu ở người lớn, trẻ đái dầm: Dùng 4 trái hồng (chín hườm), lấy 20-24 tai (thị đế), sắc nhuyễn, phơi ba nắng (không sao khử thổ), thịt trái hồng ngâm rượu hoặc mật ong uống bồi dưỡng, tai hồng khô sắc trong 200ml nước còn 50ml. Uống 1 lần trước lúc ngủ nửa giờ. Liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.

• Chữa huyết áp cao: 15 trái hồng vừa chín (3 ngày), ép lấy nước cốt, phơi 5 nắng hoặc chưng cách thủy đặc (Đông y gọi là thị tất), vừa làm thuốc chữa cao huyết áp (mỗi khi huyết tăng, ăn 1 muỗng canh 7-10gr), nếu bị xung huyết ở hậu môn (chưa lòi dom) dùng 1 muỗng cà phê (3 lần/ngày), trong 3 ngày .

• Trị tiêu chảy: 3 trái hồng xanh lục, giã nhuyễn, cho vào 15ml nước sôi khuấy đều, để nguội, vắt lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày, 2 ngày sẽ dứt (dành cho người từ 50 tuổi trở lên).

• Uống rượu nhiều, gan bị viêm, đường ruột rối loạn, hậu môn lòi dom, xung huyết (đã qua trị liệu lâu ngày không dứt): Lấy 3 quả hồng khô (mứt hồng) đốt cháy thành than, tán nhỏ, uống với nước gạo lứt rang (100gr gạo lứt sao khử thổ vàng nấu với 3 chén nước còn 1 chén). Mỗi ngày 3 lần (25ml), liên tục 15 ngày sẽ có kết quả.

• Trị nấc cụt: Trẻ dưới 10 tuổi thường bị nấc cụt, lấy 5 tai hồng sao vừa cháy, tán bột, uống với nước trà đặc (30ml), 5 lần/ngày. Người lớn từ 20 tuổi trở lên bị nấc kinh niên, lấy 100gr tai hồng (khoảng 15 trái), 8gr đinh hương, 10gr gừng tươi già xắt lát mỏng, sắc trong 1 lít nước, chia làm 4 lần uống  trong ngày (xác thuốc nấu lần thứ 2, uống 2 lần/ngày). Uống liền 3 ngày.

• Trị ho, khó thở: Tai hồng 20 cái, tiêu sọ trắng 9 hạt (nữ), 7 hạt (nam), 4gr hoắc hương, 4gr sa nhân, gừng tươi già 7 hoặc 9 lát, hành tím nhỏ 2 củ, 3 củ tỏi lớn. Tất cả băm nhỏ, sắc trong 3 chén nước còn 8 phân. Uống 3 lần/ngày.

Đông y sĩ Kiều Bá Long

5 bệnh dễ gặp ở người gầy

Mọi người thường quan niệm người béo dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm hơn người gầy nhưng thực tế thì sao? Mọi người thường quan niệm người béo dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm hơn người gầy nhưng thực ra nếu bạn “sở hữu” một cơ thể gầy nhom, ốm yếu thì tình trạng sức khoẻ bạn có thể đang rơi vào mức “báo động đỏ” với các căn bệnh sau:

1. Thiếu máu

Người gầy thường gặp phải vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là kém hấp thụ những chất cấu tạo nên máu như sắt, axit folic, vitamin B12… Do vậy, những người bệnh thiếu máu thường có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, dễ mệt mỏi, tim đập nhanh vv...

Để chữa chứng bệnh thiếu máu, các nhà khoa học khuyến cáo bạn một phương pháp đơn giản mà hiệu quả, đó là uống nước chè. Vì chè xanh có thể cải thiện khả năng tuần hoàn, và cấu tạo máu hiệu quả.

2. Trí nhớ giảm sút

Người gầy thường “tích lũy” mỡ kém nên lượng mỡ dự trữ ít hơn so với người có trọng lượng trung bình. Từ đó, dinh chất cho não bộ cũng bị hạn chế. Nếu nhìn từ góc độ đông y, những người gầy thuộc tạng “dương thịnh, âm suy”.

Những người thuộc tuýp này thường có các triệu chứng như miệng đắng, đầu nặng, chân tay mỏi mệt, mẫn cảm, dễ nổi cáu. Với những người này, nếu ăn những thực phẩm cay nóng không chỉ làm bệnh trạng thêm nặng, mà còn dễ dấn đến xuất huyết, viêm nhiễm, nặng hơn.

Một thân thể gầy gò cũng thường là biểu hiện của khả năng hấp thụ thức ăn kém (ảnh minh họa)

3. Chứng sa dạ dày

Một thân thể gầy gò cũng thường là biểu hiện của khả năng hấp thụ thức ăn hay hệ tiêu hóa trục trặc và những người sở hữu thân hình này cũng dễ mắc chứng sa dạ dày.

Dấu hiệu của bệnh sa dạ dày là khi ăn thấy đầy bụng, người nôn nao, bị nấc ợ, đau dạ dày, có lúc đại tiện khó hoặc tiêu chảy, cơ thể gầy còm vv...

4. Sỏi gan

Cơ thể của những người gầy thường hấp thụ nhiệt lượng kém nên lượng mỡ vào cơ thể được tiêu hóa rất nhanh, đồng nghĩa với việc cholesterol di chuyển khắp nơi trong cơ thể, dẫn đến ứ đọng và nhiễm trùng, lâu ngày sẽ kết sỏi ở gan và đường dẫn mật.

5. Loãng xương

Loãng xương cũng là một trong những bệnh thường gặp ở người có cơ thể “cò hương” , nhất là nữ giới. Do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, nên lượng estrongen cơ thể tiết ra sẽ không đủ, dễ bị loãng xương khi về già.

Mướp hương và những bài thuốc

Ngày hè nóng bức, bạn nấu một bát canh mướp hương với rau đay và cua, hến có tác dụng giải nhiệt, ăn cơm ngon miệng, hay món ăn dân dã nhất là luộc mướp chấm tương.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Lá mướp non đậy lên nồi cơm đã cạn, bạn sẽ được một nồi cơm thơm ngon.

Đông y gọi mướp hương là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Bộ phận dùng làm thuốc cả cây, quả, đặc biệt chữa một số bệnh sau:

Chữa phụ nữ sinh đẻ ít sữa, sữa không lưu lợi: Dùng quả mướp bánh tẻ nấu nhừ lên làm nước uống thay nước hằng ngày. Dùng khoảng 2-3 ngày sẽ có hiệu quả.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bệnh nấc kéo dài: Người bị nấc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại rất khó chịu và bực mình, nấc là do cơ hoành hoạt động, co bóp mạnh. Bạn có thể dùng 200g thân cây mướp hương giã nát, cho ít nước rồi lấy khăn lọc lấy nước uống sẽ có hiệu nghiệm ngay.

Chữa bệnh trĩ, lòi dom, đi ngoài ra máu: Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh nở. Bạn dùng xơ mướp (khi quả mướp già, bỏ hạt lấy xơ mướp) đốt cháy 2-3g, cùng với 20g lá khổ sâm, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

Chữa bệnh zonal: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10-15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.

Chữa bệnh thấp khớp: Xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải 8g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

Theo Afamily

Chữa nấc cụt theo cách đơn giản

Huyệt toàn trúc

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTheo đông y, nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm người ta không tự chủ được.Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Nấc lâu ngày cần phải điều trị.

Vừa qua, báo chí đưa tin ca sĩ Christopher (người Anh) đã phải bỏ nghiệp ca hát vì cứ 2 giây anh lại bị nấc một lần, liên tục suốt 22 tháng qua khiến anh rất vất vả trong việc nói chuyện, ăn uống, ngủ nghỉ... Báo chí cũng nhắc đến một người Mỹ tên là Charles Osborne đã lập kỷ lục thế giới vì bị nấc cụt suốt 68 năm, từ 1922-1990... Nấc cụt đúng là 'người bạn khó ưa'.

Nấc thường xuất hiện với các chứng bệnh khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Người đang bệnh nặng, có xuất hiện nấc cụt thường là dấu hiệu sắp chết.

Bấm mạnh huyệt

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới  

Huyệt Can điểm (dưới) và Nội quan (trên)

Có nhiều nguyên nhân gây nấc, tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào có thể chữa bằng phương pháp bấm huyệt đơn giản dưới đây:

- Dùng ngón tay cái để vào huyệt toàn trúc (tại đầu chân mày), bốn ngón tay kia để phía trên tai (mục đích giữ cho đầu không bị lắc khi bấm), ấn day nhẹ hoặc mạnh 3-5 phút. Trị 30 ca, chỉ một ca không khỏi (day ấn huyệt toàn trúc trị 30 trường hợp nấc - Trung Quốc châm cứu tạp chí 1987).

- Day ấn mạnh hoặc cứu điếu ngải huyệt nội quan (giữa lằn chỉ cổ tay lên hai thốn = chiều ngang ba ngón tay trỏ, giữa, áp út chặp lại) và can điểm (giữa lằn chỉ hai ngón tay áp út).

- Huyệt trung khôi (giữa lằn chỉ thứ hai khớp ngón tay giữa). Đây là huyệt mà các sách bấm huyệt của Trung Quốc hiện nay gọi là huyệt 'nấc cụt' (ách nghịch điểm), vì nó tỏ ra hiệu quả đặc biệt trong điều trị nấc cụt nên được gọi tên như trên. Bấm mạnh cho đến lúc thấy cảm giác tê, căng, nhức, nấc cụt ngừng mới thôi.

Đây là những huyệt chúng tôi đã dùng hơn 20 năm qua chữa nhiều bệnh nhân bị nấc cụt. Thường sau khi bấm lần đầu tiên đã có kết quả tốt (trừ những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc nặng mới cần phải bấm nhiều lần).

Đất giữa lòng bếp

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Huyệt trung khôi

Có những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc bị nặng dẫn đến không ăn uống được, đông y gọi là chứng quan cách, có nghĩa là ngăn trở không thông. Trường hợp này, theo đông y, là do khí thanh không thăng lên được, trọc âm không giáng xuống được, gây nên ngăn nghẹt ở cổ làm người ta không ăn uống gì vào được và sẽ chết dần. Cách chữa của đông y là làm 'thăng thanh, giáng trọc', điều hòa âm dương (vì âm thăng dương giáng). Làm cách nào kiếm được vị thuốc có mang tính chất âm và dương để làm âm dương điều hòa thì sẽ khỏi bệnh.

Trong dân gian có một vị thuốc rất đơn giản nhưng lại hiệu quả. Đó là đất ở lòng bếp. Ngày xưa, người ta thường dùng bếp lò để nấu, đất ở bếp lò, trên được hưởng dương khí (từ lửa), dưới hấp thu âm khí (từ đất), vì vậy vị thuốc này hấp thụ sẵn cả âm dương. Trong cách chữa của đông y có nguyên tắc 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu', bệnh do rối loạn âm dương, vị thuốc này có được tính chất của âm dương, cùng đồng thanh và đồng khí nên có thể điều chỉnh âm dương trong rối loạn bệnh lý, dẫn đến quân bình âm dương và khỏi bệnh.

Cách làm như sau: lấy một cục đất giữa lòng bếp (có thể mua ở các tiệm thuốc bắc với tên là phục long can hoặc táo tâm thổ), khoảng 10g, đập nát cho vào ly, đổ khoảng 200ml nước khuấy đều để lóng đất xuống, lấy nước này múc uống dần.

Phương pháp chữa này tuy đơn giản nhưng đã cứu nhiều người nấc nặng. Khi gặp anh chàng 'nấc' khó tính này, mời quý vị thử xem...

(Hội Đông y Đồng Nai)

Mẹo chữa nấc cụt

Nếu một người thường xuyên bị nấc cụt thì đó được xem là bệnh lí và cần phải điều trị, nhưng nếu chỉ thỉnh thoảng bạn mới bị nấc cụt thì nên làm thế nào cho mau hết nấc?

Bạn hãy thử những mẹo vặt sau nhé!

- Khi bị nấc cụt, cách đơn giản nhất các bạn có thể ngửi bột tiêu, hắt hơi mạnh một cái, cơn nấc sẽ giảm ngay

- Nếu không có tiêu, các bạn có thể nuốt một muỗng cà phê đường cát. Đường trong miệng có tác dụng thúc đẩy hệ thần kinh, lệnh xuống những cơ ở bụng giúp hạn chế cơn nấc cụt.

- Trường hợp bị nấc nhiều quá, bạn lấy hai cục đá áp vào hai bên hầu khoảng 1 phút, nước đá có thể làm chậm tần suất co giật của thần kinh, từ đó can thiệp vào chu kỳ co giật của cơ, cách này rất hiệu quả.

- Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách của ông bà xưa là hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần bạn và môi trên nằm trong vòng tròn của vành ly. Tuy nhiên khi nấc cụt, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới nằm trong vòng tròn của vành ly. (Theo SSM)