Lưu trữ cho từ khóa: bị lạnh

Tinh dịch bị lạnh có ảnh hưởng đến việc sinh con không?

Tinh dịch được chứa trong hai túi tinh nằm sâu trong bụng nên nhiệt độ của nó khi vừa xuất ra bắt buộc phải bằng nhiệt độ cơ thể, tức là 37 độ C.

Trước đây mỗi khi thủ dâm, tôi sờ thấy tinh dịch xuất ra ấm, nhưng gần đây lại thấy lạnh. Vậy có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này? – Nguyễn Hải Minh (quận 3, TPHCM).

 tinhdich

Ảnh minh họa.

TS.BS Nguyễn Thành Như, nguyên Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TPHCM: Tinh dịch được chứa trong hai túi tinh nằm sâu trong bụng nên nhiệt độ của tinh dịch khi vừa xuất ra bắt buộc phải bằng nhiệt độ cơ thể và bằng nhiệt độ của bàn tay, tức là 37 độ C.

Bạn nên ở trong phòng ấm, cho tinh dịch xuất vào một lọ sạch không lạnh cũng không nóng, chắc chắn bạn sẽ sờ thấy tinh ấm. Nếu làm như vậy mà bạn vẫn thấy tinh dịch lạnh thì da bàn tay của bạn có bệnh lý về cảm nhận nhiệt độ.

Theo Kienthuc.net.vn

Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu

Muốn tinh ý nhận ra những thay đổi và các bệnh tật trong cơ thể bé, các phụ huynh hàng ngày đừng bỏ qua việc đi tiêu của con em mình nhé.

Sự lưu ý đặc biệt này của phụ huynh sẽ rất tốt để phát hiện được những bất thường về tình trạng sức khỏe của con để từ đó cho con thăm khám bác sĩ hoặc tìm chọn những biện pháp điều trị thích hợp.

Vì sao phân của bé lại có sự thay đổi liên tục?

Nếu như bạn thường theo sát việc ăn ở và đi tiêu của con, bạn sẽ thấy màu sắc và tình trạng phân của bé có sự thay đổi liên tục.

Khi trẻ mới chào đời, bé sẽ thải ra phân su. Những phân su này thường có màu đen, dính dính và không mùi.

Khi còn trong tháng, trẻ lại bắt đầu thay đổi màu sắc của phân. Lúc này bé thường có phân màu vàng kim hoặc vàng nâu mà dân gian vẫn gọi là màu hoa cà hoa cải. Khi ấy chúng có mùi chua chua.

Nhưng khi bé đã bắt đầu ăn dặm, phân của bé sẽ đặc hơn và có mùi thối. Nguyên nhân là do những thực phẩm bé ăn hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc và mùi vị của phân. Phân có thể có màu đen, màu hồng, hồng xám… và bé thường đi tiêu 1 -2 lần/ ngày.

Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu

Nếu một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bé nhà bạn có những dấu hiệu khi đi ngoài dưới đây thì bạn hãy sớm nhận biết và tự chẩn đoán bệnh cho con mình nhé.

Nếu tình trạng màu sắc và trạng thái phân của bé thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu lạ như đi nước, đi ra máu tươi, đi ra dịch nhầy... thì bạn hãy cẩn thận cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Phân cứng và bé khó đi tiêu: Bé đang bị táo bón.

1. Phân màu xanh sẫm, hơi nhầy: bé đang bị rối loạn tiêu hóa.

2. Phân màu trắng nhạt: cẩn thận với tình trạng gan có vấn đề hoặc trẻ bị tắc ống mật.

3. Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi tiêu nhiều lần/ngày: mẹ bé nên kiểm tra xem bé có bị lạnh bụng khi ngủ không.

4. Phân màu vàng nhạt, lỏng và lổn nhổn thức ăn, có mùi thối: trẻ ăn quá nhiều và quá nhanh.

5. Phân sống, có bọt: bé đã ăn nhiều chất đường và chất bột.

6. Phân lỏng toàn nước và đi tiêu quá nhiều lần/ ngày: Bé có thể bị ngộ độc thức ăn.

7. Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả

8. Phân cứng và bé khó đi tiêu: Bé đang bị táo bón.

9. Phân có máu tươi xen lẫn nhầy, nôn trớ: bé bị lồng ruột hoặc bệnh lỵ.


Nếu tình trạng màu sắc và trạng thái phân của bé thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu lạ như đi nước, đi ra máu tươi, đi ra dịch nhầy... thì bạn hãy cẩn thận cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Meo.vn (Theo Phunutoday)

10 đồ uống ấm cúng cho mùa đông lạnh giá

Bạn đang cần hâm nóng cơ thể trong những ngày tiết trời lạnh giá? Những loại đồ uống dưới đây là những đồ uống sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn, xua tan cái lạnh của tiết trời đông.

1. Tiệc rượu với dứa

Ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập hương thơm của quế, đinh hương với bữa tiệc rượu cùng với trái dứa bên lò sưởi ấm.


2. Rượu táo nóng

Bạn sẽ thực sự hài lòng với món đồ uống này đặc biệt là trong những kỳ nghỉ bên gia đình, bè bạn.


3. Kem socola trắng

Món đồ uống này sẽ làm say bạn trong hương thơm quyến rũ của socola trắng cùng với cà phê và hơi nước sủi bọt. Khi uống vào bạn sẽ thấy ấm từ trong ra ngoài. Thật sự là rất hấp dẫn đấy, bạn hãy cùng thử nhé!


4. Sô cô la nóng

Đây là một món tráng miệng xa hoa, đặc biệt, hương sữa socola sẽ mang lại cho bạn một cảm giác rất thoải mái. Socola được đánh trắng trên mặt cốc nhìn rất hấp dẫn.

5. Cà phê và bánh quy


Đây là loại nước giải khát được làm từ hương liệu trái cây trộn với cà phê. Uống và ăn kèm với bánh quy để tăng thêm hương vị cho món đồ uống này.

6. Nước táo, chanh


Nước táo ép kèm theo vị chanh sẽ tạo nên sức hấp dẫn của loại đồ uống này. Thêm một lát táo hoặc tranh gắn lên thành cốc để tạo tính thẩm mỹ.

7. Trà hoa cúc, mật ong

Hoa cúc có thể làm mát gan, giảm nhiệt nhưng mang tính hàn. Vì vậy, những người hay bị lạnh bụng, thiếu máu không nên dùng nhiều.


8. Trà đen, gừng

Gừng tươi xay lấy nước, trà đen, đường đỏ. Tránh cảm gió, bổ máu. Trà đen với gừng có thể giúp bạn tránh cảm gió hoặc vừa bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, món này không thích hợp trong trường hợp bạn đã bị cảm nặng.

9. Trà hồng táo, nhãn lồng

Gồm: Nhãn khô, hồng táo, đường đỏ.

Công dụng an thần, bổ máu, cho bạn khuôn mặt hồng hào, làn da căng mịn, nhưng không có tác dụng bổ dưỡng nhiều. Ngoài ra, những người bị ho hoặc cảm thì không nên uống loại trà này.

10. Sữa đậu nành nóng

Loại này không có tác dụng giữ ẩm nhiều nhưng lượng chất dinh dưỡng khá cao, giàu protein và vitamin A, B... rất tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh Đông y thì đậu nành mang tính hàn, dễ gây tình trạng khó tiêu. Những người bị bệnh dạ dày và thận yếu không nên uống nhiều.

Meo.vn (Theo Webphunu)

Cảnh giác khi ho kéo dài

Ho là một phản xạ tốt của cơ thể, nhưng nếu để ho kéo dài, cơ thể sẽ hết sức mệt mỏi, vì có những đợt ho có thể kéo dài tới 3 tháng.

Có nhiều nguyên nhân khác khiến cả trẻ em và người lớn bị ho. Ho kéo dài tới cả tháng vì chảy mũi sau, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý đường hô hấp dưới, viêm phế quản. Để phòng bệnh, cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa.

Khi bị ho, nên nghỉ ngơi, dùng các thuốc giảm ho và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể chữa viêm họng bằng cách dùng các loại thảo dược sau đây:

- Một củ gừng nhỏ, rửa sạch, cạo vỏ. Bạn có thể nướng chín hoặc để củ gừng còn tươi. Thái gừng thành từng lát mỏng, giã hoặc ép lấy nước. Sau đó lấy một thìa nước cốt gừng, một thìa mật ong trộn đều. Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng, sẽ trị ho hiệu quả chỉ sau một hai ngày.

- Lá quất hồng bì rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó vẩy khô rồi sao lên. Hãm lấy nước uống hàng ngày như nước chè xanh.

- Dùng 3 lạng cùi bưởi và nửa lạng phèn chua đun chín với 2 bát nước. Có tác dụng trừ ho ở người già rất tốt.

- Củ cải trắng không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối, sau đó thái lát mỏng, ngâm với đường. Sau 30 phút dùng cả nước và cái.

- Lấy 10 lá xương sông bánh tẻ đun với hai bát nước, hai viên đường phèn, đun đến khi còn một bát, uống dần trong ngày.

 

Meo.vn (Theo VTV)

Hãy cùng chuẩn bị đồ uống ấm cúng cho mùa đông

Bạn đang cần hâm nóng cơ thể trong những ngày tiết trời lạnh giá? Những loại đồ uống dưới đây sẽ là lựa chọn hữu hiệu dành cho bạn:

1. Tiệc rượu với dứa

Ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập hương thơm của quế, đinh hương với bữa tiệc rượu cùng với trái dứa bên lò sưởi ấm.

2. Rượu táo nóng

Bạn sẽ thực sự hài lòng với món đồ uống này đặc biệt là trong những kỳ nghỉ bên gia đình, bè bạn.

3. Kem socola trắng

Món đồ uống này sẽ làm say bạn trong hương thơm quyến rũ của socola trắng cùng với cà phê và hơi nước sủi bọt. Khi uống vào bạn sẽ thấy ấm từ trong ra ngoài. Thật sự là rất hấp dẫn đấy, bạn hãy cùng thử nhé!

4. Sô cô la nóng

Đây là một món tráng miệng xa hoa, đặc biệt, hương sữa socola sẽ mang lại cho bạn một cảm giác rất thoải mái. Socola được đánh trắng trên mặt cốc nhìn rất hấp dẫn.

5. Cà phê và bánh quy

Đây là loại nước giải khát được làm từ hương liệu trái cây trộn với cà phê. Uống và ăn kèm với bánh quy để tăng thêm hương vị cho món đồ uống này.

6. Nước táo, chanh

Nước táo ép kèm theo vị chanh sẽ tạo nên sức hấp dẫn của loại đồ uống này. Thêm một lát táo hoặc tranh gắn lên thành cốc để tạo tính thẩm mỹ.

7. Trà hoa cúc, mật ong

Hoa cúc có thể làm mát gan, giảm nhiệt nhưng mang tính hàn. Vì vậy, những người hay bị lạnh bụng, thiếu máu không nên dùng nhiều.

8. Trà đen, gừng

Gừng tươi xay lấy nước, trà đen, đường đỏ. Tránh cảm gió, bổ máu. Trà đen với gừng có thể giúp bạn tránh cảm gió hoặc vừa bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, món này không thích hợp trong trường hợp bạn đã bị cảm nặng.

9. Trà hồng táo, nhãn lồng

Gồm: Nhãn khô, hồng táo, đường đỏ.

Công dụng an thần, bổ máu, cho bạn khuôn mặt hồng hào, làn da căng mịn, nhưng không có tác dụng bổ dưỡng nhiều. Ngoài ra, những người bị ho hoặc cảm thì không nên uống loại trà này.

10. Sữa đậu nành nóng

Loại này không có tác dụng giữ ẩm nhiều nhưng lượng chất dinh dưỡng khá cao, giàu protein và vitamin A, B... rất tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh Đông y thì đậu nành mang tính hàn, dễ gây tình trạng khó tiêu. Những người bị bệnh dạ dày và thận yếu không nên uống nhiều.

 

Meo.vn (Theo PN)

Phòng cảm cúm khi mang bầu

Mang thai sợ nhất là bị cảm, cảm nặng không những gây nguy cơ cho bà bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Dưới đây là những mẹo phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả: 


1. Nước gừng đường đỏ

Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.

Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

2. “Nâng cấp” đường hô hấp

Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. 

Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp

Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.

Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.

4. Súc miệng nước muối

Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm

Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%

Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.

7. Không nên quên uống nước

Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.

8. Tránh chỗ đông người

Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.

9. Kiên trì tập luyện

Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.

10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ

Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí.

Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.

Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.

Meo.vn (Theo Dantri)

 

Giữ ấm cho trẻ bị hen mùa lạnh như thế nào

Mùa lạnh nên đặc biệt chú ý giữ ấm cho con khi đi ra đường. Cần tắm cho trẻ trong phòng kín gió, có máy sưởi, lau khô người ngay, hạn chế để trẻ bị lạnh đột ngột...


Khi trẻ lên cơn hen, cần xịt thuốc để giãn phế quản cho trẻ

Con gái tôi 3 tuổi, mùa lạnh cháu thường bị các cơn hen. Bác sĩ khám cho biết cháu bị hen phế quản mãn tính. Mỗi khi vào mùa lạnh tôi rất lo lắng. Vậy tôi cần chuẩn bị các điều kiện gì để chăm sóc cho con thật chu đáo? - Bích Hạnh (Tổng Cty Sông Đà 3)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ như thay đổi thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc, vi khuẩn, vi rút thậm chí có trẻ dị ứng với một số ký sinh trùng mà mắt thường không nhìn thấy được (nấm mốc, rệp…), dị nguyên (một số hóa chất có trong thuốc, hóa mỹ phẩm, chất tảy rửa…)… Vì thế, chị cần nắm rõ các nguyên nhân bị hen suyễn của con và tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật có chất đó. Mùa lạnh, chị nên đặc biệt chú ý giữ ấm cho con khi đi ra đường.

Cần tắm cho trẻ trong phòng kín gió, có máy sưởi, lau khô người ngay, hạn chế để trẻ bị lạnh đột ngột. Nếu con có tiền sử hen cũng hạn chế cho con ăn các loại thức ăn có nhiều chất gây dị ứng như tôm, cua, hải sản, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh khói thuốc, tránh nấm mốc hoặc tránh dùng nhiều hóa chất tẩy rửa trong nhà. Nếu trẻ dị ứng xà phòng thì không nên giặt quần áo bằng xà phòng…

Khi cháu lên cơn hen suyễn cũng nên cho trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc hoặc dùng quá liều. Một số thuốc chữa hen của trẻ có một số chất có tác dụng phụ nên chị cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để dùng đúng liều lượng. Để đề phòng trẻ lên cơn hen cấp tính, gây khó thở, chị nên tích trữ trong nhà một số loại thuốc dạng xịt phù hợp với bệnh tình của trẻ.

Sau khi xịt thuốc để tạm thời làm trẻ thở lại được thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra thuốc thường xuyên, cũng không nên dùng quá lâu một lọ xịt, tránh việc thuốc bị hết hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, mất tác dụng, trẻ sẽ bị nguy hiểm.

TS Lưu Thị Liên
(Giám đốc BV Lao Phổi Hà Nội)

Meo.vn (Theo Danviet)

Đá lạnh cũng giúp teen làm đẹp

Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh tưởng chừng như chỉ có tác dụng trong việc giải khát hóa ra lại là loại mỹ phẩm chăm sóc da siêu rẻ và siêu an toàn đấy các ấy ạ!

Giúp da mặt thư giãn với nước đá

Các chuyên gia về sắc đẹp bật mí rằng việc rửa mặt buổi sáng bằng những viên đá được làm từ nước các loại nước hoa quả (chứ không phải nước lã nha) sẽ giúp làn da chúng mình trở nên căng mịn, đẩy lùi sự lão hóa và đặc biệt là làm ửng hồng đôi má cực đáng yêu đấy nhé!

Cách thực hiện thì đầu tiên là teen cần chuẩn bị sẵn nước đá bằng hoa quả. Chúng mình có thể cho dâu tây đông lạnh trong nước lọc hoặc lọc nước hoa quả để đóng đá đều được nha! Sau đó, các ấy lấy một cục đá kích cỡ vừa phải rồi chà vào mặt và cổ theo các hướng khác nhau trong khoảng 3-5 phút. Teen chú ý đừng để da bị lạnh buốt quá lâu, đặc biệt khi trời trở gió nhé! Cuối cùng các ấy lau khô bằng khăn bông mềm và bôi kem dưỡng da là xong rồi.

Chế tạo “đá dưỡng da”

Teen cũng có thể kết hợp giữa việc làm đá với những nguyên liệu, mỹ phẩm từ tự nhiên như các loại lá hoặc hoa quả để có một chế độ chăm sóc hoàn hảo cho làn da. Tuy nhiên, các ấy lưu ý nhé, khi tạo đá rửa mặt, chúng mình không nên sử dụng nước lã từ vòi đâu. Thay vào đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu các ấy làm đá từ nước đun sôi hay nước khoáng không ga đấy! Đặc biệt, mỗi loại da lại “kết” loại nước đá dưỡng da riêng nhé!

Da thường: Các ấy biết không, chúng mình còn có thể dùng nước vo gạo để làm đá đó nghen! Ngoài tác dụng dưỡng da, anh bạn này còn có khả năng làm trắng da rất hiệu quả nữa cơ. Khi vo gạo, teen chú ý chắt lấy nước trong đó rồi cho vào ngăn đá. Teen chú ý là loại đá này chỉ nên giữ không quá 3 ngày thôi nha!

Da khô: Da khô thích hợp với những loại đá được làm từ lá, hoa và một số loại quả có màu đỏ như dưa hấu, cà chua, dâu tây đấy! Cách làm thì teen chỉ cần lấy 3 thìa quả đã nghiền nát và khuấy đều trong 2 cốc nước sôi để nguội, sau đấy lọc lấy nước và bỏ vào ngăn đá là xong. Hạn sử dụng của anh bạn này là trong 5 ngày nhá!

Da nhờn: Các teen da nhờn cực kỳ là lợi thế luôn vì loại da này có thể hợp với rất nhiều loại quả và lá. Nhưng anh bạn này cũng đặc biệt kết nhất là nước đá được làm từ nước dưa chuột với một vài giọt nước chanh đó các ấy ạ!

Se khít lỗ chân lông nhờ nước đá

Teen hãy lấy một quả chanh tươi cùng một thìa cà phê nước đá lạnh xay nhuyễn. Các ấy vắt lấy nước chanh rồi bỏ đá vào trộn đều, cho vào trong túi chườm. Teen có thể massage từ 1-3 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Chất axit tự nhiên trong chanh cùng độ lạnh của nước đá có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông và giảm các nốt sần ngứa.

Nước đá làm giảm mỡ bụng

Tin cực vui cho các teen “mèo ú” đây: nước đá có khả năng làm quá trình đốt mỡ hoạt động mạnh hơn và giúp củng cố các mô liên kết ở bụng. Do vậy, mỗi ngày chúng mình chỉ cần sử dụng túi nước đá chà lên bụng từ 10 – 15 phút là có sẽ thấy hiệu quả đấy! Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên thực hiện khi thời tiết ấm và đặc biệt là không sử dụng vào buổi tối và khi ăn no vì nó sẽ dễ khiến teen bị lạnh gây đau bụng đó mà!

Meo.vn (Theo Kenh14)

“Thuốc ngon” từ tía tô

Tía tô có mặt trong nhiều món ăn hằng ngày, vừa có tác dụng tăng hương vị, vừa hỗ trợ tiêu hóa, “gia cố” sức khỏe.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, tía tô dùng để chữa cảm gió, nôn mửa, động thai, ngộ độc cá. Lá tía tô còn có công dụng xuất mồ hôi, trợ tiêu hóa, chữa ho. Trong các vị thuốc Nam, có bài trị trúng độc cua, cá bằng tía tô như sau: giã 10g tía tô, vắt lấy nước uống, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Từ công dụng này của lá tía tô mà nhiều món ăn sử dụng tía tô làm gia vị cũng khiến các nguyên liệu đi kèm trở nên “hiền lành” hơn. Ví dụ như món ốc nấu chuối đậu. Do ốc ăn rong rêu, thủy sinh… nên mang nhiều mầm bệnh. Đang yếu trong người hoặc bụng dạ không tốt, ăn ốc vào dễ bị đau bụng, tiêu chảy… Món ốc ăn kèm tía tô là cách phòng từ xa những “tác dụng phụ” của… ốc. Hải sản thường khó tiêu, vì thế trong món gỏi hải sản, các đầu bếp cũng trộn thêm tía tô nhằm giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn.

Ảnh: SS

Ăn bún tươi dễ bị lạnh bụng, có lẽ vì vậy mà trong những món bún, người xưa thường ăn kèm lá tía tô. Chẳng hạn như món bún chả Hà Nội có hương vị khó quên cũng nhờ mấy lá tía tô tím tím. Một món ngon nhiều sinh tố, giúp tăng cường sức khỏe, trợ tiêu hóa là lẩu cua tía tô. Món này làm đơn giản, chỉ cần cho nước hầm xương vào nồi, đun sôi, cho tiếp cà chua vào, nêm gia vị, ớt sa tế, tía tô xắt nhuyễn. Khi ăn mới cho cua chặt làm bốn vào. Món này ăn kèm giá, rau muống chẻ, hoa chuối.

Món ăn đậm đặc vị tía tô là món mắm cá linh nấu cà bát. Lá tía tô thái sợi, khi ăn trụng vào nước lèo. Đặc điểm của món này là lấy tía tô làm “quân chủ lực” tức là nhìn vào tô bún chỉ thấy tía tô. Món này thích hợp với những người đang mệt mỏi, đau nhức, ớn lạnh.

 

Nguyên vật liệu...

và thành phẩm món cà bung đậu hủ tía tô - Ảnh: Thái An

Để chữa cảm do nhiễm lạnh, chỉ cần nấu cháo cho nhừ, sau đó cho gừng xắt sợi, đập một quả trứng gà vào, thêm lá tía tô xắt sợi, rắc tiêu sọ. Món này ăn nóng mới công hiệu vì “thuốc” sẽ làm toát mồ hôi, ấm người, bệnh cảm lạnh sẽ “âm thầm” ra đi... Tuy nhiên, cần lưu ý lau khô mồ hôi, thay quần áo để không bị tái nhiễm bệnh.

Món cà bung đậu hủ tía tô ăn với cơm hoặc với bún, ngoài trợ tiêu hóa còn là món ít năng lượng, nhiều sinh tố, thích hợp với những ai muốn giảm cân, dưỡng da.

Meo.vn (Theo PNO)

Chống hắt hơi bằng gừng tươi

Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.

Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Trong bữa tiệc, hắt hơi có thể làm phiền người khác do thức ăn bắn ra dính vào quần áo của họ.

Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90 phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác dụng).

Chống hắt hơi bằng gừng tươi

Gừng tươi.Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng gừng tươi (khoảng 3 - 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi. Sau đó người bệnh đi rửa tay, rửa miệng, rồi tiếp tục bữa ăn. (Gừng tươi là thức ăn quen thuộc nên không ảnh hưởng đến mùi vị các món ăn như các loại tân dược chống dị ứng).

Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin).

Nhược điểm của gừng tươi: một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng.

Để phòng thân, người có chứng “dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần.

Meo.vn (Theo SKĐS)

DS. Trần Xuân Thuyết (Sức khoẻ & Đời sống)