Lưu trữ cho từ khóa: bị điếc

Thận trọng với bệnh điếc đột ngột

Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên khi đến bệnh viện đã quá trễ, dẫn đến việc điều trị khó khăn.

Điếc đột ngột là bệnh không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay.

Bất ngờ vì tự dưng bị điếc

Một buổi trưa ngủ dậy, mẹ chồng chị Lan, 64 tuổi (Gia Lâm – Hà Nội) bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt không ngồi dậy được, người tự nhiên kiệt sức dẫn đến ngất xỉu. Mọi người trong nhà thấy thế vội vàng bế đi cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu, bác gái đã ngồi dậy được nhưng lại phát hiện ra một điều là tai bên phải không nghe rõ. Ngươi nhà bác rất ngạc nhiên và cho rằng bác chỉ bị u tai vì bác không bị thủng màng nhĩ và hoa mắt, chóng mặt do tiền đình. Sau khi được đưa đến BV Tai mũi họng TW, bác được chẩn đoán bị điếc đột ngột cấp độ 4 (nặng) và cần cấp cứu ngay lập tức.

Hay trường hợp bé Phạm Mai Anh, 5 tuổi, con chị Hường (Thanh Hóa) được phát hiện bị điếc đột ngột sau một ngày đi học mẫu giáo về. Theo chia sẻ của chị Hường thì hôm đó, sau khi đi học mẫu giáo về, con gái chị có biểu hiện mệt mỏi, mẹ hỏi cũng không trả lời trong khi ngay thường cháu rất “nhanh mồm miệng”.

Hỏi đến câu thứ 5 không thấy bé nhúc nhích, kể cả khi mẹ quát rất to, chị Hường lo sợ con bị làm sao nên vội vàng đưa con đi khám. Lúc này chị mới biết con bị điếc đột ngột cấp độ 2 do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không tốt. May gia đình đưa đến khám kịp thời nên cháu bé được nhập viện ngay để điều trị.

Theo BS Nguyễn Hậu, Bệnh viện 103, bệnh điếc đột ngột là một dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không thuận lợi.

Có rất nhiều nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được xác định nhưng có thể do một số tác nhân sau: siêu vi trùng, rối loạn vi tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc hay căng thẳng thần kinh, stress kéo dài; Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi, bị ngã, chấn thương thần kinh thính giác; Do tiếng ồn (tác động thường xuyên của tiếng ồn hoặc kích thích âm thanh quá lớn): âm thanh trong vũ trường, tiếng còi ô tô, tiếng máy móc ở các khu công nghiệp; Do thay đổi áp lực quá đột ngột: hắt hơi, ho mạnh, đang nằm vùng dậy nhanh, do lặn sâu; do nghiện rượu…

Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Do xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện trễ khiến viêc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế khi dấu hiệu ngủ một đêm, sáng dậy cảm thấy chóng mặt, ù tai như ve kêu như có tiếng sóng vỗ hoặc như cối xay lúa trong tai. Tiếng kêu nhiều hay ít tùy mức độ bệnh.

Sau đó bệnh nhân sẽ giảm thính lực rồi điếc, điếc nhiều hay ít tùy mức độ nặng hay nhẹ. Hoặc đang nghe tivi tự dưng không nghe thấy nữa hoặc bỗng nhiên âm thanh giảm đi. Ù tai này khác với ù tai khi đi máy bay, sau khi hỉ mũi mạnh thì người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để khám.

Để điều trị bệnh điếc đột ngột bác sĩ dựa trên căn cứ lâm sàng tăng cường việc lưu thông máu, điều trị viêm nhiễm, dùng thuốc kháng viêm Corticoides, thuốc dãn mạch, thuốc chống siêu vi trùng, tăng lượng ôxy ở tai trong, dùng thuốc kích thích vùng thần kinh thính giác, phẫu thuật lấy bỏ u thần kinh thính giác…

than-trong-voi-benh-diec-dot-ngot

Điếc đột ngột là bệnh không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Ảnh minh họa

Bất kì ai cũng cần phòng bệnh điếc đột ngột

Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, bạn cần tuyệt đối không để bị chấn thương ở vùng đầu (tai); không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương cho tai; Tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn; Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh.

Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang có hoạt tính bảo vệ khi ra đường, tránh những nơi có nguy cơ dễ lây bệnh siêu vi; Ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế rượu, bia, thuốc lá… cũng là những việc cần thiết phải làm để bảo vệ thính giác của bạn. Khi phát hiện mắc bệnh, phải đến bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng trong vòng 24 giờ để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Những người bị bệnh nội khoa (tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tĩnh mạch…), các bệnh viêm nhiễm siêu vi nên điều trị tích cực và nghỉ ngơi. Không dùng các chất độc hại (thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…).

Chúng ta cần tránh không để những trạng thái cảm xúc lên quá mức (giận dữ, bực tức…), tránh làm việc trong tiếng ồn lớn quá nhiều. Đang làm việc căng thẳng, đang bị bệnh nhiễm siêu vi hay vừa trải qua cú sốc về tình cảm… mà bị ù tai (có người kèm theo chóng mặt), giảm thính lực đột ngột phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt”.

Trước đây bệnh thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và người lớn nhưng giờ có cả trẻ nhỏ. Có cả 6-7 tuổi đã bị điếc đột ngột. Phát hiện bệnh điếc đột ngột ở trẻ em thường khó hơn người lớn.

Theo Afamily.vn

Vì sao mắt bị mờ sau viêm kết mạc?

Chào bác sĩ ạ,

Cháu bị đau mắt cũng được vài ngày, đi khám thì BS kết luận cháu bị viêm kết mạc và bảo phải tiêm. Cháu được tiêm vào 2 mắt và cho thuốc về tra theo chỉ dẫn. Giờ mắt cháu đỡ đỏ hơn nhưng nhìn hay bị mờ và không rõ như trước. Cháu muốn hỏi mắt cháu có sao không ạ? – (Bùi Hưng – hungbui…@gmail.com)

vi-sao-mat-bi-mo-sau-viem-ket-mac

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ:

Bạn Hưng thân mến,

Trong phát đồ điều trị viêm kết mạc không có thuốc tiêm nào cả bạn à. Viêm kết mạc là một trong những bệnh nhẹ nhất của mắt và kết mạc đáp ứng rất tốt với thuốc uống và thuốc nhỏ mắt do có nhiều mạch máu. Với những điều phân tích trên thì không có lý do gì mà phải dùng thuốc tiêm cho viêm kết mạc, vừa gây đau vừa nguy hiểm vừa tốn nhiều tiền…

Một số trường hợp sau viêm kết mạc, bệnh nhân cảm thấy mờ hơn trước vì thực ra có kèm theo viêm giác mạc. Tuy nhiên hiện tượng này thường chỉ tồn tại chừng 1 tuần lễ thì hết.

Thân chào bạn!

(Theo Alobasci)

Bị điếc sau khi chảy máu tai có thể hồi phục không?

Xin chào bác sĩ,

Cách đây 3 năm em bị tai nạn va đập ở đầu làm máu trong tai chảy ra, sau quá điều trị thì sức khỏe đã hồi phục nhưng một bên tai phải thì hoàn toàn không nghe thấy gì nữa. Em muốn hỏi tai của em còn khả năng nghe trở lại được nữa không và cách điều trị như thế nào? Chân thành cảm ơn BS! – (Khắc Huy – Hải Phòng)

bi-diec-sau-khi-chay-mau-tai-co-the-hoi-phuc-khong

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Khắc Huy thân mến,

Nếu sau chấn thương đầu có chảy máu tai, hiện nay không nghe, bạn phải đi khám tại BV có chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh sọ não để xác định mức độ và loại mất thính lực.

Xác định vùng thương tổn gây giảm thính lực mới có phương pháp điều trị và tiên lượng khả năng hồi phục sức nghe. Nếu mất thính lực do có dị vật, máu bầm tụ trong ống tai ngoài sau chấn thương thì cần làm sạch ống tai sẽ nghe lại. Nếu chấn thương gây rách màng nhĩ, tổn thương các bộ phận dẫn truyền âm thanh có thể phải phẫu thuật tái tạo phục hồi các cấu trúc này. Nếu chấn thương gây tổn hại ốc tai hay dây thần kinh số VIII thì khả năng hồi phục sẽ kém…

Như vậy, sau chấn thương gây giảm thính lực bạn cần phải thăm khám cẩn thận, đầy đủ của chuyên khoa Tai Mũi Họng và chuyên khoa thần kinh sọ não, bạn nhé!

Chúc bạn nhiều may mắn!

(Theo Alobacsi)

Điếc – Bệnh không chỉ có ở người già

Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc… khi còn rất trẻ.

Tại sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân, trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói bếp… cũng lãnh hậu quả tương tự.

Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt quỷ, tôm alaska…) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể, trong đó có mạch máu nuôi tai.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, “tám” liên tu bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá sức, tai cũng “lên tiếng” bằng các triệu chứng khó chịu như rát, ù… nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa hết, tai còn bị “vắt” kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe: học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng ồn. BS Đỗ Hồng Giang – Khoa Thính học BV Tai – Mũi – Họng TP.HCM nhắc nhở: “Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả”.

Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy gan…) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây “liệt” cơ quan thính giác).

diec-benh-khong-chi-co-o-nguoi-gia

Phát hiện sớm

Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có “báo cáo” đầy đủ, nhưng đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào “im lặng đáng sợ”. Chẳng hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như “đột quỵ” vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì… còn tai kia. Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài… Tình trạng trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng… để giúp tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ… phải đến chuyên khoa tai – mũi họng trong 24 – 48 tiếng đồng hồ.

Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã “hóng hớt” muốn nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như: lắc trống, gõ thùng… Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má…

Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: “Hệ thần kinh của bé giai đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường…”.

(Theo Phụ nữ online)

Có thể điếc nếu không điều trị ù tai

Ù tai không gây ra nguy hiểm ngay tức khắc cho tính mạng con người, nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng, nặng nhất là điếc vĩnh viễn.

Theo BS. Lê Thị Lan, Trưởng khoa Thính học và thăm dò chức năng, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, người tiếp xúc thường xuyên với những tiếng ồn khiến tai dễ bị tổn thương. Ù tai là một triệu chứng thường hay gặp nhất trong số các tổn thương ở tai.

Khi bị ù tai, bệnh nhân cảm giác như có âm thanh phát ra trong tai với nhiều hình thức khác nhau. Có người cảm nhận đó là tiếng ve, tiếng dễ kêu, hoặc có người lại thấy như tiếng xay lúa, tiếng sáo diều.

co-the-diec-neu-khong-dieu-tri-u-tai

Ảnh minh họa

Cũng theo BS. Lê Thị Lan, để tìm các nguyên nhân chính gây nên ù tai phải chia theo vị trí tổn thương của tai. Tai thường chia làm 3 phần gồm: phần tai ngoài, phần tai giữa và phần tai trong.

Nếu ở tai ngoài có những nút dáy tai, nấm móng tai, hoặc những chấn thương gây bít tắc đường dẫn truyền âm thanh vào đôi khi cũng gây cảm giác ù tai. Thường những hiện tượng này sẽ gây ù tai với những tiếng ù, tiếng trầm.

Với những bệnh lý ở phần tai giữa như viêm tai giữa, thanh dịch màng nhĩ đóng kín hay tắc vòi nhĩ, sơ nhĩ… cũng gây ra tiếng ù tai.

Về những bệnh lý tai trong như có tổn thương các tế bào thần kinh thính giác cũng gây ra tiếng ù tai. Ngoài ra, có những nguyên nhân khác gây ù tai (gọi là ù tai Trung ương) như: sơ cứng rải rác ở trên não, rối loạn về mạch máu, đôi khi có thể là huyết áp thay đổi (tăng huyết áp, giảm huyết áp), hoặc những thiểu năng tuần hoàn não.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ngay khi xuất hiện triệu chứng ù tai chúng ta cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để điều trị. Ngoài ra, để hạn chế bị ù tai bạn có thể thực hiện những cách sau: Không sử dụng chất kích thích, giảm bớt căng thẳng, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng động lớn như: công trường xây dựng, nhà máy, nghe nhạc quá lớn…

(Theo Hanoimoi)

Bị điếc đột ngột đã 6 tháng, có cách nào chữa trị không?

Thưa bác sĩ,

Em bị điếc đột ngột do lạnh tai trái 6 tháng, chữa không khỏi vì phát hiện muộn. Mấy hôm nay tai phải lại thấy như bị đầy tai, thỉnh thoảng lại bị đau. Xin BS cho em lời khuyên và có cách nào để chữa khỏi cái tai trái của em nữa không hay là nó đã hết cách chữa trị?

Xin BS tư vấn cho em. Em xin vảm ơn! - (Minh Châu - Hà Nội)

bi-diec-dot-ngot-da-6-thang-co-cach-nao-chua-tri-khong

Ảnh minh họa

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Minh Châu thân mến!

Tai trái của bạn bị thương tổn gây điếc đột ngột 6 tháng nay nhưng không rõ mức độ (sức nghe) giảm thế nào? Có nhiều trường hợp thính lực hồi phục tốt, chỉ gây giảm nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống. Có trường hợp tổn thương gây giảm thính lực nặng (điếc đặc), ảnh hưởng nhiều tới học tập, làm việc.

Điếc đột ngột là bệnh lý cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng, vì bệnh lý gây tổn thương sâu trong ốc tai và tiền đình là hai cơ quan quan trọng nằm ở tai trong. Nếu bệnh của bạn xảy ra 6 tháng nay thì khả năng hồi phục rất thấp.

Nay, bạn có cảm giác đầy tai phải, do đó cần tới ngay BV chuyên khoa Tai Mũi Họng, khám và đo thính lực ngay nhé. Nếu có dấu hiệu giảm thính lực thì cần điều trị tích cực, tránh để điều trị trễ như tai trái.

Chúc bạn luôn giữ gìn tốt sức khỏe!

(Theo Alobacsi)

Con bị điếc bẩm sinh lại tưởng là tự kỷ

Bé không phản ứng khi bố mẹ gọi, hơn 2 tuổi vẫn chưa biết nói, hay khóc và ăn vạ, bác sĩ kết luận bé bị tự kỷ nhẹ. Vẫn lăn tăn, chị Huế đưa con đi khám tai thì biết bé bị điếc bẩm sinh.

Bế cậu con trai 2 tuổi rưỡi đến làm thủ tục chuẩn bị phẫu thuật cấy ốc tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, chị Huế (Vinh, Nghệ An) cho biết,  bé nhà chị bị điếc ở mức độ nặng nhất.

Chị kể, bé đầu khỏe mạnh bình thường nên khi sinh bé thứ 2 khỏe khoắn, ăn ngoan, ngủ ngon, vợ chồng chị rất mừng. Thế nhưng đến 1 tuổi chị vẫn không thấy con ê a tiếng nào, bố mẹ hay người khác gọi cháu không hề quay lại hay có phản ứng gì. Bé cũng hay khóc lóc khi không đòi được thứ mình muốn.

Ban đầu, vợ chồng chị nghĩ con chậm nói nên cố chờ đợi. Là giáo viên, chị thấy con có một số dấu hiệu giống với bệnh tự kỷ nên đưa bé đến một bệnh viện nhi khám. Bài test cho thấy con có rối loạn nhẹ. Dù vậy, bác sĩ vẫn khuyên chị nên đưa cháu đi kiểm tra chức năng nghe.

“Khi các bác sĩ nói cháu bị điếc ở mức độ nặng nhất, tôi giận mình quá. Tôi đã không tin vào linh cảm người mẹ. Tôi đã cảm thấy có điều gì đó bất thường ở con từ lâu nhưng cố lờ đi. Thương con quá, hóa ra vì con không thể hiểu người khác nói gì và không thể cất thành lời những điều mình muốn nên mới hay khóc lóc, đập phá như thế”, chị Huế chia sẻ.

do-tai
Một bé nghe kém đang được đo xác định thính lực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Ảnh: Minh Thùy.

Cũng có mặt tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương để kiểm tra chức năng nghe cho con, chị Liễu (Quốc Oai, Hà Nội) bàng hoàng khi biết bé bị điếc bẩm sinh, dù trước đó chị cũng từng dự cảm về điều này.

“Lúc con tròn một tuổi mà vẫn chưa nói được tiếng nào, mẹ dạy gì, hỏi gì cũng không hiểu mình đã định đưa con đi khám nhưng người nhà cứ can, bảo bé phát triển chậm hơn tuổi một chút, chẳng sao cả”, người mẹ trẻ ngậm ngùi kể.

Chị Liễu cho biết, bản thân chị cũng có lúc nghĩ rằng con chậm nói nên cố gắng nói chuyện thật nhiều với con và tìm hiểu những cách giúp con tập nói. Nhưng những việc này đều không có tác dụng. Tới khi bé 18 tháng, vợ chồng chị quyết tâm đưa con đi khám tai.

Bác sĩ cho biết con chị bị điếc bẩm sinh và trước mắt gia đinh nên mua máy trợ thính để hỗ trợ bé nghe.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa thanh – thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết,  mỗi ngày tại đây có tới 7-10 trẻ đến khám vì nghe kém. Chủ yếu các bé này đều bị điếc bẩm sinh do tai trong không bình thường.

Theo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này: Do rối loạn hệ thống ốc tai trong thời kỳ bào thai khi người mẹ bị nhiễm virus, vi khuẩn 3 tháng đầu thai kỳ hoặc dùng các thuốc gây độc cho thai hay hút thuốc uống rượu… Ngoài ra, có thể trẻ có thể bị điếc trong quá trình sinh do đẻ non khi thai chưa phát triển hoàn thiện, chuyển dạ kéo dài (làm suy thai), vị trí rau bám bất thường hay can thiệp bằng biện pháp thô bạo trong lúc đẻ… Một số trẻ có thể bị điếc sau sinh do rối loạn gene, nhiễm vi khuẩn, virus, dùng kháng sinh mạnh, hoặc bệnh lý khác của tai như viêm tai, viêm màng não, viêm não, có khối u…

Bác sĩ Nguyễn Duy Dương cho biết, thường các trường hợp này đều không thể điều trị được, chỉ có thể can thiệp bằng các biện pháp nghe hỗ trợ như dùng máy trợ thính hoặc phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.

Theo bác sĩ, đối với bệnh này, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời rất quan trọng. Trẻ nghe để học nói. Trong bào thai và khi mới sinh trẻ đã nghe được âm thanh. Trung tâm phát triển ngôn ngữ ở vỏ não chỉ phát triển trong 3-4 năm đầu đời, trung tâm ngữ nghĩa thì 1-2 năm đầu đời. Vì thế, phát hiện bé không có khả năng nghe khi đã 2,5-3 tuổi là muộn, khiến việc học nói của trẻ khó khăn. Khi không thể nghe được, trẻ sẽ không thể nói, dễ bị cô lập, rối loạn tâm lý.

Trong khi đó, bác sĩ cho biết, nhiều phụ huynh vì chủ quan hoặc thiếu thông tin về bệnh nên đưa con đi khám muộn, khi trẻ đã 4-5 tuổi.

Trường hợp bé Trà My (Đống Đa, Hà Nội) là một điển hình. Gia đình khá giả nhưng bố mẹ Trà My vì lý do công việc thường xuyên phải đi công tác xa nhà và giao việc chăm sóc cô con gái cho người giúp việc. Khi thấy My lớn rồi vẫn ngơ ngẩn, không nói được, bố mẹ nghĩ con chậm phát triển nên càng chán nản và không mấy quan tâm tới cô bé. Mãi tới khi My gần 5 tuổi, nghe lời khuyên của một người bạn là giáo viên, mẹ bé mới dẫn con đi khám tai và biết bé bị điếc bẩm sinh.

Theo bác sĩ Dương, bố mẹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm con nghe kém. Trẻ bình thường sẽ có một số phản xạ như phản xạ đánh thức: khi trẻ đang ngủ lơ mơ, người lớn vỗ tay hay làm một tiếng động lớn trẻ nghe được mở bừng mắt nhìn, khóc… hay phản xạ mắt – tai: Khi vỗ tay trẻ chớp mắt, sợ hãi, quấy khóc. Chỉ cần để ý một chút phụ huynh có thể thấy những dấu hiệu bất thường ở con.

“Trong 6 tháng đầu, khi thấy con không có phản ứng với âm thanh, tiếng động, tới 1-1,5 tuổi mà chưa nói được, không ê a thì cần nghĩ tới nguy cơ con bị nghe kém. Hiện nay, một số bệnh viện phụ sản có chương trình sàng lọc đo ốc tai, bạn nên cho con tham gia để có thể phát hiện bệnh cho bé từ sớm”, bác sĩ nói.

(Theo Vnexpress)

Có thể bị điếc do dùng viagra

Viagra có thể giúp bạn đạt tới đỉnh điểm của chuyện chăn gối nhưng nó cũng có thể khiến bạn phải trả giá.

Theo cảnh báo mới nhất của các bác sĩ Anh, những viên thuốc màu xanh này có thể khiến các quý ông bị điếc. Viagra được cho là có liên quan tới hàng trăm trường hợp bị giảm và mất thính lực đột ngột trên khắp thế giới, bao gồm cả ở nước Anh.

co-the-bi-diec-do-dung-viagra

Tại Mỹ, những người dùng Viagra cũng đã được cảnh báo rằng loại thuốc này có thể có tác hại cho thính giác của họ.Theo các nhà nghiên cứu từ các bệnh viện Charing Cross, Stoke Mandeville và Royal Marsden, các trung tâm y tế ở châu Âu, châu Mỹ, đông Á và châu Úc thì họ cũng đã nhận được các phản ánh của người dùng về việc đột ngột bị mất thính giác sau khi sử dụng loại thuốc này.

Trong số hơn 47 trường hợp nghi ngờ bị điếc đột ngột, ở một tai hoặc hai tai, do có liên quan tới việc sử dụng Viagra, Cialis và Levitra trên thế giới được phát hiện thì có 8 trường hợp là người Anh. Tại Mỹ, 223 trường hợp tương tự cũng đã được ghi nhận trong một nghiên cứu khác.

Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ này của thuốc là 57, mặc dù có nạn nhân ở tuổi 37. Hiện các bác sĩ vẫn chưa biết rõ tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu. Các nhà khoa học đang tìm hiểu cơ chế khiến Viagra làm giảm thính giác của người sử dụng.

Thông thường, mọi người hay bị giảm thính giác đột ngột do nhiễm trùng, hoặc tiếp xúc tới tiếng ồn lớn.FDA đã lên tiếng khuyến cáo người sử dụng Viagra, Cialis hay Levitra nếu thấy đột nhiên khả năng nghe của mình kém đi cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và nhanh chóng tới gặp các bác sĩ.

(Theo Bee)

Bệnh nhân ù tai có thể bị điếc do mất ngủ

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy những người ngủ càng kém thì tình trạng ù tai càng nặng.

Nghiên cứu được tiến hành trên 117 bệnh nhân ù tai được chữa trị tại Bệnh viện Henry Ford (Mỹ) từ năm 2009-2011.

Ù tai kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì phải đi khám bệnh – Ảnh: Shutterstock

Theo đó, những bệnh nhân càng mất ngủ thì họ lại càng bị ù tai, và xúc cảm ngày càng tệ hơn.

Bác sĩ Kathleen Yaremchuk – Trưởng khoa Tai mũi họng của bệnh viện cho biết, hầu hết trường hợp ù tai không gây nên bệnh trạng gì. Nhưng nếu bị ù tai nặng hơn hay kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì cần phải đi khám ngay.

Theo Healthday, hơn 36 triệu người Mỹ bị bệnh ù tai. Dù nguyên nhân chủ yếu chưa được tìm ra, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy ù tai và giấc ngủ có liên quan nhau.

(Theo Thanhnien)