Lưu trữ cho từ khóa: bị cảm

Vì sao trẻ em và người già dễ bị cảm khi thời tiết chuyển mùa?

Mỗi lần thời tiết chuyển mùa, tôi thấy trong gia đình ai cũng bị cảm, đặc biệt, mấy cháu nhỏ và ông bà mắc bệnh thường xuyên, trong khi cả gia đình tôi đều ăn uống khoa học. Tại sao vậy?

Hoàng Uyên (28 tuổi, Q.4)

vi-sao-tre-em-va-nguoi-gia-de-bi-cam-khi-thoi-tiet-chuyen-mua

Ảnh minh họa: internet

TS-BS Lê Thanh Toàn

, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tư vấn:

Trẻ em hay bị cúm vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên không đủ khả năng nhận biết, phân biệt vi khuẩn gây hại hay vô hại. Còn người cao tuổi, dễ bị bệnh là do cơ thể giảm số lượng tế bào T – lymphô, giảm số lượng tế bào gốc ở tủy, dẫn đến giảm sức đề kháng cơ thể và khả năng đáp ứng miễn dịch kém hơn người trưởng thành. Ở người cao tuổi, nếu chích vắc-xin ngừa bệnh thì khả năng đem lại hiệu quả sau tiêm chủng chỉ khoảng 23%. Do đó, người già và trẻ em là hai đối tượng dễ mắc bệnh cúm hơn người trưởng thành.

Khi bị cảm, ngoài việc bổ sung vitamin C, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm. Đây là chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, tái tạo các tế bào bạch cầu và thúc đẩy kháng thể phục hồi nhanh, dễ dàng chống lại các bệnh lây nhiễm.

Theo Phunuonline.com.vn

Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh

Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virus cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng, chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế.

Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ, vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Chương trình đã lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi), đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.

(Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Panadol Extra)

Trong khi đó, người bị cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc và điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.

“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội liên hiệp Phụ nữ ViệtNamkhởi xướng và được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.

Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3, 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần  trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.

 

Uống thuốc cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi tôi biết mình có thai thì tôi đã uống thuốc cảm được 2 ngày. Như vậy có sao không?

Tôi bị trễ kinh 15 ngày, kiểm tra bằng que thử thai mới biết mình đã có thai. Nhưng tôi rất lo vì trước đó vài ngày tôi bị cảm và đã uống thuốc cảm được 2 ngày.

Thưa bác sĩ, như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng của tôi không? - Bui Kim Lien - Q.4

Trả lời:

Chào bạn,

Thuốc cảm mà bạn sử dụng không rõ là loại gì. Hiện nay thuốc cảm thông thường có chứa các chất paracetamol, chlorpheniramin hoặc có loại còn có phenylpropanolamine, hay pseudoepherin (có tác dụng co mạch giảm nghẹt mũi).

Đối với paracetamol và chlorpheniramin thì tương đối an toàn cho thai; còn phenylpropanolamine, pseudoephedrine không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì có khả năng gây khuyết tật cho thai nhi. Tuy nhiên với thời gian sử dụng 2 ngày (nếu bạn sử dụng loại như trên) thì có thể chưa ảnh hưởng đến thai.

Bạn nên khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm theo đề nghị của bác sĩ để theo dõi thai kỳ và thai nhi, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn may mắn!

BS Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)