Lưu trữ cho từ khóa: beta

Bài thuốc trị các bệnh về khớp từ cây cỏ trong vườn nhà

Từ lâu, các loại cây cỏ được đông y xem là thảo dược trong điều trị nhiều căn bệnh, tuy nhiên ít người biết xung quanh vườn nhà mình lại có nhiều loại “cây nhà lá vườn” lại có công dụng làm giảm các cơn đau, kháng viêm do bệnh khớp gây ra.

Dưới đây là những nhóm cây cỏ trong vườn nhà có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh xương khớp mà bạn không biết.

- Lá lốt, phòng phong, quế chi, tế tân, độc hoạt, bạch chỉ, ngã gia bì, xuyên khung..là các loại thảo dược có chứa tinh dầu, có tác dụng giảm các cơn đau do xương khớp.

- Các loại thảo dược trong vườn nhà có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy hiệu quả có thể kể tới như ngưu tất, cốt toái bổ, tang ký sinh, cỏ xước. Bên trong các loại thảo dược này có chứa saponosid, thành phần kháng viêm tương tự như corticoid

- Sài đất, kin ngâm nổi bật với thành phần flavonoid bên trong cho tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy. Các loại rau củ quả nho, việt quất, dâu tằm..lại chứa nhiều các chống chống oxy hóa tiêu diệt các gốc tự do, hỗ trợ điều trị và giảm đau các cơn đau do viêm khớp, thoái hóa và thấp khớp.

- Vừa bổ sung canxi cho cơ thể lại có tác dụng giảm viêm, tăng sức đề kháng, các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, beta carotene và vitamin C dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà mỗi người như đu đủ, cam, cà rốt, cà chua, khoai lang..

Bài thuốc trị các bệnh liên quan tới xương khớp

Các bài thuốc dưới đây, giúp điều trị các căn bệnh liên quan tới xương khớp hiệu quả xuất phát từ các loại cây cỏ có trong vườn nhà. Cũng có thể tìm thấy các loại thảo dược này tại các nhà thuốc đông y, y học cổ truyền.

Bài thuốc chữa thấp khớp

Lấy mỗi thứ 300gr, cà gai leo, thiên niên kiện, thổ phục linh, cỏ xước. Kết hợp với 800gr lá lốt, 100gr quế chi.

Đem tất cả các loại thảo dược này phơi khô vài nắng, sau đó thái nhỏ hoặc ngâm từ 7-10 ngày trong bình chứa sẵn 5 lít rượu.

Dung dịch sau khi ngâm có tác dụng tốt trong điều trị căn bệnh thấp khớp kinh niên ở người lớn tuổi, 2 lần/ngày mỗi lần uống 30ml.

bai-thuoc-tri-cac-benh-ve-khop-tu-cay-co-trong-vuon-nha

Cỏ xước

Nam ngưu tất là tên gọi khác của cỏ xước, loại cỏ hoang mọc nhiều tại các vùng đồi núi, không chỉ được đồng bào dân tộc dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh mà tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, đau nhức khớp còn được đông y biết đến từ lâu đời.

Cả cây và rể của cỏ xước đều sử dụng được trong các bệnh xương khớp, sắc thành thuốc, người bệnh mỗi ngày chỉ cần sử dụng 10-16ml nước cỏ xước đã sắc sẽ cho tác dụng kháng viêm, giảm đau gối, đau lưng rõ rệt.

Lá lốt

Lá lốt được biết đến là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon, dễ tìm thấy ở vườn nhà tại vùng nông thôn.

Lá lốt còn là một loại thảo dược trong điều trị tê nhức chân tay, đau lưng, thấp khớp hiệu quả. Lấy hỗn hợp lá lốt, rễ cỏ xước, cốt khí củ và dây đau xương sắc thành thuốc, cho người bệnh uống ngày 8-12ml rất tốt cho bệnh nhân mắc các căn bệnh như trên.

Ngoài ra ngâm chân trong nước lá lốt nấu cũng là một giải pháp hoàn hảo hỗ trợ điều trị bệnh và tốt cho người đổ nhiều mồ hôi tay chân.

Giảm sưng tấy với thổ phục linh

Thổ phục linh chữa được nhiều bệnh như thấp khớp, tay chân phù nề do viêm khớp hành hạ, co quắp chân tay..

Bài thuốc áp dụng hiệu quả khi kết hợp 20gr phục linh với các loại thảo dược như 8gr thiên niên kiện, đương quy đều, 10gr cốt toái bổ, 6gr bạch chỉ. Sắc thành nước uống hoặc ngâm với rượu bóp tay chân đều tốt.

bai-thuoc-tri-cac-benh-ve-khop-tu-cay-co-trong-vuon-nha

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là loại cây cỏ hoang mọc khắp nơi nhưng lại có tác dụng tuyệt vời như một loại thảo dược trị phong thấp, kháng viêm hiệu quả. Sắc thành thuốc, uống khoảng 6-2ml thuốc mỗi ngày, kiêng trì áp dụng cho đến khi giảm hẳn các cơn đau.

Ngũ gia bì

Ngũ gia bì dùng trong đông y điều trị các bệnh về khớp rất hiệu quả, toàn bộ các bộ phận của cây đều sử dụng được, ngâm rượu hoặc sắc thành dạng nước cho người bệnh sử dụng giảm đau nhức xương khớp đều tốt.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

Củ quả màu cam giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy những phụ nữ có nồng độ các carotenoid trong máu cao thì ít có nguy cơ bị ung thư vú.

Tiến sĩ Heather Eliassen ở Trường Y Harvard và các đồng nghiệp đã tiến hành một phân tích gồm 8 nghiên cứu về nồng độ các carotenoid trong huyết thanh hoặc huyết tương và nguy cơ ung thư vú. Phân tích gồm 3.055 đối tượng nghiên cứu và 3956 đối tượng đối chứng.

Kết quả phân tích cho thấy hơn 3000 trường hợp nghiên cứu có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ các carotenoid trong máu và nguy cơ ung thư vú. Có bằng chứng cho thấy các carotenoid ức chế sự phát triển của ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Chế độ ăn gồm nhiều rau, củ và quả giàu carotenoid mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có lợi ích giúp giảm nguy cơ ung thư vú”.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ.

Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều các carotenoid:

- Các rau, củ, quả màu cam như là cà-rốt, quả mơ chín, xoài, đu đủ, bí đỏ và khoai lang chứa một lượng đáng kể beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin.
- Các loại rau xanh như cải bó xôi và cải xoăn cũng chứa beta-carotene. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp chất lutein tuyệt vời.

- Lycopene cũng được tìm thấy trong cà chua, quả ổi và bưởi hồng

- Cá hồi, tôm, sữa và trứng cũng là những nguồn cung cấp các carotenoid.

(Theo ANTD)

10 Lý do bạn nên ăn cà rốt

 Cà rốt không chỉ thêm hương vị ngọt ngào cho món ăn mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể, nhất là phần da, mắt, răng và hệ thống tiêu hóa.

Beta carotene: Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ này, và cùng với nhiều yếu tố quan trọng khác, Beta carotene có thể được chuyển hóa thành vitamin A giúp cơ thể duy trì làn da khỏe mạnh.

Tiêu hóa: Cà rốt tăng tiết nước bọt đồng thời cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu và các enzym hỗ trợ tiêu hóa. Ăn thường xuyên cà rốt có thể giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa khác.

Chất kiềm: Đây là loại hóa chất khá dồi dào trong cà rốt, có tác dụng làm sạch và đem lại sức sống mới cho máu trong khi cân bằng tỷ lệ axit/kiềm của cơ thể.

Kali: Thành phần kali có nhiều trong cà rốt giúp duy trì nồng độ muối lành mạnh trong cơ thể, qua đó giúp giảm huyết áp cao.

Nha khoa: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh cà rốt có khả năng tiêu diệt vi trùng có hại trong miệng và giúp ngăn ngừa sâu răng.

Vết thương: Cà rốt sống hoặc nghiền có thể được sử dụng làm lành vết thương, vết cắt hay viêm.

Dinh dưỡng thực vật: Trong số các chất dinh dưỡng tự nhiên, cà rốt có chứa một hoạt chất gọi là falcarinol, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giúp ruột kết khỏe mạnh hơn.

Carotenoids: Cà rốt rất giàu carotenoids, cũng là dưỡng chất tự nhiên đặc biệt ích lợi trong việc ngăn ngừa ung thư, tim mạch, bệnh đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực ở người già và phát hiện gần đây là tác dụng điều hòa lượng đường huyết.

Chất xơ:  Cà rốt cung cấp một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, có thể làm giảm cholesterol LDL (loại xấu) và tăng cholesterol HDL (loại tốt), giúp làm giảm đông máu và ngăn ngừa bệnh tim.

Giải độc và xây dựng tế bào mới: Nhờ công dụng này mà khi ăn nhiều cà rốt, người ta có thể cải thiện đôi mắt, làn da, tóc, móng tay và nhiều cơ quan khác.

(Theo ANTD)