Lưu trữ cho từ khóa: Bệnh Viện Nhi

Chuyện của cậu bé hẹp thực quản

9 năm gặp lại, vẻ hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt Phong và cha mẹ cậu khi chúng tôi nhắc đến ca mổ năm xưa của Phong. Ba Phong chia sẻ: “Ngày đó nghĩ đến cảnh con mình lớn lên với việc ăn uống khó khăn, đeo ống bên hông mà đau cả lòng. Lúc đó chúng tôi đã đi nhiều bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. May mắn thay gặp bác sỹ Dumas và các bác sỹ bệnh viện FV. Phải nói là các bác sỹ đã trả lại cho con chúng tôi hương vị của cuộc đời.”

Sau ca mổ, Phong đã có thể thưởng thức các món ăn mà mình yêu thích (Ảnh được cung cấp bởi Bệnh viện FV)

Cậu bé Phong chào đời trong niềm hy vọng và hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị Lai chăm sóc con trai thật cẩn thận, nhưng cậu bé vẫn làm biếng ăn và hay bị ói sữa ngay sau khi vừa ăn xong. Đến khi Phong ăn dặm, cậu ăn rất chậm mới hết bát bột và thường xuyên mắc nghẹn. Thấy con không bình thường, anh chị đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra thì biết được con trai mình bị chứng hẹp thực quản bẩm sinh. Chính vì chứng bệnh trên mà Phong thường khó ăn và nôn ói sau khi ăn.

Hoang mang vì lần đầu tiên nghe căn bệnh này, cha mẹ Phong năn nỉ bác sỹ chữa cho con mình dù tốn bao nhiêu tiền cũng chấp nhận, nhưng bác sỹ từ chối vì vào thời điểm đó, các cơ quan y tế chưa có kỹ thuật để chữa căn bệnh của Phong. Các bác sỹ hẹn cha mẹ Phong khi nào có đoàn bác sỹ nước ngoài sang sẽ hỗ trợ chữa bệnh cho Phong. Trong thời gian chờ đợi, Phong phải ăn bằng cách đặt ống thông vào dạ dày. Ba mẹ đành nấu chín thức ăn, chắt thành nước bơm vào ống cho Phong để cậu đủ dinh dưỡng. Cậu bé lớn dần với ống thức ăn bên hông.

Năm Phong 8 tuổi, một lần vô tình đi ngang bệnh viện FV khi ấy vừa khánh thành, cha mẹ cậu ghé vào tìm hiểu thông tin. Được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên bệnh viện, anh chị khấp khởi trong lòng. Hôm sau họ lập tức đưa con quay lại.

Thật may mắn vì thời điểm đó Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu của Pháp đến thăm khám và làm việc tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra cho Phong, bác sỹ Dumas hội chẩn với kíp mổ và quyết định: “Hẹp thực quản là một bệnh lý bẩm sinh cần được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Việc chậm điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm thực quản, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen suyễn, viêm tai, viêm xoang. Biến chứng muộn nguy hiểm hơn là hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản…”

Với kinh nghiệm và kỹ thuật y khoa, bác sỹ Dumas đã đưa ra những quyết định khiến mọi đồng nghiệp vô cùng yên tâm. Kết quả ca mổ đã tiến hành vô cùng tốt đẹp.

Sau ca mổ, lần đầu tiên được ăn trọn vẹn một viên kẹo dẻo mà không phải nhả ra, Phong đã reo lên mừng rỡ: “Con ăn được rồi nè mẹ! Ba thấy không ba!” Cha mẹ cậu chỉ biết rưng rưng nước mắt mà bắt tay các bác sỹ cám ơn không ngừng. Cậu bé háo hức nếm và ăn tất cả những món mình ưa thích mà trước đến giờ không được ăn. Vẻ hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt trẻ thơ của cậu.

Bây giờ Phong đã trở thành một cậu thiếu niên khỏe mạnh, cao to và mang nhiều hoài bão được làm việc cống hiến cho xã hội. Cậu chia sẻ: “Em cảm thấy cuộc đời mình đã lật sang trang mới từ sau ca mổ đó. Phép màu đó đến từ các bác sỹ.”

Sắp tới đây, từ ngày 12 đến 30 tháng 11 năm 2012 Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas sẽ đến làm việc tại Bệnh viện FV. Một cơ hội cho các bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật y khoa và kinh nghiệm chữa bệnh dày dạn của vị bác sỹ này.

Tiến sĩ – bác sĩ Dumas tốt nghiệp đại học Y khoa tại Pháp từ năm 1972. Với gần 40 năm kinh nghiệm và kiến thức y học uyên thâm, Tiến sĩ – bác sĩ Dumas được các đồng nghiệp nể trọng như một bậc thầy trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực, mạch máu và tiêu hóa. Ngoài ra, ông còn là một trong những thành viên sáng lập Bệnh viện FV ngay từ những ngày đầu mới thành lập.

Lĩnh vực phẫu thuật chuyên sâu của Tiến sĩ – bác sĩ Dumas bao gồm:

  • Phẫu thuật tuyến giáp và cận giáp (đã thực hiện hơn 2.800 ca phẫu thuật)
  • Phẫu thuật nội tạng ít xâm lấn vùng ngực và bụng (nội soi lồng ngực, ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi hỗ trợ) ở các vị trí như thành bụng, thoát vị thành bụng, phổi, thực quản, dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị hoành, loét, ung thư), đại tràng, trực tràng (cắt khối u, túi thừa), đường mật, túi mật, sỏi túi mật
  • Tái tạo thực quản, tạo hình thực quản dạ dày hoặc đại tràng (hẹp đường tiêu hóa, ung thư).

Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, Tiến sĩ – bác sĩ đã đảm trách các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu của Pháp như Trưởng bộ phận phẫu thuật cổ – lồng ngực và mạch máu, Trưởng bộ phận phẫu thuật tiêu hóa và nội tiết của Bệnh viện Đại học CHU, Bordeaux, Pháp từ năm 1977 – 1980. Ngoài ra, ông còn phụ trách giảng dạy về lâm sàng tại các bệnh viện ở Bordeaux về ngoại tổng quát và tiêu hóa trong năm 1980 – 1981 và làm Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Riom từ tháng 10/1981. Năm 1993, ông được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ ngoại giao tại Ả-rập Xê-út và làm trưởng khoa Ngoại của KFFMC tại Dahran.

Với kinh nghiệm dày dạn, ban giám đốc Bệnh viện FV đã tin tưởng giao trọng trách cho Tiến sĩ – bác sĩ Dumas khi đề cử ông đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa Ngoại từ tháng 1/2003 đến tháng 4/ 2004. Sau đó, bác sĩ Dumas tiếp tục công tác tại Bệnh viện FV trong vai trò là bác sĩ làm việc định kỳ đến nay. Suốt thời gian công tác tại Bệnh viện FV. Ngoài tạo hình thực quản, một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Dumas còn phẫu thuật thành công cho nhiều ca bệnh bướu máu, bướu bạch huyết, phình động mạch, dãn tĩnh mạch chi dưới, u bao tử, u phổi và các trường hợp bệnh nhân biến chứng sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như gan, mật, ống tiêu hóa, dạ dày, trực tràng, hậu môn… Tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng với kết quả điều trị.

Để biết thêm chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, mời bạn liên hệ với khoa Ngoại, Bệnh viện FV qua số điện thoại: (08) 5411 3333 (ext: 1250) hoặc đặt hẹn trực tuyến bằng cách bấm vào đây.

Bố mẹ stress, con dễ tăng cân

 Bố mẹ stress là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ăn thức ăn nhanh do đó góp phần dẫn tới béo phì.

Nghiên cứu mới đây cho thấy stress ở bố mẹ có thể góp phần gây béo phì ở trẻ và khi mức độ stress của bố mẹ tăng thì con trẻ cũng hay ăn thức ăn nhanh hơn.

Đó là kết luận được các nhà khoa học ở Bệnh viện Nhi Philadelphia đưa ra sau khi nghiên cứu câu trả lời từ cuộc khảo sát bằng điện thoại năm 2006 đối với các hộ gia đình ở Philadelphia. Các nhà nghiên cứu tập trung vào hơn 2100 hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 3-17. 25% số trẻ này bị béo phì.

Với các cặp vợ chồng cho biết là họ phải chịu nhiều stress trong cuộc sống như các vấn đề về sức khỏe, tài chính, thất nghiệp hoặc làm bố, mẹ đơn thân và nghèo đói thì con của họ dễ bị béo phì hơn.

Sau khi phân tích, các nhà khoa học thấy rằng con trẻ thường hay ăn đồ ăn nhanh nếu bố mẹ chúng bị stress.

Họ cũng đưa ra lý do giải thích cho hiện tượng này đó là yếu tố thời gian. Stress khiến các bậc cha mẹ dành ít thời gian và công sức để nấu bữa ăn đủ năng lượng, đảm bảo sức khỏe cho con trẻ. Do đó, vô hình chung khiến con trẻ dễ lựa chọn các thực phẩm kém lành mạnh hơn như là thức ăn nhanh.

Nghiên cứu được đăng trực tuyến ngày 22/10 trên tạp chí Pediatrics.

(Theo ANTD)

HCM: Trẻ đi khám cao kỷ lục

 

Những ngày qua, hai bệnh viện nhi ở TP.HCM luôn trong tình trạng nêm kín bệnh nhi, trẻ nằm tràn ra cả các hành lang.

Trưa 20.10, Khoa Hô hấp, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 rất ngột ngạt; buồng bệnh, hành lang, các lối đi đều được thân nhân tận dụng trải chiếu, mắc võng để bệnh nhi nằm tạm. Trong buồng bệnh, trẻ phải nằm đôi, thậm chí nằm ghép 3 – 4 trẻ một giường. Không khí nóng bức, ngột ngạt khiến nhiều bé khóc, thét liên tục.

Chị Ngân (28 tuổi, ngụ Q.12) một tay quạt cho con nhỏ, một tay vuốt mồ hôi, nói: “Cũng khó khăn lắm mới kiếm được một chỗ ở hành lang cho con nằm. Từ ngày con nhập viện, đêm nào cũng gần như thức trắng”. Tại Khoa Tiêu hóa của BV Nhi đồng 1, các phòng bệnh cũng nêm kín trẻ, mỗi giường “gánh” từ 3 – 4 bệnh nhi. “Cháu tôi nằm cùng giường với 2 bé nữa, quá chật chội nên phải thay nhau – bé này nằm thì bé khác được bế ra ngoài đi vòng vòng”, bà Chi (45 tuổi, ngụ Q.11) đang chăm cháu bị tiêu chảy tại Khoa Tiêu hóa nói. Khoa Nhiễm của BV này mấy ngày qua cũng luôn quá tải, lúc nào cũng có khoảng 100 trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú.

BV Nhi đồng 2 cũng trong tình trạng tương tự. Hành lang Khoa Hô hấp có hàng chục chiếc võng mắc san sát nhau để bệnh nhi nằm. Nhiều trẻ thiếp ngủ trên võng ngoài hành lang, còn các bà mẹ, ông bố thì mặt mũi bơ phờ vì mệt nhọc. Anh Tuấn (37 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) nói: “Vì 3 bé nằm cùng giường chật quá, nên tôi đưa con ra hành lang nằm cho thoáng. Bà xã mới mua chiếc võng hết 300.000 đồng”. Tại đây, tìm một chỗ ngoài hành lang cũng không phải dễ.

Trẻ đi khám cao kỷ lục

TS-BS Trương Quang Định – Phó giám đốc BV Nhi đồng 2 cho Thanh Niên biết: “Những ngày qua, có hôm BV tiếp nhận 7.000 bệnh nhi đến khám; trong đó có 2.000 trẻ cần phải nhập viện. Chiếm nhiều nhất là trẻ mắc bệnh hô hấp”.

Tương tự, BV Nhi đồng 1 có ngày cũng tiếp nhận lên đến 7.000 trẻ; trong đó có ngày Khoa Hô hấp tiếp nhận hơn 300 trẻ. Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 cũng cho biết, bình quân mỗi ngày khoa tiếp nhận lên đến 60 – 70 trẻ mắc TCM. Khoa Tiêu hóa – Gan mật BV Nhi đồng 2, mấy ngày qua trung bình có 200 trẻ nằm nội trú, trong khi khoa chỉ có 130 giường; mỗi ngày có từ 40 – 60 trẻ nhập khoa. Một bác sĩ của khoa này nhận định: “Có thể do tiết trời đang chuyển mùa, nên trẻ mắc bệnh nhiều”.

Tăng cường khả năng ứng phó dịch bệnh

Hội nghị giao ban trực tuyến về phòng chống dịch bệnh đã được tổ chức sáng 20.10 tại Văn phòng Chính phủ và 63 tỉnh thành. Theo Bộ Y tế, nhiều dịch bệnh mới nổi đã vào nước ta trong 5 năm qua nhưng mới chỉ có thể ngăn chặn ở mức độ nhất định, đó là cúm A (H5N1), sốt xuất huyết, TCM, tiêu chảy huyết tán do E.coli, viêm đường hô hấp cấp, viêm cầu lợn, amip ăn não người và bệnh dại. Đặc biệt lo ngại vì sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện tại Bình Phước và Đắk Nông. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo, bệnh TCM vẫn là mối nguy lớn vì người bị nhiễm TCM vẫn có thể bị mắc trở lại. Số mắc ghi nhận khoảng 3.000 ca/tuần, tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2011 và những tháng đầu năm.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, ngay sau hội nghị, địa phương nào chưa xây dựng xong kế hoạch phòng chống dịch bệnh phải gấp rút hoàn thành. Bộ Y tế và các bộ liên quan nên tiến hành tổng kiểm tra đánh giá khả năng sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

(Theo Thanhnien)