Lưu trữ cho từ khóa: bệnh viện chuyên khoa

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ

Với mục tiêu xây dựng một địa chỉ khám chữa bệnh có chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất, và đáp ứng tất cả các nhu cầu khám chữa các bệnh về sản phụ khoa, bệnh viện phụ sản An Thịnh đã chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 496 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đến thăm bệnh viện phụ sản An Thịnh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ sở hạ tầng bên ngoài rất khang trang, sạch sẽ, thuận tiện: bệnh viện cao 10 tầng có 1 tầng hầm để xe, 9 tầng nổi với diện tích hơn 4.000m2 sử dụng phục vụ khám và điều trị, tầng trên cùng là căng-tin phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt 2 thang máy có thể vận chuyển cả xe cáng cấp cứu. Với khoảng hơn 100 giường bệnh điều trị nội trú.

(Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Sự ra đời và hoạt động của bệnh viện phụ sản An Thịnh đã góp phần giảm bớt sự quá tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến Trung Ương, đồng thời người bệnh có cơ hội được tiếp cận và hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa tốt nhất hiện nay. Theo lãnh đạo bệnh viện phụ sản An Thịnh cho biết, để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trên 3 triệu USD cho trang thiết bị kỹ thuật. Không chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao… các thủ tục tại bệnh viện cũng được đơn giản hóa, đội ngũ y tá, nữ hộ sinh và hướng dẫn viên tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp. 

Vợ chồng cùng vượt cạn tại phòng sinh gia đình Bệnh viện phụ sản An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Ưu thế lớn của bệnh viện phụ sản An Thịnh là ở sự hợp tác chặt chẽ về mặt chuyên môn với bệnh viện phụ sản Trung Ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, bệnh viện trang bị đồng bộ về mặt thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp cho công tác điều trị, phục hồi bệnh nhân nhanh chóng hơn nhằm hướng đến mục tiêu là bệnh viện chuyên khoa hiện đại với chất lượng dịch vụ cao nhất hiện nay.

Chị N.T.H và bé N.B.A tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh. Sản phụ bơm IUI thành công và mổ đẻ tại An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Các dịch vụ chính của bệnh viện bao gồm:

• Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa;

• Khám và điều trị vô sinh, sinh con hiếm muộn, thực hiện kỹ thuật lọc, rửa và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI);

• Khám và tư vấn sức khỏe sinh sản;

• Chăm sóc thai sản và dịch vụ sinh trọn gói, dịch vụ sinh không đau. Mổ đẻ theo yêu cầu;

• Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng. Tách dính buồng tử cung. Soi bóc u xơ tử cung, u nang buồng trứng. K tử cung, K buồng trứng;

• Dịch vụ cấp cứu 24/24.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Niềm hạnh phúc của mọi bà mẹ !

www.Benhvienphusananthinh.vn

Tel: 04.62504455 Fax: 04.62781734

 
 
 
 

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Tắc động mạch chi dưới: Nên đến bệnh viện chuyên khoa đừng để bị tàn phế

Khi có các triệu chứng như tê chân, lạnh chân, đau cách hồi ở gót chân… nên đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra mạch máu

Tắc động mạch chi dưới: Nên đến bệnh viện chuyên khoa đừng để bị tàn phế
Một ca mổ cấp cứu lấy huyết khối tại Bệnh viện Tim Tâm Đức

Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu xuất hiện vết loét ở chi dưới, vết thương lâu lành thì nên sớm kiểm tra mạch máu để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Giữ được đôi chân cho bệnh nhân

Sau nhiều năm bị đái tháo đường, hơn 4 tháng nay, ông B.V (75 tuổi, ngụ Đồng Nai) mắc thêm chứng đau chân khi đi bộ. Ông đã đến khám bệnh tại một bệnh viện lớn tại TPHCM. Ở đây, các bác sĩ (BS) chẩn đoán và điều trị theo hướng bệnh mạch máu. Nhưng sau 2 tháng uống thuốc, bệnh tình không thuyên giảm mà  chân phải xuất hiện vết loét ở đùi, ông được khảo sát mạch máu và phát hiện bị tắc động mạch chậu 2 bên phải và trái, vết loét ở đùi ngày một lớn hơn.

Khi người nhà đưa ông đến Bệnh viện Tim Tâm Đức thì ông không thể đi lại được vì chân đau, vết thương sưng đỏ, hoại tử nặng và bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn ở vết loét xâm nhập. Các BS ở Khoa Bệnh lý mạch máu của Bệnh viện Tim Tâm Đức tiến hành thông mạch sau khi điều trị vết thương. ThS – BS Lương Ngọc Trung, phẫu thuật viên của bệnh viện Tim Tâm Đức, cho biết: “Đây là một ca can thiệp cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa BS nội khoa và BS phẫu thuật. Bệnh nhân được đặt stent bên phải và làm cầu nối từ đùi phải sang đùi trái bằng mảnh ghép nhân tạo. Sau một tuần, bệnh nhân xuất viện với 2 chân đi lại tốt, hết dấu hiệu thiếu máu, vết loét lành nhanh…”.

ThS-BS Trung giải thích thêm: “Thông thường, nếu bệnh nhân bị tắc động mạch chậu, các BS sẽ áp dụng phương pháp can thiệp để nối từ động mạch chủ bụng đến các động mạch đùi hai bên. Tuy nhiên, bệnh nhân B.V bị nhiễm trùng máu, đùi có vết loét và có tiền sử mổ bụng nên ê kíp phẫu thuật không chọn phương pháp này bởi nguy cơ dính ruột khá cao và nếu mổ hở thì nguy cơ sẽ cao hơn. Hiện chúng tôi có nhiều phương pháp can thiệp, tỉ lệ thành công tương đương nhau, vì thế tùy mỗi bệnh nhân mà chúng tôi quyết định chọn phương pháp nào là hữu hiệu nhất”.

Bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý

ThS-BS Nguyễn Huỳnh Khương (thông mạch can thiệp, Bệnh viện Tim Tâm Đức) cho biết: “Các triệu chứng của tắc động mạch chi dưới là đau, mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ mới có thể tiếp tục đi được. Hiện tượng đó lặp lại sau một khoảng cách đi bộ nhất định. Tiếp đó, xuất hiện đau bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ, thậm chí gây mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân; da chân tái và lạnh. Với người bệnh, đặc biệt những người mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này nên đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

ThS-BS Khương nhấn mạnh: “Khi các triệu chứng trên kèm với hiện tượng bị loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân (do thiếu máu nuôi dưỡng), kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng… thì nên đến bệnh viện sớm. Phần lớn người bệnh đến điều trị ở giai đoạn muộn do không có triệu chứng khi bệnh mới xuất hiện”.
Hiện nay, các bệnh viện chuyên khoa như Bệnh viện Tim Tâm Đức đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này. Sau khi can thiệp, mạch máu được mở thông thì các triệu chứng đau sẽ hết hẳn, các vết loét và hoại tử sẽ lành nhanh. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị hoại tử nặng do điều trị muộn thì không thể phục hồi mà phải cắt bỏ phần hoại tử, thậm chí khi điều trị quá muộn thì có thể bị tàn phế.

Khoa Bệnh lý mạch máu của Bệnh viện Tim Tâm Đức là khoa phối hợp giữa can thiệp và phẫu thuật các bệnh lý mạch máu như động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch thận…Bệnh viện tọa lạc ở số 4 Nguyễn Lương Bằng – khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 – TPHCM.Điện thoại: (08) 5411 0025 – 5411 0026 – 5411 0027 – 5411 0036. Fax: (08) 54110029. Điện thoại của các BS ở khoa: ThS-BS Nguyễn Huỳnh Khương (thông mạch can thiệp): 0913.691.969, ThS – BS Lương Ngọc Trung (phẫu thuật viên): 0935.343.216.

Website: http://www.tamduchearthospital.com. Cấp cứu tim mạch 24/24 giờ: xin gọi số (84.8) 5411 5411.

BACSI.com (Theo NLD)