Lưu trữ cho từ khóa: bệnh vặt

3 Căn bệnh của teen hay phát sinh trong mùa lạnh

 Tiết trời trở lạnh đột ngột là nguyên nhân khiến teen không kịp chuẩn bị trước kháng thể cho những “căn bệnh” sau.

Lười biếng

Bệnh lười vốn dĩ đã luôn rình rập, chờ chực tấn công những khi bạn không làm chủ được ý chí và tinh thần của bản thân, việc thời tiết trở lạnh chính là chất xúc tác cuối cùng khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Một nhà văn nổi tiếng người Pháp đã từng nói: “Lười biếng chẳng là gì ngoài thói quen nghỉ ngơi trước khi bạn mệt”, điều này hoàn đúng với bất kì biểu hiện nào của thói lười biếng.

Chần chừ làm việc hoặc làm việc nửa vời, không chuyên tâm là kẻ thù số một của năng suất và hiệu quả công việc. Nếu không vượt qua được sự lười biếng thì việc học tập của teen những ngày cuối năm ắt hẳn sẽ không được trọn vẹn như mong muốn.

Ngủ nhiều hơn

Việc ít phải đối mặt với những tia nắng mặt trời gay gắt dễ khiến bạn nghĩ đến chuyện “ngủ đông” nhiều hơn và sự khác biệt hoàn toàn giữa thời tiết bên ngoài với sự ấm áp bên trong những chiếc chăn có thể quyến rũ, thu phục bạn nhiều giờ liền, thậm chí nhiều “ca” ngủ liên tiếp trong ngày.

Nhiều teen còn có biểu hiện phụ là “mắc bệnh từ xa”, hẹn bạn cùng học bài nhưng thấy bạn ngủ thì mình cũng bắt chước ngủ theo, việc học tập vì thế cũng bị trì hoãn, không đạt hiệu quả cao.

ngu

Thực ra, khoa học đã chứng minh được rằng: mùa đông không nhất thiết phải ngủ nhiều bởi vì ngủ quá nhiều vào ngày hôm trước sẽ khiến bạn buồn ngủ hơn vào ngày hôm sau. Và hậu quả kéo theo đó là việc đầu óc mụ mị, thiếu tập trung, nhiều trường hợp có biểu hiện choáng váng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ.

Ăn uống không điều độ

Với việc duy trì thói quen “mèo lười” và “ngủ đông” bất kì lúc nào thì hệ quả khó tránh là việc ăn uống thất thường, ngủ dậy giờ nào sẽ ăn giờ đó; đói thì ăn, không đói thì hoãn…

Khi việc ăn uống diễn biến thất thường cũng là lúc các cơ quan phải thay đổi để thích nghi, những cơ thể có hệ miễn dịch yếu thường mắc bệnh ở thời điểm cao trào này.

Có một điều mà teen nên biết: vào mùa lạnh, việc ăn uống nếu có chế độ và lịch trình hợp lí sẽ giúp teen chống lại nhiều căn bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Sức khoẻ là tiền đề quan trọng để bạn thực hiện những kế hoạch “nước rút” cho dịp cuối năm. Vì vậy, hãy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho "người bạn" này.

Tạm kết

Teen thấy đấy, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố làm phát sinh những “căn bệnh” nguy hại, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khoẻ của teen khi mùa thi cử đang hồi cao trào.

Tuy rằng những “căn bệnh” nêu trên có xu hướng phổ biến ở nhiều người và việc vượt qua nó không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được khi có mục tiêu và lòng quyết tâm. Vì vậy, hãy luôn chủ động tạo cho mình những kháng thể để phòng tránh những “căn bệnh” tự phát có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào nhé.

(Theo Tiin)

Để bé vẫn ngủ ngon khi chuyển mùa

Những ngày giao mùa cuối năm, thời tiết ngày nắng đêm lạnh rất khó chịu. Theo các chuyên gia y tế, thời điểm này trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó bệnh về mũi là thường gặp nhất, khiến các bé luôn khó chịu và mất ngủ về đêm vì không thở được.

Ở các bệnh viện, dòng người nối nhau bồng bé trẻ đến điều trị bệnh liên quan đến tai, mũi, họng ngày một dài hơn. Đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… là các bệnh vặt thường gặp khi thời tiết thay đổi, tuy nhiên lại có thể dẫn đến biến chứng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cần mặc ấm cho trẻ em khi rét tràn về để phòng bệnh sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Đến tham dự Lễ công bố kết quả khảo sát thị trường sản phẩm vệ sinh mũi mới đây tại Hà Nội, PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh – nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TW – đưa ra lời khuyên mọi người, nhất là với trẻ nhỏ là cần ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng nhằm ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; và giữ nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa.

PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Mọi người cần chủ động vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước biển sâu để phòng bệnh (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Theo PGS. Ngọc Dinh, mùa lạnh cần mặc ấm nhất là khi ra khỏi nhà, thường xuyên xịt nước biển sâu để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp thông thoáng, dễ thở và tạo cảm giác mát dịu. “Mọi người cần chủ động vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước biển sâu để phòng bệnh. Tôi vẫn thường khuyên bệnh nhân của mình rửa mũi 3 – 4 lần/ngày, thường sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy, để mũi luôn sạch và khỏe”, bà nhấn mạnh.

Kiểm tra chất lượng Xisat tại nhà máy ở Hưng Yên (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Nước biển sâu được sản xuất như thế nào để đảm bảo vô trùng và bảo vệ sức khỏe khoang mũi? Đoàn công tác của Bộ Y tế vừa có chuyến khảo sát đến tại nhà máy của tập đoàn dược phẩm Merap ở Hưng Yên, xem xét dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, quy trình kiểm soát chất lượng, hệ thống kho bãi… và chính thức công nhận Xisat là thiết bị y tế dùng phổ biến hàng ngày cho mọi người. Cho đến nay, Xisat cũng chính là nhãn hiệu đầu tiên trong ngành hàng dung dịch vệ sinh mũi sản xuất tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng này.

Nước biển sâu Xisat được đánh giá là sản phẩm vệ sinh mũi được tin yêu nhất Việt Nam (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Sở dĩ Nước biển sâu Xisat đạt được sự công nhận này là do các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Xisat có có thành phần giàu nguyên tố vi lượng với 60 khoáng chất như đồng, kẽm, nhôm, mangan… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và viêm xoang. Theo tài liệu nghiên cứu thủy văn, giếng khoan 82A – nguồn cung cấp nước để sản xuất Xisat – có những đặc điểm rất ưu việt với chiều sâu của mỏ nước từ 425m, được bảo vệ bởi tầng địa chất kém thấm và là nguồn nước hoàn toàn vô trùng ở Việt Nam.

Ảnh được cung cấp bởi Xisat

Chất lượng của Xisat đã thuyết phục hoàn toàn người tiêu dùng và họ đã “bỏ phiếu” trong cuộc khảo sát “Thị trường sản phẩm vệ sinh mũi tại Việt Nam” do công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Nielsen thực hiện. Theo kết quả khảo sát (Nielsen Omnibus tháng 3/2012), nước biển sâu Xisat của Merap Group hiện đang chiếm 80% thị phần Hà Nội và 96% thị phần TP.HCM. Trên 90% người tiêu dùng công nhận việc sử dụng nước biển sâu Xisat vệ sinh mũi hàng ngày giúp phòng tránh sổ mũi, nghẹt mũi do thời tiết thay đổi hoặc khói bụi ô nhiễm.

PGS. Ngọc Dinh cho rằng kết quả khảo sát này đã phản ánh sự tin yêu của người tiêu dùng Việt đối với sản phẩm của những doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc để xây dựng nhà máy hiện đại, có hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, nguyên liệu sản xuất chất lượng cao… – những yếu tố giúp đảm bảo sự an toàn cao nhất cho người sử dụng.

 

 

Để tránh những bệnh vặt khi sử dụng máy điều hòa

Để không bị ốm do máy điều hòa, bạn nên lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng. Tránh để luồng gió thổi thẳng vào nơi nằm ngủ.

Máy điều hòa giữ cho cơ thể không bị ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ em, nhờ đó hạn chế sự mất muối, mất nước của cơ thể, giúp ta có được cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây phiền toái.

Trẻ chạy nhảy chơi đùa, người lớn làm việc ngoài trời nóng bức, mồ hôi đầm đìa nếu đột ngột vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch nhiều với bên ngoài sẽ dẫn đến thay đổi thân nhiệt nhanh chóng. Người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà do co mạch ngoại vi và các lỗ chân lông nhằm giữ nhiệt. Nếu cơ thể không điều chỉnh được (đặc biệt khi có sẵn các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, mới ốm dậy, tuổi nhỏ), bệnh nhân sẽ bị choáng, ngất, méo mặt do liệt dây thần kinh điều khiển cử động cơ mặt (vì dây này nằm rất nông), còn gọi liệt dây 7 ngoại biên, tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.

Thông thường, những bệnh nhân kể trên thấy đau rát họng, khô họng, vài giờ sau xuất hiện sốt 38-39 độ C, thậm chí lên tới 40 độ C, chảy nước mũi trong; ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm trắng loãng. Người cơ địa dị ứng khi vào phòng điều hòa sẽ hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, vùng chóp mũi ửng đỏ, đôi khi chảy nước mắt, ngạt tắc mũi hoàn toàn hoặc một phần tùy từng người bệnh.

Đặc biệt, có trường hợp cảm lạnh đột ngột do điều hòa. Biểu hiện da toàn thân rất lạnh, niêm mạc vùng mũi họng nhợt nhạt màu, tăng xuất tiết nhiều dịch trong. Trường hợp này nên tắt ngay điều hòa, đắp chăn ấm cho đến khi ra được mồ hôi, uống nước ấm, nếu có thể pha thêm chút gừng nướng càng tốt, dùng một số thuốc như babyplex, decolgen…

Nếu sau 2 ngày uống thuốc, các dấu hiệu trên không đỡ mà ngày một nặng lên như sốt kéo dài, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh, ho tăng, có đờm đặc, đôi khi xuất hiện khó thở… thì phải đi khám, nhất là với trẻ nhỏ.

Dùng điều hòa không đúng còn là một trong những yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…

Phòng tránh tác hại này bằng cách: Để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (khoảng 4-5 độ). Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng điều hòa. Để chậu nước trong phòng dùng điều hòa, giúp tăng độ ẩm cho phòng.

Những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp thì mang theo áo khoác, áo dài tay tùy theo khả năng chịu đựng của mình.

ThS. Phạm Bích Đào

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)