Lưu trữ cho từ khóa: bệnh vàng da

Chờ 3 phút hãy cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh

Nên chờ vài phút sau khi em bé chào đời mới cắt dây rốn để tăng cường lượng sắt cho trẻ và là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe trẻ.


Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Thời báo Y tế  Anh (BMJ) thì việc không cắt dây rốn ngay sau khi sinh không liên quan gì đến bệnh vàng da của trẻ và các vấn đề khác cho trẻ.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã chia ngẫu nhiên 400 trẻ để kẹp dây rốn trong vòng 10 giây hoặc hơn 3 phút sau khi sinh.

Những trẻ này được kiểm tra nồng độ sắt khi được 4 tháng tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ trì hoãn thời gian kẹp dây rốn có nồng độ sắt cao hơn và chưa đầy 1% số trẻ này bị thiếu hụt sắt so với gần 6% số trẻ được kẹp dây rốn ngay sau khi sinh.

Điều này đồng nghĩa với cứ 20 trẻ được kẹp dây rốn sau khi sinh 3 phút hoặc hơn thì có thể phòng ngừa được một trường hợp thiếu sắt.

Số trường hợp thiếu máu sơ sinh cũng ít hơn ở những trẻ được kẹp và cắt dây rốn muộn. Cắt dây rốn muộn cũng không làm tăng nguy cơ vàng da hoặc các biến chứng khác.

Nhóm nghiên cứu nói thiếu sắt làm suy giảm khả năng phát triển ở trẻ nhỏ. Các kết quả này cho thấy trì hoãn thời gian kẹp dây rốn cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho trẻ em ở các vùng có tỉ lệ thiếu sắt tương đối thấp và nên được cân nhắc áp dụng như một thực hành chuẩn cho những ca sinh đủ tháng.

Vài năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dỡ bỏ hướng dẫn cắt dây rốn sớm trong tài liệu hướng dẫn của mình mặc dù chưa có  tài liệu chính thức về thời điểm cụ thể nào nên cắt dây rốn cho trẻ.

Meo.vn (Theo Dantri)

Ngứa nhiều, coi chừng!

Ngứa thực chất là một triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng ngứa.


Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền (trừ ngứa do eczema) và không lây (trừ ngứa do ghẻ).

Bản chất của ngứa là do một chất được tiết ra trong dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi chất histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó mà chất kích thích hoàn toàn xa lạ với cơ thể, chất này sẽ kết hợp với các nút tận cùng của thần kinh (cúc tận cùng của các đầu mút một dây thần  kinh) trên những thụ thể đặc biệt.

Khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó hoặc dị ứng một dị nguyên lạ (kháng nguyên lạ) thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin và sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và cúc tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên một cảm giác ngứa. Ngứa sẽ xuất hiện ngay tại da vùng bị kích thích làm đỏ da, nổi cục (sẩn) có khi to bằng đồng xu, có khi tạo thành từng mảng lớn (mề đay).

Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi, có khi gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa hoặc hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi  càng ngứa (ngứa do kiến lửa đốt, ngứa trong mề đay thì càng gãi càng ngứa dữ dội...), có khi gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoành hành (ngứa trong chàm nhiễm khuẩn).

Nguyên nhân của ngứa là gì?

Mặc dù ngứa là một triệu chứng nhưng người ta vẫn chia nguyên nhân gây nên ngứa thành hai loại: ngứa do nguyên nhân ngoại lai và ngứa do nguyên nhân bên trong cơ thể (người ta gọi là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh).

- Nguyên nhân ngoại sinh tức là các nguyên nhân bên ngoài cơ thể bao gồm các tác động như côn trùng, ký sinh trùng đốt (muỗi, ve, mò, chấy, rận, kiến, ghẻ...) hoặc do hóa chất trực tiếp tác động như xà phòng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, các loại kem dưỡng da, son môi, phấn thoa mặt hoặc do bụi phấn, phấn một số loài hoa. Người ta  cũng liệt kê cả các tác nhân của một số vi sinh vật như vi khuẩn (gây nhiễm khuẩn ghẻ, nhiễm khuẩn eczema), virut herpes, thủy dậu, zona...

- Nguyên nhân nội sinh  là một số bệnh làm cho xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất); bệnh nấm da (nấm da, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rận mu...); bệnh sùi mào gà... Một số bệnh thuộc nội tạng cũng làm xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh nhiễm giun sán (giun đũa), bệnh vàng da do lượng sắc tố mật trong máu tăng cao, bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, viêm họng, mũi...

Nguyên nhân nội tạng còn do thức ăn, nước uống không phù hợp cũng gây ngứa như một số người sau khi uống bia, rượu là ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp vết thương ở da bắt đầu tái tạo tổ chức mới (lên da non) cũng gây ngứa. Trong trường hợp này người ta giải thích rằng do các đầu mút thần kinh bắt đầu hồi phục và bị kích thích sẽ gây ngứa.

Ngứa cũng xuất hiện tùy theo bệnh, có khi ngứa liên tục, ngứa khắp toàn thân (mề đay) nhưng có khi ngứa chỉ xuất hiện ban đêm như ngứa trong bệnh ghẻ hoặc ngứa chỉ xuất hiện tại vùng da bị kích thích như ngứa do muỗi đốt, kiến lửa đốt. Ngứa đôi khi làm cho người bệnh phát chán, gây cáu gắt, khó chịu như ngứa do eczema (chàm), mề đay, kiến lửa đốt...

Làm thế nào để không ngứa hoặc hết ngứa?

Ngứa là một triệu chứng với muôn vàn các nguyên nhân khác nhau, muốn để không có ngứa xảy ra hoặc đã bị ngứa rồi làm cho hết ngứa thì tốt nhất là tìm được nguyên nhân gây ngứa từ bên ngoài hoặc từ bên trong gây ra:

- Nếu do côn trùng đốt cần cách ly côn trùng, ví dụ do kiến, muỗi, ve, rận, chấy đốt thì ngoài các biện pháp tiêu diệt chúng theo kinh nghiệm dân gian và hóa chất thì cần có biện pháp cách ly chúng, không tiếp xúc với chúng.

- Nếu do thức ăn, nước uống như tôm cua, rượu, bia thì nên kiêng được càng kỹ càng tốt hoặc hạn chế đến mức tối đa dùng chúng.

- Đối với một số người dị ứng với quần  áo (đặc biệt là quần, áo lót) làm bằng sợi tổng hợp thì nên thay bằng loại vải bông.

- Những người mắc các bệnh mà gây ngứa như ghẻ, hắc lào, lang ben, nấm da, nấm tóc, viêm da dị ứng, hoàng đản, đái tháo đường... thì nên đi khám bệnh để được điều trị dứt điểm và có sự tư vấn tường tận của thầy thuốc cho người bệnh thì bệnh càng chóng lành và không hoặc hạn chế sự tái phát.

- Khi bị ngứa không nên gãi nhất là gãi làm xây xước da vì như vậy rất dễ nhiễm khuẩn.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Tử vong vì lạm dụng Paracetamol

Một bà mẹ trẻ xinh đẹp đã tử vong sau khi sử dụng quá liều Paracetamol có trong thành phần của loại thức uống Lemsip trị cảm cúm được bán rộng rãi tại các quầy thuốc ở Anh.

Trong thời gian đang viếng thăm cô bạn gái Siobhan Dunn ở Scotland vào khoảng 2 tuần trước lễ Giáng sinh năm ngoái, Donna Bishop, 25 tuổi (ở Warndon Villages, Worcester - Anh) bị cảm và cô đã tự điều trị bằng cách uống Lemsip mỗi ngày. 

Đó là một loại thức uống trị cảm cúm có hương chanh, với thành phần chính là Phenylephrine HCL và Paracetamol, trị các triệu chứng nhức đầu, sốt, nghẹt mũi, đau nhức thân mình và đau họng.

Donna Bishop đã tử vong sau khi sử dụng quá liều Paracetamol có trong thành phần của loại thức uống Lemsip trị cảm cúm được bán rộng rãi tại các quầy thuốc. (Ảnh Daily Mail)

Donna Bishop đã tử vong sau khi sử dụng quá liều Paracetamol có trong thành phần của loại thức uống Lemsip trị cảm cúm được bán rộng rãi tại các quầy thuốc. (Ảnh Daily Mail)

Trong cuộc thẩm tra chính thức tại Tòa án của Nhân viên Điều tra các vụ chết bất thường Worcestershire ở Stourport-on-Severn, cô Dunn cho biết Donna đã uống Lemsip với những liều lượng cao và đã bị nôn mửa nhiều lần. Chính điều này đã khiến Donna uống nhiều hơn nữa loại thuốc nói trên vì tin rằng cô cần phải uống bù lượng thuốc sau khi nôn mửa.

x
Lemsip, một loại thức uống trị cảm cúm có hương chanh, với thành phần chính là Phenylephrine HCL và Paracetamol, trị các triệu chứng nhức đầu, sốt, nghẹt mũi, đau nhức thân mình và đau họng. (Ảnh Daily Mail)

Sau khi trở về nhà vào ngày 31/12, Donna đến khám bác sĩ và được chỉ định dùng thuốc kháng sinh vì bị nhiễm trùng ở ngực. Và cô đã tiếp tục dùng loại thức uống nóng Lemsip để uống chung với những viên thuốc này cùng với thuốc ho. Sức khỏe của cô bắt đầu xấu đi nhanh chóng.

Ngày 2/1/2011 Donna đến Bệnh viện Hoàng gia Worcestershire trình bày rằng cô bị nhiều vết loét ở miệng và có triệu chứng khó nuốt. Bác sĩ đã kê đơn loại thuốc co-codamol và thuốc xịt họng. Nhưng ngày hôm sau chị cô, Kerrie Bishop đến nhà chơi và phát hiện Donna đang bị lẫn, cùng với triệu chứng vàng da và đôi chân đứng không vững.

Kerrie đưa Donna đến khoa cấp cứu nhưng bệnh nhân đã bỏ về vì chờ quá lâu. Không lâu sau đó cô trở lại bệnh viện khi tình trạng đã tồi tệ hơn. Bác sĩ Curtis Fasey và một bác sĩ thực tập chuyên khoa đã đề nghị thực hiện các xét nghiệm để biết nguyên nhân bệnh vàng da của cô, nhưng cô lại rời bệnh viện trước khi được xét nghiệm.

Lúc 2h30 sáng ngày 4/1, Donna được nhập viện tại phòng phụ khoa. Các nhân viên y tế cho biết cô đã co giật và bị ảo giác. Theo lời y tá Andrew Eggleton, Donna đã phủ nhận việc uống thuốc Paracetamol và sau đó cô đã tử vong cùng ngày hôm ấy.

Báo cáo của chuyên gia nghiên cứu bệnh học đã kết luận rằng cái chết của cô là do bệnh gan gây ra bởi việc sử dụng quá nhiều thuốc Paracetamol.

Meo.vn (Theo Daily Mail)

Tác dụng của lá chè xanh

Bác sĩ vui lòng cho em biết tắm bằng Trà xanh có những tác dụng gì ? Có phải lá chè xanh có tác dụng chữa bệnh ngoài da không a? Cách thức dùng như thế nào là tốt nhất ạ ? Em cảm ơn các bác sỹ nhiều! Trân trọng! (Đào Thị Thuý)

Trả lời:

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Uống chè xanh chữa bệnh gì?

- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Theo VnMedia

Cây sả: Sát khuẩn, chống viêm

Trong thực phẩm, sả là một gia vị quen thuộc được dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn được chế biến từ thịt lợn, thịt chó. Trong y học, sả có hai tác dụng: phòng và chữa bệnh.Về phòng bệnh, nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh.

Về chữa bệnh, trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.

Trong y học, sả có hai tác dụng: phòng và chữa bệnh

Lá: Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò: Lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-30 phút, rồi uống làm hai lần trong ngày. Kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. Nên ăn vài khẩu mía trước khi uống thuốc để tránh khé cổ.

Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày.

Rễ: Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em.

Dùng phối hợp:

Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

Chữa đau dạ dày – tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.

Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40o vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). Trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.

Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách.

Tinh dầu: Chiết được từ lá và rễ sả được dùng uống, mỗi lần 3-6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Ở một số nước châu Âu, nước sả có đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích.

Dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Bôi trên da hoặc phun trong nhà, dầu sả là thuốc diệt muỗi, dĩn, bọ chét.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, sả được dùng để làm thơm thức ăn, nước hãm lá sả để giải khát. Ở Indonesia, rễ sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc; dùng nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng.

Theo TTO

Vàng da sơ sinh: Đến bệnh viện sớm mới không nguy

Mỗi năm,  BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM)  tiếp nhận điều trị cho khoảng 700 - 800 ca vàng da sơ sinh, trong đó có 20 % trường hợp phải thay máu do bệnh vàng da nặng. Bác sĩ khuyến cáo, bệnh này nên đưa sớm đến BV.

Trung bình mỗi năm, khoa Sơ sinh - BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đều tiếp nhận điều trị cho khoảng 700 - 800 ca vàng da sơ sinh, trong đó có từ 15 - 20 % ( 140 ca) phải thay máu do bệnh vàng da nặng. Đa số trẻ vàng da tự khỏi sau hơn 1 tuần nhưng cũng có trẻ bị biến chứng lên não.

Cháu bé Đ.K.H, Đồng Tháp, sinh thường, và đủ tháng với cân nặng 2,5kg. Bé H. bắt đầu vàng da ở ngày thứ hai sau sinh.

Phần lớn trẻ sơ sinh sau sanh vài ngày (3 -5 ngày) có vàng da, một hiện tượng sinh lý bình thường. Các hồng cầu thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.

Tuy nhiên, bé H. tiếp tục vàng da tăng dần. Lòng bàn tay và bàn chân bé có màu da vàng sậm. Bé H. bị vàng da bệnh lý xuất hiện sớm sau sinh và diễn tiến nặng do chất Bilirubin không được đào thải qua phân và nước tiểu.  

Khi bé được chuyển viện từ BV Đồng Tháp lên BV Nhi Đồng 1 ngày 13/5, bé vừa tròn 8 ngày tuổi. Lúc đó dây rốn em bé đã rụng và khô, nên các bác sĩ  không có đường vào để thay máu, nên bé H. chỉ được chiếu đèn 2 mặt một cách tích cực.

Theo ThS. BS Nguyễn Kiến Mậu, Phó trưởng khoa Sơ sinh BV Nhi Đồng 1, 60% trẻ sơ sinh đều bị vàng da do hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Trung bình mỗi năm khoa Sơ sinh điều trị cho khoảng 700 - 800 ca vàng da sơ sinh, trong đó 140 ca nặng phải thay máu.

'Nguyên nhân dẫn đến vỡ hồng cầu làm tăng bilirubin gián tiếp trong máu có thể do bất đồng nhóm máu mẹ - con, do nhiễm trùng, viêm gan, ổ tụ máu hay xuất huyết nhiều,...' BS. Kiến Mậu giải thích.

Bé H. đã được can thiệp điều trị kịp thời để tránh tình trạng vàng da nhân.

Vàng da nhân là một bệnh não do lượng bilirubin gián tiếp trong máu tăng nhiều, ngấm vào các mô não gây tổn thương não, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh nặng nề.

BS. Cam Ngọc Phượng, khoa Hồi sức Sơ sinh, cho biết, yếu tố thuận lợi dễ gây vàng da nhân là những trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu ô-xy, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt... Cứ khoảng 25 trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý, có một trẻ sẽ bị biến chứng não.

'Triệu chứng vàng da nhân chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, trẻ bú yếu, li bì, giảm trương lực cơ, khóc thét. Giai đoạn 2, trẻ tăng trương lực cơ, co gồng, co giật, sốt, chết trong cơn ngưng thở. Giai đoạn 3, trẻ sẽ có những di chứng', BS. Ngọc Phượng giải thích.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi tình trạng vàng da xuất hiện sớm trong ngày thứ nhất sau sinh; vàng da sậm trên bàn tay - bàn chân ở những ngày thứ hai sau sinh; vàng da trên trẻ sanh non, nhẹ cân; vàng da với dấu hiệu trẻ suy hô hấp, bú yếu, nôn mọi thứ, li bì, co giật, thân nhiệt không ổn định, bầm máu....

Vàng da có thể nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Nếu da trẻ đỏ hồng hoặc đen, để phát hiện vàng da, chỉ cần ấn nhẹ đầu ngón tay lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra. Nếu trẻ bị vàng da, màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay sẽ xuất hiện.

Vàng da nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh sáng dịu của mặt trời và cho bú nhiều lần trong ngày. Sữa mẹ giúp trẻ đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 - 10 ngày sau sanh.

(Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Hương Cát (Theo VietNamNet)

5 lỗi thường gặp của cha mẹ trẻ sơ sinh

Khi mới mang em bé từ bệnh viện về nhà, chắc chắn không phải mọi việc bạn làm đều đúng. Bạn vui mừng khi thấy bé ngủ ngon cả đêm? Thực ra đó là tai họa. Bạn cho trẻ ăn theo lịch chặt chẽ? Thực ra điều đó không đúng. Dưới đây là 5 lỗi thường gặp.

Để trẻ sơ sinh ngủ cả đêm

'Một trong những điều khiến tôi sợ hãi đó là khi các cặp cha mẹ nói với tôi là: Đêm đầu tiên từ bệnh viện về, con bé ngủ ngon cả đêm', bác sĩ nhi khoa Lance Goodman ở Boca Raton, Florida, Mỹ cho biết. 'Tôi nói với họ: Ồ không được đâu, cô bé thực ra không muốn thế'.

Các bác sĩ nhi khoa đều nhất trí rằng: cha mẹ cần đánh thức trẻ dậy để cho bé ăn 4 giờ một lần. Trừ vài trường hợp cá biệt ra thì tất cả trẻ sơ sinh đều không nên ngủ liền cả đêm trong vòng 2 tuần tuổi.

Trẻ ngủ trong thời gian dài mà không ăn có thể bị mất nước. Hơn nữa, ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da trầm trọng. 'Chúng có thể rơi vào trạng thái hôn mê nặng tới mức không thể tự đánh thức cơ thể dậy để đòi ăn', bác sĩ Good man nói.

Vậy thì khi nào có thể để trẻ ngủ liền cả đêm? Bác sĩ Ari Brown, tác giả cuốn sách '411 điều về trẻ sơ sinh', đồng thời cũng là người phát ngôn của Viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng: 'Sau 2 tuần tuổi nếu trẻ đạt trọng lượng tốt và ngủ ngon cả đêm thì cha mẹ có thể yên tâm.'

Không cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ

Nhiều cặp cha mẹ trẻ thường cho bé ăn theo một lịch rất chặt chẽ. 'Em bé thông minh hơn tất cả người lớn', bác sĩ nhi khoa Robin Madden ở Maryland nói. 'Dù là bú sữa mẹ hay bú bình, chúng biết được khi nào thì chúng đói và khi nào thì chúng đã no.'

'Trẻ không ăn theo một lịch trình định sẵn nào cả', bác sĩ Brown cho biết thêm. 'Nếu bạn chiều theo nhu cầu của trẻ, chúng sẽ ăn nhiều hơn'.

Đưa trẻ đến nơi đông người

Bác sĩ Goodman không hài lòng khi các cặp cha mẹ đưa trẻ sơ sinh đến nơi đông người như cửa hàng tạp hóa hay buổi tiệc. 'Chẳng có lý do nào để làm như thế cả', ông nói. 'Đây là vấn đề nhận thức thông thường.'

Khoe con mình ở nơi có nhiều người mang mầm bệnh sẽ dẫn đến hai vấn đề sau. Một là trẻ có thể mắc bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng. Hai là thậm chí nếu trẻ chỉ bị sốt vì virus (ít nguy hiểm hơn), thì bác sĩ vẫn phải cho trẻ nhập viện để chắc chắn không có điều gì nghiêm trọng xảy ra.

'Trẻ dưới sáu tháng tuổi bị sốt có nghĩa là sẽ phải nằm viện trong 2 ngày', bác sĩ Brown nói. 'Chúng sẽ phải xét nghiệm tủy sống, máu, và thông tuyến nước tiểu'.

Giữ trẻ sơ sinh ở nhà

Đưa trẻ đến chỗ đông người là không nên, nhưng cũng là sai lầm khi ở nhà cả ngày trong 6 tuần liền cùng với con bạn. 'Điều gì có thể chán hơn việc phải ở nhà cả ngày với một đứa trẻ không thể nói chuyện và khóc liên tục?', bác sĩ Brown nói.

Bác sĩ Brown khuyến khích các cặp cha mẹ cho trẻ sơ sinh đi dạo ngoài trời. Nếu cần thiết phải cho trẻ đến cửa hàng tạp hóa thì nên chọn thời điểm vắng khách.

Không tin vào bản năng

Các bác sĩ nhi khoa cho biết rất nhiều cặp cha mẹ không tin vào bản năng của mình. Bác sĩ nhi khoa Lisa Thebner New York khuyên rằng: 'Tất cả chỉ là lắng nghe và tin tưởng bản thân mình. Nhưng nếu bạn nghe theo quá nhiều lời khuyên từ vú em hay bạn bè, bạn khó có thể biết được điều nào là có lợi nhất.'

Nếu bạn không tin tưởng bản thân, bạn có thể khiến con bạn gặp nguy hiểm, bác sĩ Madden, trưởng khoa nhi bệnh viện Holy Cross Hospital, Maryland cho biết.

'Tôi đã gặp một vài cặp cha mẹ, họ nói họ cũng cảm thấy con họ bị ốm, nhưng mọi người xung quanh lại bảo em bé không sao cả. Và thế là dù cho bản năng mách bảo có điều gì đó không ổn, nhưng họ vẫn để quá lâu trước khi mang em bé đến bác sĩ'.

Sau đây là một vài lỗi thường gặp khác ở các cặp cha mẹ có con sơ sinh, theo ý kiến của các chuyên gia:

* Đặt trẻ ngủ ở bên cạnh bụng cha mẹ (Viện Nhi khoa Mỹ cho biết nên để trẻ nằm ngủ phía sau lưng cha mẹ nhằm tránh Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh)

* Không tiêm vắc xin cho trẻ, mặc dù hầu hết tất cả các tổ chức khoa học đều yêu cầu.

* Không mang trẻ sơ sinh bị sốt tới bác sĩ. Tất cả trẻ sơ sinh bị sốt đều phải được bác sĩ khám bệnh.

T.T (theo CNN)/VnExpress

Bệnh vàng da sơ sinh có tái phát?

Đứa con đầu của tôi lúc mới sinh bị mắc bệnh vàng da đã phải điều trị tại bệnh viện bằng phương pháp chiếu đèn trong lồng kính và thay máu. Giờ cháu hơn 2 tuổi và sức khỏe bình thường. Liệu bệnh vàng da có tái phát không? Cháu có cần phải đi khám định kỳ để kiểm tra không?

Liệu khi tôi sinh cháu thứ hai, cháu có nguy cơ bị vàng da giống anh của nó không? Tôi nên làm gì để phòng tránh?

Chân thành cảm ơn.

HỒNG DƯƠNG

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

- Bệnh vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp gặp ở đa số trẻ sinh non và khoảng 25% trẻ sinh đủ tháng.

Con đầu của chị hiện đã được 2 tuổi và có sức khỏe bình thường là điều rất đáng mừng, vì cháu đã được thay máu kịp thời và không bị di chứng thần kinh do bệnh vàng da sơ sinh.

Sau tháng đầu tiên, bệnh vàng da sơ sinh không còn tái phát nữa. Chỉ cần đưa cháu đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển thể chất, tâm sinh lý và chích ngừa như các trẻ khác.

Bệnh vàng da sơ sinh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì chị không cho biết con đầu của chị bị vàng da do nguyên nhân gì nên tôi không thể biết cháu thứ hai có thể bị vàng da như cháu đầu không. Tuy nhiên chị đừng quá lo lắng, vì nếu phát hiện sớm đa số cháu vàng da có thể được điều trị bằng chiếu đèn ánh sáng xanh dương, ít khi phải thay máu.

Chị nên sinh cháu thứ hai tại một bệnh viện sản - nhi có khoa sơ sinh. Sau khi sinh cháu, chị nên cho cháu bú sớm và bú đủ sữa, nằm trong phòng có đầy đủ ánh sáng và theo dõi màu da cháu nhiều lần trong ngày dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh. Khi có triệu chứng bất thường, báo ngay cho cán bộ y tế để có hướng xử trí kịp thời.

Chúc chị mọi sự tốt lành!

TS.BS NGÔ MINH XUÂN

(trưởng khoa sơ sinh BV Từ Dũ TP.HCM)

Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và bệnh lý

1. Vàng da sinh lý: khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.

- Hết trong vòng một tuần với trẻ đủ tháng và hai tuần với trẻ non tháng.

- Mức độ vàng da nhẹ (vàng da vùng mặt, cổ, ngực).

- Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bú yếu, lừ đừ...).

- Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg/dl ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg/dl ở trẻ non tháng.

- Tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

2. Vàng da bệnh lý: có bất thường đối với một hoặc nhiều hơn trong số các tiêu chuẩn của vàng da sinh lý nêu trên.

Khi đó, gia đình cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám ngay, tránh chậm trễ.

Chú ý:

- Vàng da sinh lý có thể tự hết nhưng cũng có thể chuyển thành vàng da bệnh lý.

- Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ vàng da bệnh lý có thể bị biến chứng nhiễm độc thần kinh, mà hậu quả rất thảm khốc là trẻ sẽ tử vong, nếu sống sót cũng bị bại não suốt đời.

Theo Tuoitre online

Uống nước sắc cây chó đẻ

TTO - Da em bị mụn bọc rất nhiều, nhất là khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt. Em có nghe nói cây chó đẻ uống sẽ mát gan và giảm mụn bọc trên mặt, điều này có đúng không thưa bác sĩ? Nhưng em lại có thêm thông tin là uống cây chó đẻ có thể gây vô sinh. Bác sĩ tư vấn giúp em.

T.A.

- Trả lời của phòng mạch online:

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C… Nguồn gốc tại sao có tên là "chó đẻ" có người giải thích con chó cái sau đẻ ăn lá của cây này để ra máu ít.

Cây chó đẻ. Ảnh minh họa

Vì tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên có hãng bào chế khuyên "không dùng cho phụ nữ có thai". Các nghiên cứu chưa tác giả nào nói nước sắc cây chó đẻ gây vô sinh. Dân ta dùng cây chó đẻ vì thấy nó có tác dụng lợi gan mật, chữa mụn nhọt.

Trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B.

Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cây chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản. Ở Ấn Độ người ta bào chế và xuất khẩu sản phẩm từ cây chó đẻ sang các nước, trong đó có cả nước ta.

Giáo sư S.Jayaram và các cộng sự của Đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ được các nhà khoa học Nhật Bản và Paraguay liên kết nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp. Bạn uống nước sắc cây chó đẻ thấy có tác dụng lợi tiểu, nước tiểu trong.

Nếu bạn dùng cây chó đẻ uống để chữa mụn cũng phải kiên trì theo đơn vị tháng chứ uống vài ngày rồi bỏ cũng không có hiệu quả. Những yếu tố như: ăn nhiều chất béo, đường, thức khuya, nguồn nước không sạch cũng thúc đẩy mụn phát triển. Vì thế muốn sử dụng cây chó đẻ chữa mụn thành công cần hạn chế những yếu tố sinh mụn nữa.

TS LÊ THÚY TƯƠI

(tuoitre)

Vàng da là gì?

Vàng da không phải là một bệnh, đúng hơn đó là một triệu chứng. Vàng da là sự nhuộm màu vàng của da và niêm mạc, kết mạc mắt (lòng trắng mắt).  Màu vàng này là do sự tăng cao bất thường chất sắc tố mật bilirubin trong máu. Màu vàng lan khắp các mô và dịch cơ thể.

Tại sao có sự tăng bilirubin trong máu ?

Khi hồng cầu bị hủy trong máu, hemoglobin là một phân tử có trong hồng cầu, nhiệm vụ chuyên chở oxi, sẽ phân hủy thành bilirubin. Bilirubin được vận chuyển đến gan và bài tiết vào ruột như là một thành phần của mật.

Vàng da nói lên điều gì ?

Vàng da nói lên bệnh lý của gan hay mật. Khi sự bài tiết bilirubin bị cản trở, sẽ làm cho bilirubin tăng lên trong máu, kết quả là gây vàng da. Viêm hay những bất thường khác của tế bào gan, sẽ gây cản trở sự bài tiết bilirubin vào trong đường mật. Sự bài tiết bilirubin có thể bị cản trở do đường dẫn mật ngoài gan bị tắc do sỏi hay do khối u.

Vàng da cũng có thể là kết quả của sự phá hủy quá nhiều hồng huyết cầu ( một quá trình gọi là tán huyết) và vì vậy làm tăng lượng bilirubin trong máu. Điển hình loại này gặp trong thiếu máu tán huyết (khác với thiếu máu do bất sản tủy, trong bệnh này tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu).

Vàng da sơ sinh là gì ?

Vàng da sơ sinh rất thường gặp, vàng da này là do tán huyết khi sanh và xổ nhau, và gan trẻ sơ sinh chưa hoàn hảo, nên không thể bắt giữ và chuyển hoá hết lượng bilirubin trong vài ngày.

Hội chứng Gilbert là gì ?

Trong hội chứng Gilbert, lượng bilirubin trong máu tăng nhẹ, không phải là nguyên nhân gây ra vàng da. Bệnh này là do di truyền, và thường được phát hiện tình cờ trong lần làm xét nghiệm gan. Bệnh không gây ra triệu chứng và cũng không có vấn đề gì.

Từ vàng da xuất phát từ đâu ?

Từ hình tượng màu vàng trong' nhìn mọi vật màu vàng'  đó là sự qui kết không phù hợp.  Điều này có thể phản ánh sự không thích hợp khi người bệnh vàng da nhìn thức ăn, vì vậy vàng da nặng điển hình làm cho người bệnh ăn mất ngon, buồn nôn, và mệt mỏi.

Theo BSGĐ