Lưu trữ cho từ khóa: bệnh ung thư

Nấm Chaga có thể chữa được bệnh ung thư, HIV/AIDS

Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện một loại nấm tên gọi là Chaga có thể chữa được bệnh ung thư, HIV/AIDS.

Nấm Chaga khá phổ biến ở vùng Siberia, từ nhiều thế kỷ trước, đã được lan truyền là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả nhờ hoạt tính kháng virus. Các nhà nghiên cứu tin rằng những lời đồn đó là có cơ sở khoa học.

Nấm Chaga (có tên khoa học là Inonotus obliquus) mọc trên thân cây bạch dương, có chứa nồng độ axit betulinic cao. Loại axit này có khả năng kháng virus, kháng viêm, và gần đây, được phát hiện là có chứa chất chống ung thư.

nam-chaga-co-the-chua-duoc-benh-ung-thu-hivaids

Nấm Chaga, phổ biến ở vùng Siberia, có chứa chất chống ung thư.

Các nhà khoa học thuộc viện Vector cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn ra 82 mẫu vật từ 33 loại nấm mọc ở phía Tây Nam Siberia. Trong đó, chủng nấm Chaga có độc tính thấp và tác dụng kháng virus mạnh mẽ”.

Nhóm nghiên cứu còn lưu ý rằng nấm Chaga có tác động cực kỳ mạnh đối với các bệnh đậu mùa, cúm, ung thư và virus HIV.

Trong dân gian Nga, nấm Chaga là một biểu tượng văn hóa và là một loại thực phẩm phổ biến. Cuốn tiểu thuyết Cancer Ward của nhà văn Alexander Solzhenitsyn xuất bản năm 1968 cũng có nhắc đến loại nấm này như một phương thuốc chữa bệnh ung thư.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại viện Vector khẳng định rằng nấm Chaga có thể được áp dụng để điều chế thuốc kháng HIV/AIDS xuất phát từ tác dụng “chống khối u” và “lợi ích kích thích miễn dịch” của chúng.

Tuy nhiên ở các nước Châu Âu khác, nấm Chaga không được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Trung tâm Ung thư Sloan – Kettering ở New York (Mỹ) đã đăng trên trang web của mình rằng: “Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của nấm Chaga trong phòng và điều trị bệnh ung thư”.

Theo Kienthuc.net.vn

Làm cách nào để người bệnh ung thư có thể ăn được?

Bố tôi bị ung thư hiện đã truyền hóa chất được 2 lần nhưng bố tôi ăn uống kém nên nhiều khi đến hẹn truyền nhưng không truyền được.

Vì từ khi điều trị bố tôi còn hay bị loét miệng, táo bón và bị nôn khi truyền… Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.(Phan Thị Thu Hằng)

lam-cach-nao-de-nguoi-benh-ung-thu-co-the-an-duoc

Ảnh minh họa

Ăn là một trong tứ khoái của con người. Tuy nhiên, ở bệnh nhân ung thư có thể bị thay đổi vị giác, có vị đắng ở miệng… dẫn đến ăn không ngon. Thực tế cho thấy, những bệnh nhân ung thư nghị lực cao, dinh dưỡng đúng thì sẽ đáp ứng với hóa chất điều trị tốt hơn người bi quan vì bệnh tật và dinh dưỡng kém. Vì vậy, cần chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa trong ngày(4-5 bữa).

Nên ăn đa dạng thực phẩm, đủ chất đạm, béo, tinh bột, rau củ tươi. Tốt nhất nên ăn những món mà người bệnh thích. Không nên dùng các thức ăn quá cay, quá mặn, quá chua, quá ngọt, quá đắng. Hạn chế dầu mỡ xào rán, tránh rượu, thuốc lá…

Chú ý, không ăn lúc quá gần thời điểm truyền hóa chất để tránh nôn (như ăn 1-2 giờ trước đó), nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian điều trị, cần báo với bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn.

Ở người bệnh ung thư, do sức đề kháng kém nên dễ bị bội nhiễm các bệnh khác như bố bạn hay bị viêm miệng, họng và đấy cũng là nguyên nhân khiến bố bạn ăn kém. Vì vậy, bạn nên chế biến thức ăn cho mềm, chọn những loại dễ nhai, dễ nuốt như chuối, dưa hấu, khoai tây nghiền, mì sợi, bún phở, sữa, bột ngũ cốc hoặc nên cắt nhỏ thức ăn… Người bệnh cần vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (khoảng 4 lần/ngày).

Để tránh táo bón, nên bổ sung nhiều chất xơ. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, nước trà không chứa caffein). Đi bộ và vận động thường xuyên. Chỉ uống thuốc chống táo bón nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.

BS.Vũ Hồng Ngọc

Theo Suckhoedoisong.vn

Ăn trầu có thể gây ung thư khoang miệng

Tập tục ăn trầu thuốc cũng là nguyên nhân gây ung thư khoang miệng do vôi mặn trong trầu dễ gây bỏng niêm mạc mãn tính.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học và chương trình tư vấn cộng đồng “Tiến bộ trong tầm soát và điều trị ung thư đầu cổ” do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Báo điện tử Kiến thức và Trung tâm điều trị ung thư Hy vọng (Bệnh viện FV) tổ chức.

Ung thư ở “ngã tư” ăn uống

Đầu – cổ là vùng có nhiều cơ quan trọng yếu như: não ở trong và các cơ quan khác: mắt- tai- lưỡi- mũi vừa là “ngã tư” của đường ăn, đường thở và là cửa ngõ đi vào cơ thể. Chính vì vậy, vùng đầu cổ thường xuyên phải hứng chịu những loại bệnh khác nhau từ một số bệnh viêm nhiễm, đến các khối u lành tính, ác tính.

Theo các chuyên gia ung thư, ung thư ở vùng đầu – cổ là một trong nhưng loại ung thư chiếm tỷ lệ cao trong những loại ung thư mà con người gặp phải. Nếu phát hiện sớm thì việc phẫu thuật cắt khối u phối hợp với xạ trị đem lại kết quả rất tốt, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt trên 95%, một số trường hợp sau khi phẫu thuật có thể khỏi hoàn toàn. Nếu không được phát hiện kịp thời khi khối u đã lan ra các tổ chức lân cận hoặc di căn, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sống trên 5 năm là rất thấp.

TS. Nguyễn Đại Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, ung thư vùng đầu cổ là loại ung thư khá phổ biến, nổi bật nhất là ung thư vòm, hạ họng – thanh quản, lưỡi, khoang miệng. Ở Việt Nam nhóm ung thư này có đặc điểm khác với phương Tây về độ tuổi mắc khá trẻ khoảng 30-40 tuổi (trong khi thế giới thường ở độ tuổi muộn 60 tuổi). Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do virus, đáng chú ý là các yếu tố liên quan đến uống rượu, thuốc lá, viêm nhiễm mạn tính… Hút thuốc, uống rượu, gây ung thư khoang miệng, lưỡi, hạ họng. Tập tục ăn trầu thuốc cũng là nguyên nhân gây ung thư khoang miệng do vôi mặn dễ gây bỏng niêm mạc mãn tính.

an-trau-co-the-gay-ung-thu-khoang-mieng

Vôi mặn trong trầu thuốc dễ gây bỏng niêm mạc mãn tính. Ảnh minh họa.

Theo TS. Bình, virus gây ung thư vòm họng có tên Eptein Barr. Đây là loại ung thư dễ phát hiện sớm nhưng thường chẩn đoán muộn mà nguyên nhân chủ yếu là là tâm lý của người bệnh. Những biểu hiện mới xuất hiện khiến người dân nhầm tưởng là viêm mũi, nhiệt miệng nên tự điều trị rất mất thời gian. Đến khi ung thư phát triển rộng, bệnh nhân lại cố giấu diếm hoặc tìm đến các loại thuốc truyền miệng, thuốc gia truyền. Một nguyên nhân nữa cũng một phần do thầy thuốc thiếu quan tâm chẩn đoán sớm bệnh để tìm hướng điều trị kịp thời.

Với ung thư vòm, đây là nhóm ung thư xuất phát từ biểu mô dạng thượng bì, càng ít biệt hóa thì phát triển càng nhanh nhưng đáp ứng tốt với hóa -xạ trị. Nhóm ung thư này hay gây chảy máu, khó thở khẩn cấp đòi hỏi cấp cứu cầm máu, mở khí quản. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ điều trị ung thư vòm họng bằng liệu pháp điều trị trúng đích nhằm vào thụ thể yếu tố tăng sinh thượng bì.

Phát triển mạng lưới ung thư phát hiện sớm

ThS. Trương Lê Vân Ngọc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ước tính từ các trung tâm ghi nhận ung thư ở nước ta có khoảng 120.000 trường hợp mới mắc, 75.000 tử vong mỗi năm. Trong những năm qua, dù đã đạt nhiều kết quả trong công tác phòng chống ung thư nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu là hoạt động của ngành y tế. Các hoạt động cũng mới chỉ tập trung nhiều điều trị, các lĩnh vực dự phòng, tư vấn, chăm sóc giảm nhẹ chưa được quan tâm triển khai đúng mức. Trong khi đó, mạng lưới phòng, chống ung thư tập trung nhiều ở tỉnh, trung ương; sự tham gia của tuyến huyện, xã còn hạn chế. Thêm nữa, việc đào tạo nâng cao năng lực CBYT chủ yếu tập trung ở tuyến TW và các địa phương có dự án…

Do đó, ThS. Ngọc cho rằng cần củng cố chất lượng, kiểm soát chất lượng ghi nhận ung thư; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực tuyến huyện, xã; chuyển từ sàng lọc định hướng sang hình thức sàng lọc chủ động; Xây dựng, triển khai các can thiệp dự phòng các yếu tố nguy cơ của ung bướu.

Về vấn đề này, TS. Bình cũng khuyến nghị cần phát triển mạng lưới ung thư để phát hiện sớm. Cố gắng phát hiện nhiều bệnh nhân ở giai đoạn I,II. “Đất nước nghèo, bệnh nhân nghèo thì càng nên phát hiện sớm để điều trị ít tiền mà kết quả lâu dài tốt”- TS. Bình cho hay.

Theo Suckhoedoisong.vn

Triệu chứng trong thời kì đầu của bệnh ung thư

Ung thư cũng có những dấu hiệu, nếu chú ý có thể chẩn đoán bệnh sớm hơn. Dưới đây là một số triệu chứng trong thời kì đầu của bệnh ung thư:

1/ Thường xuyên sốt cao không rõ nguyên nhân, chân răng chảy máu một thời gian dài không khỏi, xuất huyết dưới da.

2/ Gan sưng đau.

3/ Ho khan, trong đờm có dính máu, cảm thấy đau, tức ngực… điều trị không khỏi.

trieu-chung-trong-thoi-ki-dau-cua-benh-ung-thu

Ảnh minh họa – Internet

4/ Những phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, sau khi sinh hoạt vợ chồng âm đạo bị ra một ít máu, kinh nguyệt không đều, hoạc mãn kinh mấy năm lại thấy kinh nguyệt trở lại và nhiều khí hư.

5/ Làn da dần bị vàng, bụng trên có khối u nhưng không thấy đau bụng. Hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như vú, cổ hoặc bụng… xuất hiện khối u to dần lên. Nốt ruồi tự nhiên to lên, cảm thấy ngứa, loét, rỉ máu và đau, hoặc lông mọc trên nốt ruồi bị rụng.

6/ Đi tiểu ra máu nhưng không cảm thấy đau và cũng không rõ nguyên nhân. Những chỗ bị viêm loét lâu ngày không lành. Người gầy rộc đi, cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và đặc biệt là không thích ăn thịt.

7/ Những phụ nữ tuy không có thai và cũng không cho con bú, nhưng đầu vú lại rỉ ra nước, hoặc sờ nắn cũng thấy rỉ ra nước.

8/ Đầu càng ngày càng đau, buồn nôn, đôi lúc tự nhiên không nhìn thấy gì, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

9/ Khi đi lại hai chân cảm thấy không có sức, không bình thường, sự phối hợp không đồng đều; hoặc đại, tiểu tiện không khống chế được.

10/ Không bị áp lực mạnh từ bên ngoài nhưng lại gãy những xương to như xương hông, xương đùi…

11/ Khi nuốt có cảm giác nghẹn, đau hoặc thức ăn trôi xuống chậm.

12/ Hay bị ngạt mũi, thường xuyên bị chảy máu mũi, hoặc trong nước mũi có lẫn máu, đồng thời bị đau nửa đầu, cảm thấy chóng mặt, ù tai và sờ thấy đằng sau tai có hạch.

13/ Thay đổi thói quen đi đại tiện, hoặc thường xuyên bị đi ngoài hay táo bón, trong phân có vết máu đặc, phân loãng và dẹp.

14/ Niêm mạc miệng hoặc cửa mình của chị em phụ nữ hay đầu bộ phận sinh dục của nam có những chấm trắng lan ra nhanh, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

15/ Khớp xương khuỷu tay và đầu gối của những người ở độ tuổi thanh thiếu niên bị đau và sưng tấy, uống thuốc chữa thấp khớp và thuốc kháng sinh không hiệu quả.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Theo Nguoicaotuoi.org.vn

Chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bạn nên thêm ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau trong thực đơn hàng ngày.

Cà rốt

Cà rốt có chứa beta-carotene và carotenoid, 2 chất này không chỉ tốt cho mắt mà nó còn trực tiếp bảo vệ và chống lại sự hấp thụ của cơ thể với các chất gây ung thư. Bạn có thể ăn sống, nấu chín, hầm hoặc cho chúng vào món salad. Ăn cà rốt hàng ngày sẽ giúp bạn phòng chống được căn bệnh hiểm nghèo.

che-do-an-giup-ngan-ngua-ung-thu

Tin liên quan:

  • Những loại rau phòng bệnh ung thư
  • Vang đỏ làm giảm nguy cơ ung thư phổi
  • Súp lơ có thể giúp ngăn ngừa 5 loại ung thư

Trà xanh

Trà xanh là một thức uống rất nhiều lợi ích sức khỏe của con người. Những chất chống oxy hóa có trong trà xanh có chứa polyphenol giúp ngăn ngừa sự phân chia của tế bào ung thư. Trà xanh có thể dùng bất kỳ thời gian trong ngày, vì vậy chỉ cần chắc chắn rằng bạn có đủ của nó trong nhà.

Đậu

Đậu có thể là món ăn yêu thích của tất cả mọi người nếu biết cách chế biến, nó cũng là thực phẩm phòng chống ung thư hữu hiệu. Đậu giàu chất xơ, protein cao giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Rau diếp

Rau diếp, là loại rau lá xanh chứa chất flavonoid. Flavonoid được nhiều người cho là một chất dinh dưỡng có đủ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

che-do-an-giup-ngan-ngua-ung-thu

Bánh mì

Bánh mì có chứa vitamin B6, vitamin này rất cần thiết để điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, duy trì sự trao đổi chất tế bào máu đỏ và tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh. Chính vì vậy bánh mì là một trong những thực phẩm hiệu quả để ngăn ngừa ung thư.

Theo Danviet.vn

Nam giới ngực to có phải bệnh ung thư?

Nếu nam giới thấy ngực to khác thường và phát triển như nữ giới thì cần phải đi khám chuyên khoa nội tiết. Cháu là nam giới, không có bất thường về giới tính, nhưng tại sao ngực to hơn bình thường? Vòng 1 bất thường đó có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư không?

Lê Vũ Nam (Hải Hậu – Nam Định)

nam-gioi-nguc-to-co-phai-benh-ung-thu

Tuy không có các chức năng về giới tính và sinh sản như phụ nữ nhưng dưới làn da ngực của nam cũng có những cơ vòng như tuyến vú – sắp xếp theo hình mắt lưới và giữa chúng là một màng mỡ mềm mỏng.

Bình thường, các tuyến vú của nam giới không phát triển, vì thế, nếu thấy ngực mình tự nhiên to khác thường và phát triển như của nữ giới, kèm theo đó là một trong những biểu hiện như: bầu ngực có điểm nổi phồng (cách xa đầu vú), to khác thường với đường kính từ 3 – 5cm; điểm nổi phồng bị phủ bằng vài lớp màng mỏng; đầu vú bị rỉ nước nhờn hồng như máu… thì cần phải đi khám chuyên khoa nội tiết, bởi vì có thể đây là hậu quả của sự phân công sai vị trí các hormon (lượng hormon tuyến yên cao hơn lượng androgen).

Khả năng mang bệnh ung thư vú ở đàn ông là rất thấp, chỉ khoảng 0,2%. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc các bệnh viêm gan virut, sưng tinh hoàn, đau dạ dày, viêm phổi ở những người mắc bệnh vú to là khá cao, khoảng 10%.

Trong trường hợp hiện tượng vú to lên với tốc độ chậm, đường kính điểm dày lên quá 2cm có thể dùng thuốc điều chỉnh nội tiết để chữa trị. Sau khi dùng thuốc, bệnh có thể khỏi nhưng sau đó ngực không nhỏ đi là mấy. Trong trường hợp điểm sưng phồng có đường kính lên quá 3cm, có thể phải phẫu thuật.

Th.S Hà Hùng Thủy

Theo Suckhoedoisong.vn

Trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư có mối liên hệ với nhau

Rất nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng không có mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và nguy cơ ung thư, nhưng sự thực thì hai điều này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức YouGov với 2.000 người Anh tham gia. Kết quả thu được rất đáng buồn là có tới 44% số người tham gia cho rằng không có mối liên hệ nào giữa tình trạng béo phì và nguy cơ phát triển ung thư. Cứ 5 người được hỏi thì có 2 người tin rằng chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng mới chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu này được thực hiện cho Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới (WCRF), một tổ chức từ thiện, nhằm thúc đẩy cách phòng ngừa căn bệnh này.

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng lối sống hiện đại bao gồm uống nhiều rượu bia, lười vận động, thừa cân… đang thúc đẩy sự gia tăng của các bệnh ung thư. Thực tế, có tới 2/3 người Anh bị thừa cân hoặc béo phì, trong khi các trường hợp ung thư đã lên tới 331,000 ca một năm.

Trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư có mối liên hệ với nhau

Giáo sư Martin Wiseman, cố vấn về y tế và khoa học cho Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cho biết: “Thực tế là rất nhiều người không biết rằng trọng lượng không lành mạnh và nguy cơ ung thư có liên quan chặt chẽ với nhau và điều này là vô cùng đáng lo ngại. Nghiên cứu khoa học cho thấy bị thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến 8 loại ung thư, bao gồm: ung thư ruột, buồng trứng, tử cung, tuyến tụy, túi mật, thận, thực quản, và ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Lượng mỡ trong cơ thể có liên quan đến 16% các trường hợp ung thư vú, 15% các trường hợp ung thư tuyến tụy và 14% các trường hợp ung thư ruột”.

Cũng theo nghiên cứu này, 1/3 số người được hỏi tin rằng nguy cơ phát triển bệnh ung thư chủ yếu là do tiền sử gia đình của bệnh nhân mặc dù thực tế chỉ có 5-10% bệnh ung thư có liên quan đến gen di truyền.

Các nhà khoa học ước tính nhiều trường hợp ung thư mỗi năm có thể được ngăn ngừa nếu tất cả mọi người ở nước Anh nói riêng, trên thế giới nói chung duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Giáo sư Wiseman nói: “Hầu hết mọi người không muốn thừa cân, nhưng lối sống hiện nay như ăn một chế độ ăn uống thiếu chất, không chịu vận động… có thể dẫn đến tình trạng tăng cân dần dần. Cách giữ trọng lượng tốt nhất là nên thay đổi lối sống, tăng cường ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên cám, ăn nhiều rau củ quả và tăng cường hoạt động hàng ngày…”.

Theo báo cáo đưa ra vào đầu tháng 8, các nhà khoa học Anh đã tính toán rằng có tới 12.000 bệnh ung thư một năm có liên quan đến béo phì. Nếu người Anh tiếp tục duy trì lối sống như hiện nay thì con số này có thể sẽ lên đến gần 4.000 trường hợp ung thư thêm một năm vào năm 2026, họ nói.

Theo Afamily.vn

Cải xoong có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư

Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, ăn cải xoong thường xuyên có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Đây cũng có thể là món ăn đặc biệt cho những người hút thuốc, người dễ mắc bệnh ung thư.

Cải xoong là một loài họ hàng hoang dã của cải bắp và bông cải xanh, thường mọc ở những dòng nước sạch, chảy nhanh. Cải xoong được người Hy Lạp cổ đại đánh giá cao. Hippocrate – cha đẻ của nền y học hiện đại, đã lựa chọn đưa bệnh viện của ông tới cạnh những dòng suối ngập tràn cải xoong.

Hiện nay, cải xoong thường chỉ chiếm một diện tích nhỏ để trang trí trong các món salad. Nếu đặc tính chống ung thư của nó được xác nhận, cải xoong sẽ trở thành “ngôi sao” trong các thực đơn trên toàn thế giới.

cai-xoong-co-the-ngan-ngua-mot-so-benh-ung-thu

Một nghiên cứu năm 2010 được tiến hành bởi trường Đại học Southampton (Anh quốc) chỉ ra rằng, một loại chất trong cải xoong có tên là phenylethyl isothiocyanate có thể ngăn chặn ung thư. Nó ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới và do đó ngăn cản các khối u nhận được chất dinh dưỡng và phát triển.

Ngoài ra còn một tin tốt về loài thực vật thủy sinh nhỏ bé này. Một nghiên cứu năm 2007 công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Hoa Kỳ, khám phá rằng ăn rau cải xoong có thể giảm tổn thương ADN gây ung thư. Nó cũng có thể giúp các tế bào phòng chống tổn thương ADN trong tương lai.

Cả 2 nghiên cứu này đều được tiến hành thực tế thông qua việc ăn rau cải xoong, hơn là tiến hành thí nghiệm trong các ống nghiệm hóa học. Cả 2 nghiên cứu đều phát hiện ra rằng, ăn 80 gram rau cải xoong mỗi ngày đủ để thấy được các lợi ích của nó. Rau cải xoong không chỉ ngon, ít calo mà còn đầy đủ vitamin A, vitamin C và i ốt.

Bạn có thể bổ sung thêm rau cải xoong trong món salad của mình với củ cải đường tươi, hay trộn với muối biển, tiêu xay tươi, nước cốt chanh và dầu ô liu nguyên chất. Hoặc bạn có thể trộn cải xoong với dầu cá, như cá thu chẳng hạn, để làm sống động thêm món salad buồn chán. Bạn cũng có thể làm món súp ngon miệng với rau cải xoong, hành và khoai tây.

Theo Nguoiduatin.vn

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư túi mật

Triệu chứng sớm ung thư túi mật không rõ ràng, hoặc chỉ có những triệu chứng như viêm túi mật mãn tính, chẩn đoán sớm tương đối khó, một khi xuất hiện triệu chứng đau liên tục vùng bụng trên, nổi u, vàng da,…bệnh có thể đã phát triển đến giai đoạn muộn. Do đó, những người cảm thấy bất thường ở vùng túi mật hoặc đau bụng, đặc biệt là bệnh nhân trên 50 tuổi đang bị chứng viêm túi mật, sỏi mật, polip, thì nên đi siêu âm định kỳ, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm.
dau-hieu-nhan-biet-benh-ung-thu-tui-mat

Triệu chứng của ung thư túi mật

1, Triệu chứng hệ tiêu hóa:

đa số bệnh nhân (90%) xuất hiện triệu chứng tiêu hóa bất thường, sợ dầu mỡ, ợ, chán ăn,…những triệu chứng này đều là do chức năng mật bị kém đi, không thể tiêu hóa được chất béo gây ra.

2, Đau vùng bụng trên bên phải

: 80% bệnh nhân mắc đồng thời sỏi mật, do đó mà xuất hiện những triệu chứng giống như viêm túi mật, sỏi mật. Trong đó triệu chứng đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên bên phải, có khi kèm theo cơn đau dữ dội đau lan về phía vai phải, đây chính là dấu hiệu thường thấy nhất ở ung thư túi mật.

3, Bụng trên bên phải có khối u:

có đến một nửa số bệnh nhân có hiện tượng khối u ở bụng trên hoặc bụng trên bên phải, đa số là túi mật tăng kích thước. Thứ nhất là do khối u tăng kích thước rất nhanh, làm tắc nghẽn ống mật khiến cho túi mật phình to; thứ 2 là khối u xâm lấn hành tá tràng gây tắc nghẽn, và xuất hiện đồng thời những triệu chứng của tắc nghẽn; Ngoài ra khi khối u xâm lấn đến gan, dạ dày, tuyến tụy,…cũng có thể xuất hiện triệu chứng khối u ở vùng tương ứng. Bệnh nhân khi phát hiện những triệu chứng trên cần tiến hành siêu âm kiểm tra ngay, chẩn đoán chính xác bệnh.

4, Vàng da và ngứa da:

Luôn xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn, do tổ chức ung thư xâm lấn vào ống mật hoặc di căn đến tuyến hạch chèn ép ống mật khiến cho ống mật bị tắc nghẽn gây ra, dịch mật do gan tiết ra không đi được đến đường ruột một cách thuận lợi, từ đó mà trào ngược vào máu biểu hiện ra ngoài là da bị nhiễm sắc vàng, đa số kèm theo hiện tượng ngứa da không làm sao giảm được, những triệu chứng này càng nặng hơn về đêm. Bệnh nhân bị vàng da có thể chụp MRI để kiểm tra, xác minh rõ tình trạng bệnh.

5, Sốt và giảm cân:

ước có khoảng 25% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, phần nhiều là do nhiễm trùng đường mật liên tục gây ra. Bệnh nhân giai đoạn cuối thường kèm theo giảm cân nhanh chóng, thậm chí còn suy kiệt sức lực. Bệnh nhân giai đoạn muộn đề nghị tiến hành xét nghiệm chỉ số chỉ điểm khối u trong máu, để từng bước xác minh sự phát triển của bệnh.
Chuyên gia bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu nhắc nhở: nếu bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường kể trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện tiến hành kiểm tra điều trị, tránh để lỡ mất thời gian điều trị thích hợp nhất.
Theo Asiancancer.com
The post Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư túi mật appeared first on Tin Sức Khỏe.

Sự khác biệt của bệnh ung thư ở người lớn và trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả của các đợt trị liệu và điều kiện chữa trị cho các bệnh nhi không hoàn toàn giống với các bệnh nhân trưởng thành.

Nếu như môi trường sống bên ngoài được xem là một trong những nguyên nhân lớn gây nên ung thư ở người lớn thì nó lại không ảnh hưởng rõ rệt đến thế hệ trẻ. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây ung thư ở các bệnh nhân nhí là sự biến đổi DNA trong các tế bào. Những thay đổi này có thể diễn ra rất sớm, thậm chí là khi các em còn đang trong bụng mẹ.

su-khac-biet-cua-benh-ung-thu-o-nguoi-lon-va-tre-em

Nguyên nhân chính gây ung thư ở trẻ em là do sự biến đổi DNA trong các tế bào.

Không chỉ có sự khác biệt trong nguyên nhân gây bệnh, ngoại trừ những trường hợp không thể xác định nhân tố chính xác dẫn tới ung thư thì những bệnh nhi có xu hướng đạt hiệu quả cao hơn so với người trưởng thành trong các đợt hóa trị. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo phương pháp này sẽ gây nên những tác dụng phụ về lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, sau khi được điều trị, trẻ em cần được theo dõi sát sao và thường xuyên.

Nếu như trước đây tất cả các bệnh nhân ung thư đều được điều trị trong một khoa thì từ những năm 1960, do có sự khác biệt về diễn biến bệnh, các bệnh nhi được điều trị tại các trung tâm y tế dành riêng. Phục vụ tại các trung tâm này là đội ngũ chuyên gia riêng.

Ở các trung tâm này có sự hiện diện của các nhà tâm lý học, chuyên viên xã hội học, chuyên viên dinh dưỡng, phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Đội ngũ nhân viên hùng hậu này có trách nhiệm giúp các bệnh nhi vượt qua nỗi đau tinh thần, có chế độ ăn uống hợp lý, giáo dục kiến thức trong quá trình điều trị.

Theo Kienthuc.net.vn