Lưu trữ cho từ khóa: bệnh tiêu hóa

Ung thư đại trực tràng và bệnh tiêu hóa dễ bị nhầm lẫn

Ung thư đại trực tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm, triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, khi nhận biết được thường là chảy máu ở hậu môn, đầy bụng, đi cầu nhiều hoặc bị táo bón, tiêu chảy…

Ung thư đại trực tràng – bệnh dễ mắc thời nay

Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong 5 loại bệnh ung thư thường gặp nhất, có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây còn là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư vú.

Ung thư đại trực tràng là ung thư bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng (phần cuối của ruột già dẫn đến hậu môn). Đến nay nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng còn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ như ăn nhiều chất béo, tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, tuổi tác (trên 50 tuổi) và các tổn thương tiền ung thư như bệnh đa polyp, u nhung mao, viêm loét đại trực tràng và ống hậu môn mạn tính được coi là có liên quan mật thiết đến loại bệnh này.

Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, triệu chứng ban đầu của ung thư đại trực tràng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các loại bệnh tiêu hóa khác. Trong đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm. Triệu chứng của ung thư đại trực tràng khi nhận biết được thường là chảy máu ở hậu môn; thay đổi thói quen ở ruột, như là đi cầu nhiều hơn bình thường hay là thường bị táo bón và tiêu chảy; sụt cân, chán ăn; đầy bụng khó chịu; thiếu máu, mất máu, cơ thể mệt mỏi, chống mặt, hoa mắt.

Triệu chứng chảy máu hậu môn cũng có thể nhầm lẫn với bệnh trĩ. Hai bệnh này thường có nhiều điểm giống nhau về triệu chứng nhưng có thể phân biệt là nếu bị ung thư thì người bệnh sẽ bị sụt cân rất nhiều và nhanh trong một thời gian ngắn.

Ung thư đại trực tràng và bệnh tiêu hóa dễ bị nhầm lẫn

Điều trị ung thư đại trực tràng

Hiện có các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng chính là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, và điều trị trúng đích. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào và phác đồ điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, các bệnh lý liên quan, phụ thuộc vào bác sĩ, điều kiện của bệnh viện và khả năng đáp ứng của người bệnh.

Theo tiến sĩ Khoo Kei Siong – bác sĩ đang hợp tác hỗ trợ chuyên môn ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc, TS. Khoo hiện là chuyên gia tư vấn cấp cao, Trưởng khoa nội Ung thư, Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) và Ủy ban cố vấn y khoa, Bộ Y tế Singapore, biện pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u là tối ưu cho loại ung thư này và sau đó là áp dụng liệu pháp hóa trị.

Thông thường, ở giai đoạn 1 phương pháp điều trị chỉ cần phẫu thuật là đủ. Giai đoạn 2 và 3 điều trị thường được điều trị bằng phẫu thuật kèm với hóa trị và xạ trị nhằm tăng khả năng phục hồi. Trường hợp khối u to hay nằm gần hậu môn, hóa xạ trị sẽ được thực hiện trước khi phẫu thuật. Và với giai đoạn 4, phương pháp điều trị chính thường là hóa trị nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Phát hiện sớm, cơ hội sống tăng

Tuy là loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn cũng không hề thấp. Ở giai đoạn sớm cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau 5 năm là 75 – 90%, cơ hội giảm còn 60% ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 là 30 – 45% và ở giai đoạn 4 thì cơ hội không cao mặc dù vẫn nhiều trường hợp sống sau 5 năm điều trị nếu được điều trị tích cực.

Hiện nay, người bệnh ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác tại Việt Nam có thêm cơ hội chữa trị ung thư với tiến bộ y tế ở Singapore với sự hợp tác giữa Bệnh viện Thu Cúc và đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ các bệnh viện lớn của Singapore như TS.BS Zee Ying Kiat – chuyên gia điều trị ung thư đường tiêu hóa, TS.BS Khoo Kei Siong, PGS.TS.BS Ang Peng Tiam…

TS.BS Zee Ying Kiat chia sẻ về phương pháp chữa trị ung thư trong Hội thảo Ung thư tổ chức tại Bệnh viện Thu Cúc

Đặc biệt, người bệnh không cần ra nước ngoài vì việc điều trị được tiến hành trực tiếp tại Bệnh viện Thu Cúc. Ở đây đáp ứng mọi điều kiện về thiết bị y tế và môi trường điều trị tương đương với điều trị ở Singapore. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cũng đều được đào tạo bài bản ở Singapore giúp hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị.

Đây cũng là một lựa chọn tốt giúp những người đang điều trị ung thư đại trực tràng hoặc bất kỳ bệnh ung thư nào khác đang chữa trị ở Singapore giảm bớt gánh nặng khi điều trị ở nước ngoài mà vẫn duy trì được điều kiện điều trị tương đương. Khi chuyển về Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được hưởng bảo hiểm theo đúng quy định của nhà nước.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Khoa Ung Bướu – Singapore

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline : 0907245888

Email : [email protected]
/* */

Website : ungbuouvietnam.vn

Xem thông tin đội ngũ bác sĩ: http://ungbuouvietnam.com/doi-ngu-bac-sy/

Theo Tintuconline.com.vn

Những triệu chứng khó chịu thường gặp ở đường tiêu hóa

Trào ngược axit, viêm dạ dày hay ăn không tiêu đều khiến bạn mệt mỏi. Dưới đây là những biện pháp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa mà bạn thường gặp.

5 triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa phổ biến nhất là đầy hơi, trào ngược dạ dày, đau bụng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu… Hãy học cách xử trí những triệu chứng này tại đây.

Đầy hơi

Khi bạn bị đầy hơi, bụng sẽ chứa đầy khí gas, gây đau, tức bụng và ợ nóng. Để phòng bệnh bạn nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ngọt. Cách chữa nhanh trong trường hợp khẩn cấp là uống thật nhiều nước để nhanh chóng giải phóng gas tích tụ trong dạ dày và ruột, đồng thời kết hợp động tác yoga ngồi ép bụng vào gối. Đây là động tác rất hữu hiệu, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ khí gas dư thừa.

Trào ngược dạ dày

Bạn  bị trào ngược dạ dày khi lượng axit trong dạ dày tăng cao, triệu chứng thường thấy là ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, thỉnh thoảng sẽ đi kèm cảm giác khó thở và đau vùng thượng vị. Nguyên nhân chính là do bạn bỏ bữa nên khi bạn ăn lượng axit thừa sẽ phản ứng và trào ngược gây khó chịu.

Cách khắc phục là thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ.

nhung-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa

Ảnh minh họa

Đau bụng tiêu chảy

Cơ thể mệt mỏi kết hợp với việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân chính của chứng tiêu chảy. Người bệnh thường đau bụng dưới dữ dội, đi ngoài nhiều, dễ bị kiệt sức.

Trong trường hợp không may bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.

Táo bón

Chế độ ăn nhiều thịt và tinh bột nhưng thiếu các loại chất xơ từ rau củ quả sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Tuy không gây đau bụng quá nhiều như các loại bệnh về dạ dày và ruột khác nhưng về lâu dài, người bệnh có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, nhiễm trùng,… Trong trường hợp này, sinh tố hoa quả hoặc ăn các thực phẩm có tính mát, nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu… có thể giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón.

Khó tiêu

Những nguyên nhân gây khó tiêu bao gồm việc dị ứng men lactose của sữa, ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nếu từng có tiền sử bị chứng khó tiêu bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Bạn nên dùng các thực phẩm mềm, ăn nhiều rau, nhai kỹ và tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc phù hợp để cải thiện chứng bệnh này.

BACSI.com (Theo Trithuctre)

Xơ gan có lây lan không?

Thưa BS, tôi đưa mẹ tôi đi khám thì phát hiện bị xơ gan. Hiện gia đình tôi rất lo. Xin hỏi BS bệnh xơ gan có lây không? - (Trần Thị Tươi – Nam Định)

xo-gan-co-lay-lan-khong

BS Châu Thị Kiều Oanh:

Bạn Tươi thân mến,

Xơ gan là bệnh lý không lây truyền từ người này sang người khác. Chỉ có nhiễm siêu vi B, C thì sẽ lây qua đường máu và từ mẹ sang con khi mang thai. Bạn và gia đình yên tâm nhé.

Tuy nhiên nguyên nhân gây xơ gan thì có nhiều: do uống rượu, mắc bệnh đường mật kéo dài, nghẽn tĩnh mạch gan, rối loạn miễn dịch, độc chất, bẩm sinh.

Dấu hiệu điển hình của bệnh xơ gan là người bệnh thấy mệt mỏi chán ăn, sút cân, rối loạn tiêu hóa, da vàng, giảm ham muốn tình dục. Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu trên và dựa vào 2 biểu hiện chính suy tế bào gan, tăng áp lực tỉnh mạch cửa để tiên lượng và điều trị.

Mẹ bạn mới phát hiện, nên điều trị sớm thì sẽ cho kết quả tốt. Nên uống thuốc đều, kiêng rượu bia và có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Đặc biệt nên uống nhiều nước và hạn chế ăn mỡ động vật. Hằng ngày bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.

Chúc mẹ bạn mau khỏe!

(Theo Alobacsi)

Thường xuyên buồn nôn sau khi ăn?

Khoảng vài tuần nay, em rất hay bị đầy hơi, trướng bụng và đau ở vùng trên rốn, nhất là sau khi ăn, thậm chí thỉnh thoảng còn bị nôn ra thức ăn vừa mới ăn. Ngoài ra, bụng em thường xuyên sôi ùng ục hoặc phát ra những tiếng kêu róc rách mỗi khi em nằm hay ngồi gập đầu gối lên. Tình trạng này khiến em trở nên gầy gò, xanh xao, mệt mỏi, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào là đau nhiều hơn. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có bị bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn!

(wing_an…@yahoo.com).

buon-non

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải chứng hẹp môn vị.

Đây là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân lành tính nhưng cũng có trường hợp ác tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

Dạ dày của người bình thường gồm tâm vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hang vị, môn vị. Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng, đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn và liên quan mật thiết với các bộ phận khác của dạ dày. Vì vậy mỗi khi một bộ phận nào đó của dạ dày bị tổn thương (viêm, loét, ung thư) đều có ảnh hưởng đến môn vị, và ngược lại.

Hẹp môn vị thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể diễn biến trong thời gian dài. Một số trường hợp do dạ dày hoặc tá tràng bị viêm cấp kéo theo làm hẹp môn vị nhưng qua đợt cấp này thì môn vị lại trở về trạng thái ban đầu.

Bên cạnh những nguyên nhân gây hẹp môn vị lành tính thì có không ít nguyên nhân ác tính như do ung thư hang vị hoặc ung thư môn vị. Chính các khối u này làm chít hẹp lòng của môn vị kèm theo sự viêm nhiễm làm cho thức ăn và dịch vị rất khó hoặc không thể đi qua để xuống ruột. Khối u càng lớn thì sự chít hẹp môn vị càng nhiều và tỉ lệ ung thư vùng hang vị, môn vị dạ dày chiếm khá cao, có khi lên tới 60% các trường hợp ung thư khác của dạ dày (bờ cong nhỏ, tâm vị,…).

Ngoài ra, cũng có thể gặp hẹp môn vị trong trường hợp polýp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh (biểu hiện hẹp môn vị ngay sau khi trẻ sinh ra) hoặc hẹp môn vị do nguyên nhân ngoài dạ dày, ví dụ như u hoặc ung thư đầu tụy.

Mọi trường hợp khi xác định bị bệnh về dạ dày – tá tràng cần được điều trị tích cực, đúng phác đồ và kiêng khem đúng mực để bệnh chóng bình phục, tránh xảy ra hiện tượng viêm mãn tính hoặc loét dẫn đến hẹp môn vị.

Hiện nay, để xác định bệnh của dạ dày thì ngoài khám lâm sàng, chụp X-quang thì nội soi dạ dày (gây mê hoặc không gây mê) đang là một bước tiến mới trong chẩn đoán bệnh. Chụp dạ dày sẽ được thể hiện tình trạng của dạ dày, môn vị và tá tràng. Khi hẹp môn vị thường dạ dày giãn to, sa dạ dày và thức ăn còn tồn đọng nhiều trong dạ dày.

Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

 (Theo Kenh14)

Thực phẩm tạo điều kiện cho “táo bón” ghé thăm

Ăn nhiều chúng có thể gây ra chứng khó tiêu đó!

Thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu,…) thường được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Tiếc thay, khi nấu chín, thịt cung cấp một lượng protein cực thấp, thậm chí là 0%. Hơn nữa, cơ thể chúng ta cũng cần đến hơn 90 giờ đồng hồ mới tiêu hóa hết lượng thịt vừa nạp. Vì thế, nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ dễ bị khó tiêu và ợ chua đấy!

Các thực phẩm, thức uống nhiều đường

Các loại đường trong bánh kẹo, nước ngọt có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Hơn nữa, nếu thức ăn ứ đọng trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dễ dẫn đến bụng chướng căng. Vì vậy, các ấy sẽ có cảm giác no, ăn kém đi, khó chịu, dễ nôn ói…

Các sản phẩm từ sữa

Những sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem… giàu chất béo bão hòa và ít chất xơ khiến kích thích chứng táo bón phát triển, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Các loại thực phẩm, đồ uống chứa cafein

Cafein làm gia tăng khả năng mất nước và từ đó làm tăng nguy cơ táo bón. Ngoài ra, dư thừa lượng cà phê trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng  bồn chồn, mất ngủ, tiểu rắt và trầm cảm. Dùng các sản phẩm chứa nhiều cafein cũng có thể làm tăng áp lực nội nhãn chúng mình nữa đấy!

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ăn khô, quả xanh, uống không đủ nước, lười vận động cũng tạo điều kiện cho chứng táo bón ghé thăm nữa.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đây là một tin xấu cho những tín đồ của thức ăn nhanh. Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn và tinh chế đều có hại đến dạ dày, gây khó tiêu. Trong đó, đối với thực phẩm đông lạnh, hàm lượng natri chứa tới 500mg có thể khiến cơ thể bị giữ nước và đầy hơi đó các ấy ạ!

(Theo Kenh14)

Củ cải tốt cho tiêu hoá

Ở các nhà hàng truyền thống Nhật Bản, các món rán hoặc cá sống luôn được dọn kèm củ cải mài nhỏ hoặc thái nhỏ để trợ giúp việc tiêu hoá chất béo và đạm trong các thức ăn này.

Nước cốt củ cải sống có rất nhiều chất tương tự men tiêu hoá của con người, chẳng hạn men như diastase, amylase và esterase phụ giúp chuyển hoá chất bột, dầu mỡ, đạm thành những phân tử sẵn sàng được đồng hoá. Bởi vậy, nước củ cải rất có lợi cho những ai gặp vấn đề về tiêu hoá.

Tuy nhiên, nước củ cải ép phải được dùng ngay vì chỉ cần để trong vòng 30 phút, một nửa chất men tiêu hoá sẽ bị mất đi.

Phản ứng của chất men trong nước củ cải sống đã được các nhà khoa học Nhật Bản chú ý. Họ đã khám phá ra rằng nước ép củ cải có công dụng ngăn chặn sự hình thành những chất hoá học nguy hiểm trong cơ thể.

Nitrosamine, một chất có khả năng gây ung thư có thể được tạo ra trong dạ dày từ những chất hóa học có sẵn ở cả thực phẩm thiên nhiên và chế biến sẵn. Nước củ cải sống chứa chất phenolic có thể chặn đứng phản ứng có khuynh hướng nguy hiểm này. Vì vậy, nó có thể giảm bớt nguy cơ ung thư.

Theo Thời Trang Trẻ

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị

Chứng táo bón là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị
Táo bón luôn là nỗi sợ hãi đối với trẻ nhỏ mỗi lần đi đại tiện.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng trình bày tại hội thảo khoa học về bệnh táo bón do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM tổ chức ngày 1-7-2010)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới táo bón ở trẻ dưới 2 tuổi còn bú mẹ là do sai lầm trong chế độ ăn: ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, nhưng nếu mẹ bị táo bón thì con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón! Trẻ uống ít nước, ăn thiếu, ăn ít cũng dễ bị táo bón.

Ở trẻ lớn, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sai lầm trong chế độ ăn uống, uống không đủ lượng nước, ăn ít hoa quả tươi… đều có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, phải kể đến một số yếu tố như yếu tố tinh thần, do dùng thuốc kháng sinh, giảm ho có codein, do giảm trương lực ruột, bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa…

Trẻ bị táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột, có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ. Bị sa trực tràng (lồi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi trẻ táo bón: mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị cho mẹ: ăn nhiều rau xanh, quả chín, uống nhiều nước. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín. Lựa chọn thuốc điều trị phải tuyệt đối an toàn cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Theo Lương Y Trần Văn Đồng  – Lương Y có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị sỏi thận, mất ngủ, táo bón: “nguyên tắc điều trị táo bón ở trẻ em là phải nhuận tràng, thông đại tiện kết hợp với bổ huyết, sinh tân, kiện tỳ vị vì công năng của hệ tiêu hóa ở trẻ còn yếu. Sử dụng các biện pháp chỉ thiên về nhuận xổ, tẩy, bơm thụt…cũng có nghĩa là mới giải quyết được phần “ngọn”. Táo bón sẽ nhanh chóng quay trở lại với mức độ ngày càng nặng hơn.”

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị

Trên cơ sở lý luận đó kết hợp tôn chỉ hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ, công ty Cổ phần Nam Dược đã cho ra đời sản phẩm Nhuận Tràng BaBy. Sản phẩm dạng siro thảo dược với công thức được đặc chế dành riêng cho trẻ em, giúp loại trừ táo bón tận gốc ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Nhuận Tràng BaBy có Phan tả diệp- nhuận tràng, thông đại tiện kết hợp với Đương quy, Bạch thược- bổ huyết, Mạch môn – sinh tân, Cam thảo – bổ tỳ và Mật ong – nhuận tràng nhanh chóng giúp trẻ tiêu tích trệ ở đại tràng, làm hết táo bón sau đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa ở trẻ, ngăn chặn táo bón tái diễn.

Để biết thêm thông tin và sử dụng Nhuận Tràng Baby hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể gọi tổng đài tư vấn bệnh táo bón ở trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh: 043.564.2503 – 083.868.5505 hoặc truy cập website: www.taobon.com.vn

Lưu ý cho người bị trĩ khi đi vệ sinh

Nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh tiêu hóa cho thấy ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt như hiện nay sẽ tốt cho người bị bệnh trĩ và u đại tràng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng xí bệt lại đang chiếm ưu thế. Làm thế nào dung hòa 2 yếu tố này?

Một nghiên cứu được xuất bản bởi các nhà khoa học Israel trên tạp chí Bệnh tiêu hóa và Khoa học cho thấy ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt là cách ngồi tự nhiên và cơ thể ít phải gắng sức hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột như bệnh trĩ hay u đại tràng (2 chứng bệnh đều gây sưng nề ruột).

TS Charles Murray, chuyên gia tiêu hóa và là thư ký Hiệp hội Dạ dày - Ruột Anh, cho biết: Phần lớn chúng ta đều coi nhẹ việc đi vệ sinh và tin rằng ngồi xí bệt tốt hơn xí xổm nhưng nó thực sự là một quá trình sinh lý rất phức tạp.

Ông khuyên những bệnh nhân đang gặp khó khăn với các vấn đề đường ruột nên kê một cái ghế dưới chân khi ngồi xí bệt vì điều này sẽ giúp mô phỏng tư thế cơ thể giống như khi ngồi xổm. “Việc đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm và gập người về phía trước khi đi vệ sinh sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể, giúp tăng lực đẩy tự nhiên cho hệ tiêu hóa mà không cần phải gắng sức”, TS Murray giải thích.

Ngoài ra, nâng cao chân theo cách này một cách thường xuyên cũng sẽ rút ngắn thời gian đi vệ sinh và giảm được áp lực, căng thẳng cho đường ruột.

Nhân Hà / Theo DM