Lưu trữ cho từ khóa: bệnh sốt xuất huyết

Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh sốt xuất huyết

Thời điểm hiện tại, đang là giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, nhiều người dân thường có thói quen tự mua thuốc uống, và cho rằng cứ uống thuốc là khỏi.
Chính tư duy này đã dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc và sử dụng thuốc không đúng cách, do vậy nhiều ca bị tai biến nặng.

Tránh thói quen tự ý dùng thuốc

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn Aedes Aegypti hút máu truyền siêu vi trùng từ người bị bệnh sang người lành. Người bị bệnh SXH thường bắt đầu sốt với 3 đặc điểm: sốt đột ngột, sốt cao và sốt liên tục từ 39 đến 40oC trong 3-4 ngày.
Khi có dấu hiệu bị bệnh SXH, bệnh nhân đều phải nhập viện điều trị theo phác đồ riêng, bởi nếu điều trị không đúng thì bệnh cũng có thể dẫn đến một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc luôn cảnh giác, đó là sốc (shock). Đây là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH, dễ dẫn tới tử vong.Vì vậy khi có các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
luu-y-khi-dung-thuoc-tri-benh-sot-xuat-huyet
Sốt xuất huyết biểu hiện dưới da
Đối với thuốc càng phải thận trọng và không được tự ý dùng. Nếu sốt cao trên 39oC có thể dùng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, không hạ sốt bằng nước đá lạnh vì sẽ gây co mạch và rét run.Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol (pa-ra-cê-ta-môn) đơn chất.
Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin (át – pi – rin), ibuprofen (i-bu-prô-phen) để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Không dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng với virut. Cần bù dịch sớm bằng đường uống như nước oresol, nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng với muối.

Không lạm dụng thuốc diệt muỗi

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng, nhất là thuốc diệt muỗi, phổ biến là hương muỗi và bình xịt. Ngoài ra còn có loại dạng bột, dạng kem và dạng viên. Đối với các loại thuốc được phép lưu hành như bình xịt Mosfly, Raid, nếu sử dụng không đúng quy cách vẫn có thể gây hại, gây ngộ độc, dị ứng, đau đầu, chóng mặt, suy hô hấp, gây tổn thương gan, phổi…
Bên cạnh một số sản phẩm trên, có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, trôi nổi trên thị trường, không có chỉ dẫn bằng tiếng Việt (cách phun, nồng độ). Do vậy, người dân cần phải cảnh giác vì đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu do hít phải hơi độc.
luu-y-khi-dung-thuoc-tri-benh-sot-xuat-huyet
Muỗi alnophen gây bệnh sốt xuất huyết
Theo các nhà chuyên môn thì: các loại thuốc diệt muỗi dạng lỏng nguy hiểm hơn dạng rắn có cùng nồng độ vì dạng lỏng xâm nhập qua da dễ dàng hơn. Các sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh diệt côn trùng càng mau chết thì gây độc cho người càng cao. Nếu sử dụng vô tội vạ các loại thuốc diệt muỗi, rất dễ gây ngộ độc trường diễn, làm tổn thương gan, phổi, nhất là khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Những sản phẩm thuốc diệt côn trùng được phép lưu hành đều ít mùi, không gây dị ứng, hắt hơi, nhức đầu có thể diệt côn trùng trên diện rộng, hiệu lực cao chỉ độc với côn trùng, không động với người và động vật máu nóng.
Khi phun các loại thuốc này hóa chất sẽ bám trên bề mặt tường, côn trùng đậu vào sẽ bị hóa chất làm tê liệt hệ thần kinh và chết. Thông thường thuốc có tác dụng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, khi phun thuốc phải đúng quy trình (Phải do đơn vị có chuyên môn thực hiện). Nên để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già ra khỏi khu vực phun từ 30 – 60 phút để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Người dân cần thận trọng, kẻo lại phòng được bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền nhưng lại bị ngộ độc do chính loại thuốc diệt muỗi.
Theo Afamily.vn
The post Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh sốt xuất huyết appeared first on Tin Sức Khỏe.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thế nào?

Gần nhà tôi có nhiều trẻ và người lớn bệnh sốt xuất huyết phải đi bệnh viện điều trị. Xin hỏi bác sĩ, làm sao biết bị sốt xuất huyết? - (Lê Thị Nhàn – nhanle…@ymail.com).

bieu-hien-cua-benh-sot-xuat-huyet-the-nao

Ảnh minh họa

Bạn Nhàn thân mến,

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền do virus Dengue gây ra, muỗi là côn trùng làm lây bệnh do chúng đốt người bệnh rồi đốt sang người lành. Muốn biết có bị mắc bệnh phải dựa vào các triệu chứng phân độ sốt xuất huyết như sau:

- Sốt xuất huyết độ 1, bệnh nhân có sốt cao liên tục từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính.

- Sốt xuất huyết độ 2: triệu chứng như độ 1, có thêm xuất huyết dưới da hay gặp ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, sườn. Có thể có mảng bầm tím, chảy máu mũi, lợi, đi tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng; gan to.

- Sốt xuất huyết độ 3: triệu chứng như độ 2, có thêm dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, da lạnh ẩm, bệnh nhân bứt rứt hay vật vã li bì.

- Sốt xuất huyết độ 4: bệnh nhân bị sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Cần biết là bệnh nhân có thể chuyển từ độ nhẹ sang độ nặng.

Sốt xuất huyết độ 1, 2 có thể điều trị tại nhà, chủ yếu là chữa triệu chứng và theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các triệu chứng tiền sốc để kịp thời cứu chữa. Có thể dùng thuốc paracetamol hạ sốt, không dùng các thuốc hạ sốt loại aspirin, analgin, ibuprofen. Cho bệnh nhân uống dung dịch oresol, nước trái cây, nước cháo, truyền dịch.

Nếu sốt xuất huyết độ 3, 4 phải điều trị tại bệnh viện để theo dõi, xử trí sốc… mới tránh được nguy hiểm.

BS Phạm Quốc Tuấn

Theo Suckhoedoisong.vn

Có đến 46 người tử vong do bệnh sốt xuất huyết

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, đến nay đã có 46 người tử vong do mắc bệnh sốt xuất huyết và trong 9 tháng qua có gần 58.000 người mắc bệnh.

Dịch sốt xuất huyết thời gian qua xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên Bộ Y tế đánh giá không có ổ dịch lớn trong cộng đồng, đa phần các trường hợp mắc bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Như vậy, so với cùng kỳ của năm 2011 thì số trường hợp mắc đã tăng hơn 19%, số tử vong tăng 12%.

Hiện nay, một số dịch bệnh đang bùng phát mạnh ở nhiều địa phương như tay chân miệng, sốt xuất huyết… trở thành mối đe dọa sức khỏe của người dân tại nhiều vùng miền. Mặc dù vậy một số địa phương, chính quyền vẫn chưa thực sự quan tâm, kịp thời đầu tư, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Việc thu nhập thông tin về tình hình dịch bệnh tại các bệnh viện của một số nước tiếp giáp biên giới với Việt Nam còn nhiều khó khăn nên còn bị động trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào Viẹt Nam.

Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác y tế dự phòng, ngăn chặn và dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra.

Theo các chuyên gia về dịch tễ, thời tiết mùa Thu-Đông là điều kiện thuận lợi để một số dịch bệnh bùng phát như sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng (nhất là trong trường học).

Để phòng, chống dịch bệnh, người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp duy trì vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, diệt loăng quăng, diệt muỗi và phun hóa chất diệt muỗi… xung quanh môi trường sống không để các tác nhân truyền bệnh như muỗi không có điều kiện phát sinh.

(Theo Phụ nữ online)

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

- Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

- Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

- Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur - TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

- Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

- Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

- Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

- Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: [email protected]

 

Bài thuốc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Mưa nhiều, bệnh sốt xuất huyết đang quay trở lại. Do vậy cần phòng tránh bệnh.

Triệu chứng

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở những nơi ao tù nước đọng chung quanh nhà hoặc những nơi tối tăm, ẩm thấp. 2 biểu hiện nổi bật của SXH Dengue là sốt và xuất huyết. Bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch. Bệnh diễn tiến cấp tính, rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp kịp thời.

Vị thuốc kim ngân hoa – Ảnh: Khánh Vy

SXH có nhiều triệu chứng để nhận bệnh. Sốt cao 39-40 độ C, khởi phát đột ngột, liên tục kèm cảm giác lạnh, không có cơn run kiểu sốt rét. Thuốc giảm sốt có ảnh hưởng ít nhưng không làm hết sốt. Trung bình sốt kéo dài 5-6 ngày. Một số ít trường hợp sốt kéo dài đến 2-3 tuần, sau đó tự hết mà không can thiệp gì. Kèm sốt là cảm giác nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Triệu chứng khác là xung huyết – xuất huyết. Da niêm xung huyết rõ, đặc biệt niêm mạc mắt đỏ sậm, môi đỏ sậm, da mặt ửng đỏ hai bên má, tai. Xuất huyết có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài vài ba ngày nếu nhẹ. Một số ít trường hợp bệnh nặng hơn, xuất huyết kéo dài.

Bài thuốc Đông y

Khi có dấu hiệu SXH, cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Điều cần lưu ý là SXH và sốt vi rút có những đặc điểm giống nhau, vì vậy không nên tự chữa ở nhà, mà phải đến cơ sở y tế. Riêng với những nơi vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận cơ sở y tế có thể điều trị SXH bằng Đông y.

Đông y chữa SXH theo 3 thời kỳ (3 giai đoạn). Với giai đoạn 1 – sốt cao, xuất huyết (nhiệt độc vào phần vệ, phần khí). Lúc này, người bệnh thường sốt cao, người li bì, mệt mỏi, miệng khô, khát nước, nhức mỏi các khớp xương – cột sống lưng, tiểu tiện ít, có khi đỏ, có máu, đại tiện táo, buồn nôn có thể nôn ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa. Trên da có nhiều nốt xuất huyết. Sắc mặt đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa lúc này là: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết, giải độc. Bài thuốc dùng gồm các vị: kim ngân 12 gr, cỏ nhọ nồi 18 gr, mã đề 10 gr, rau má 10 gr, lá tre (trúc diệp) 10 gr, cúc hoa 16 gr, cây cối xay 10 gr, lá khế 10 gr, rễ cỏ tranh 10 gr, sinh địa 10 gr.

Với giai đoạn thanh nhiệt, giải nhiệt (giải độc vào phần dinh, phần huyết). Lúc này ngoài những triệu chứng nói trên, nếu nhiệt vào lạc có thể gây xuất huyết dưới da (ban chẩn), nếu vào mạch gây chảy máu trong (nôn máu, đi tiểu ra máu). Phép chữa lúc này là: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Bài thuốc dùng gồm: cỏ nhọ nồi tươi 16 gr, hạ khô thảo 10 gr, cối xay sao vàng 8 gr, rễ cỏ tranh 16 gr, sài đất 16 gr, hoa hòe sao vàng 10 gr, kim ngân hoa 10 gr, gừng tươi 3 lát.

Giai đoạn 3, bệnh hồi phục. Lúc này hết xuất huyết, người mệt mỏi ăn uống kém, sốt hâm hấp về chiều, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhỏ. Nếu tỳ khí hư (hoặc tỳ dương hư) thì sẽ có triệu chứng mệt mỏi, tay chân lạnh, chán ăn, ra mồ hôi, nước tiểu trong, đại tiện lỏng cho uống bài thuốc. Lúc này dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 12 gr, trần bì 6 gr, bạch biển đậu 12 gr, ý dĩ 10 gr, nhục đậu khấu 8 gr, liên nhục 12 gr, hoài sơn 12 gr, mạch nha 8 gr, kê nội kim 8 gr. Nếu vị âm bất túc, có các triệu chứng chán ăn, miệng khát, môi khô, tiểu tiện ít, táo bón, chất lưỡi đỏ, thì dùng bài thuốc gồm các vị: nhân sâm 10 gr, ngũ vị tử 8 gr, mạch môn 12 gr, thạch hộc 12 gr, sa sâm 12 gr.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cách sắc: nước thứ nhất cho 3 chén nước vào nồi cùng các vị thuốc, sắc còn 1 chén, chắt nước thuốc ra. Nước hai tiếp tục cho 2 chén nước vào, sắc còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Lương y Hoài Vũ

(Theo Thanh niên)