Lưu trữ cho từ khóa: Bệnh sỏi thận

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận

Hiện nay, bệnh sỏi thận không chỉ ở người già mà một số thanh niên cũng mắc phải. Nếu sạn còn nhỏ thì có thể uống thuốc là khỏi nhưng nếu sạn to thì phải phẫu thuật.

Bệnh này thường gây ra cho người bệnh những cơn đau rất dữ dội, phải đi cấp cứu và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây, tôi có chia sẻ cho các bạn một số phương thuốc chữa bệnh sỏi thận rất đơn giản mà đem lại hiệu quả rất cao.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-soi-than

Ảnh minh họa – Internet

10 phương thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận

1.Trái chuối hột chín, lấy hạt, phơi khô, rang và tán thành bột. Uống 2-3 lần/1 ngày, uống từ 10-20 ngày, mồi lần uống 1 muỗng café.

2.Hái 1 nắm lá thúi địch, vắt nước uống sống, 2 lần/1 ngày. Bạn uống lien tục trong 10 -20 ngày, sạn sẽ tan hết.

3.Lấy 1 nắm lá ngò gai, hơ lửa rồi bỏ vào nồi với 3 chén nước, đun còn lại 8 phần. Ngày uống 3 lần, nam 7 ngày, nữa 9 ngày lien tục thì sạn ra hết.

4. Cắt, phơi khô dây hàn the, sao khô. Mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ tan hết sạn.

5.Vắt nước đọt gòn còn non, uống 1 ngày/1 tô trong vòng 1 tháng. Cách này rất hiệu nghiệm, kết quả đạt 100%. Phương thuốc chữa bệnh sỏi thận này đã có nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt.

6.Hái 1 nắm lá bông bụt, cho chút muối, cho ít nước vắt sệt sệt. Uống trong vòng 15 ngày và 2 lần/1ngày.

7.Hái 5-10 lá trầu loại lớn, sắc 3 chén nước, đun còn 1 chén, uống liên tục trong 10 ngày. Còn xác lá trầu thì nấu nước uống để bệnh không tái phát.

Đây là phương thuốc chữa bệnh sỏi thận với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm khá đơn giản.

8.Một phương thuốc giúp bạn giảm đau rất nhanh khi bị bệnh sỏi thận. Bạn lấy trái khóm, bỏ phèn chua vào ruột, vắt nước uống ngày vài lần là tan sạn. Và bạn chỉ uống hoảng 15 phút là hết đau.

9.Lấy trái chuối hột non, giã lấy nước chừng 1 ly, cho ít muối. Bạn uống liên tục sẽ tiêu sạn.

10.Lấy lòng trắng của 2 hột vịt lộn hòa với ít rượu trắng, uống 1 vài lần là khỏi. Phương thuốc chữa bệnh sỏi thận này phù hợp với với bệnh nhân đau 2 bên trái thận và đi đứng khó khăn.

Có rất nhiều phương thuốc dân gian chữa trị bệnh sỏi thận, nhưng tôi chỉ nêu 10 phương thuốc hiệu quả nhất, để các bạn tham khảo và áp dụng.

Theo Chuabenhsoithan.net

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, chạy thận gây tổn hại lớn về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh.

Do đó, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn sỏi thận là điều đáng được quan tâm.

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-soi-than

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ảnh minh họa

2. Triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận

Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản – ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:

- Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.

- Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.

- Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.

3. Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau:

- Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

- Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước.

-  Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi.

- Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi.

4. Phòng bệnh sỏi thận

- Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn. Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.

- Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào.

- Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.

Theo Afamily.vn

Ăn uống thế nào để tránh bệnh sỏi thận?

Mẹ tôi bị bệnh sỏi thận đã mổ và ra viện. Khi ra viện, bác sĩ căn dặn phải chú ý chế độ ăn và uống nước nhiều để phòng tránh sỏi tái phát. Xin quý báo tư vấn cần ăn uống thế nào để tránh bệnh sỏi thận?

Ngô Minh Thùy (thuyminh478@gmail.com)

Sỏi thận được hình thành do sự gắn kết các tinh thể trong một chất nền ở thận hoặc đường tiết niệu. Những loại sỏi thận thường gặp là: sỏi oxalat, sỏi urat, sỏi phosphat và sỏi hỗn hợp các loại sỏi. Chế độ ăn có thể giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận, nhưng phải tùy theo loại sỏi mà dùng chế độ ăn thích hợp để phòng bệnh.

anuong

Nguyên tắc chung nhất là phải uống từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày. Nước tiểu nhiều calcium: ăn đủ calcium, giảm protein động vật, giảm muối và đường; kết hợp phòng tránh sỏi oxalat: tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalat, vitamin C, ăn đủ calcium. Nước tiểu nhiều acid uric: giảm thức ăn có chứa purin, kết hợp phòng sỏi urat: giảm ăn thịt gà, hải sản để giảm lượng purin ăn vào, giảm sản xuất acid uric, ăn nhiều trái cây, rau quả để kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric. Phòng tránh sỏi phosphat cần hạn chế muối để giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu, ăn nhiều trái cây, rau quả.

BS. Trần Thị Hiền Trang

Theo Suckhoevadoisong.net

Phòng và chữa bệnh sỏi thận thế nào để không bị tái phát?

Bố tôi bị sỏi thận, điều trị đỡ nhưng hay bị tái phát. Xin bác sĩ cho biết cách phòng và chữa bệnh sỏi thận thế nào để không bị tái phát?Nguyễn Thị Vui  (Phú Thọ)
phong-va-chua-benh-soi-than-the-nao-de-khong-bi-tai-phat
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Do rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu quá ít, hoặc nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Sỏi thận có nhiều kích cỡ, từ nhỏ như hạt cát tới to bằng quả trứng. Có 4 loại sỏi thận là: sỏi canxi, sỏi phosphat ammonium magnesium, sỏi acid uric và sỏi cystine. Trong thời gian hình thành sỏi không gây ra triệu chứng gì nên bệnh nhân không biết. Cho đến khi sỏi gây đau hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các triệu chứng sỏi thận là: cơn đau, đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn, trướng bụng; tiểu ra máu; sốt 38 – 39oC; thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục.
Điều trị: loại trừ sỏi thận bằng nhiều cách như uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu; tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng siêu âm; đưa một máy tán sỏi qua da vào thận tán viên sỏi vỡ ra nhờ sóng siêu âm, sau đó hút vụn sỏi ra ngoài qua ống; phẫu thuật lấy sỏi. Để phòng sỏi tái phát bằng cách: hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc…, ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Uống nhiều nước (khoảng 2 – 3 lít/ngày).
BS. Trần Thị Hiền Trang
Theo Sukchoedoisong.vn
The post Phòng và chữa bệnh sỏi thận thế nào để không bị tái phát? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Uống nhiều trà đá có thể gây sỏi thận

Các chuyên gia tiết niệu của Đại học Loyola Chicago – Mỹ cảnh báo, uống nhiều trà đá có thể gây sỏi thận do hàm lượng oxalate cao (muối và este của axit oxalic).

Trà đá cắt cơn khát rất tốt và là thức uống phổ biến để giảm nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà đá sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Sỏi thận là những tinh thể nhỏ của muối và khoáng chất, thường tích tụ trong các niệu quản, làm hẹp đường dẫn ống nước tiểu từ thận tới bàng quang. Bình thường, nếu sỏi thận có kích thước nhỏ nó sẽ không gây ra tác hại gì nhiều cho chúng ta. Nhưng khi chúng phát triển và có kích thước lớn, mắc kẹt trong niệu quản sẽ gây cảm giác đau đớn và khó chịu, thậm chí có nhiều trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật.

uong-nhieu-tra-da-co-the-gay-soi-than

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, ở nam giới, tỷ lệ mắc và khả năng phát triển bệnh sỏi thận cao, nhanh hơn gấp 4 lần so với phụ nữ. Còn ở phụ nữ, nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận bao gồm những phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ có nồng độ estrogen thấp, cũng như những người phụ nữ sau mãn kinh và người phải cắt bỏ buồng trứng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống ít trà đá, nên sử dụng nước lọc là tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dùng nước chanh vì nó có chứa hàm lượng citrate rất cao có thể ngăn chặn được sự hình thành, tích tụ của muối và khoáng chất gây nên sỏi thận.

Để tránh nguy cơ bị sỏi thận bạn nên hạn chế dùng một số thực phẩm có chứa hàm lượng oxalate cao như: Rau cải bó xôi,chocolate, các loại hạt, thịt và muối cũng không được dùng quá nhiều,đồng thời nênuống nhiều nước.

(Theo Nông Nghiệp Việt Nam)

Thực phẩm giúp loại bỏ bệnh sỏi thận

Nếu bạn được chuẩn đoán là bị sỏi thận, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình.

Một số loại thực phẩm có tác dụng làm vỡ sỏi và tống xuất chúng ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này là cách để bạn loại bỏ sỏi thận.

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến. Chúng phát triển trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển sỏi thận.

Sau đây là những loại thực phẩm các tác dụng loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi và những loại trái cây họ cam quýt khác rất có lợi trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Những loại trái cây này có chứa axit citric, một loại chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy và “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể.

Có điều này do axit citric bao quanh các viên sỏi. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm viên sỏi không thể phát triển to hơn nữa và cứ tiếp tục bao quanh viên sỏi cho đến khi nó bị phá hủy. Axit citric là một hợp chất mạnh và làm phá hủy sỏi thận ở mức độ ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, những viên đá sẽ bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi trong việc điều trị sỏi thận. Loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch cơ thể từ bên trong nếu được tiêu thụ ở một lượng phù hợp. Yến mạch và các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ tuyệt vời. Những loại thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể và quá trình này sẽ giúp đẩy các viên sỏi ra khỏi thận. Tuy nhiên, những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại tinh chế.

Những loại trái cây và rau có hàm lượng chất xơ cao cũng là loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn của các bệnh nhân sỏi thận, bởi chúng cũng sẽ giúp các viên sỏi nhanh chóng bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Nước ép quả nam việt quất

Nước ép của quả nam việt quất là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Quả nam việt quất có hàm lượng axit cao, vì vậy mà chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị sỏi thận. Quả nam việt quất tươi hay nước ép của nó đều đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với bệnh nhân sỏi thận. Chúng khiến các viên sỏi thận bị phá vỡ và sau đó là tống xuất chúng ra khỏi cơ thể.

Quả nam việt quất cũng có tác dụng ngặn chặn sự phát triển của những viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp những viên sỏi này được phân hủy và đưa ra ngoài cơ thể quá nước tiểu. Quả nam việt quất là một loại trái cây dễ ăn, vì vậy hãy thường xuyên sử dụng chúng.

(Theo AF)

Bệnh sỏi thận có dễ tái phát?

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như can-xi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi thận đã lớn

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát sỏi thận

Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc đông y dạng cốm chứa cao Kim Tiền Thảo.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,… Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn

(Theo Dantri)

Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.


Nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát. Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0436686226 - 04.66756717 Website: www.nhatha.vn

Meo.vn