Lưu trữ cho từ khóa: bệnh nội tiết

Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết

Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence –Moonbiedl...

Nguyên nhân ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị bằng insulin, trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.


Tế bào bêta tuyến tụy tiết ra insulin điều hòa đường huyết.

Làm thế nào để biết trẻ mắc ĐTĐ?

Để khẳng định trẻ có mắc ĐTĐ hay không, cần phải có các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác để tránh việc điều trị sai. Việc chẩn đoán gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và dự phòng bệnh trong thời gian tới.

Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu & niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

Giai đoạn thuyên giảm một phần “tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó, với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ, phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

Giai đoạn ĐTĐ vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá huỷ, thiếu insulin toàn bộ: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm: ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị như thế nào?

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7 mmol/l vào ban ngày và 4-9 mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Do đó, cần phải có kế hoạch khám và điều trị rất chặt chẽ cho trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ mắc ĐTĐ

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường

Meo.vn (Theo SKĐS)

5 bài thuốc Đông y chữa béo phì

Đông y có nhiều bài thuốc để chữa béo phì đơn thuần (không phải bệnh lý), mắc phải do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Tuy nhiên, không có bài thuốc chung cho tất cả người béo, vì mỗi thể bệnh cần một bài thuốc riêng.

Béo phì được phân ra hai loại chính: Béo phì đơn thuần (simple obesity) và béo phì bệnh lý (pathological obesity). Béo phì thông thường chủ yếu do năng lượng hấp thụ vào cơ thể vượt quá mức năng lượng tiêu hao gây nên.

Thông thường, khi chỉ số BMI vượt quá 30, đã loại trừ béo phì do một số bệnh nội tiết như Hội chứng Cushing (lượng hoóc môn cortisosteroid trong cơ thể quá cao), suy tuyến giáp trạng, buồng trứng đa nang… thì đó là béo phì đơn thuần.

Ngoài ra, bệnh còn được chia thành béo phì thể chất (do di truyền) và béo phì mắc phải (do sinh hoạt và ăn uống không hợp lý).

Trong Đông y, béo phì đơn thuần, mắc phải thuộc phạm vi của các chứng đàm ẩm, thủy thũng và hư lao. Béo phì là chứng bệnh thuộc loại hình “gốc hư ngọn thực”, nghĩa là người to béo trong khi cơ thể suy yếu, hoạt động của tạng phủ bị rối loạn. Nguyên nhân thường là: chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ đọng; dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp thụ suy yếu; âm dương mất cân bằng.

Thực tế lâm sàng cho thấy, để chữa khỏi chứng bệnh béo phì, đối với mỗi người cần có phép chữa và bài thuốc thích hợp. Không thể sử dụng một loại thuốc giảm béo cho tất cả mọi người.

Những người béo phì đơn thuần, mắc phải có thể căn cứ vào những biểu hiện của bản thân mà chọn dùng một trong các bài thuốc dưới đây:

Bổ khí hóa đàm thang

Phòng kỷ, bạch truật, sơn tra (sao cháy), đẳng sâm mỗi thứ 12 g; hoàng kỳ, phục linh mỗi thứ 15 g; trư linh, bán hạ, lá sen mỗi thứ 9 g, trần bì 6 g. Nấu với 1.500 ml nước, còn 600 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 20 ngày, nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Thường sau 1 liệu trình bắt đầu có chuyển biến.

Bài thuốc này dùng cho người béo phì thuộc loại hình “Khí hư đàm tích” (chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ đọng). Thể bệnh này hay gặp ở sau độ tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa và hô hấp đã suy giảm, khiến cho “đàm trọc” (sản vật bệnh lý, mỡ dư thừa) tích đọng lại, thành ra béo phì.

Biểu hiện: Người béo phì, hễ hoạt động là thở hụt hơi, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, thích ngủ, kém ăn, bụng ngực trướng đầy, đại tiện phân nhão hoặc tiêu chảy, thân thể nặng nề hoặc phù thũng; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng.

Lợi thấp hóa đàm thang

Trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, bán hạ 8 g, phục linh 16 g, xương bồ 8 g, viễn chí 6 g, trạch tả 12 g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20 g. Sắc uống thay nước trong ngày, liên tục 20 ngày, nghỉ 5 ngày lại tiếp tục liệu trình khác.

Bài thuốc áp dụng cho trường hợp béo phì thuộc loại hình “Đàm nhiệt tích trệ”, hay gặp ở những người ăn nhiều đồ béo ngọt, uống nhiều rượu. Biểu hiện: Thân hình to béo, người nặng nề đuối sức, có thể kèm theo đầu choáng, mắt hoa, ngực đầy tức, ngột ngạt khó chịu; phụ nữ bế kinh hoặc không thụ thai được, rêu lưỡi nhớt hoặc vàng nhớt.

Thanh vị thông phủ thang

Đại hoàng, bán hạ, thần khúc mỗi thứ 8 g; chỉ thực, trạch tả, sơn tra mỗi thứ 12 g; mạch nha 10 g, phục linh 16 g, kê nội kim 6 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.

Bài thuốc có tác dụng trừ hỏa nhiệt ở phủ vị – dạ dày, kiện tỳ, trừ đàm thấp, chữa béo phì thuộc loại hình “vị nhiệt tỳ hư” (dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp thụ suy yếu). Dạng bệnh này hay gặp ở thanh thiếu niên, phụ nữ có mang hoặc phát phì sau khi sinh đẻ. Biểu hiện: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, uống nước nhiều, thân hình béo phì, mặt đỏ tươi, tinh thần sung mãn, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Thanh nhiệt hóa đàm thang

Hoàng liên 3 g, hoàng cầm, hậu phác, bán hạ, sơn chi tử mỗi thứ 9 g, thạch cao 15 g (sắc trước 30 phút), đại hoàng 5 g (cho vào sau, trước khi bắc thuốc ra 5 phút), cam thảo 5 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, làm tan đờm, chữa béo phì thể “đàm nhiệt nội trở” với những biểu hiện: Người béo phì, da mặt bóng loáng như bôi mỡ, ăn rất khỏe, mau đói, sợ nóng, phiền táo, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng sẻn hoặc đại tiện bí kết. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Hóa tích thang

Đan sâm, xích thược mỗi thứ 15 g; đào nhân, lai phục tử, lá sen, hồng hoa, xuyên khung, diên hồ sách mỗi thứ 9 g, thanh bì 6 g, trạch lan, trạch tả, phục linh mỗi thứ 12 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.

Bài thuốc có tác dụng chữa béo phì thuộc loại hình “đàm ứ nội tích”, với những biểu hiện: Người béo phì, hoạt động một chút là mệt mỏi, thở dốc, dễ ra mồ hôi, đầu choáng váng, ngực bụng trướng đầy, mạng sườn căng tức, đau hoặc nổi cục; chất lưỡi tối bệu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc nhớt.

Theo Tiền Phong

Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin, còn được gọi là bệnh đái tháo đường.

Có hai loại đái tháo đường chính: Loại 1 là một dạng bệnh nặng, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, người mắc đái tháo đường loại 1 phải tiêm insulin mỗi ngày nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đái tháo đường loại hai thường gặp ở những người trên 40 tuổi và người có cân nặng quá mức, loại hai cũng là loại thường thấy và dễ mắc hơn rất nhiều so với đái tháo đường loại 1.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường loại hai, chế độ ăn giữ một vai trò hết sức quan trọng vì thực phẩm là nguồn cung cấp lượng đường cần thiết cho cơ thể hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm các biến chứng do căn bệnh mãn tính này gây ra.

Chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất là phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn; không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận... Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Chính vì vậy, người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ.

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

2. Đối với chất đạm:

Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

3. Đối với chất béo:

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

4. Rau, trái cây tươi:

Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...

5. Chất ngọt

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Theo HNM

Dầu dừa giúp chữa trị tiểu đường

Những nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy, cách chữa trị tiểu đường đơn giản ở giai đoạn đầu là sử dụng dầu dừa.


Tiểu đường là bệnh nội tiết và bị mắc bệnh này khi người ta thiếu hocmon insulin. Ở những bệnh nhân tiểu đường, tất cả các quá trình trao đổi chất bị phá huỷ.

Bệnh có nhiều dạng. Người bị bệnh typ 2 thiếu insulin thường là những người bị béo phì, thừa cân nhiều so với tiêu chuẩn.

Các thử nghiệm cho thấy đối với các bệnh nhân này có thể dùng dầu dừa để chữa trị. Các chuyên gia đã nghiên cứu một chế độ ăn kiêng đặc biệt trong đó có thành phần là dầu dừa. Nó có tác dụng ngăn cản rất mạnh sự tích luỹ mỡ trong cơ thể, giúp các tế bào phản ứng với unsulin. Dầu dừa có tác dụng rất tốt đối với những người rầu rĩ về chuyện thừa cân.

Ngoài ra người ta còn cho rằng chất monolaurintrong dầu dừa là một chất kháng sinh thiên nhiên, chống lại một số vius xâm nhập cơ thể.

(Theo vietnamnet)

Khi tuyến tiền liệt “phát phì”…

Phì đại tiền liệt tuyến là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều ông mất ngủ vì cảm giác bẽ bàng khi nhận ra mình không còn trai tráng như xưa.


Tuy vậy, có người “hưu” luôn nhưng cũng có người “gừng càng già càng cay”. Câu hỏi luôn là “Tại sao vậy?”

Chuyện gì cũng có lý do

Nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên vừa qua cho thấy phì đại tiền liệt tuyến dễ phát tán ở người trước đó:

- Có cuộc sống “ướp” stress từ đầu đến chân

- Uống không đủ nước trong giờ làm việc lại hay đổ mồ hôi

- Sinh hoạt thường xuyên trong môi trường ô nhiễm nhưng thiếu phương tiện bảo vệ sức khỏe

- Có chế độ dinh dưỡng đơn điệu nên cơ thể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy-hóa

- Lạm dụng bia rượu, chất béo động vật, chất kích thích (cà phê, thuốc lá…) khiến sức đề kháng bị xói mòn

- Mắc bệnh trên đường tiết niệu (viêm bàng quang), bệnh nội tiết (tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp) không được điều trị đến nơi đến chốn

Nhớ “hãm phanh” quá trình mãn dục

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên gần đây cho thấy tiền liệt tuyến là thành phần đưa đầu chịu trận để độc tố, vi khuẩn, hóa chất … bị cầm chân ở đó thay vì tiến thẳng vào đường tiết niệu.

Bằng chứng là chất oxy hóa cũng như chất sinh ung thư tích lũy trong tuyến này với hàm lượng tăng theo tuổi đời. Nhưng bao nhiêu yếu tố gây viêm tấy đó tuy là điều kiện ắt có vẫn chưa đủ để tuyến tiền liệt phì đại.

Nguyên nhân chính là tình trạng giảm thiểu nội tiết tố nam tính testosterone, bắt đầu rõ nét từ tuổi 40, mà nội tiết tố nữ tính estradiol vốn trước đó đóng vai đối kháng nhưng mờ nhạt trong cơ thể đàn ông, càng lúc càng quấy phá theo kiểu “gà mái đá gà cồ”.

Hậu quả là tuyến tiền liệt có khuynh hướng tăng dần thể tích với lượng mô xơ càng lúc càng lấn sân. Phì đại tiền liệt tuyến khi đó thành hình do bàn tay phá hoại ngấm ngầm của mất quân bình nội tiết tố trong cơ thể đàn ông. Tuy phì đại tiền liệt tuyến không đồng nghĩa với ung thư nhưng một số trường hợp có thể trở thành ác tính.

Dùng thuốc thay vì “mài dao”

Quan điểm hễ phì thì cắt đã từ nhiều năm không còn đứng vững vì không thể là giải pháp rốt ráo cho mọi trường hợp. Đó là chưa kể đến rủi ro trong lúc thao tác ngoại khoa khiến bệnh nhân sau đó hoặc vẫn trục trặc với chuyện tiểu tiện, hoặc gặp vấn đề với chức năng sinh dục, hoặc cả hai.

Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, đa số thầy thuốc niệu khoa hiện nay tán đồng phương pháp dùng thuốc thay vì mài dao ngay tức khắc, nhất là khi thầy thuốc đã có trong tay nhiều loại thuốc đặc hiệu với hiệu quả cao.

Nạn nhân của phì đại tiền liệt tuyến vì thế không có lý do gì phải ngần ngại khi gõ cửa thầy thuốc. Nhưng khéo hơn nhiều vẫn là biện pháp cây nhà lá vườn, sao cho khỏi gặp thầy thuốc mà vẫn vững bụng. Chính vì thế mà bổ sung testosterone khi tuổi đời mấp mé giai đoạn mãn dục nam bằng cách cung cấp hoạt chất sinh học để cơ thể tự tổng hợp nội tiết tố là giải pháp an toàn.

Mạnh vì gạo, bạo vì testosterone

Tuyến tiền liệt không vô cớ bỗng phình bụng làm chi cho rắc rối. Phì đại tiền liệt tuyến chắc chắn không là chuyện xui xẻo giữa đường mà là hậu quả của giọt nước tràn ly.

Bên cạnh nếp sinh hoạt tránh kiểu đem tuyến này bỏ chợ lúc gia chủ còn trẻ, lúc gia chủ còn khoẻ, phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến là điều hoàn toàn khả thi nếu quý ông từ tuổi ngũ tuần, hay sớm hơn càng tốt, đừng quên tiếp hơi “đàn ông” cho cơ quan mang cá tính của phái mạnh bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên, từ cây thuốc trời dành cho giới mày râu.

Nước đến chân còn mong nhảy nhót, nước ngập đến gối thì lội bộ cũng không xong. Tiên hạ thủ vi cường mới đúng điệu đàn ông.

Theo thanhnien.online

Phì Đại Tuyến Tiền Liệt, Phòng cháy bao giờ cũng tốt hơn dập lửa

Nếu hội chứng mãn kinh là nỗi lo của phụ nữ khi bước vào tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” thì một nửa còn lại của thế giới khi bước vào tuổi mãn dục Nam cũng phải đối mặt với nỗi lo bị phì đại tiền liệt tuyến, khiến nhiều quý ông mất ăn, mất ngủ và thở dài khi hiểu rằng mình đã sang bờ bên kia của cuộc đời, không còn phong độ như xưa nữa.


Nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên vừa qua cho thấy phì đại tiền liệt tuyến dễ phát tán ở người mà cuộc sống trước đây thường:

• Stress kinh niên

• Uống không đủ nước trong giờ làm việc lại hay đổ mồ hôi

• Sinh hoạt thường xuyên trong môi trường ô nhiễm nhưng thiếu phương tiện bảo vệ sức khoẻ

• Có chế độ dinh dưỡng đơn điệu nên cơ thể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy-hóa

• Lạm dụng bia rượu, chất béo động vật, chất kích thích (cà-phê, thuốc lá…) khiến sức đề kháng bị sói mòn

• Mắc bệnh trên đường tiết niệu (viêm bàng quang), bệnh nội tiết (tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp)  không được điều trị đến nơi đến chốn

Nói cách khác, bệnh có thể phòng ngừa không mấy khó nếu nạn nhân đừng quên khắc phục các nhược điểm vừa kể khi còn trẻ, khi tuyến tiền liệt hãy còn “chạy êm”

Tiền liệt tuyến – kho chứa chất độc:

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên gần đây cho thấy tiền liệt tuyến là thành phần dơ đầu chịu báng, để lưu giữ độc tố, vi khuẩn, hóa chất, thay vì tiến thẳng vào đường tiết niệu. Bằng chứng là chất oxy-hóa cũng như chất sinh ung thư tích lũy trong tuyến này với hàm lượng tăng theo tuổi đời. Nhưng chưa hẳn chúng là điều kiện đủ để gay ra phì đại. Sâu sa hơn,  tình trạng giảm thiểu nội tiết tố nam tính testosterone, bắt đầu rõ nét từ tuổi 40, mà nội tiết tố nữ tính estradiol vốn trước đó đóng vai đối kháng nhưng mờ nhạt trong cơ thể đàn ông, càng lúc càng quấy phá. Hậu quả là tuyến tiền liệt có khuynh hướng tăng dần thể tích với lượng mô xơ càng lúc càng lấn át. Nói cách khác, phì đại tiền liệt tuyến hình thành một phần lớn do yếu tố phá hoại ngấm ngầm của mất quân bình nội tiết tố trong cơ thể đàn ông. Có đến 10% trường hợp có thể trở thành ác tính

Phòng cháy bao giờ cũng tốt hơn dập lửa:

Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, đa số thầy thuốc niệu khoa hiện nay tán đồng phương pháp dùng thuốc thay vì đụng dao kéo. Nhưng khéo hơn nhiều vẫn là biện pháp truyền thống dùng thảo dược đặc trị, sao cho cân bằng được giữa hiệu quả điều trị và tính an toàn không biến chứng. Cụ thể, chế phẩm chiết xuất từ cây cọ lùn Bắc Mỹ (Saw palmetto) là sự lựa chọn hàng đầu của Y giới. Mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên, từ cây Thượng đế ban tặng loài người là giải pháp không phẫu thuật hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị căn bệnh của Lão Ông này.

Các triệu chứng thường thấy gồm có:

-Bất chợt có một thôi thúc cấp bách muốn đi tiểu mà ta không kiểm soát, kiềm chế được. Lý do là bàng quang bị căng đầy nước tiểu.

-Mót tiểu là vậy mà khi vào nhà cầu thì nước chẳng chịu ra ngay, phải gồng bụng rặn, vì ống dẫn bị nhiếp tuyến đè nghẹt.

-Nếu có ra thì, vòi nước tiểu cũng yếu ngắt quãng vì “ đường ống” quá hẹp.

-Tiểu xong mà thấy vẫn như còn tưng tức có nước, muốn đi thêm.

-Nước tiểu sót lại trong bàng quang kích thích nên ta hay đi đái rắt, nhất là vào đêm khuya.

-Nước tiểu đôi khi có máu vì huyết quản dãn nở đứt vỡ;

Nhiều khi vì nằm lâu trong bàng quang, nên nước tiểu cũng bị nhiễm vi khuẩn, đưa tới bệnh đường niệu.

Người ta thường hay ví người bị u xơ TTL là “tiểu ướt mũi giày” là do nước tiểu nhỏ giọt xuống mũi giày hay hội chứng bàn tay khai vì tay dính nước tiểu) hoặc tiểu bị tắc xong lại tiểu tiếp, đi tiểu rất lâu… và nặng hơn có thể bị bí tiểu hoàn toàn.

Những dấu hiệu trên chính là biểu hiện của hội chứng kích thích và hội chứng tắc nghẽn đường tiểu.

(Theo 24h)

Tăng cân, sút cân và các bệnh lý liên quan

Bình thường trọng lượng cơ thể được ổn định nhờ có sự cân bằng giữa lượng calori ăn vào với lượng calori tiêu thụ và được điều tiết bởi trung tâm thần kinh vùng dưới đồi 'ăn' và 'no'. Lượng calori đưa vào được xác định bởi tính hấp dẫn của thực phẩm và các yếu tố cảm xúc và sự hấp thu của cơ thể. Khối năng lượng tiêu thụ thì lại do chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực quyết định.

Sự thay đổi thể trọng cơ thể nếu là do chủ ý thay đổi chế độ ăn hay luyện tập thì không đáng ngại nhưng nếu thay đổi trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân mặc dù đã xem xét kỹ các lý do thì đó thường là biểu hiện của bệnh lý và thường phải đi khám BS để xác định  nguyên nhân.

1. Tăng cân

Bệnh béo phì là một trong những mối quan tâm lớn của cộng đồng về mặt sức khỏe. Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục thường không quá khó khăn. Những người béo phì thường do ăn nhiều, ít vận động, việc đưa vào cơ thể một lượng thừa calori so với nhu cầu là nguyên nhân gây béo phì trong phần lớn các trường hợp và ít khi là do nguyên nhân bệnh lý ngoại trừ có hội chứng Cushing do dùng quá nhiều hoặc lạm dụng các loai thuốc corticoid. Ngoài ra béo phì cũng có thể gặp trong các bệnh nội tiết khác như giảm chức năng tuyến giáp, tuyến sinh dục hay một số bệnh bẩm sinh gây béo phì. Các trường hợp này hiếm gặp và tần suất mắc bệnh không mang tính phổ thông có ý nghĩa cộng đồng. Tuy ít có nguyên nhân bệnh lý nhưng về lâu dài béo phì lại đưa đến những bệnh lý liên quan nặng nề khác như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...

2. Sút cân

Sút cân mà không thấy lý do về ăn uống thì còn nghiêm trọng hơn cả tăng cân vì có nguy cơ lớn là mắc một bệnh thực thụ, nếu không được khống chế thì hầu hết bất cứ một bệnh nặng nào cũng có thể gây sút cân mà cơ chế thông thường là do chán ăn hay hậu quả của các rối loạn sinh lý bệnh trực tiếp ở gan, dạ dày, ruột hoặc do trầm cảm. Một số bệnh liên quan đến sút cân thương gặp và cần phát hiện điều trị sớm bao gồm:

* Đái tháo đường:

Đầu tiên sút cân trong đái tháo đường là do mất dịch và hậu quả của tình trạng đường bị theo ra trong nước tiểu làm tiêu kiệt calori, tiếp đến là rối loạn các hocmon đặc trưng của bệnh làm tăng quá trình tiêu thụ Protein và Lipit. Cơ thể ở trạng thái dị hóa mạnh. Một đặc điểm của sút cân trong bệnh đái tháo đường là người bệnh vẫn ăn nhiều.

* Bệnh nội tiết:

Sút cân thường gặp trong các trạng thái ưu năng tuyến giáp mặc dù đa số người bệnh vẫn thèm ăn và ăn rất nhiều song do quá trình dị hóa chiếm ưu thế nên lượng calori tiêu thụ là đáng kể so với lượng calori đưa vào, vì vậy mà người bệnh vẫn gầy. Một số nguyên nhân khác gây sút cân trong nhóm bệnh nội tiết là chuyển hóa quá mức do u tế bào ưa crom; thiểu năng tuyến yên hay tuyến thượng thận cũng có thể gây sút cân.

* Bệnh dà dày - ruột:

Sút cân gặp trong chứng đi tiêu mỡ, viêm tụy mãn hoặc bệnh xơ nang mặc dù ăn vẫn bình thường, thậm chí còn ăn nhiều. Bệnh tiêu chảy mạn tính do viêm ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay loét thông thường cũng có thể gây sút cân. Nguyên nhân  sút cân trong nhóm bệnh lý đường ruột thường do rối loạn hấp thu.

* Nhiễm trùng:

Bao giờ cũng phải được đặt ra ở những bệnh nhân sút cân mà không cắt nghĩa được, đứng hàng đầu là bệnh lao, bệnh nấm, apxe gan do amíp… Những biểu hiện nhiễm trùng trong các bệnh này thường kín đáo, cơ chế của sút cân trong nhiễm trùng thường do chán ăn và kèm theo các rối loạn chuyển hóa dẫn đến sự cân bằng N âm.

* Bệnh ác tính:

Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng nhất gây sút cân mà không có dấu hiệu và triệu chứng nào đáng kể ở giai đoạn, đầu đặc biệt là các khối u ở đường tiêu hóa như đường dạ dày, ruột và gan, tụy… Mặc dù bệnh ác tính có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào song đây là những vị trí thường gặp nhất. Cơ chế của sút cân trong bệnh ác tính thường bao gồm nhiều yếu tố tham gia, bao gồm cả chán ăn, kém hấp thu và rối loạn chuyển hóa cùng với sự tiêu phí calori do xâm lấn của khối u.

* Sút cân trong bệnh tâm thần:

Sút cân rất nhiều là do chán ăn tâm thần như tâm thần phân liệt hay trầm cảm.

* Bệnh thận:

Một trong những biểu hiện sớm nhất của tăng uré máu là chán ăn, vì vậy bệnh nhân sút cân không giải thích được đều phải XN chức năng thận.

Tóm lại, dù sút cân hay tăng cân mà không rõ lý do, không cắt nghĩa được đều cần phải được khám xét thận trọng mặc dù sút cân thường đặt ra vấn đề bệnh lý nhiều hơn và thường là dấu hiệu của một bệnh thực thể quan trọng. Nếu sút cân có kèm theo ăn nhiều thì có nhiều khả năng là bệnh đái tháo đường, nhiễm độc giáp hoặc kém hấp thu hay bệnh bạch cầu, u lympho…; nếu ăn vẫn bình thường hoặc giảm thì rất có thể do bệnh ác tính, nhiễm trùng, bệnh thận hay rối loạn tâm thần, cần phải được kiểm tra kỹ.

Theo BS Bạch Long/Thanh niên

Đái tháo đường ở trẻ em: Những điều nên biết

Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence - Moonbiedl...

Nguyên nhân ĐTĐTE thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán ĐTĐTE gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ ĐTĐ > 70% vào 5 năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong máu thì nguy cơ từ 40-60% ĐTĐ xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.

- Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

- Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

- Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị

Tổn thương đáy mắt do bệnh đái tháo đường.

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.

Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

TS.Nguyễn Vinh Quang

Mắt thầm quầng là do… thiếu nước

Nếu mắt bạn bị thâm quầng, hãy thử khắc phục bằng cách uống nước nhiều hơn, bởi thiếu nước là nguyên nhân chủ yếu khiến mắt bị thâm.



Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mỏi hay thâm quầng như cơ thể thiếu nước, bệnh nội tiết hoặc do dùng mỹ phẩm. Trong đó, nguyên nhân do thiếu nước thường gặp nhất.

Vùng mắt có tỷ lệ nước rất cao nên nếu cơ thể bị mất nước nặng như sốt cao, tiêu chảy cấp, hốc mắt sẽ lõm sâu và gây sụp mi mắt. Nếu bị thiếu nước vừa phải nhưng kéo dài, chẳng hạn như làm việc nơi nắng nóng mà uống không đủ nước, mắt sẽ dễ bị thâm quầng.

Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, uể oải và mắt thâm quầng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là thiếu máu thì sẽ có thêm những biểu hiện như móng tay và da bàn tay không hồng, niêm mạc mắt trắng nhợt, đôi khi hồi hộp, tim đập mạnh (đánh trống ngực).

Để khắc phục, cần bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý, bao gồm các thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu, lạc... ăn nhiều rau tươi, trái cây để cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể khỏe khoắn.

Nếu bị thâm quầng mắt, nên đi khám tại chuyên khoa mắt, kể cả đo thị lực xem có tật về mắt không, để các bác sĩ có phương pháp chuẩn đoán và điều trị thích hợp.