Lưu trữ cho từ khóa: bệnh mạch vành

Tuổi mãn kinh có nên dùng thuốc nội tiết?

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc dùng thuốc nội tiết có thể cải thiện đáng kể rối loạn nào ở lứa tuổi mãn kinh không hay chỉ là việc dùng cho có? Nhằm kiểm chứng lại điều này người ta xem xét tới các tác dụng và mức độ nguy cơ của việc dùng này. Kết quả cuối cùng xem ra không phải là bức tranh đồng nhất...

Lý do chỉ định

Sự thay đổi của thời kỳ mãn kinh mang tính chất rõ nét nhất là sự suy giảm hormon nữ giới trong cơ thể của chị em. Đó là estrogen và progesteron. Để tiện cho việc nghiên cứu và xem xét, người ta thường gọi hormon con gái là estrogen, còn chất progesteron thường được gọi là hormon mang thai.

Điều người ta phải chú ý đến nhiều nhất là sự suy giảm rõ rệt của estrogen. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi của hormon này liên quan khá chặt chẽ với các biểu hiện phát ra ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Chính sự thay đổi của hormon này mà trong nhiều trường hợp đã buộc phải sử dụng hormon thay thế.


Tại sao hormon lại giảm?

Việc giải thích cho câu hỏi tại sao vào thời kỳ mãn kinh hormon lại suy giảm có thể được đơn giản hoá như sau: Estrogen là chất do các tế bào hạt ở “vỏ trứng” tiết ra do tác động của FSH và LH (hai hormon tuyến yên) sẽ được duy trì vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và đạt đỉnh vào gần ngày rụng trứng. Sự phối hợp của hai hormon này, sự nhạy cảm hoá của buồng trứng là cơ sở thiết yếu tạo nên sự điều hoà hormon estrogen.

Khi con người bước sang độ tuổi mãn kinh, buồng trứng bắt đầu thoái hoá, số lượng các nang trứng giảm, buồng trứng lại bắt đầu trơ ra với các chất FSH và LH. Điều tất yếu này đã đưa đến một hậu quả là estrogen mất nguồn tổng hợp. Chuyện sụt giảm gần như là tất nhiên và không thể tránh. Mặc dù estrogen còn một số nguồn khác tổng hợp song sự bù đắp này chẳng thấm vào đâu.

Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ và công phu, người ta thấy trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự thay đổi nồng độ estrogen chưa phải là suy giảm ngay mà chính xác là dao động quá mức, gây ra những hậu quả mang tính chất đặc thù chỉ có ở tuổi mãn kinh.
Hệ lụy của sự thay đổi

Lượng estrogen giảm, chị em chúng ta sẽ không còn được thừa hưởng những tác dụng mà estrogen đem lại. Những tác dụng đó là: kích thích tăng tạo mỡ làm da đẹp và mịn màng, kích thích tuyến vú to, kích thích tử cung to, âm đạo nở nang, nang trứng phát triển, kích thích nhu cầu tình dục ở nữ giới... Và tất nhiên, những tác dụng mong muốn này của estrogen sẽ không còn được đầy đủ trong thời kỳ mãn kinh.

Thêm vào đó, sự dao động mạnh mẽ của estrogen đã gây ra cho cơ thể một số triệu chứng khác nữa mà người ta gọi là những triệu chứng đặc thù của thời kỳ mãn kinh. Những triệu chứng đó là sự rối loạn điều hoà vận mạch, lão hoá da, suy giảm hình thể và chức năng của cơ quan sinh dục, thay đổi tính tình, loãng xương, nguy cơ bệnh tim mạch, mất ngủ, mệt mỏi, ra mồ hôi đêm, suy giảm trí nhớ và tập trung...

Những biểu hiện này ở một số người là không rõ ràng nhưng ở một số người lại rất rõ nét. Ví dụ như rối loạn điều hoà vận mạch, nhiều người thấy hồi hộp, nóng bừng mặt, cơn bốc hoả rất đáng ngại. Sự lão hoá da làm da bị teo đi và mỏng xuống, da nhăn nheo và chảy xệ. Loãng xương làm tỷ trọng xương bị giảm, chuyển hoá can xi giảm.. Vì thế mà nhiều khi người ta phải cân nhắc sử dụng liệu pháp hormon nhằm can thiệp.

Dùng liệu pháp hormon như thế nào?

Liệu pháp hormon có tên cũ là liệu pháp thay thế hormon là một liệu pháp quan trọng áp dụng trong thời kỳ mãn kinh. Bản chất của liệu pháp này là sử dụng hormon nữ giới (estrogen) tổng hợp bên ngoài để bù đắp phần hormon thiếu hụt. Việc sử dụng hormon thay thế nhằm hai mục đích: bù trừ hóa hormon thiếu và hoá giải tình trạng dao động của estrogen.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu sự bổ sung này có những cải thiện đáng kể nào không hay chỉ là việc dùng cho có. Nhằm để kiểm chứng lại điều này người ta xem xét tới các tác dụng và mức độ bệnh tật. Kết quả cuối cùng xem ra không phải là bức tranh đồng nhất.

Nói về tác dụng điều hoà vận mạch thì không có gì cần phải bàn hơn. Vì rằng đồng loạt các dấu hiệu bên ngoài của rối loạn vận mạch như nóng bừng, hồi hộp, đỏ mặt, bốc hoả đều có thể được giải quyết trọn vẹn khi sử dụng liệu pháp hormon. Có lẽ sự dao động hormon quá mạnh đã gây ra những biến đổi này nên chỉ cần được bổ sung một cách phù hợp thì mọi chuyện phức tạp được hoá giáng. Người bệnh không còn cảm thấy xấu hổ quá mức vì tự nhiên mặt đỏ như gấc chín, không còn cảm thấy phiền hà khi tự nhiên thấy người nóng bừng như bốc hoả. Tác dụng tuyệt diệu này của nó đã được người ta ấn định là chỉ định đầu tay khi người phụ nữ có triệu chứng rối loạn điều hoà vận mạch điển hỉnh.

Trên loãng xương, nhiều công trình nghiên cứu có chỉ ra là có sự cải thiện rối loạn này. Cụ thể, năm 2001, Grady và Cummings đã nghiên cứu những phụ nữ mãn kinh có và không có sử dụng hormon thay thế. Các tác giả này đã chỉ ra là những người được sử dụng hormon thay thế thì giảm được 27% nguy cơ loãng xương ở các đốt sống và giảm được 40% tình trạng loãng xương ở xương chậu và xương cổ tay.

Theo những con số tính toán thu thập được, người ta thấy tỷ trọng xương có thể bị hao hụt mất tới 20% trong những năm ở độ tuổi mãn kinh. Người ta không dám chắc là tình trạng này là do sự già hoá của xương hay là do sự rối loạn hormon gây ra nhưng có một điều mà người ta thấy là sử dụng hormon thay thế có thể cải thiện được loãng xương do mãn kinh gây ra.

Trên vấn đề bệnh lý mạch vành ở lứa tuổi mãn kinh, liệu pháp hormon xem ra cũng có những thành tựu lưu ý. Mặc dù cả nam giới và nữ giới cao tuổi đều có nguy cơ bị bệnh mạch vành như nhau do những tác động của yếu tố tuổi, chuyển hoá và mức độ vận động. Song, cho đến nay khoa học đã công nhận một điều là dù ít hay nhiều, sự suy giảm của hormon đã gây ra những tác động một cách độc lập với tuổi trong tiến trình gây ra bệnh lý mạch vành.

Mặc dù còn nhiều vấn đề tranh cãi về hiệu quả của liệu pháp hormon nhưng nhìn chung người ta đều đồng ý ở một khía cạnh, liệu pháp hormon có thể làm giảm bớt nguy cơ của bệnh mạch vành ở lứa tuổi mãn kinh. Kết luận này được dựa trên công trình nghiên cứu của Viện Điều dưỡng Hoa Kỳ. Họ tiến hành nghiên cứu và rút ra được kết luận là liệu pháp hormon có thể làm giảm 11% nguy cơ bị bệnh mạch vành tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Song đây là vấn đề còn khá phức tạp vì bản thân khoa học chưa tìm ra được cách giải thích thoả đáng tác dụng này.
Và những góc tối...

Ðiều người ta phải chú ý đến nhiều nhất là sự suy giảm rõ rệt của estrogen. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi của hormon này liên quan khá chặt chẽ với các biểu hiện phát ra ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Chính sự thay đổi của hormon này mà trong nhiều trường hợp đã buộc phải sử dụng hormon thay thế.

Những kết quả thú vị trên không thể đủ lớn để xoá đi những góc tối của bức tranh liệu pháp hormon. Những mảng màu tối vẫn tồn tại như một thực thể không thể khắc phục được đã tạo ra những phần không đồng nhất trong tiến trình điều trị.

Điều đáng ngại thứ nhất mà người ta lo lắng đó là nguy cơ ung thư vú. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng một số lượng lớn công trình nghiên cứu đã chỉ ra có một mối liên quan nào đó giữa liệu pháp hormon và ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh. Bằng chứng thực nghiệm lý giải điều này thì chưa có nhưng bằng chứng thực tế thì đã có. Những phụ nữ mà có độ tuổi có kinh sớm (trước 12 tuổi) và những người có độ tuổi mãn kinh muộn (sau tuổi 55) là những người có nguy cơ cao bị ung thư. Trên cả hai đối tượng này, thời kỳ có estrogen là kéo dài. Sự kiện này khiến người ta nghi ngại sự kéo dài thời kỳ estrogen đã liên kết với khả năng ung thư của phụ nữ. Do đó mà liệu pháp hormon cần được sử dụng rất thận trọng.

Điều đáng lo ngại thứ hai là gia tăng biến cố tắc mạch trên những người có nguy cơ cao. Dựa trên những dữ liệu lâm sàng người ta thấy rằng estrogen có một tác dụng phụ là gây ra rối loạn đông máu và hình thành những cục máu đông trong lòng mạch. Nguy cơ càng cao khi chúng ta dùng càng kéo dài. Tần suất càng lớn khi chúng ta càng dùng liều cao.

Nhiều ca bệnh nhồi máu não, nhiều trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim đã được báo cáo ở những người lạm dụng estrogen hay dùng bừa bãi liệu pháp hormon. Điều này còn đáng sợ hơn khi bản thân những người dùng estrogen lại có sẵn các nguy cơ nhồi máu như tăng huyết áp, rối loạn đông máu. Vì thế mà việc cân nhắc sử dụng là chuyện không thể không tính đến.
Bên cạnh các tác hại trên, liệu pháp hormon đang bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rắc rối như làm tăng chảy máu và kéo dài chảy máu âm đạo, làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh lý viêm gan, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, gây ra ung thư vú ở những người có tiền sử gia đình, sưng phù, đau đầu nghiêm trọng...

Đứng trước những thay đổi cơ thể như trên, liệu pháp hormon chưa có một số phận chắc chắn. Không thể vì nó có một số tác dụng khá tốt trên hệ thống da, xương, mạch vành, các rối loạn vận mạch mà chúng ta cứ chỉ định hết sức thoải mái. Song ngược lại, không thể vì một vài tác hại của estrogen mà chúng ta lại phủ nhận đi những công hiệu của nó trong điều trị.

Liệu pháp hormon từ trước đến nay vẫn được coi là một chỉ định đầu tay với những người có rối loạn điều hoà mạch điển hình như bốc hoả, nóng bừng, đỏ mặt...  Song chỉ định thế nào, dùng dạng ra sao, liều bao nhiêu là đủ là những quyết định hết sức cân nhắc của bác sỹ.  Vì rằng mãn kinh không phải là một bệnh nên việc điều trị không phải là một quy định bắt buộc.

BS. Yên Lâm Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Tránh mặt sát thủ bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành được ví von là “sát thủ”, vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm, người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, người béo phì, ít hoạt động thể lực, hay bị stress… Bạn có thể tự mình xác định mức độ nguy cơ mắc bệnh để có phương thức phòng ngừa thích hợp sớm.


Tim bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn thương, thường là do những mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch máu.

Càng ngày, mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn càng khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở…

Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tự kiểm tra phát hiện bệnh

Trả lời những câu hỏi sau, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hay không: bạn có hút thuốc lá? Bạn có thừa cân? (tự xác định nhờ chỉ số BMI: cân nặng (kg)/chiều cao (m)2, BMI ³ 25 là bạn thừa cân). Huyết áp của bạn (có thể tự xác định bằng máy đo huyết áp điện tử). Bạn có bệnh tiểu đường (đã khám và được chẩn đoán)? Lượng cholesterol toàn phần, HDL cholesterol trong máu (làm xét nghiệm máu)? Tiền căn bệnh mạch vành của người thân trong gia đình?

Bạn nằm trong nhóm nguy cơ thấp nếu có tất cả các yếu tố sau: không hút thuốc lá; không thừa cân; huyết áp tâm thu < 120mmHg, huyết áp tâm trương < 80mmHg; không có bệnh tiểu đường; cholesterol toàn phần < 200mg/dL, HDL cholesterol > 40mg/dL; gia đình không có ai mắc bệnh mạch vành sớm (trước 55 tuổi).

Người trong nhóm nguy cơ thấp cần tiếp tục duy trì lối sống điều độ, lành mạnh, không cần can thiệp gì thêm. Bạn có nguy cơ cao nếu có một trong các yếu tố sau: đã được xác định có bệnh lý mạch máu; có bệnh tiểu đường týp 2; trên 65 tuổi và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ nêu trên. Nếu không ở trong hai nhóm nguy cơ vừa kể, nguy cơ mắc bệnh mạch vành của bạn ở mức trung bình.

Điều trị: Phải tuỳ trường hợp cụ thể

Nếu bạn ở trong nhóm nguy cơ cao thì cần nhờ bác sĩ tim mạch kiểm tra, được tư vấn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng chế độ sinh hoạt, lối sống phù hợp, điều trị bằng thuốc nếu cần. Nếu ở trong nhóm nguy cơ trung bình, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn thay đổi lối sống.

Ngoài ra, có thể làm các xét nghiệm không xâm lấn (điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp phim CT đa lớp cắt dựng hình mạch vành…)

Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể, từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, như điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Người bệnh mạch vành cần khám bệnh định kỳ để theo dõi và có phương thức điều trị kịp thời. Nếu có điều trị thuốc, cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.

Lối sống cho người bệnh mạch vành

Lối sống lành mạnh giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành. Những biện pháp cần áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày: tuyệt đối không hút thuốc lá; theo dõi và kiểm soát huyết áp; kiểm tra mức mỡ trong máu thường xuyên và giữ cholesterol máu không cao.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết. Thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức (đi bộ ngắn, tập thái cực quyền…), tuy nhiên, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều, đột ngột (đi bộ nhanh, leo cầu thang…)

Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin. Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, da gà, trứng cá…); ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và chế phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá, tôm…; hạn chế dùng trà đặc, càphê; ít ăn mặn; không uống rượu, bia… Tránh để thừa cân. Sống vui khoẻ, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

Trong sinh hoạt, nếu gặp tình trạng khó thở, đau ngực nhiều, cần nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, cố gắng giữ bình tĩnh, ngậm viên Risordan 5mg dưới lưỡi. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, cần tới bệnh viện ngay.

Theo BS. CK1 Ngô Bảo Khoa

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Thừa cân, béo phì – Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong xã hội hiện đại và năng động như hiện nay thì thừa cân và béo phì đang có xu hướng phổ biến và tăng nhanh trong cộng đồng, là một trong những vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì khoảng 12,5%.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư...

Các bệnh lý về tim mạch có liên quan đến thừa cân, béo phì là:

Bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim; suy tim ứ huyết; tai biến mạch não (đột quỵ); tăng huyết áp; rối loạn mỡ (lipid) máu.

Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do béo phì gây ra là: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường; tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần; tăng huyết áp 12 lần; tiểu đường tăng 6 lần…

Có hai dạng béo phì. Ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo). Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.

Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông; nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Thông thường, thừa cân và béo phì là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền (gen). Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì. Tuy vậy, béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được.

Vì vậy, chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA, nhất là ở những người cao tuổi.

Việc giữ để có một cân nặng hợp lý ở người bình thường và giảm cân ở người béo phì sẽ giảm được nguy cơ bệnh tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó là vấn đề lâu dài và cần phải giải quyết liên tục. Tuy nhiên, duy trì được lượng calo đưa vào và lượng calo tiêu thụ ở mức cân bằng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được béo phì.

Khuyến cáo của thầy thuốc

- Thắt lưng càng dài vòng đời càng ngắn.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Sử dụng dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa bão hoà.

- Dùng glucid phức hợp từ trái cây, hạt, củ, hạn chế đường.

- Tăng thức ăn có chất chống ôxy hoá như: rau xanh, trái cây.

- Không nên ăn mặn.

Theo ThS. Phạm Trần Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Tại sao nên ăn cá biển

Khoa học chứng minh, hằng tuần nên ăn một bữa cá biển trở lên. Điều này rất có ích đối với việc phòng trị chứng cao mỡ máu và bệnh mạch vành, đồng thời phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Người Eskimo sống ở vùng Bắc cực hầu như không mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cũng rất thấp. Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch thấp nhất thế giới.

Qua nhiều năm nghiên cứu thăm dò, nhà khoa học khám phá nguyên nhân chủ yếu do người Eskimo và người Nhật ăn cá nhiều. Tại sao ăn cá sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành? Nhà khoa học khám phá dầu cá, đặc biệt là trong cá biển, có chứa nhiều chuỗi acid béo không bão hòa n-3. Acid béo không bão hòa có tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ, trong đó EPA (eicosapentacenoic acid) và DHA (docosahexenoic acid) làm giảm acid béo trung tính, kết hợp với cholesterol máu, “mang” đi những cholesterol từ lòng mạch, theo đó làm giảm kết tập tiểu cầu, giảm độ quánh máu, giảm tổng lượng cholesterol, bài trừ chất béo tích tụ trong lòng mạch, sơ thông các sợi máu, bảo vệ mạch máu và tăng lưu lượng máu, từ đó phòng ngừa được bệnh tim mạch… như bệnh mạch vành.

Trong mỡ cá có chứa acid béo có tác dụng ức chế với tế bào ung thư. Điều tra cho thấy, phụ nữ vùng duyên hải Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến vú thấp hơn so với thành thị.

Giáo sư Mark Croft thuộc phòng nghiên cứu hóa học dinh dưỡng não Anh quốc trải qua nghiên cứu khám phá rằng, DHA chứa trong dầu cá có ích cho đại não. Vào năm 1972, ông đề xuất một giả thuyết chấn động thế giới rằng “thiếu DHA sẽ gây rối loạn cho phát triển não”. Về sau, các nhà khoa học Nhật, Anh, Mỹ, Pháp, Ý và Thụy Sĩ đã tiến hành nhiều thử nghiệm khoa học để chứng minh giả thuyết này. Trải qua nghiên cứu gần 20 năm, học giả các nước sau cùng đã chứng minh được giả thuyết này của giáo sư Croft là đúng.

Nói thế, DHA là gì? Ngoài cá, các thức ăn khác phải chăng có chứa DHA, EPA?

EPA, DHA là một loại acid béo mật độ cao, có tác dụng rất quan trọng đối với tế bào đại não, đặc biệt là sự phát triển của dẫn truyền và phản xạ thần kinh. Để chứng minh tác dụng của DHA, các nhà khoa học Nhật Bản thiết kế mê cung, thử nghiệm để chuột tìm ra nguồn nước: một nhóm chuột nuôi bằng thức ăn có chứa 5% dầu cá sadin (có chứa DHA), một nhóm chuột khác nuôi bằng thức ăn chứa dầu cọ (không chứa DHA). Hai nhóm chuột qua một thời gian nuôi dưỡng, trước khi tiến hành thử nghiệm 24 giờ ngưng dùng nước.

Sau đó cho chuột đi vào mê cung, tại cổng ra có nguồn nước. Chuột khát muốn uống nước, tìm kiếm “mùi vị” của nước bằng khứu giác, nhưng lạc vào mê cung, không dễ tìm ra nước uống. Kết quả là nhóm chuột được nuôi bằng thức ăn có chứa dầu cá sadin đã tìm ra nguồn nước rất nhanh chóng; chuột được nuôi bằng thức ăn chứa dầu cọ rốt cuộc không tìm ra nguồn nước để uống. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh rằng DHA đối với sự tìm tòi, phán đoán, sức tập trung và khứu giác đều có ảnh hưởng quan trọng.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, đại não đang trong giai đoạn phát triển, cố nhiên cần hấp thu nhiều DHA. Cho dù trẻ ở độ tuổi trung học, đại não đã phát triển, cũng cần hấp thu nhiều DHA thì mới giúp phản xạ thần kinh đại não không ngừng phát triển. Do vậy, các chuyên gia kiến nghị giai đoạn này nên tận dụng thực đơn với cá là chính. Giáo sư Croft từng chỉ rõ: “DHA chỉ tồn tại trong cá và các loại nghêu sò”. Cho nên, thường xuyên ăn cá mới có thể hấp thu trực tiếp DHA một cách hiệu quả.

Ngoài ra, cá chứa nhiều protein (15 – 20%), hơn nữa tỷ lệ tận dụng cao, dễ tiêu hóa so với các loại thịt gà, vịt, trâu (bò), heo. Cấu tạo amino acid của đạm cá rất phù hợp với nhu cầu cơ thể, là loại đạm tốt với tỷ lệ tận dụng cao. Ngoài việc chứa nhiều đạm ra, cá có hàm lượng chất khoáng là 0,8 – 1,2%, là một thực phẩm giàu canxi, sắt… và một lượng đồng nhất định cùng các nguyên tố vi lượng khác. Cá biển lại là thức ăn giàu iod, trong gan cá chứa nhiều loại vitamin, nhất là vitamin A, D, B2 càng phong phú, rất quan trọng đối với người cao tuổi.

Meo.vn (Theo Suckhoe365)

Ðừng nghĩ không đau là nhẹ

Chúng ta thường cứ nghĩ rằng, đau ít thì bệnh nhẹ, đau nhiều thì bệnh nặng. Nhưng rõ ràng trong các vấn đề về tim mạch thì sự thể không hề như thế. Sự đau ít, đau ẩn có khi lại là dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim thể câm. Bệnh thiếu máu cơ tim thể câm thường là cửa ngõ của một biến chứng bệnh lý tử vong.

Đau là “dấu hiệu vàng”

Trong cơ thể có một cơ quan hoạt động suốt ngày, suốt đời mà không có thời gian ngừng nghỉ. Cơ quan này hầu như hoạt động liên hồi. Đó là quả tim.

Quả tim của chúng ta được gọi là trung tâm của sự sống. Nhờ có tim mà chúng ta có máu ở mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có tim mà chúng ta có được đủ khí ở mọi tế bào. Cũng nhờ có tim mà các chất dinh dưỡng được vận chuyển tới mọi ngóc ngách. Vì thế, tim vô cùng quan trọng. Không có tim là không có sự sống.

Tim quan trọng thế nhưng bạn biết không, tim được nuôi dưỡng chỉ duy nhất bằng một hệ mạch máu, đó là mạch vành. Mạch vành nuôi tim có đặc điểm là chỉ nuôi mỗi mình quả tim mà không nuôi cho bất cứ một bộ phận nào khác. Và nó cũng có đặc điểm là chỉ mình nó tự thân vận động mà không kết nối hay được mở thông với bất cứ một mạch máu nào. Không chỉ có thế, tính phân định chức năng của mạch vành tương đối cao. Mỗi nhánh mạch nhỏ của hệ vành chỉ cấp máu cho một vùng cố định của tim mà không có vòng nối với các mạch máu phụ ở xung quanh. Đây chính là nhược điểm của hệ mạch vành. Vì chỉ cần một nhánh nhỏ bị tắc thì ngay lập tức cơ tim bị thiếu máu và có thể hoại tử do không có mạch máu phụ cấp máu bù.

Do vậy mà dấu hiệu đặc thù đầu tiên, rất dễ nhận thấy của bệnh mạch vành là cơn đau thắt ngực. Những người có cơn đau thắt ngực điển hình thì gần như chắc chắn là có bệnh mạch vành. Không khó để nhận ra cơn đau này: xuất hiện bên ngực trái, đau tại vị trí tim, đau như thắt, bóp, nghẹt. Đau lan lên vai và xuống cánh tay trái. Nghỉ ngơi thì đỡ đi lại thì đau.

Mức độ đau của cơn đau thắt ngực là trầm trọng. Vì một khi mà xuất hiện cơn đau điển hình thì nó khiến cho người bệnh sợ không dám cựa quậy. Nó làm cho người bệnh vã mồ hôi trán. Nó có thể làm cho người bệnh đau không dám ăn, không dám nuốt. Trong những trường hợp nặng, có thể đau đến mức gây ngừng thở và tử vong.

Sở dĩ bệnh mạch vành có thể gây ra đau như thế là vì bệnh làm cho thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim tất yếu sẽ gây ra đau ngực. Một khi mà mạch vành bị hẹp lại hay bị tắc hoàn toàn thì chỉ trong một thời gian ngắn 3-5 giây, cơ tim đã lâm vào trạng thái bệnh lý. Mạch vành hẹp 1/4 thì bắt đầu có biểu hiện nhói đau, mạch vành hẹp 2/4 thì xuất hiện cơn đau điển hình còn nếu mạch vành hẹp 3/4 đường kính thì người bệnh phải đi cấp cứu. Trong bệnh của hệ mạch vành, dấu hiệu đau thường được coi như một dấu hiệu chỉ điểm vàng xác định bệnh.


Tim hoạt động không ngừng nghỉ suốt cuộc đời.

Không đau, liệu có nhẹ hơn?

Như trên đã nói, thông thường khi thiếu máu cơ tim sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội. Nhưng không phải 100 trường hợp thì 100 trường hợp đều như thế. Trong thực thể bệnh thiếu máu cơ tim, vẫn có những trường hợp cơ tim bị thiếu máu thật, mạch vành bị hẹp thật mà không hề thấy đau. Các trường hợp này được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ thể câm, thể thầm lặng hay thể không ổn định.

Thiếu máu cơ tim cục bộ thể câm có đặc điểm là cơ tim bị thiếu máu mà không hề gây ra một dấu hiệu khó chịu nào cho người bệnh. Người bệnh vẫn đi lại và sinh hoạt bình thường. Thậm chí còn chơi những môn thể thao gắng sức. Điều này hết sức tai hại. Vì như thế người bệnh không biết được tình trạng thật sự của mình. Người bệnh sẽ không có ý thức phòng tránh thường chủ quan, coi thường, chính vì điều này mà biến chứng nặng rất dễ xảy ra và có thể tử vong. Chuyện nhồi máu cơ tim, đột tử, hoại tử cơ tim không là những vấn đề quá khó hiểu.

Vì thế mà trong mọi trường hợp có dính dáng đến mạch vành, chúng ta không nên chủ quan. Tất cả các trường hợp có dấu hiệu đau ngực bên trái đều phải được đi khám xét cẩn thận để loại trừ trường hợp bị thiếu máu cơ tim thể câm. Và nên nhớ đăng ký ghi điện tâm đồ thường hay điện tâm đồ gắng sức để theo dõi. Rất may dù thể điển hình hay thể câm thì tình trạng thiếu máu cơ tim hay bệnh mạch vành đều hiển thị rõ trên bản ghi điện tim. Nên nhớ, sự chủ quan hôm nay của bạn có thể là chữ ký tử vong ngày mai.

BS. Nguyễn Phan Anh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Kiểm tra sức khỏe tuổi 30

- Điện tâm đồ: Xét nghiệm này sẽ giúp thiết lập sự theo dõi hoạt động ổn định cho tim, đảm bảo tim làm việc tốt và bơm máu tuần hoàn cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Xét nghiệm này phải được thực hiện thường xuyên khi bạn bước qua tuổi 30 với sự tư vấn của bác sĩ.

- Kiểm tra trực tràng: để kiểm soát các vấn đề sức khỏe như bệnh trĩ, chấn thương trực tràng, hoặc một số bệnh ung thư bất kỳ.


Ảnh: Shutterstock

- Tiêm phòng uốn ván với lịch trình cụ thể. Ở một số người, sức đề kháng yếu khi bước qua tuổi 30 và tiêm ngừa uốn ván là biện pháp hữu hiệu.

- Kiểm tra huyết áp: Huyết áp cao thường gây biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, thậm chí tử vong do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim), suy thận mãn tính...

- Cholesterol cao là một yếu tố gây bệnh đối với tim và mạch máu. Kiểm tra mức cholesterol để xác định mức độ an toàn, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng.

- Khống chế đường huyết ở mức bình thường cho cơ thể, kiểm tra được sự cân bằng giữa lượng thức ăn hằng ngày. Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng về tim mạch, thận, mắt...

- Kiểm tra mắt 2 lần/năm; kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần.

- Phụ nữ cần kiểm tra thêm các vấn đề về nhũ ảnh, tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ khoa... Ở nam giới, khám thêm tuyến tiền liệt, tinh hoàn...

Meo.vn (Theo TNO)

10 cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Không chỉ bạn bè, mà các hoạt động giao tiếp với nhiều người bên ngoài cũng là 'liều thuốc' giúp bạn giảm stress, như thế giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người sống cô độc hoặc ít giao tiếp.

Đây là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Chicago. Ngoài ra còn có 9 biện pháp khác giúp ngăn ngừa bệnh tim hữu hiệu:

1. Dùng Aspirine

Các nhà nghiên cứu Đại học Bắc Carolina phát hiện việc sử dụng đều đặn Aspirine sẽ làm giảm được 28% nguy cơ bệnh mạch vành ở người chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim mạch.

Để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc trên huyết áp, người ta khuyên nên dùng thuốc liều thấp trước khi đi ngủ.

2. Tăng cường sử dụng acid folic

Một nghiên cứu công bố trên tờ British Medical Journal cho thấy người dùng đều đặn hằng ngày một lượng acid folic như khuyến cáo thì 16% ít có khả năng bị bệnh tim so với người thiếu chất này trong khẩu phần ăn. Những thực phẩm giàu acid folic là cải broccoli, ngũ cốc...

3. Chăm đáng răng súc miệng

Sử dụng các loại nước súc miệng và đánh răng đúng mức sẽ làm giảm được vi khuẩn trong miệng, như thế có thể giảm được 200%-300% nguy cơ đột quỵ tim.

4. Dùng chocolate đen

Cacao chứa các flavonoid có tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. Ít nhất 1/3 chất béo trong chocolate là acid oleic, có tác dụng tốt cho sức khỏe, một chất béo đơn không bão hòa cũng được tìm thấy trong dầu ô-liu. Nên sử dụng chocolate đen, vì nó chứa nhiều flavonoid.

5. Hãy dùng tỏi

Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và chống lại các bệnh nhiễm trùng, tỏi còn giúp giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương tim ở người sau mổ tim và nhồi máu cơ tim. Một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy những con thú nào được dùng tỏi hằng ngày thì ít bị những gốc tự do tấn công vào tim hơn so với con vật không dùng tỏi.

6. Chọn người bạn đời đúng

Người lập gia đình hạnh phúc thì ít bị bệnh tim hơn so với người không lập gia đình. Một khảo sát tại Đại học Toronto (Canada) trên 100 người nam và nữ có tình trạng cao huyết áp nhẹ 3 năm sau khi lập gia đình cho thấy người nào có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì ít bị bệnh tim sau đó so với người không lập gia đình. Do vậy, để trái tim không bị tan nát theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bạn nên cẩn thận khi chọn lựa người bạn đời.

7. Hãy dùng mật ong

Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois phát hiện trong mật ong nhiều chất có tác dụng chống ô-xy hóa, như thế giúp phòng chống được các bệnh tim mạch. Thực tế là người nào dùng mật ong đều đặn thì ít bị bệnh tim mạch so với người không dùng. Trong khi đó, người nào thường dùng đường thì lại có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) giảm, như thế nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ xuất hiện nhiều hơn.

8. Cười lên đi

Tại Đại học Harvard, qua theo dõi 1.300 người mạnh khỏe trong vòng 10 năm, người ta nhận thấy người nào lạc quan, yêu đời và hay cười thì ít có vấn đề về tim mạch so với người bi quan, chán đời, ít cười.

9. Tránh khí monoxide carbon

Phần lớn những vật dụng sinh hoạt trong nhà máy đun nước, máy giặt, máy làm khô... có thể rò rỉ một lượng nhỏ monoxide carbon trong nhà. Một lượng lớn khí này có thể gây tử vong một người trong vài giờ, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. Để phòng ngừa, bạn nên tạo cho nhà thông thoáng khí, sử dụng thiết bị phát hiện khí monoxide carbon gần phòng ngủ.

Theo Phan Sơn

Người Lao Động/ Men’sHeallth

Đừng để não bị thiếu máu

Trong cơ thể con người cơ quan nào cũng quan trọng và quý giá nhưng trong đó não bộ được thừa nhận như bộ chỉ huy quan trọng nhất của cơ thể. Tư tưởng, tình cảm, yêu thương, ham muốn, giận hờn … đều phát xuất từ não bộ. Đi, đứng, nằm, ngồi, quan hệ tình dục…cũng không thể thoát khỏi sự chi phối của não bộ. Chính vì vậy cơ thể dành rất nhiều ưu tiên trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ não.

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra (cung lượng tim), tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Trong trường hợp não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ bị suy giảm ngay. Sự cung cấp máu cho não rất phức tạp nên có rất nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu não, đặc biệt ở người lớn tuổi. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não của người nam ở độ tuổi mãn dục.

Trong độ tuổi mãn dục nam giới, khi lượng testosterone giảm sút nhiều hơn 30% sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh lý ở nhiều cơ quan, phủ tạng, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì… và bệnh ở hệ tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch (gây hẹp, hình thành mãng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch…), bệnh mạch vành và những bệnh lý về tim mạch khác (bệnh van tim, suy tim …). Mạch máu não bị xơ vữa gây chít hẹp, kèm theo hiện tượng co mạch do những rối loạn về hệ thần kinh giao cảm, cùng với những bệnh lý của trái tim sẽ tạo thuận lợi cho hiện tượng thiếu máu não. Hiện tượng thiếu máu ở não có thể thoáng qua (bệnh nhân hồi phục hoàn toàn), hay kéo dài (đột quỵ não) để lại những di chứng thần kinh rất nghiêm trọng.

Khi não bị thiếu máu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau: đầu tiên là thay đổi tính tình, người bệnh trở nên khó tính, cáu gắt, giận dữ vô cớ hoặc lo âu buồn rầu, trầm cảm, giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung tư tưởng kèm theo nhức đầu âm ĩ rất khó chịu đặc biệt tăng lên về chiều và ban đêm... Xuất hiện mất ngủ, ngủ không sâu, ác mộng, có những cơn hoảng sợ về đêm, khi thức dậy vào sáng hôm sau luôn cảm thấy mệt mỏi chán chường, không muốn làm việc. Một số bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng dị cảm như tê bì, châm chích, kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân, run tay chân, triệu chứng rối loạn tâm thần. Khi bị thiếu máu não nặng có thể xuất hiện những triệu chứng thần kinh khu trú như nói khó, nói ngọng, nói lắp, liệt (nhẹ hoặc nặng) nửa người hay một chi nào đó.

Theo Y Học Cổ Truyền phòng bệnh là vấn đề then chốt để bảo vệ sức khỏe, nếu để bệnh tật xảy ra mới điều trị thì khi nào cũng quá muộn! Để có thể duy trì đầy đủ lượng máu lên não đặc biệt khi đã lớn tuổi, trước hết phải thay đổi lối sống từ khi còn rất trẻ. Phải tập luyện những phương pháp như: đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân; thư giãn và thiền định để hóa giải stress. Ăn uống hợp lý để đề phòng những bệnh có thể làm giảm lượng máu đưa lên não như: béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. Nên tự xoa bóp và day ấn một số huyệt ở vùng cổ gáy và đầu hàng ngày. Khi dùng thuốc, nên chọn những loại thuốc có nguồn gốc dược thảo để làm tăng cường lưu lượng máu cũng như lượng oxy lên não, đặc biệt là những loại thuốc có khả năng kích thích cơ thể tiết ra testosterone nội sinh để làm chậm hội chứng mãn dục nam.

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh có thể phòng ngừa và điều trị rất hiệu quả, chúng ta nên chuẩn bị và có kế hoạch phòng bệnh thật sớm, khi nào cũng nhớ bổ sung năng lượng, máu và oxy cho não, đối với người nam ở độ tuổi mãn dục phải nhớ rằng cơ thể mình luôn trong tình trạng thiếu testosterone nội sinh và cần phải bổ sung đầy đủ nội tiết tố này bằng các chế phẩm phù hợp có nguồn gốc từ dược thảo. Đừng để não thiếu máu nuôi dưỡng là một trong những vấn để rất quan trọng nếu muốn có một sức khỏe hoàn hảo từ khi còn trẻ và một tuổi già khỏe mạnh, minh mẫn, tròn đầy phúc lạc.

Bs Lê Hùng Nguyên Phó Viện Trưởng Viện YDHDT Tp HCM

Những chỉ số sức khỏe quan trọng

 

Hãy dùng những mật mã dưới đây để duy trì tuổi thanh xuân, kéo dài tuổi thọ của chính mình.

1. Tập luyện

Chỉ số lý tưởng: ít nhất 2,5 giờ

Nguyên nhân: Nếu kiên trì tập luyện trên 2 tiếng mỗi tuần thì nguy cơ tử vong sau 20 năm nữa sẽ ít hơn 30% so với những người tập dưới 2 tiếng.

Tập luyện vận động dưới bất kỳ hình thức nào cũng giúp giữ dáng, ổn định huyết áp… từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

Phương thức tập luyện thích hợp nhất ở đô thị:

- Đi nhanh: là một trong những hoạt động khỏe tim thích hợp với phụ nữ nhất. Mỗi ngày đi hơn 30 phút, mỗi phút đi được hơn 60 bước sẽ rất có ích cho cơ tim.

- Chạy chậm: chạy chậm sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, trao đổi chất cũ mới, tinh thần trở nên vui vẻ vì não nhận được nhiều ô-xy và mọi rắc rối bị “tống cổ” khỏi bộ não.

- Đi xe đạp: Đây là một hoạt động mang lại nhiều hưng phấn cho tinh thần và thể chất.

2. Chỉ số cơ thể

Chỉ số lý tưởng: 22-23

Chỉ số cơ thể BMI (trọng lượng (kg)/bình phương chiều cao) nằm trong khoảng 18,5-22,9 sẽ giúp giảm 2,5 lần nguy cơ mắc bệnh do ngồi lâu so với những người có chỉ số BMI vượt quá 25.

3. Vòng eo

Chỉ số lý tưởng: dưới 89cm

Phụ nữ có vòng eo dưới 96cm thì nguy có tử vong thấp hơn 23% so với những phụ nữ có vòng eo trên 96cm.

4. Chất xơ

Chỉ số lý tưởng: 25g

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy: Mỗi 10g chất xơ trong thực phẩm, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành sẽ giảm 17%.

5. Thời lượng giấc ngủ

Lý tưởng: 7 - 8 tiếng

Người ngủ dưới 6 tiếng có tuổi thọ thấp hơn 12% so với người ngủ đủ 7-8 tiếng. Thời gian ngủ dưới 7 tiếng sẽ làm cho hoóc-môn điều tiết cảm giác đói rối loạn.

Phụ nữ cũng dễ đau tim

Với phụ nữ đã bị bệnh tim thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ vẫn có thể làm cho tiến triển của bệnh chậm lại, thậm chí dừng hẳn và cải thiện rõ rệt.

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có nam giới mới dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng thật ra ở nhiều nước công nghiệp, kể từ hơn thập niên gần đây, tử vong ở phụ nữ vì bệnh tim mạch hằng năm nhiều hơn nam. Ở Mỹ, bệnh tim đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim có ý nghĩa quan trọng đối với cả nam và nữ. Nhưng lưu ý là ngay cả những phụ nữ có lịch sử gia đình nặng nề về bệnh tim thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng có thể phòng ngừa hay làm chậm lại tiến trình phát triển bệnh tim. Với những phụ nữ đã bị bệnh tim thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ vẫn có thể làm cho tiến triển của bệnh chậm lại, thậm chí dừng hẳn và cải thiện rõ rệt.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh tim ở nữ khác nam và có 2 nhóm chủ yếu. Cụ thể là nhóm những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát và nhóm những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát.

Nhóm những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát gồm: Lịch sử gia đình có bệnh mạch vành hay đột quỵ; tuổi từ 55 trở lên; đang ở tuổi sau mãn kinh hay đã bị cắt bỏ hai buồng trứng; lịch sử gia đình đã bị bệnh tim từ sớm (dưới 60 tuổi), nhất là khi có anh chị hay em đã từng bị bệnh tim (điều này có thể là yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng với phụ nữ). Phụ nữ của những gia đình có các yếu tố lịch sử như trên rất cần được kiểm soát các yếu tố nguy cơ một cách khẩn thiết.

Nhóm những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát bao gồm:

- Béo phì và lối sống trì trệ, ít hoạt động: Yếu tố nguy cơ này hay gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hơn so với nam cùng lứa tuổi. Khi đã mãn kinh, họ sẽ dễ bị béo phì là yếu tố nguy cơ lớn để bị bệnh tim và đột quỵ.

- Nghiện thuốc lá: Đây là nguy cơ đặc biệt vì là nguyên nhân của đại đa số trường hợp nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dưới 45 tuổi và làm tăng nguy cơ cho phụ nữ có lịch sử gia đình bị bệnh tim. Và nếu phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai kèm hút thuốc lá thì nguy cơ bị bệnh tim ngay từ khi còn trẻ tăng lên khoảng 20 lần.

- Cao huyết áp: Những phụ nữ bị cao huyết áp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương thận,  tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều bệnh tim mạch khác.

Lưu ý khi nồng độ CRP tăng

Nồng độ cao trong máu của một loại protein có tên là CRP (C-reactive protein) hiện đang được xem là yếu tố nguy cơ tương đối “mới” và có vẻ như quan trọng hơn ở nữ so với nam. Khi nồng độ CRP trong cơ thể tăng chứng tỏ có tiến trình viêm đang diễn ra và thường là viêm ở mạch máu. Đặc biệt ở phụ nữ, viêm là yếu tố nguy cơ chính gây ra tổn thương hay vỡ các mảng bám ở động mạch vành tim. Giảm nồng độ CRP sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim ở một số bệnh nhân bị bệnh mạch vành.

Cứ 5 trường hợp bị suy tim ở phụ nữ thì 3 là do cao huyết áp. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm cao huyết áp có thể phòng ngừa được các bệnh kể trên. Cao huyết áp hay gặp ở phụ nữ trên 55 tuổi và rất tiếc là thường không được điều trị một cách đầy đủ.

- Bệnh mỡ máu (cholesterol cao): Những phụ nữ ở trong nhóm này thường có khả năng tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nồng độ thấp HDL (cholesterol tốt) là yếu tố nguy cơ quan trọng ở nữ hơn nam.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nồng độ rất thấp LDL (cholesterol xấu) và/hoặc nồng độ HDL tăng cao có thể làm cho tiến triển của bệnh mạch vành thực sự ngừng lại hoặc phục hồi bình thường. Nhiều phụ nữ có thể kiểm soát được cholesterol bằng chế độ ăn và vận động nhưng liệu pháp với các thuốc khác cũng cần phải dùng. 

- Bệnh tiểu đường: Tần suất bệnh này đang ngày càng tăng ở nữ giới và song hành với nguồn gốc gây ra bệnh này là béo phì. Nên nghĩ rằng bệnh tiểu đường là bệnh của mạch máu và bệnh rối loạn chuyển hóa đường, chúng làm tăng rất nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch. Nguy cơ bị bệnh tim ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường cao gấp 6 lần những phụ nữ bình thường.

- Hội chứng chuyển hóa: Là hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Thuốc có thể giúp kiểm soát các khía cạnh của hội chứng chuyển hóa nhưng cách điều trị lý tưởng là vận động, kiểm soát chế độ ăn và giảm cân.

- Sử dụng viên thuốc tránh thai: Dùng thuốc uống tránh thai cần phải được theo dõi huyết áp chặt chẽ dù rằng nguy cơ của viên thuốc tránh thai đã giảm nhiều so với trước kia vì lượng hormone estrogen và progestin trong viên thuốc ngày nay đã ít đi rất nhiều. Phụ nữ cao huyết áp lại hút thuốc lá và dùng viên thuốc tránh thai thì nguy cơ bị đột quỵ tăng lên gấp 10-15 lần.

- Thai nghén kèm một số biến chứng xảy ra khi có thai: Cụ thể là tiền sản giật (cao huyết áp nặng) hay sinh con nhẹ cân đều có nguy cơ cao sớm bị bệnh tim mạch và tử vong. Phụ nữ có những biến chứng này cần được kiểm soát chặt chẽ suốt đời các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.