Lưu trữ cho từ khóa: bệnh hô hấp

Bị lây bệnh do “xài ké”

Thuốc nhỏ mắt, ống hít thông mũi, dầu gió là vật dụng dễ bị “xài ké”. Cần biết rằng, việc dùng chung như vậy rất dễ lây bệnh.

Ống hít, dầu gió: Dễ lây bệnh đường hô hấp

Ống hít được nhiều người sử dụng do tạo cảm giác thông mũi, sảng khoái. Nhiều người có vẻ nghiện hít tinh dầu, cứ vài chục phút sử dụng ống hít một lần. Người trong nhà lại còn dùng chung một ống hít. Việc dùng chung dầu gió còn phổ biến hơn dùng ống hít. Một số người đút cả miệng chai vào lỗ mũi để hít “cho đã”. Vi khuẩn từ dịch mũi, nước bọt của người bệnh có thể dính trên miệng chai dầu, lây bệnh từ người này sang người khác.

TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp – Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, một số bệnh như cúm, quai bị, rubella, thủy đậu, lao phổi, viêm gan… có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa. Nếu dùng chung ống hít, chai dầu thì sẽ dễ bị lây bệnh.

Bệnh viêm xoang do các vi khuẩn S.pneumoniae, H.Influenzae, S.pyogenes, P.aeruginosa hoặc Staphylococcus… gây nên. Tùy thuộc vào vị trí viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra mũi hoặc xuống họng. Nếu mũi, họng không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn sống ký sinh và phát triển. Bất cứ vật gì khi tiếp xúc với những vi khuẩn này sẽ là tác nhân truyền bệnh từ người này sang người khác.

TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp cũng lưu ý, ống hít hay dầu gió có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm cho tinh thần thoải mái. Nhưng các loại này đều có tính kích ứng, dùng nhiều có thể gây rát vùng màng nhầy mũi họng, làm giảm khả năng nhận biết về mùi, thậm chí gây hiện tượng ức chế tuần hoàn, hô hấp.

Thuốc nhỏ mắt: dễ lây đau mắt đỏ

Nhiều người có thói quen hễ mắt chảy nước, xốn, mỏi mắt do đọc sách hoặc xem ti vi, đi ngoài đường về… liền nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt để đem lại cảm giác dễ chịu. Các loại thuốc làm dịu mắt, sáng mắt thường được dùng chung cả nhà.

Bị lây bệnh do xài ké

BS Nguyễn Phạm Trung Hiếu – giảng viên bộ môn Mắt, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, việc dùng chung thuốc nhỏ mắt có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, nhất là bệnh viêm kết mạc. Đây là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, vi rút hoặc dị ứng gây nên. Bệnh dễ lây lan ra cộng đồng qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường có ghèn nhiều, chảy nước mắt, ngứa, cộm như có vật lạ bên trong…

Ngoài ra, bệnh mắt hột cũng có thể lây lan nếu tiếp xúc với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh do khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và đường lây lan của bệnh khá đa dạng. Ngoài dùng chung thuốc nhỏ mắt, việc sử dụng chung khăn mặt, tắm nước ao hồ không sạch… cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh. Biểu hiện gồm cảm giác ngứa, cộm xốn, mờ mắt, chảy nước mắt… Nếu bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mạn tính, sẹo kết mạc, viêm sụn mi, loét giác mạc, sẹo giác mạc,… thậm chí gây mù mắt.

Theo Phunuonline.com.vn

Gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp ở Hà Nội

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hiện đang là đỉnh điểm của các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

Mỗi ngày, riêng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận, điều trị 70-80 ca liên quan đến đường hô hấp.

Gia tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp là do thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông; ngày nóng, sáng và đêm lạnh, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch lớn. Trong đó, nhiều cha mẹ nghĩ bệnh đơn giản, tự chữa tại nhà, đến khi chuyển đến bệnh viện thì đã viêm phổi, viêm phế quản.

Các bác sĩ khuyên cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ cẩn thận. Một cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả tại nhà đó là dùng nước muỗi sinh lý hàng ngày để nhỏ mắt, mũi, vệ sinh miệng. Nên xịt trước khi đi ngủ giúp trẻ ngủ dễ hơn.

Theo Phunuonline.com.vn

Lý do người béo hay mắc bệnh hô hấp

Những người béo thường có khuôn mặt phệ, hàng ngày hít vào một lượng không khí nhiều hơn người bình thường. Điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm các chất ô nhiễm.

ly-do-nguoi-beo-hay-mac-benh-ho-hap

Theo tiến sĩ Pierre Brochu ở Đại học Montreal, những người béo hít vào nhiều không khí nhất, tới 24,6 mét khối/ngày, trong khi chỉ số trung bình là 16,4 mét khối. Hậu quả là lượng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào cơ thể cao hơn tới 50%. Chỉ số tương tự ở trẻ em béo bự cao hơn 10-24% so với trẻ em có trọng lượng trung bình. Các chất ô nhiễm, gây kích thích thường là amoniac, lưu huỳnh điôxit, ôzôn, nitơ điôxit.

Nói chung, có thể so sánh lượng không khí mà những người béo tiêu thụ ngang với vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng đối với các vận động viên đó chỉ là chỉ số tức thời, còn những người béo thì đó là chuyện thường ngày.

Đối với trẻ em béo tình hình càng tồi tệ hơn so với người lớn, do tỷ lệ không khí hít vào trên 1kg trọng lượng cơ thể cao hơn. Chỉ có như vậy cơ thể mới bảo đảm hoạt động của các hệ chính trong cơ thể, nhưng cũng vì thế mà càng nguy hiểm.

Theo Motthegioi.vn

Phòng tránh bệnh hô hấp mùa đến trường

Bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là đường hô hấp dưới là một bệnh đang có xu hướng gia tăng khi vào mùa và có tính chất lây lan nhanh chóng làm cho số trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều.

Dễ mắc và dễ lây nhanh

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi hít thở. Đặc biệt với các trẻ nhỏ, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

So với các bệnh thông thường khác, bệnh đường hô hấp có mức độ lây nhiễm cao, khó kiểm soát khi các bé cùng sinh hoạt, học tập trong môi trường tập thể nên dễ dẫn đến bùng phát dịch. Thêm đó, vì trẻ còn quá nhỏ, chưa có ý thức giữ vệ sinh, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường sống và người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.

phong-tranh-benh-ho-hap-mua-den-truong

Bảo vệ trẻ tránh nhiễm bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường nặng và khó lường… Các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt là trẻ em đề phòng khi thời tiết cũng như thay đổi môi trường sinh hoạt, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ sức khỏe cho trẻ vui chơi và học tập. Ngoài ra, cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm bệnh ngay trong cùng một gia đình. Vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp, nên khi trong gia đình có người bị hắt hơi, xổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,… để không lây bệnh sang các thành viên khác.

Cho trẻ vui chơi, học tập ở nơi thoáng mát. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần vệ sinh thường xuyên, khô ráo, với trẻ có cơ địa dị ứng chú ý tránh hít phải bụi, nấm mốc hạn chế tái phát viêm mũi dị ứng, lên cơn hen.

Khi trẻ đã mắc phải các bệnh đường hô hấp thì các bậc cha mẹ cần điều trị sớm cho bé. Bên cạnh đó, nên tham khảo bác sĩ hoặc theo chỉ định thực hiện việc điều trị, có thể trang bị sẵn trong gia đình một số các thiết bị như:

Máy điều trị bệnh viêm mũi dị ứng Bionase: sử dụng luồng ánh sáng đỏ bước sóng khoảng 660nm, được phát ra từ đèn điốt hai cực không phát nhiệt, khi ánh sáng này chiếu vào vùng mũi có tác dụng điều trị và phòng chống các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau đầu và chảy nước mắt, phục hồi phần mũi bị tổn thương. Đặc biệt, BioNase còn là biện pháp để ngăn chặn bệnh, nhất là giai đoạn bạn bắt đầu bị dị ứng với các dị nguyên.

Không gây phản ứng phụ, không cần dùng thuốc. Máy trị viêm mũi dị ứng BioNase đạt tiêu chuẩn Châu Âu CE 0473, Giấy phép ĐKQC số 05/09/BYT-TB-TC do Bộ Y Tế cấp.

Minhhoa_BioNase

Máy trị viêm mũi dị ứng Bionase

Máy xông mũi họng Philips Family Soft Touch: giúp chuyển dung dịch thuốc sang dạng sương phun kích thước hạt MMAD 1.9 µm, MMD 4.99 µm dễ dàng đi vào sâu trong các phế quản và phát huy tác dụng ngay tại chỗ. Người bệnh có thể xông thuốc bằng ống ngậm miệng hoặc mặt nạ hít đảm bảo được hấp thụ thuốc tối đa và giảm lượng thuốc thất thoát ra ngoài. Máy phù hợp cho trẻ em và người lớn tuổi.

family_soft_touch

Máy xông mũi họng Family Soft Touch

Máy xông mũi họng Sami The Seal là máy xông mũi họng dành riêng cho trẻ em với kiểu dáng thiết kế hình chú hải cẩu dễ thương, mang đến cho con bạn sự thân thiện và an toàn khi điều trị. Nhờ hệ thống nén khí tiên tiến tạo thuốc dạng hơi sương kết hợp điều trị với mặt nạ hít hình chú rùa xinh xắn bằng chất liệu mềm mại, dễ chịu cho bé.

Samithe-Seal-HR

Máy xông mũi họng Sami The Seal

Buồng đệm Optichamber Diamonddành cho bệnh nhân hen suyễn

Buồng đệm được làm bằng chất liệu chống tĩnh điện cung cấp khí dung phù hợp. Hệ thống van tự động đóng mở cho hiệu quả tối ưu. Mặt nạ silicon mềm, tối ưu với khuôn mặt, thoải mái. Tích hợp còi lưu lượng cao hướng dẫn kỹ thuật hít thở đúng để phát huy hiệu quả khi dùng thuốc xịt định liều. Kích thước nhỏ gọn (14,2cm), phù hợp mọi đối tượng. Dễ tháo rời, an toàn, vệ sinh.

2

Buồng đệm Optichamber Diamond

Máy tạo oxy Philips EverFlo: máy sử dụng cho những trường hợp cần trợ thở. Máy tạo oxy Philips EverFlo hỗ trợ người bệnh trong việc điều trị oxy tại nhà. Thiết kế dạng túi xách tiện dụng, gọn nhẹ, dễ di chuyển. Nồng độ oxy (tại 5LPM): 93% (+/-3%). Lưu lượng: 0.5 – 5 lít/phút.

May-oxy

Máy tạo oxy Philips EverFlo

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Đầu Tư & Công Nghệ Hùng Hy

Nhà nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế chuyên nghiệp

ĐC: 239-241 Nguyễn Văn Lượng, P.10, Q. Gò Vấp, TP. HCM

ĐT: (08) 3984 3646 – 6295 5996 – Hotline: 0985.9999.29

Website: www.sieuthiyte.vn

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ mùa nóng

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Chính vì thế, các giải pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này là việc làm rất cần thiết.

Theo các bác sĩ, các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho kéo dài… chính là các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bệnh đường hô hấp thường dễ tái phát và khó kiểm soát. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời người bệnh dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi, thậm chí có thể tử vong.

phong-benh-ho-hap-cho-tre-mua-nong

Ngoài nguyên nhân thời tiết nắng nóng thất thường,môi trường sống ô nhiễm hãy do vi rútcũng có thểkhiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp.Vì vậy, ThS.BS Chu Thị Việt Hòa, Khoa Nhi, BV Việt Nam – Cu Ba lưu ý một số điều dưới đây để phòng bệnh cho con:

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn trong ngày.

- Tăng cường dinh dưỡng từ rau xanh, hoa quả… để cung cấp thêm vitamin và tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Giữ vệ sinh các nhân hàng ngày cho bé, rửa tai, mũi, họng… bằng dung dịch nước muối sinh lý để sát khuẩn và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

- Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn lạnh.

- Không nên đặt trẻ trực tiếp dưới luồng gió quạt, điều hoà.

-Tránh cho trẻ thay đổi môi trường đột ngột như từ phòng điều hoà lạnh lại ra ngay trời nóng để tránh sốc nhiệt cho con.

- Môi trường sống xung quanh cần luôn sạch sẽ, gọn gàng.

(Theo VnMedia)

Đình chỉ lưu hành thuốc trị bệnh đường hô hấp miracef 50 os

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định đình chỉ lưu hành 1 loại thuốc trị các bệnh đường hô hấp do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Cụ thể, loại thuốc trị các bệnh đường hô hấp miracef 50 os (cefpodoxime proxetil for oral suspension), lô số E037, ngày sản xuất: 6/2012, hạn dùng: 05/2015, số đăng kí: VN-14461-12, do Công ty Miracle Labs (P) Ltd., India sản xuất; Công ty cổ phần Dược Thiết bị y tế Đà Nẵng nhập khẩu buộc phải thu hồi vì thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.

Thuốc miracef 50 os không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng. Mẫu thuốc phát hiện không đạt tiêu chuẩn được lấy tại Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trung Nghĩa (Quầy 115, tầng 1, HAPUMEDICENTER, số 1, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội).

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất phối hợp với nhà cung cấp phải khẩn trương thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn nói trên và báo cáo về Cục trước 20/3/2013.

Trước đó, ngày 28/2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết đã phát hiện thuốc viên bao đường Nasalis (thuốc điều trị viêm xoang) giả trên địa bàn TP.HCM.Thuốc Nasalis do Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú sản xuất và đã được Cục Quản lý dược cấp số đăng ký V292-H12-10 với dạng bào chế viên bao đường, quy cách đóng gói chai 60 viên, hộp một chai.

Được biết, thuốc giả nhạt màu và lốm đốm trắng, chữ NSX in trực tiếp trên bao bì, trong khi đó thuốc thật là viên nhân sậm màu và được trộn đều, chữ NSX (ngày sản xuất) được in phun. Ngoài ra, thuốc thật có tem chống hàng giả. Thuốc giả không có những dấu hiệu nhận biết này.

(Theo VnMedia)

Phòng cách các bệnh mãn tính trong mùa lạnh

Vào mùa đông lạnh giá, nhiều bệnh nhân có các bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, nổi mề đay… lại phát nặng. Vì vậy, hiểu biết về ảnh hưởng của thời tiết lạnh với bệnh tật sẽ giúp ích nhiều cho chúng ta phòng tránh và chăm sóc người thân có bệnh mạn tính tốt hơn, nhất là trong dịp đón xuân.

Bệnh tim mạch

Khi thời tiết thay đổi lạnh quá sẽ tăng nguy cơ suy tim một cách đáng kể. Một nghiên cứu ở Anh cho biết, mỗi khi mùa đông tới thì cơn suy tim tăng cao hơn so với mùa hè tới 50%. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ thì nguy cơ tăng 13%. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thì huyết áp tăng lên từ 12 - 18mmHg, với người khỏe mạnh thì không sao, nhưng với người đã bị tăng huyết áp thì số tăng này là đáng kể. Khi nhiệt độ giảm cũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cầu, fi brinogen, cholesterol tăng lên, khi đó sự hình thành cục máu đông dễ xảy ra làm tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim (nhồi máu cơ tim), não (tai biến mạch máu não) và phổi (thuyên tắc mạch phổi). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi gắng sức.

Bệnh hô hấp

Với những bệnh nhân hen suyễn, họ đều có kinh nghiệm nhất định khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ co thắt, sự lưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn dễ xảy ra hơn, khó thở nhiều hơn, nhất là khi gió thổi mạnh. Ở các vùng có sương mù dày đặc thì các cơn viêm phế quản cũng trầm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng Majed Koleilat cũng nhận thấy người bị suyễn thường gặp nhiều rủi ro hơn mỗi khi trời lạnh, gió mạnh, áp suất không khí lên cao.

benh-man-tinh

Bệnh nhức nửa đầu Migraine

Nghiên cứu của Trung tâm điều trị nhức đầu ở Stanforf, Connecticutt, Mỹ cho biết: 51% bệnh nhân bị nhức đầu khi thời tiết thay đổi; 62% cảm thấy là có nhức đầu khi quá lạnh, quá khô hoặc quá ẩm ướt.

Bệnh đau nhức xương khớp

Nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi, hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi xương đau, khớp nhức. Ðây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Một số nghiên cứu cho biết: 70% dân chúng có kinh nghiệm tương tự, nhất là ở giới phụ nữ.

BS. Terrence Starz, Giám đốc Trung tâm viêm khớp, Đại học Pittsburgh khuyên, vào mùa đông nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức ngoài trời lạnh.

Dị ứng lạnh

Khi gặp thời tiết lạnh, nhiều người bị dị ứng ngứa khắp da. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với lạnh, kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa...

Lạnh cóng

Tổn thương gây ra do lạnh giá. Lạnh cóng làm mất cảm giác tạm thời hay vĩnh viễn ở bộ phận bị thương tổn. Vị trí thường gặp là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân là những nơi hay bị lạnh cóng nhiều nhất. Nguy cơ lạnh cóng tăng lên nếu máu bị cản trở hoặc không mặc quần áo đủ ấm khi trời giá lạnh. Thương tổn do lạnh giá có thể ở ngoài da hoặc nằm sâu trong tế bào dưới da. Khi nông thì da hơi đau, tái, cứng trong khi đó tế bào bên dưới lại mềm. Chứng lạnh cóng cũng là một trường hợp cấp cứu, cần được cấp cứu tại bệnh viện.

Trầm cảm

Một rủi ro của mùa đông, tuy không hiểm nghèo nhưng cũng làm trạng thái tinh thần của nhiều người trầm xuống, đó là “nỗi buồn mùa đông” (Blues Winter). Thông thường tâm trạng trầm buồn này xảy ra vào cùng một thời gian hàng năm, từ đầu tháng 10 tới tháng 3, trầm trọng nhất là vào tháng giêng, tháng 2. Đây là thời gian mà ngày ngắn, đêm dài. Lý giải cho hiện tượng này, người ta cho rằng trong thời tiết giá lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến con người trầm buồn. Người mang “nỗi buồn mùa đông” có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Điều trị bệnh thường dùng ánh sáng nhân tạo với các ngọn đèn đặc biệt.

Chăm sóc và phòng tránh lạnh

Cách chăm sóc cho bệnh nhân và phòng bệnh hiệu quả bao gồm: chăm lo cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi mặc quần áo đủ ấm; nếu có điều kiện, nhà ở cần được trang bị điều hòa hai chiều nóng lạnh để sử dụng trong mùa đông; nên che kín cửa sổ ở hướng gió lạnh lùa vào nhà như hướng Bắc, Đông Bắc; mọi người, nhất là bệnh nhân cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng; không uống nhiều rượu bia khi trời lạnh; cần điều trị tích cực các bệnh mạn tính về tim, gan, tuyến giáp, bệnh nhiễm khuẩn; tránh dùng các loại thuốc gây hạ thân nhiệt; hạn chế hoặc không để cho người cao tuổi và trẻ em ở ngoài lạnh quá lâu; các tổ chức xã hội cần quan tâm chăm sóc đối với người già cả, sống cô đơn.

 (Theo SKDS)

Các bệnh đường hô hấp ở người cao tuổi vào mùa lạnh

Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải trong mùa lạnh là  bệnh đường hô hấp.

Các bệnh đường hô hấp mà người cao tuổi thường gặp

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở.

benh-ho-hap
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Viêm họng mạn tính kéo dài (thường gọi là viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổivào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi.

Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh thì bệnh rất dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa lạnh.

Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

Phòng bệnh thế nào?

Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm.

Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh nhất là lúc đang có gió mùa. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế).

Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.

Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm, rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần.

(Theo SKDS)

Bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ vào mùa lạnh

Thời tiết chuyển sang rét, lạnh trong những ngày gần đây tại khu vực miền Bắc là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng, phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây viêm phổi ở trẻ em như các loại virut gây bệnh cúm, thủy đậu, virut hợp bào hô hấp…

bao-ve-suc-khoe-duong-ho-hap-cho-tre-vao-mua-lanh

Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết, sự thay đổi nắng – mưa, lạnh – khô khiến trẻ có thể bị cảm, mà triệu chứng đầu tiên là ho rồi viêm họng, sốt, lâu hơn trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn nặng khiến trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng nhấn mạnh, khi trẻ bị một trong những dấu hiệu của viêm hô hấp, các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ ngay, vì kháng sinh chỉ dành cho các trường hợp cấp tính, nếu lạm dụng trẻ rất dễ bị phản ứng phụ như: tiêu chảy, nôn, dị ứng… lâu dần mất đi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Khi có dấu hiệu chớm bệnh, nên áp dụng những phương thức an toàn, giúp điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.

Chuyên gia Dương Trọng Hiếu chia sẻ, đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh nên chú trọng điều trị bằng các loại thuốc thảo dược để đảm bảo tính an toàn và sức đề kháng tự nhiên cho trẻ. Có thể sử dụng các vị thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa ho, cảm mùa lạnh cho trẻ như: quất, mật ong, kinh giới… hoặc các loại siro thảo dược.

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông này, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, đồng thời thay trang phục cho phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lúc có sương, gió. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, đồng thời thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Nước mũi “ròng ròng” là bệnh gì?

Bắt đầu từ khoảng thời gian mũi em bị va chạm mạnh (vì lý do riêng không tiện đề cập) là em thường hắt hơi liên tục không thể dừng được. Cánh mũi bên trái mặc dù không đau nhưng luôn có cảm giác khó chịu. Không chỉ thế, mũi em có vẻ như ngày càng nhạy cảm với thời tiết, không khí và cả một số mùi hương. Nó khiến em dù không hề bị cảm lạnh hay viêm xoang nhưng lúc nào nước mũi cũng chảy ròng ròng và xuất hiện rất nhiều đờm gây tắc ứ ngay tại cổ họng. Mong bác sĩ giải đáp liệu có phải em đang mắc bệnh gì nghiêm trọng không và làm thế nào để chữa dứt điểm tình trạng này ạ? Em xin cảm ơn!

(wishfo…@yahoo.com.vn)

Chào em,

Theo những gì em mô tả thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị viêm mũi dị ứng và vẹo vách ngăn.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do phản ứng với các tác nhân gây bệnh (khói bụi, nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa, rệp nhà… thường được gọi là dị nguyên). Khi đó, các cuốn mũi cương lên, niêm mạc mũi phù nề, tiết dịch trong, ngứa, nghẹt mũi… Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có thể gặp tình trạng sổ mũi dị ứng theo mùa hay viêm dị ứng kinh niên.

Bên cạnh đó, em còn bị vẹo vách ngăn nên càng góp phần làm cho tình trạng dị ứng và mức độ nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Vách ngăn mũi do các xương tạo thành, quá trình phát triển có thể bị vẹo, bị mào hay gai làm cho hẹp một bên hay cả hai bên hốc mũi. Cụ thể trong trường hợp của em là bị vẹo bên trái.

Vừa viêm mũi dị ứng vừa vẹo vách ngăn sẽ làm cho hơi thở nặng nề, không thoải mái, mũi nghẹt không thở được, nước mũi chảy thường xuyên…

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được khám, theo dõi và điều trị bệnh một cách tích cực.

Nếu sau 1 thời gian chữa trị, em thấy các triệu chứng trên bớt hoặc hết, tình trạng nghẹt mũi cải thiện tốt, thở thông, hết khó chịu, không nhức đầu thì cần duy trì liệu trình cho đến khi khỏi hẳn. Còn nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì em có thể sẽ phải mổ chỉnh hình vách ngăn để giải quyết một phần nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau:

- Phải loại bỏ các nguyên nhân gây dị ứng có thể như bụi bặm, lông động vật, khói thuốc (tuyệt đối không đến gần người hút thuốc).

- Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, không tích trữ đồ vật cũ, bẩn quá nhiều tạo điều kiện cho các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, chuột… phát triển.

- Khi ra đường hãy nhớ mang khẩu trang để tránh mùi độc hại như khói, xăng, dầu…

- Tránh ăn đồ ăn có nguy cơ gây dị ứng cao như các loại gia vị cay nóng, hải sản, nấm…

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

BACSI.com (Theo Kenh14)