Lưu trữ cho từ khóa: bệnh ho

Bài thuốc chữa bệnh ho do cảm lạnh

Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài thuốc trị.

Người bệnh có biểu hiện sợ lạnh, ho luôn, hơi thở ngắn, ra đờm rãi nhiều đặc và hay hắt hơi, mũi chảy ra nước trong, đầu đau, ở trong bụng bức bách khó chịu, không có mồ hôi, mạch phù, hoãn, rêu lưỡi trắng và mỏng.

bai-thuoc-chua-benh-ho-do-cam-lanh

Hạnh nhân giúp trị ho do cảm lâu ngày, sốt về chiều

Dùng bài “Sâm tô ẩm”: nhân sâm 30g, tử tô ngạnh 30g, bán hạ 30g, chỉ xác 30g, cát cánh 30g, cát căn 30g, tiền hồ 30g, xích linh 30g, trần bì 20g, cam thảo 20g. Các vị đều tán bột. Mỗi lần uống 12-15g, dùng 1,5 bát nước và 2 lát gừng tươi, đun cạn còn 1/2 bát, bỏ bã, cho uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Nếu bị cảm phong hàn, có sốt, sợ lạnh, ho có đờm và khí nghịch gây nhức đầu (chứng khí thực mà có hỏa) thì dùng bài này nhưng bỏ nhân sâm, gia xuyên khung 6g, lấy sài hồ (10g) thay tiền hồ gọi là ‘khung tô ẩm”.

Nếu ho và suyễn cũng dùng bài này mà bỏ nhân sâm, gia hạnh nhân 10g, gọi là “Hạnh tô ẩm”.

Nếu ở bên trong có nhiệt thì gia hoàng cầm 8g, có hàn thì gia ma hoàng 4g, can khương 4g.

Nếu là người hư lao, khí huyết đều hư và phụ nữ có thai mắc bệnh này, thì vẫn dùng “Sâm tô ẩm” và kết hợp với “Tứ vật thang” gồm: xuyên khung 6g, thục địa 12g, đương quy 10g, bạch thược 10g, gọi là “Phục linh bổ tâm thang”.

Nếu ho lâu ngày dùng bài “Nhân sâm dưỡng phế thang”: nhân sâm 8g, hạnh nhân 12g, tri mẫu 12g, ô mai 3 quả, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g, a giao 12g, đại táo 3 quả, túc xác 8g, tang bạch bì 12g. Các vị cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần.

Nếu thường xuyên mắc phong hàn khái thấu khi gặp lạnh nên dùng bài “Ngọc bình phong tán”: phòng phong 40g, hoàng kỳ 40g, bạch truật 40g. Các vị sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 3 đồng cân, hòa với rượu hoặc nước nóng mà uống. Chữa chứng phong tà lưu niên mãi không tán đi được, phát sinh chứng khái thấu hoặc tự hãn lâu không dứt.

Lương y Thảo Nguyên

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm cách nào để phòng bệnh ho khi trời lạnh?

Mùa lạnh tôi thường xuyên bị ho, chưa hết đợt này đã đến đợt khác. Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách phòng bệnh này. – Vũ Thanh Hà (Nghệ An)

lam-cach-nao-de-phong-benh-ho-khi-troi-lanh

Ho là phản ứng tốt của cơ thể để đưa các vật lạ ra khỏi phổi và hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như: gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hướng đến sức khỏe. Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm gây ra ho.

Có hai kiểu ho, đó là ho có đờm và ho không có đờm và được chia làm hai loại là ho cấp tính (kéo dài 3 tuần trở xuống) và ho mạn tính (từ trên 3 tuần). Ho không có đờm thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Với trường hợp này, đầu tiên là bị ngạt mũi nhức đầu, sốt, có cảm giác ớn lạnh, nặng đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương.

Cùng với đó là ngứa mũi, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Bệnh thường khỏi sau một tuần. Còn ho có đờm thường gặp ở người bị viêm xoang hoặc viêm phế quản. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài. Để phòng bệnh, cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị mắc ho, nên nghỉ ngơi; dùng các thuốc giảm ho và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

BS Thanh Xuân

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc trị ho lúc giao mùa

Những bài thuốc đơn giản từ hoa đu đủ đực, hoa hồng bạch và quả quất dưới  đây sẽ giúp bạn trị ho đơn giản và rất hiệu quả trong thời tiết đang giao mùa.

Hoa hồng bạch hấp đường phèn

Theo Đông y, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh,…Từ xưa, người ta đã dùng hoa hồng để trị bệnh rất hiệu nghiệm.

bai-thuoc-tri-ho-luc-giao-mua

Để trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi mà không cần phải dùng tới thuốc tây, các bậc cha mẹ có thể dùng cánh hoa hồng bạch rửa sạch sau đó trộn với đường phèn, cho thêm một ít nước lọc, đem hấp cách thủy sau đó đem nghiền nát hoa hồng rồi lấy nước cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, 1 thìa/ lần.

Hoa đu đủ đực trộn đường hấp cơm

Phần được dùng để chế biến làm thuốc ho là hoa đu đủ đực. Theo kinh nghiệm dân gian khi chọn hoa đu đủ đực để chữa bệnh nên chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi.

bai-thuoc-tri-ho-luc-giao-mua

Cách làm: Thành phần 10-20g hoa đu đủ đực (chọn hoa mới nở) trộn với đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm trong 15-20 phút, sau đó lấy ra đem nghiền nát để dùng. Cho trẻ uống làm 2-3 lần trong ngày với nước đun sôi để nguội. Uống trong 3 ngày.

Để chữa ho kèm theo mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20ml, thêm ít mật ong hoặc đường kính trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, củ mạch môn, xạ can, lá húng chanh mỗi vị 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt nước dần dần.

Trị ho bằng quất chưng đường phèn

Nguyên liệu chính là quả quất chín.

bai-thuoc-tri-ho-luc-giao-mua

Chế biến: Bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2-4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.

Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Theo Kienthuc.net.vn

Ho đã lâu không khỏi là do bệnh gì?

“Cha cháu 49 tuổi, ho đã lâu không khỏi, bác sĩ bảo viêm phế quản nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Bố cháu có thể mắc bệnh gì ạ, có chữa được không?”.

ho-da-lau-khong-khoi-la-do-benh-gi

Chào cháu,

Trong thư không thấy cháu nói cha có hút thuốc lá, thuốc lào hay làm nghề gì; các triệu chứng xuất hiện từ lâu hay mới; đờm đặc hay loãng. Nhưng dù sao, các dấu hiệu ho nhiều, khó thở, tức ngực, ngạt mũi thuộc về bệnh đường hô hấp.

Ở người có tuổi, bệnh thường là viêm phế quản mạn tính chuyển sang giai đoạn phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh này có đặc điểm là ho vào buổi sáng, dai dẳng, ho ngày càng nhiều. Bệnh nhân khạc đờm, đờm không nhiều, nếu có thêm giãn phế quản thì nhiều. Khó thở xuất hiện muộn, nhưng là dấu hiệu có tính chất đặc trưng của bệnh. Lúc đầu khó thở ít, khó thở khi gắng sức, sau trở nên thường xuyên.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải điều trị lâu dài. Thuốc gồm: thuốc giãn phế quản (theophillin, bricanyl), thuốc có corticoid dạng uống, dạng hít, thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm. Giai đoạn cuối cần thở ôxy dài hạn tại nhà. Nếu có đờm đục thì nên dùng một đợt kháng sinh.

Bên cạnh việc dùng thuốc, cần làm các động tác vỗ rung lồng ngực để đờm thoát ra được nhiều; tập thở để phục hồi chức năng hô hấp. Tốt nhất là cháu nên đưa cha đi khám chuyên khoa hô hấp ở một bệnh viện gần nhất.

TS. Đào Kỳ Hưng

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

8 Nguyên nhân làm bạn ho kéo dài trong mùa lạnh

Căng thẳng, không uống đủ nước, lạm dụng thuốc xịt thông mũi... có thể là nguyên do làm cơn ho của bạn kéo dài trong mùa đông.

1. Viêm đường hô hấp sau cảm lạnh, cúm

Nguyên do phổ biến nhất của chứng ho mãn tính là di chứng của một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng virus, Norman H.Edelman thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho biết. Đa số các triệu chứng cảm có thể biến mất sau vài ngày nhưng cơn ho thì có thể đeo bám bạn tới vài tuần, thậm chí vài tháng bởi virus có khả năng làm đường hô hấp của bạn bị sưng và nhạy cảm. Chứng này có thể kéo dài mãi dù virus không còn.

2. Các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng

Dị ứng và hen suyễn là những nguyên do thông thường làm bạn bị ho. Một trận cảm lạnh có thể dẫn tới hen suyễn. Một số người cho biết, họ bị hen trong suốt thời gian bị cảm lạnh.

Ngoài ra, chứng trào ngược axit và ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ho mãn tính. Rất may là các chứng này đều có thể chữa được. Bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu bạn có các triệu chứng trào ngược axit như ợ hơi, ợ nóng, nôn mửa hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ như mất ngủ, ngáy to, hóc ban đêm, tỉnh dậy nhiều lần và buồn ngủ suốt cả ngày.

ho
Nếu cơn ho mãi không dứt, có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp sau cảm lạnh.

3. Căng thẳng

Căng thẳng - đặc biệt trong trường hợp mãn tính - có thể làm cơn cảm lạnh kéo dài. Để chống lại tình trạng ho dai dẳng, bạn nên cố gắng giảm mức căng thẳng của mình trong khi bị ốm. Cố gắng vực bản thân dậy có thể chỉ làm bạn ốm thêm. Cách thư giãn đơn giản mà hiệu quả chính là nghỉ ngơi thật nhiều: hãy dành 7 - 9 tiếng buổi tối để ngủ.

4. Không uống đủ nước

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cần phải uống nhiều nước. Nước lọc, nước hoa quả hoặc canh đều có tác dụng hóa lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng đẩy chúng ra ngoài. Ngược lại, đồ uống chứa cồn và caffeine lại không phải là những lựa chọn thích hợp bởi chúng có thể khử nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xịt nước muối để bổ sung độ ẩm cho đường hô hấp.

5. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi

Xịt thông mũi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng đừng dùng chúng quá 3 ngày. Nếu không, các triệu chứng của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do phản ứng ngược lúc bạn ngừng dùng xịt thông mũi. Lạm dụng sản phẩm này có thể làm màng nhầy trong mũi của bạn bị sưng, dẫn tới các chứng nghẹt mũi, sổ mũi và ho.

6. Không khí quá khô hoặc quá ẩm

"Không khí khô đặc biệt là vào mùa đông có thể gây ho", Edelman cho biết. Ngược lại, lạm dụng máy tăng độ ẩm cũng không phải một điều có lợi bởi không khí quá ẩm là nguyên nhân gây hen suyễn và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cùng các tác nhân gây dị ứng phát triển, làm bạn bị ho. "Mọi người nên duy trì độ ẩm khoảng 40 - 50% trong nhà dù vào mùa đông hay mùa hè", Edelman đưa ra lời khuyên.

7. Nhiễm khuẩn

Sau khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của bạn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức kéo dài cùng những cơn ho dai dẳng thì cơ thể bạn có khả năng đã bị nhiễm khuẩn. Hãy đi khám ngay vì có thể bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh.

8. Thuốc huyết áp

Có thể thuốc điều trị cao huyết áp chính là nguyên do làm cơn ho của bạn không dứt. Cứ 5 người dùng thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin) thì có 1 người bị ho khan. Đó là tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy nói với bác sĩ của mình để đổi thuốc.

Trong trường hợp cơn ho của bạn kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

(Theo Bee)

Bài thuốc trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi

 

Chị Nguyễn Thị Hòa, y sĩ định hướng y học dân tộc cổ truyền Trung tâm y tế Tuy Phước (Bình Định), cho biết khi trẻ dưới 1 tuổi bị ho, chảy nước mũi, cảm sốt, nếu gia đình không muốn dùng thuốc tây thì có thể dùng bài thuốc gồm các loại “cây nhà, lá vườn” để điều trị.

Bài thuốc nói trên gồm có các loại như bông đu đủ đực, bông khế, lá tía tô kết hợp với đường phèn. Hoa đu đủ đực mọc ở kẽ lá, thanh chùy có cuống rất dài, dài hơn hoa đu đủ cái. Vỏ, quả, rễ, bông, hạt… đu đủ có thể tinh chế được một số thuốc có tác dụng rất tốt cho việc điều trị một số bệnh nội, ngoại khoa, đặc biệt cho tẩy độc và chống táo. Khế và bông khế có thể chủ trị nóng sốt, chữa ngộ độc (nhất là với ngộ độc mã tiền) chữa dị ứng, viêm loét da. Lá tía tô, còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh… ngoài việc dùng làm thức ăn gia vị, tía tô còn chữa nhiều bệnh như cảm mạo, động thai, ngộ độc cá đặc biệt chữa ho long đờm, hen suyễn, đau đầu, tê thấp, đau nhức xương khớp…

Cách làm

Cách chế biến bài thuốc ho cho trẻ cần chuẩn bị theo công thức: bông khế 10 gr, bông đu đủ đực 10 gr, lá tía tô 10 gr, đường phèn 5 gr. Rửa sạch bông khế, bông đu đủ, lá tía tô rồi cho vào bát sứ đã có ít nước lọc và đường phèn.


Đu đủ – Ảnh: K.Vy

Đặt bát nước trong nồi có nước, đậy nắp kín và đun cách thủy bằng lửa than, đủ độ nóng sôi nho nhỏ càng lâu càng tốt.

Khi đã đun cách thủy xong, để nguội bát nước rồi cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa và không cho vào tủ lạnh). Hằng ngày cho bé uống thấm dần dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Nên bắt đầu bằng nửa muỗng cà phê. Các bà mẹ lưu ý phải biết cách cho bé uống thuốc nước, nâng đầu cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng bàn tay của mẹ vuốt từ xuống.

Việc cho bé dưới 1 tuổi khi bị ho, cảm sốt uống thuốc nam rất tốt, nhưng lưu ý khi bé sốt cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú sữa mẹ… thì phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám.

(Theo Thanhnien)

 

Triệu chứng bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất do các khối u ác tính gây ra.

Như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư phổi cũng có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.

Dưới đây là những triệu chứng ung thư phổi hàng dễ phân biệt nhất
 
Nói chung, khi bị ung thư phổi, người bệnh có thể thấy các triệu chứng chung là có nhiều thay đổi có thể xảy ra trong phổi và vùng ngực. Chẳng hạn như:

- Ho dai dẳng và liên tục

- Đau ở lưng, ngực và vai. Tuy nhiên, mỗi người lại có cảm nhận cơn đau khác nhau, nhất là trong những lúc ho

- Thay đổi về lượng và màu sắc của đờm

- Khó thở

- Giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn

- Nói khó khăn qua từng hơi thở

- Ho ra máu

- Mất cảm giác ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi

- Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt

- Dễ bị chảy máu

Ảnh minh họa

Ngoài ra còn có các triệu chứng ít gặp hơn như:

- Giọng nói khàn

- Nuốt khó

- Có thay đổi trong hình dạng của ngón tay và móng tay

- Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt

- Khó thở

Có một số loại tế bào ung thư phổi khi vào máu có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến nội tiết tố, bao gồm:

- Yếu trong cơ bắp

- Tê các ngón tay

- Buồn ngủ, chóng mặt và sự nhầm lẫn

- Sưng ngực ở nam giới

- Cục máu đông

Có nhiều bí quyết hướng dẫn bạn phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Một số cách dưới đây được coi là hiệu quả tương đối cao mà bạn nên thực hiện hàng ngày.

- Chú ý đến trọng lượng cơ thể

- Tập luyện 30 phút để cơ thể ra mồ hôi

- Uống trà và cà phê ở mức vừa phải

- Tăng cường ăn các loại rau quả tươi

- Tránh xa cám dỗ của chất béo

- Ăn nhiều cá, thịt gà: Ít sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt dê

- Bỏ rượu, thuốc lá và thói quen ăn trầu

- Ăn ít muối

- Luôn giữ cho tâm hồn thanh thản, giảm bớt stress.

(Theo Megafun)

Bài thuốc chữa bệnh ho từ củ cải

Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở.

Củ cải vị ngọt cay, hơi đắng, không độc, có tác dụng long đờm chữa ho, chữa lỵ, ung thư, đại tiểu tiện không thông và đặc biệt làm giảm huyết áp.Ngoài giá trị ăn uống, củ cải và hạt cải củ đều là những vị thuốc Đông y được dùng từ lâu đời với tên gọi “la bặc căn” và “la bặc tử”.

Trong sách “Lĩnh Nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn Ông có ghi củ cải tên thuốc là “la bặc căn” vị ngọt cay, hơi đắng, không độc, có tác dụng long đờm, tiêu thũng, tán phong tà, phá ứ, thông tê, trừ lỵ.

Trong dân gian, củ cải thường được dùng để chữa ho khản tiếng và giúp nhuận tràng

Còn hạt cải củ tên thuốc là “la bặc tử” vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng trừ đờm, chữa ho, chữa lỵ, ung sang, đại tiểu tiện không thông…

Những nghiên cứu gần đây của một số nhà khoa học nước ngoài còn phát hiện thấy, hạt cải củ có tác dụng hạ huyết áp, cả nước ép củ cải tươi cũng có tác dụng giảm huyết áp nhẹ. Do đó, người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch uống nước ép củ cải pha với mật ong là món ăn hỗ trợ rất tốt cho việc chữa bệnh.

Để làm thuốc, mùa xuân người ta thu hái củ cải về, rửa sạch, dùng tươi. Đến mùa hè, quả chín sẽ hái quả về, phơi khô, sàng sẩy lấy hạt. Hạt củ cải hình trứng dẹt, dài 2,5 – 4mm, rộng 2 – 3mm; Những hạt mẫm chắc, màu nâu đỏ là tốt. Về thành phần hoá học chủ yếu của hạt cải củ là chất dầu, trong đó có hợp chất sunfua.

Trong dân gian, củ cải thường được dùng để chữa ho khản tiếng và giúp nhuận tràng. Hạt củ cải được dùng chủ yếu để chữa ho có nhiều đờm:

- Chữa viêm khí quản, ho, nhiều đờm, khó thở: Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với  mạch nha ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở.

- Trường hợp mất tiếng, khó nói: Vắt lấy nước củ cải sống trộn với nước gừng sống, lượng hai thứ bằng nhau, ngậm trong cổ họng sẽ thấy hiệu quả tốt.

- Chữa ho lâu năm bằng hạt củ cải: Lấy 10g hạt củ cải (sao), 10g tử tô (sao), 3g bạch giới tử (sao). Đem tất cả tán nhỏ, cho vào một cái túi nhỏ, thêm 500ml nước, sắc còn 300ml. chia làm 3 lần uống trong ngày.

(Theo Khoa học và Đời sống)

Điều trị dứt cơn ho

Nhiều người hễ thấy ho là mua kháng sinh về uống. Tuy nhiên, có những cơn ho càng uống kháng sinh, càng mệt người mà vẫn ho dai dẳng.

Cần biết về ho

Ảnh minh họa.

Thời tiết hiện nay ở miền Bắc đang làm gia tăng số người mắc các chứng ho khan, không sốt nhưng rất khó chịu. Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất những vật lạ trên đường thở, cũng là dấu hiệu thường gặp từ các chứng cảm cúm thông thường do nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa yếu như trẻ em, người già.

Chứng ho dai dẳng đang bùng phát ở khu vực miền Bắc hiện nay là do thời tiết biến đổi nhiều, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch tới 10 độ, nóng ẩm, kèm sương mù, cộng với ô nhiễm… là môi trường tốt cho virus, vi khuẩn cư trú trong mũi, họng phát triển, lây lan. Có nơi nhiều người cùng bị ho do nhiễm cúm – virus lây lan qua giao tiếp như bắt tay, nói chuyện, hắt hơi, ăn uống…

Tại phòng khám Bệnh viện E TƯ tuần qua, các bác sĩ phát hiện có 3 nguyên nhân chính gây ho dai dẳng: Thứ nhất là do bệnh tại đường hô hấp (hầu họng, phế quản phổi). Thứ hai là bệnh từ mũi xoang xuống và 3 là từ dạ dày lên (hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản). Trong đó nhóm bệnh đường hô hấp do nhiễm virus hay gặp nhất (với các chứng viêm họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi do cúm, các loại virus hợp bào hô hấp…), rồi tới nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một nguyên nhân hay gặp nữa ở người cao tuổi là do tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp.

Những cơn ho dai dẳng kéo dài nếu không điều trị sớm sẽ làm bệnh nặng hơn hoặc trở thành ho mãn tính.

Khi nào cần dùng kháng sinh?

Sau một đợt cảm cúm, cảm lạnh thường kết thúc bằng một đợt ho khan kéo dài khoảng 3 tuần, hay gặp là do virus hợp bào đường hô hấp khiến cho ho dai dẳng ở mức độ nhẹ và thường là ho khan chứ không có kèm biểu hiện khác, người bệnh ăn uống sinh hoạt bình thường. Nhưng đa số thấy ho khan dai dẳng lại tưởng nhầm là mình bị viêm nhiễm gì đó nên đã tự ý ra hiệu thuốc kể bệnh rồi mua các loại thuốc ho, hoặc kháng sinh về uống, thậm chí uống 2 – 3 ngày kháng sinh này không khỏi lại đổi kháng sinh khác.

Đúng ra dạng ho này là hoàn toàn bình thường, vì sau nhiễm virus cơ thể thường có phản ứng miễn dịch gây các kích thích ho khan, sau một thời gian sẽ tự hết, không cần phải dùng thuốc. Nếu có dùng thuốc thì chỉ dùng các loại thuốc ho thông thường bao gồm cả các loại thuốc y học dân tộc như bổ phế, bạch ngân, bách bộ… có thể dùng thêm thuốc nhỏ mũi làm thông mũi. Hoặc vệ sinh đường hô hấp hàng ngày bằng cách súc họng thường xuyên với nước muối loãng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Ho khan sau cảm cúm không nên uống kháng sinh bởi kháng sinh không có tác dụng với virus và sau nhiễm virus niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, sau 2 – 3 tuần tế bào tổn thương thương mới lành.

Với ho do dị ứng cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân xem do nguyên nhân do thức ăn, môi trường sống, vật nuôi… gì đó gây nên mới có thuốc đặc trị ho dị ứng.

Ho chỉ nên dùng kháng sinh khi có các dấu hiệu nhiễm khuẩn với triệu chứng ho có đờm vàng, xanh, hoặc viêm xoang, viêm tai mũi họng, amidan mủ… và phải dùng đủ từ 7 – 10 ngày theo chỉ định bác sĩ, không nên tự ý dùng khi chưa có chẩn đoán, hoặc dùng không hết đợt điều trị. Ho do viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi sẽ được bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh. Ho do chứng bệnh hen suyễn cũng được bác sĩ kê đơn dùng thuốc hỗ trợ thông thoáng đường thở.

Phòng ho

Để phòng ho cần luôn giữ ấm cơ thể, bảo đảm dinh dưỡng, hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá. Ngoài ra, cần tránh lây nhiễm bằng cách: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên đeo khẩu trang khi tới nơi đông người và tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng chung khăn mặt và các vật dụng trong ăn uống… Cần uống đủ nước mỗi ngày, tránh các chất kích thích, tránh khói bụi, tránh ngồi điều hòa quá lâu.

Với trẻ nhỏ cần giữ độ ấm cho phòng ngủ. Cho trẻ uống đủ nước và nên uống nước ấm. Khi ngủ nên để trẻ nằm gối cao hơn bình thường một chút để giúp cho luồng khí trong cổ họng thoát ra bên ngoài một cách dễ dàng.

Tuy ho là bệnh ở một chỗ, nhưng do nhiều nguyên nhân, nguồn gốc khác nhau. Ho dưới 3 tuần vẫn coi là ho cấp tính. Ho dai dẳng trên 3 tuần là phải khám để tìm nguyên nhân chữa trị, bởi đó có thể là triệu chứng của các bệnh khác nhau.

BS Duy Anh – (Khoa Khám bệnh – Bệnh viện E)

(Theo Giadinh)