Lưu trữ cho từ khóa: benh hen suyen

Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Đặc điểm bệnh ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.

- Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp.

- Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.

- Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp.

- Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.

- Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophyllin.

benh-hen-suyen-o-nguoi-cao-tuoi

Ảnh minh họa – Internet

Những lưu ý

Vì các lý do nêu trên, chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt:

- Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

- Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

- Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồn

g kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.

TS-BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH

(Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)

Theo nld.com.vn

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già

Làm gì khi gặp cơn hen suyễn cấp tính?

Hen suyễn vào mùa khởi phát

Tránh dược phẩm “châm ngòi” hen suyễn

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Đặc điểm bệnh ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.

- Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp.

- Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.

- Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp.

- Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.

- Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophyllin.

Những lưu ý

Vì các lý do nêu trên, chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt:

- Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

- Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

- Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồn

g kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.

TS-BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)

Dùng cá ngựa chữa bệnh hen suyễn thế nào?

Theo y học cổ truyền, cá ngựa có công dụng bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như lao lực (suy nhược cơ thể), liệt dương, di tinh…

Người nhà tôi bị hen suyễn đã nhiều năm nay. Có người mách dùng cá ngựa để chữa nhưng tôi không biết cách dùng, cách chế biến và liều lượng sử dụng như thế nào, mong tòa soạn tư vấn. - Đỗ Lê Hồng (Hà Nội).

dung-ca-ngua-chua-benh-hen-suyen-the-nao

Ảnh minh họa.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn

, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:

Theo y học cổ truyền, cá ngựa, còn gọi là hải mã hay thuỷ mã, là một vị thuốc thuộc nhóm bổ dương, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như lao lực (suy nhược cơ thể), liệt dương, di tinh, di niệu, đau lưng do thận hư, đẻ khó, vô sinh ở nam giới, mụn nhọt, sang lở và trong một số trường hợp còn dùng để chữa bệnh hen suyễn.

Cách chế biến như sau: Cá bắt được rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô 2 – 3 ngày, khi dùng đem tẩm rượu sao qua hoặc sấy thật khô rồi tán thành bột để uống hoặc làm thành viên hoàn cùng các vị thuốc khác. Hoặc cá còn tươi hay khô đem ngâm rượu độc vị hoặc cùng các vị thuốc khác như dâm dương hoắc, kỷ tử, nhục dung…

Theo kinh nghiệm dân gian, rượu cá ngựa tươi là quý và tốt nhất, đặc biệt là những đôi cá đang “quấn nhau” và còn nguyên mắt mới tốt. Cách dùng và liều lượng: Bột cá uống mỗi ngày từ 4 – 12g, chia làm 3 lần với nước chín hoặc rượu nhạt; rượu ngâm cá ngựa uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Theo Kienthuc.net.vn

Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Cháu ruột tôi bị hen khá nặng. Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen. Xin hỏi bác sĩ bệnh hen có di truyền không?

Nguyễn Thị Thắm ([email protected])

hen

Ảnh nguồn google.

Bệnh hen là một bệnh dị ứng, tuy có liên quan tới gen nhưng không có tính di truyền. Nhiều nghiên cứu cho biết: con của những bệnh nhân hen hoặc người có cơ địa dị ứng dễ bị bệnh hen phế quản hơn rất nhiều so với những người khác. Con của cặp vợ chồng bị dị ứng có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Bệnh hen còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường, thời tiết… Mặt khác, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen. Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa… có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt. Còn bệnh nhân hen mà tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nói trên thì dễ bùng phát cơn hen. Trái lại, người có nguy cơ mắc bệnh hen và bệnh nhân hen mà biết tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng thì tránh được bệnh hen và cơn hen.

BS. Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoevadoisong.net

Không thay ga giường thường xuyên – Coi chừng mắc bệnh hen suyễn

Đó là cảnh báo của Tiến sĩ Adam Fox, chuyên gia hàng đầu của Anh về điều trị các chứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo khảo sát tiến hành trên 2.000 người của công ty bán lẻ đồ nội thất Dunelm Mill (Anh), một nửa trong số đó không có thói quen thay ga giường thường xuyên.

So với đàn ông, phụ nữ có vẻ là đối tượng ít để mắt tới vệ sinh giường chiếu. Hơn một nửa số phụ nữ được hỏi không giặt ga giường hàng tuần, 12% thay ga giường mỗi tháng một lần và 1% chưa bao giờ làm việc này.

Trong khi đó, các đấng mày râu lại tỏ ra rất chăm chỉ trong việc chăm sóc chỗ ngủ của họ. Có tới 40% nam giới tham gia khảo sát cho biết họ thay ga giường hàng tuần và 8% thậm chí còn thay ga thường xuyên hơn.

khong-thay-ga-giuong-thuong-xuyen-coi-chung-mac-benh-hen-suyen

Theo Tiến sĩ Adam Fox, ga giường bẩn có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe: “Giữ vệ sinh phòng ngủ bằng cách thay ga trải giường không chỉ đơn thuần là để làm sạch chúng. Chúng ta dành tới 1/3 cuộc đời để ngủ và khi ngủ, mỗi người đều để lại “dấu tích của mình” trên giường.

Cơ thể loại bỏ hàng triệu tế bào da mỗi ngày, chúng có thể rụng xuống trong giấc ngủ và bám vào giường. Ngoài tế bào da chết, cơ thể còn tiết ra các chất dịch nhờn, mồ hôi và dầu trong quá trình ngủ, thu hút các con bọ bụi”.

Bản thân bọ bụi khá vô hại, tuy nhiên, chúng có thể kéo theo các chất gây dị ứng mà khi được hít vào cơ thể sẽ dẫn tới bệnh hen suyễn, viêm mũi hoặc thậm chí eczema.

Để giảm các tác hại do bọ bụi, các chuyên gia khuyến cáo giặt sạch ga giường 1-2 lần mỗi tuần ở nhiệt độ 60 độ C.

(Theo TTVN)

Những loại thuốc bệnh nhân hen suyễn nên tránh

Những yếu tố gây “kích động” cơn hen suyễn bao gồm bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, luyện tập thể thao quá mức, thậm chí côn trùng như gián…

hen-suyen

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng một số loại dược phẩm cũng có thể gây nên những cơn hen suyễn. Vì vậy, cần tránh dùng những loại dược phẩm dưới đây nhằm ngăn chặn những cơn suyễn không mời mà tới.

- Beta Blockers: Còn gọi là nhóm thuốc “chẹn beta”. Đây là những loại dược phẩm dùng trong các bệnh tim mạch, trị chứng cao huyết áp, tăng nhãn áp (glaucoma). Thuốc quen thuộc ở nhóm này cần tránh đối với bệnh nhân hen suyễn là Propranolol. Thuốc này sẽ tác động lên phổi và tim, có đặc tính gây co phế quản, ngăn chặn không khí đi vào phổi. Những bệnh nhân hen suyễn bắt buộc phải dùng thuốc “chẹn beta” do mắc các bệnh về tim mạch cần phải được bác sĩ kê cho loại thuốc chuyên biệt vốn tác động trực tiếp lên tim và mạch máu nhưng có ít hoặc không có tác động lên phổi. Những thuốc chẹn beta tương đối “dễ chịu” với bệnh nhân hen suyễn bao gồm Atenolol và Metoprolol.

- Angiotensin-converting-enzyme (ACE) – inhibitors: Đây là các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin dùng trị cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Nổi bật trong nhóm thuốc này mà bệnh nhân hen suyễn cần lưu ý là Lisinopril và Enalapril. Nhiều bệnh nhân hen suyễn  sẽ bị ho khi sử dụng các loại thuốc này. Vì vậy, cần báo cáo với bác sĩ ngay khi bạn bị ho sau khi sử dụng những loại dược phẩm vừa nêu.

- Một số thuốc giảm đau thông thường: Bao gồm Aspirin và nhóm thuốc giảm đau không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs -NSAIDs) sẽ làm cho triệu chứng suyễn trở nên “bát nháo” hơn. Trong những trường hợp này, Paracetamol tỏ ra thích hợp hơn dùng để giảm đau.

(Theo Thanhnien)