Lưu trữ cho từ khóa: bệnh Gout

Vì sao uống bia lại dễ bị tái phát bệnh gout?

Tôi bị bệnh gout, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh đã đỡ. Nhưng tôi để ý mỗi khi vui với bạn bè mà uống bia thì bệnh gout của tôi lại tái phát. Xin hỏi bác sĩ: vì sao uống bia dễ tái phát bệnh gout?

Nguyễn Văn Hoàng ([email protected]
/* */
)

vi-sao-uong-bia-lai-de-bi-tai-phat-benh-gout

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa axit uric. Nếu nồng độ axit uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric, trong đó uống bia, rượu là một nguyên nhân làm tăng axit uric.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard (Mỹ) nghiên cứu sự liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu cho thấy: nồng độ axit uric trong máu ở những người uống bia là cao nhất, rồi đến người uống nhiều rượu mạnh, trong khi những người uống rượu vang thì nồng độ axit uric bình thường. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh gout cao nhất khi uống bia, sau đó là uống rượu mạnh. Người ta cho rằng khi uống bia, cơ thể khó đào thải axit uric, nồng độ axit uric tích tụ gây tái phát bệnh gout.

BS. Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoedoisong.vn

Những thực phẩm mà người bệnh Gout không nên ăn

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp, đau đớn ở các khớp.

Bệnh gout tấn công ngón chân cái đầu tiên và dần dần lan sang bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, cánh tay và bàn tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.

Bệnh gout là thường gặp ở đàn ông và những người béo phì có nguy cơ cao. Bệnh sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là 8 loại thức ăn cần tránh:

Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp.

Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người “nghiền” đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên.

Cá trích

Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout.

Bia

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acidmà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn.

Rượu có thể là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy nhiêu uống nhiều rượu lại là không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn.

Thịt đỏ

gout

Hàm lượng purine trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Theo chuyên gia, bạn có thể thỉnh thoảng thưởng thức với thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn thịt gà tây hoặc thịt cừu thì bạn chỉ nên ăn sườn cừu.

Gà tây

Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượngpurin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thịt thú rừng.

Gà và vịt là những lựa chọn an toàn nhất. Trong đó, thịt đùi là một sự lựa chọn tốt hơn so với ức gà với da.

Nước uống có đường

Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.

Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm 2010, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người khác.

Măng tây

Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn

Gan

Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gout không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách..

Bệnh nhân gout nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh gout nên tránh các loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, thực tế có một số loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh gout baogồm các thực phẩm: sữa ít chất béo, cà phê, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt.

Bạn cũng nên đảm bảo uống từ 12 đến 16 ly nước mỗi ngày. Bạn có thể chọn nước trái cây không đường, trà và cà phê.

Theo Vnmedia.vn

The post Những thực phẩm mà người bệnh Gout không nên ăn appeared first on Tin Sức Khỏe.

Cà phê có thể giúp phòng chống bệnh Gout

Cùng với sự tăng dần lượng sử dụng cà-phê, nguy cơ bị bệnh thống phong (Gout) đã giảm thiểu. So với những người từ trước tới nay không uống cà-phê, những nam giới mỗi ngày uống 4-5 tách cà-phê thì nguy cơ phát sinh bệnh thống phong giảm 40%. Những nam giới mỗi ngày uống 6 tách cà-phê hoặc hơn nữa, thì nguy cơ phát sinh bệnh thống phong giảm 59%.

Sự thay đổi thói quen ăn uống và điều kiện sinh hoạt có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với phát bệnh thống phong. Tác dụng của những nhân tố như hàm lượng chất prô-tê-in trong thức ăn và uống rượu trong phát bệnh thống phong từ lâu đã được mọi người biết đến, nhưng nhận thức về vai trò của việc uống cà-phê trong phát sinh bệnh thống phong thì còn một số mâu thuẫn: Trước đây người mắc bệnh thống phong bị cấm hay hạn chế uống cà-phê. Nhưng qua nghiên cứu kĩ các nhà khoa học lại phát hiện uống cà-phê có thể giảm thiểu hàm lượng a-xít u-ríc trong máu, tức giảm nhẹ nguy cơ bị bệnh thống phong. Vì thế cần phải làm rõ vấn đề này.

ca-phe-co-the-giup-phong-chong-benh-gout

Cà-phê là đồ uống thường xuyên của nhiều người, nhất là những người làm việc trí óc. Ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người đối với bệnh ung thư tuyến vú, với bệnh tim đã được điều tra, nghiên cứu rất kĩ và đã có sự khẳng định. Từ trước đến nay chưa có một ai nghĩ đến giữa uống cà-phê với chất gây bệnh thống phong là trong máu còn có những quan hệ như thế nào.

Các nhà nghiên cứu của Ca-na-đa và Mỹ đã nghiên cứu kĩ đối với 45.869 nam giới, những người được điều tra có độ tuổi trên 40 và khi bắt đầu nghiên cứu thì họ đều không có chứng bệnh thống phong. Qua theo dõi quan sát trên 12 năm liền, đối với những người có nguy cơ bị bệnh thống phong cao được đánh giá về quan hệ giữa hấp thu cà-phê với tỉ lệ phát sinh bệnh thống phong, kết quả đã phát hiện và đưa ra kết luận làm sửng sốt mọi người: Những người mỗi ngày uống trên 4 tách cà-phê, nguy cơ phát sinh bệnh thống phong giảm thiểu rõ rệt.

Các nhà khoa học kết luận: Cùng với sự tăng dần lượng sử dụng cà-phê, nguy cơ bị bệnh thống phong đã giảm thiểu. So với những người từ trước tới nay không uống cà-phê, những nam giới mỗi ngày uống 4-5 tách cà-phê thì nguy cơ phát sinh bệnh thống phong giảm 40%. Những nam giới mỗi ngày uống 6 tách cà-phê hoặc hơn nữa, thì nguy cơ phát sinh bệnh thống phong giảm 59%. Nghiên cứu còn phát hiện những nhân tố nói trên tồn tại độc lập, không liên quan gì đến những nhân tố khác có nguy cơ bị bệnh thống phong. Ngoài đó ra, uống nước trà và tổng lượng hấp thu chất cà-phê-in đều không quan hệ gì đến phát sinh bệnh thống phong, đến lượng dùng chất cà-phê-in. Điều đó có thể có quan hệ với một thành phần chất chống ô-xi hóa mạnh được gọi là clo-rô-gê-níc a-xít có trong cà-phê.

(Theo Nguoicaotuoi)

Thường nhức ngón chân cái và cổ tay có phải bị bệnh gout?

Trước đây tôi có đi khám và được bác sĩ bảo là cùn hóa cột sống. Hiện tại, tôi thường cảm thấy nhức ngón chân cái và cổ tay.

Kính gởi bác sĩ, Do đặc thù công việc tôi thường xuyên tiệc tùng, nhưng cũng khoảng nữa năm trở lại đây thôi. Trước đây tôi có đi khám và được bác sĩ bảo là cùn hóa cột sống. Hiện tại, tôi thường cảm thấy nhức ngón chân cái và cổ tay. Vậy xin hỏi liệu tôi có bị gout hay không? Vừa rồi tôi đi xét nghiệm thì chỉ số Axit Uric trong máu là 444/420. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!(Dững – Hậu Giang)

thuong-nhuc-ngon-chan-cai-va-co-tay-co-phai-bi-benh-gout

Trả lời:

Chào bạn,

Bệnh Gout thường xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi, uống nhiều bia rượu, người béo phì, chế độ ăn nhiều thịt, hải sản… Khi acid uric trong máu quá cao trên 420 μmol/L, có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ lại trong khớp xương. Biểu hiện bằng triệu chứng sưng nóng đỏ đau khớp, thường là khớp ngón chân cái, hay các khớp khác như bàn chân, khớp gối, cổ tay… Đau có thể dữ dội, không chịu nổi, thường bắt đầu vào ban đêm, cơn đau có thể chỉ vài giờ, vài ngày, đến vài tuần.

Nồng độ acid uric trong máu của bạn là 444, kèm theo bị đau nhức ngón chân cái và cổ tay thì có thể bạn bị gout. Bạn nên đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhé.

Ngoài ra bạn cần kiêng rượu bia, giảm ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm từ thịt như bò, cừu, hải sản như cá mòi, cá trích,…

(Theo BS chuyên khoa của AloBacsi)

8 loại thức ăn người bệnh gout nên tránh

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp, đau đớn ở các khớp.

Bệnh gout tấn công ngón chân cái đầu tiên và dần dần lan sang bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, cánh tay và bàn tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.

Bệnh gout là thường gặp ở đàn ông và những người béo phì có nguy cơ cao. Bệnh sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.

Dưới đây là 8 loại thức ăn cần tránh:

Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp.

Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người "nghiền" đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên.

Cá trích

Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout.

Bia

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acid mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn.

Rượu có thể là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy nhiêu uống nhiều rượu lại là không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn.

Thịt đỏ

Hàm lượng purine trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Theo chuyên gia, bạn có thể thỉnh thoảng thưởng thức với thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn thịt gà tây hoặc thịt cừu thì bạn chỉ nên ăn sườn cừu.

tây

Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thịt thú rừng.

Gà và vịt là những lựa chọn an toàn nhất. Trong đó, thịt đùi là một sự lựa chọn tốt hơn so với ức gà với da.

Nước uống có đường

Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.

Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm 2010, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người khác.

Măng tây

Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rauchứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấmcó chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn

Gan

Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gout không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách..

Bệnh nhân gout nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh gout nên tránh các loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, thực tế có một số loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh gout bao gồm các thực phẩm: sữa ít chất béo, cà phê, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt.

Bạn cũng nên đảm bảo uống từ 12 đến 16 ly nước mỗi ngày. Bạn có thể chọn nước trái cây không đường, trà và cà phê.

(Theo VnMedia/ Health)

Nấm lim xanh – Cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nan y

Nấm lim xanh hiện nay là loại nấm quý, được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y.

Nấm lim xanh có tên khoa học là Garnodema Lucidum, là dòng linh chi đặc hữu, mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh (trong đó có rừng của Việt nam và Lào). Thương lái hiện nay đang thu mua nấm lim xanh với giá khá cao, từ 3.000.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ/ 1kg khiến cho loài nấm quý hiếm này đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt.

Công dụng của nấm lim xanh trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:

Đối với ung thư giai đoạn đầu, nấm lim xanh được dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y trong việc chữa trị các bệnh ung thư đa thể như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung..v…v… Đối với ung thư giai đoạn cuối, nấm lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống.

- Chữa các chứng bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan do rượu bia (ngộ độc ancol etylic trường diễn do uống rượu bia nhiều): Khả năng thanh lọc gan, giải độc và phục hồi gan của nấm lim xanh được đánh giá là rất mạnh. Người bị bệnh gan có thể xảy ra các hiện tượng vàng da, ăn uống không ngon miệng, nóng trong người, đêm khó ngủ…v…v… sau khi sử dụng nấm lim xanh (hai tháng trở lên) các triệu chứng của bệnh có chiều hướng được giảm dần.

- Điều trị bệnh thống phong (bệnh gout): Thống phong hay còn gọi là bệnh gout, bệnh gút là chứng viêm đa khớp xảy ra ở hai thể cấp tính và mạn tính, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa khiến lượng axit uric tăng cao. Do cơ thể không kịp đào thải nên axit uric lắng đọng trong các khớp dưới dạng tinh thể muối urat, gây ra tổn thương khớp biểu hiện ra bên ngoài bằng các cơn đau, khớp viêm sưng tấy. Bệnh gout nếu để lâu không chữa lành có thể gây nên hư hoại khớp dẫn đến tàn phế. Nấm lim xanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, đào thải axit uric trong máu và phục hồi cơ thể, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh gout.

- Giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu: Nấm lim xanh có khả năng phục hồi, tái tạo cơ thể rất tốt. Thông thường sau hai đến năm tháng, sau khi điều trị bệnh, kết hợp sử dụng nấm lim xanh, khi xét nghiệm lại thì các chỉ số huyết áp và mỡ máu của người bệnh đều được cải thiện rõ rệt.

- Hiện nay có xuất hiện nhiều lại nấm có hình dạng tương tự nấm lim xanh khiến người mua khó phân biệt. Được biết hiện nay, công ty Nông lâm sản Tiên Phước là đơn vị cung ứng nấm lim xanh đảm bảo về mặt chất lượng (thông tin tại www.namlimxanh.com). Đây cũng là đơn vị hàng đầu nắm giữ bí quyết chế biến nấm lim xanh để tăng cường hoạt tính của nấm lim xanh.

- Nấm lim xanh mặc dù có những công dụng quý giá như vậy, nhưng cơ chế hỗ trợ cơ thể phòng và chống bệnh tật lại dựa trên nguyên lý phục hồi các tổn thương bệnh lý, chứ không phải là trực tiếp công phạt bệnh, một mặt là rất an toàn cho người bệnh nhưng mặt khác cũng đòi hỏi người sử dụng nấm lim cần phải kiên trì sử dụng liên tục từ hai đến năm tháng mới thấy được công dụng của nấm lim xanh.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Top 10 nguyên nhân gây bệnh Gout

Bệnh Gout ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đâu là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này?

1. Gia đình có tiền sử người bị Gout thì bạn rất có nguy cơ bị bệnh.

2. Nam giới có nguy cơ bị bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.

3. Uống quá nhiều những đồ uống có cồn cũng dễ mắc Gout.

4. Những người có vấn đề về cân nặng dễ bị Gout. Càng những người béo phì thì khả năng mắc bệnh càng cao.

5. Dùng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

6. Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gout nhiều hơn những người bình thường.

7. Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì  tăng nguy cơ nhiễm Gout.

8. Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt mức.

9. Một vài loại thuốc làm tăng nguy cơ bị Gout như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh Packinson,thuốc aspirin.

10. Uống vitamin có chứa niacin làm tăng nguy cơ mắc Gout.

Theo enzinearticles

Giảm đau Gout hiệu quả

'Căn bệnh nhà giàu' đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hôị hiện đại với nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Những cách đơn giản sau sẽ giúp gimả bệnh Gout hiệu quả.

1. Chườm đá

Chườm đá lên vùng bị đau là cách hữu hiệu giúp giảm đau do Gout, cố gắng chườm túi đá từ 10 - 15 phút sẽ thấy giảm đau đáng kể.

2. Quả anh đào

Anh đào có tác dụng giảm lượng acid uric trong cơ thể vì thế giảm bệnh Gout, ăn hoặc uống nước ép anh đào đều rất có lợi cho người bị Gout.

3. Uống nhiều nước

Nước có tác dụng làm loãng lượng acid uric trong cơ thể vì thể giúp giảm bệnh Gout. Những người bị Gout nên uống càng nhiều nước càng tốt.

4. Vitamin C

Những người bị Gout nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn để giảm viêm sưng.

5. Uống dấm táo và mật ong

Dùng 2 thìa dấm táo và 2 thìa mật ong 2 lần mỗi ngày giúp giảm Gout rất hiệu quả.

6. Luyện tập

Tập các bài tập khớp giúp giảm các cơn đau do Gout gây ra, nên vận động các khớp đều hàng ngày.

Tập luyện thể thao đều có tác dụng giảm đau khớp, giúp các khớp chắc khoẻ và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.

7. Dâu tây

Dâu tây tươi được biết đến với tác dụng làm trung hoà lượng acid uric nên rất tốt cho người bị Gout.

8. Ngâm chân

Những người bị Gout nên ngâm chân trong nước muối pha loãng giàu magiê giúp cải thiện lưu thông máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm stress hiệu quả.

Theo DT

Bệnh gout và vấn đề ăn uống

Đón năm mới chắc chắn sẽ có tiệc, có nhiều rượu, có nhiều thức ăn ngon, có những cuộc vui, có những cố gắng, vất vả lo toan... và chắc chắn cũng sẽ có ai đó không may phải chịu đựng sự đau đớn của cơn viêm khớp gout cấp. Trong khi đó, bệnh gout liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Ăn uống điều độ có thể làm giảm bệnh, có thể ngăn ngừa bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Gout

Mặc dù nguyên nhân của rối loạn purine, gây bệnh Gout , hiện chưa rõ, nhiều khả năng là do những rối loạn tại gen, nhưng bệnh Gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu, gây thêm một hoặc nhiều biểu hiện sau:

- Viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn Gout cấp.

- Có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp.

- Xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai.

- Có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh Gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết nếu được chú ý từ đầu:

- Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp.

- Thường bắt đầu vào cuối những năm 30 và đầu những năm 40 của cuộc đời, tuổi bắt đầu làm nên của những người đàn ông thành đạt.

- Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, nôn ói...).

- Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

- Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dâ gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ... hoàn toàn khỏi (những năm đầu).

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gout

Tăng acid uric máu

Nếu chỉ có tăng acid uric máu đơn thuần, không phải là bệnh Gout, đây chỉ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa purine, làm tăng acid uric trong máu (trên 7mg% hay trên 420mmol/L) nhưng chưa gây bệnh. Tăng acid uric máu đơn thuần có tỷ lệ khá cao: từ 4- 14% dân số (tùy từng dân tộc, từng quốc gia). Tình trạng này có thể xuất hiện rất sớm, ngay lúc dậy thì. Đa số trường hợp, tình trạng này hoàn toàn không gây triệu chứng gì, thường chỉ được tình cờ phát hiện khi làm xét nghiệm.

Tăng acid uric máu được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh Gout. Lượng acid uric máu càng cao, càng nhiều khả năng trở thành bệnh Gout.

Khoảng 5-10 % số người có tăng acid uric máu sẽ trở thành bệnh nhân Gout vào cuối thập niên thứ 3 trở đi (> 35 tuổi).

Ăn nhiều thức ăn chứa purine

Trên nhóm người có tăng acid uric máu, việc ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân Gout, làm nhanh tái phát các cơn Gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành Gout mạn.

Uống nhiều rượu

Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh sẽ không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn Gout cấp, gây sỏi thận... Uống nhiều rượu còn ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày... tới các bệnh lý đi kèm như: tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu.

Béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu

Các yếu tố này vừa là các yếu tố nguy cơ, vừa là các bệnh lý thường đi kèm với bệnh Gout. Nếu không được kiểm soát tốt, các yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới bệnh và ngược lại nếu các yếu tố này được điều chỉnh tốt sẽ góp phần làm bệnh Gout dễ điều trị hơn.

Tại sao bệnh gout lại gia tăng

Trong vài thập niên gần đây, số lượng bệnh nhân Gout gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới. Cùng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta đã có những thay đổi sâu sắc. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì...) bệnh Gout đã trở nên rất thường gặp trong thực tế lâm sàng. Mới đây, tại Hội nghị Thấp khớp học châu Âu ở Paris tháng 6/2008, tác giả Roddy. E và cộng sự đã nêu ra những nguyên nhân chính làm bệnh Gout gia tăng trên toàn thế giới, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi đáng kể về lối sống và các điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay:

- Tăng tiêu thụ bia và rượu trong cộng đồng.

- Tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirin cho các bệnh lý tim mạch.

- Tăng sử dụng các thức ăn giàu purine.

- Gia tăng các bệnh lý chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp...) và béo phì.

- Gia tăng tuổi thọ, tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi trong cộng đồng (người ta nhận thấy, có mối liên quan giữa sự lắng đọng các tinh thể urate và sụn khớp bị thoái hóa, vì vậy nguy cơ bị bệnh sẽ gia tăng theo tuổi).

- Gia tăng và kéo dài thời gian sống của các bệnh nhân suy thận mãn.

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout

Không dùng

Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Dùng hạn chế

Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).

Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua...).

Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.

Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.

Dùng nhiều

Các loại rau xanh, trái cây tươi.

Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.

Các loại ngũ cốc.

Sữa, trứng.

Chế độ sinh hoạt

Chống béo phì.

Tăng cường vận động.

Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột...

Chế độ ăn uống có thay thế được thuốc không?

Đối với bệnh Gout

Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh Gout và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh.

Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan...).

Đối với tình trạng tăng acid uric máu

Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh Gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gout.

Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh Gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh Gout cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành... rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.

(Nguồn: Sức khoẻ và đời sống)