Lưu trữ cho từ khóa: bệnh đường ruột

Tắc ruột vì nuốt cam để chữa hóc xương

Chỉ vì muốn nuốt trôi cái xương cá bị hóc, anh Thái Minh T. (45 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) đã phải cấp cứu vì tắc ruột.

Tắc ruột nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch… bệnh nhân dễ tử vong.

tac-ruot-vi-chua-hoc-xuong-bang-nuot-chung-cam
Bệnh nhân T. đang điều trị tại bệnh viện 354.

Đã 3 ngày cấp cứu nhưng anh Thái Minh T. vẫn chưa ăn uống được gì. Anh cho biết, tối ngày 11/12, anh ăn canh cá thì bị hóc xương. Anh đã làm mọi cách theo dân gian như nuốt cơm, dùng đũa… nhưng xương vẫn mắc. 9h tối anh lên mạng tra cách chữa hóc xương và thực hiện ăn cùi bưởi, sau đó chập 3 miếng cam làm một, nhai qua rồi nuốt chửng để cho xương trôi xuống.

Anh ăn hai miếng như vậy thì thấy hết vướng xương, nhưng sáng hôm sau anh bị đau bụng quằn qoại, phải đi cấp cứu và kết quả chụp CT có khối xơ tắc tại ruột non. Bác sĩ đang cố gắng cấp cứu điều trị bảo tồn, nếu không có kết quả anh sẽ phải phẫu thuật.

BS Trương Thanh Tùng, Khoa Ngoại chung, Bệnh viện 354 cho biết, tắc ruột do đọng bã thức ăn là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm gần 20% các cấp cứu bụng. Đây là một bệnh nguy hiểm, nếu tắc ruột không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng như thủng ruột, giãn ruột, ruột hoại tử, viêm phúc mạc và xuất huyết.

Hầu hết, bệnh nhân thường phải phẫu thuật. Nếu nhẹ, u bã thức ăn đọng ở dạ dày có thể thực hiện bằng cách mổ nội soi, cắt nhỏ khối u và đưa ra. Khi bã thức ăn đọng ở ruột, đặc biệt là ruột non, phải phẫu thuật mở và rất khó khăn. Khoa vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân bị tắc ruột do ăn măng và trường hợp của anh T. là đặc biệt, tắc ruột không phải do ăn uống mà do dùng mẹo chữa hóc.

BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cảnh báo, đã có không ít ca gặp tai biến nguy hiểm hoặc tử vong do cách chữa hóc xương bằng mẹo. Bệnh nhân bị hóc xương đa phần thường do lơ đãng khi ăn uống. Dị vật xương cứng, sắc nên dễ làm bệnh nhân bị viêm niêm mạc hoặc thủng thực quản; trường hợp phát hiện trễ, quá trình viêm loét có thể làm thủng các mạch máu lớn nằm cạnh thực quản dẫn đến tử vong.

Nguy hiểm là có rất nhiều bệnh nhân khi bị hóc xương thường đi chữa mẹo như ăn nắm cơm thật to, thậm chí nuốt cọng tàu chuối, hay nuốt cam… để mong kéo xương ra. Tuy nhiên, nếu xương ra hoặc trôi vào chỉ là ăn may, còn hầu hết thì phải nhập viện trong tình trạng nặng hơn. Bởi các kinh nghiệm dân gian dễ gây thủng thực quản, tắc ruột nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong bất kỳ trường hợp hóc xương nào cần đến viện càng sớm càng tốt vì đa phần hóc xương, xương thường theo đường ăn hóc ở thực quản, người bệnh cố gắng khạc ra ngoài hay vì lý do nào đó, xương có thể từ thực quản chui ra ngoài. Khi đó, sẽ có nguy cơ xương cắm vào mạch máu, vì thực quản nằm sát với mạch máu lớn từ tim ra. Nếu xương làm thủng mạch máu, bệnh nhân rất dễ tử vong.

 (Theo Afamily)

Thực phẩm tạo điều kiện cho “táo bón” ghé thăm

Ăn nhiều chúng có thể gây ra chứng khó tiêu đó!

Thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu,…) thường được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Tiếc thay, khi nấu chín, thịt cung cấp một lượng protein cực thấp, thậm chí là 0%. Hơn nữa, cơ thể chúng ta cũng cần đến hơn 90 giờ đồng hồ mới tiêu hóa hết lượng thịt vừa nạp. Vì thế, nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ dễ bị khó tiêu và ợ chua đấy!

Các thực phẩm, thức uống nhiều đường

Các loại đường trong bánh kẹo, nước ngọt có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Hơn nữa, nếu thức ăn ứ đọng trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dễ dẫn đến bụng chướng căng. Vì vậy, các ấy sẽ có cảm giác no, ăn kém đi, khó chịu, dễ nôn ói…

Các sản phẩm từ sữa

Những sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem… giàu chất béo bão hòa và ít chất xơ khiến kích thích chứng táo bón phát triển, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Các loại thực phẩm, đồ uống chứa cafein

Cafein làm gia tăng khả năng mất nước và từ đó làm tăng nguy cơ táo bón. Ngoài ra, dư thừa lượng cà phê trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng  bồn chồn, mất ngủ, tiểu rắt và trầm cảm. Dùng các sản phẩm chứa nhiều cafein cũng có thể làm tăng áp lực nội nhãn chúng mình nữa đấy!

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ăn khô, quả xanh, uống không đủ nước, lười vận động cũng tạo điều kiện cho chứng táo bón ghé thăm nữa.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đây là một tin xấu cho những tín đồ của thức ăn nhanh. Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn và tinh chế đều có hại đến dạ dày, gây khó tiêu. Trong đó, đối với thực phẩm đông lạnh, hàm lượng natri chứa tới 500mg có thể khiến cơ thể bị giữ nước và đầy hơi đó các ấy ạ!

(Theo Kenh14)

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị

Chứng táo bón là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị
Táo bón luôn là nỗi sợ hãi đối với trẻ nhỏ mỗi lần đi đại tiện.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng trình bày tại hội thảo khoa học về bệnh táo bón do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM tổ chức ngày 1-7-2010)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới táo bón ở trẻ dưới 2 tuổi còn bú mẹ là do sai lầm trong chế độ ăn: ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, nhưng nếu mẹ bị táo bón thì con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón! Trẻ uống ít nước, ăn thiếu, ăn ít cũng dễ bị táo bón.

Ở trẻ lớn, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sai lầm trong chế độ ăn uống, uống không đủ lượng nước, ăn ít hoa quả tươi… đều có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, phải kể đến một số yếu tố như yếu tố tinh thần, do dùng thuốc kháng sinh, giảm ho có codein, do giảm trương lực ruột, bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa…

Trẻ bị táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột, có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ. Bị sa trực tràng (lồi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi trẻ táo bón: mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị cho mẹ: ăn nhiều rau xanh, quả chín, uống nhiều nước. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín. Lựa chọn thuốc điều trị phải tuyệt đối an toàn cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Theo Lương Y Trần Văn Đồng  – Lương Y có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị sỏi thận, mất ngủ, táo bón: “nguyên tắc điều trị táo bón ở trẻ em là phải nhuận tràng, thông đại tiện kết hợp với bổ huyết, sinh tân, kiện tỳ vị vì công năng của hệ tiêu hóa ở trẻ còn yếu. Sử dụng các biện pháp chỉ thiên về nhuận xổ, tẩy, bơm thụt…cũng có nghĩa là mới giải quyết được phần “ngọn”. Táo bón sẽ nhanh chóng quay trở lại với mức độ ngày càng nặng hơn.”

Chứng táo bón ở trẻ và cách điều trị

Trên cơ sở lý luận đó kết hợp tôn chỉ hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ, công ty Cổ phần Nam Dược đã cho ra đời sản phẩm Nhuận Tràng BaBy. Sản phẩm dạng siro thảo dược với công thức được đặc chế dành riêng cho trẻ em, giúp loại trừ táo bón tận gốc ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Nhuận Tràng BaBy có Phan tả diệp- nhuận tràng, thông đại tiện kết hợp với Đương quy, Bạch thược- bổ huyết, Mạch môn – sinh tân, Cam thảo – bổ tỳ và Mật ong – nhuận tràng nhanh chóng giúp trẻ tiêu tích trệ ở đại tràng, làm hết táo bón sau đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa ở trẻ, ngăn chặn táo bón tái diễn.

Để biết thêm thông tin và sử dụng Nhuận Tràng Baby hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể gọi tổng đài tư vấn bệnh táo bón ở trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh: 043.564.2503 – 083.868.5505 hoặc truy cập website: www.taobon.com.vn