Lưu trữ cho từ khóa: bệnh di truyền

Ung thư đại trực tràng có phải là bệnh di truyền?

Dù ung thư đại trực tràng có thể di truyền nhưng không phải ai mắc bệnh này cũng truyền cho đời sau mà chỉ 10-12% di truyền cho con cái của họ.

Gia đình cháu có bác trai bị ung thư đại trực tràng. Liệu những người thân trong gia đình cháu có nguy cơ mắc phải căn bệnh này không? Và ai là người có nguy cơ mắc cao nhất? - (Thanh Lâm – Bắc Ninh)

ung-thu-dai-truc-trang-co-phai-la-benh-di-truyen

Ảnh minh họa – Internet

Ung thư đại trực tràng ở Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư ở nam giới sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày.

Dù ung thư đại trực tràng là có thể di truyền, nhưng không phải ai mắc bệnh này cũng truyền cho đời sau mà chỉ có 10-12% những người ung thư đại trực tràng di truyền cho con cái của họ.

Như vậy, tiền sử gia đình có ung thư đại trực tràng chính là một yếu tố nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, những người thân gia đình, đặc biệt là con cái, anh chị em của người mắc bệnh có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này cần tầm soát, thăm khám bệnh thường xuyên.

Theo Kienthuc.net.vn

Cách phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con

Việc phòng ngừa Siêu vi HBV (Hepatitis B virút) cho trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm giảm hẳn biến chứng xơ gan và ung thư gan sau này ở trẻ.

cach-phong-ngua-lay-nhiem-tu-me-sang-con

Quá trình gây bệnh của siêu vi HBV

Sau khi bị nhiễm, siêu vi HBV từ máu đi vào gan và tại đây nó xâm nhập vào các tế bào gan. Siêu vi sẽ sinh sôi nẩy nở trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào gan khác.

Bản thân siêu vi không trực tiếp làm tổn thương tế bào gan mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm và tấn công phá hủy các tế bào này gây tổn thương gan.

Khi tiến trình này tiếp diễn trong thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan và suy gan, hơn nữa có một tỉ lệ diễn tiến ung thư gan. Không phải bị nhiễm siêu vi HBV cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời. Một số trường hợp có khả năng loại sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan nặng như vàng da, sốt, mệt mỏi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số trường hợp không có triêu chứng trong giai đoạn này.

Trên 90% số người có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.

Cách phòng ngừa lây nhiễm mẹ – con

Chủng ngừa HBV là biện pháp phòng ngừa sớm nhất và hiệu quả nhất cho trẻ ngay từ lúc mới sinh ra. Trẻ sơ sinh có cân nặng 95% các trường hợp lây nhiễm sơ sinh.

Hiện nay tất cả các trẻ sơ sinh đều được chủng ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh theo chuẩn lịch tiêm chủng quốc gia.

Chế độ dinh dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ HBV dương tính: trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu dú cho mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, mặc dù trong sữa mẹ có 70% tìm thấy HBsAg. Nếu trẻ sơ sinh được tiêm ngừa đầy đủ gồm vắc-xin viêm gan siêu vi B + HBIG và đúng lịch thì tỉ lệ lây nhiễm bệnh ở trẻ bú mẹ và trẻ bú bình ngang nhau.

BS. NGUYỄN THUẬN HẢI

Theo Suckhoedoisong.vn

Cận thị có phải là bệnh di truyền không?

Tật cận thị có khả năng di truyền nhưng theo cơ chế phức tạp còn gọi là đa gen nên khó xác định nguy cơ khi chỉ có người mẹ bị cận thị.

Quanh nhà tôi có nhiều trẻ con cận thị. Trong họ hàng nhà tôi cũng vậy, bọn trẻ mới học cấp 1, đầu cấp 2 đã cận rất nhiều. Con tôi chưa đi học, nhưng tôi rất lo việc con bị cận thị. Tôi nên làm gì để hạn chế khả năng con mình bị cận? Bản thân tôi cũng bị cận (khi tôi 20 tuổi thì tôi mới cận) thì con cái có bị di truyền không?Vũ Thanh Thúy (Tây Hồ, Hà Nội).

can-thi-co-phai-la-benh-di-truyen-khong

Ảnh minh họa.

TS Vũ Quốc Lương

, Trưởng khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt T.Ư:

Đúng là càng ngày càng có nhiều trẻ bị cận thị, nhưng bị cận hầu như là do chăm sóc mắt không tốt, đọc sách, xem tivi trong điều kiện thiếu ánh sáng; trẻ em xem tivi và chơi điện tử quá nhiều… Cận thị không phải là bệnh lây nên quanh nhà có nhiều trẻ cận thị không phải là một yếu tố nguy cơ gây cận thị.

Tật cận thị có khả năng di truyền nhưng theo cơ chế phức tạp còn gọi là đa gen nên khó xác định nguy cơ khi chỉ có người mẹ bị cận thị. Nếu lo lắng và quan tâm đến chuyện giữ sức khoẻ đôi mắt của con, bạn nên đưa con đi khám để kiểm tra tình trạng khúc xạ ngay cả khi chưa đi học (vì trẻ có thể có nhiều loại tật khúc xạ khác, không phải chỉ có cận thị.

Bạn nên nhắc nhở, giáo dục con bảo vệ đôi mắt, không cho trẻ xem tivi ở cự ly gần, không cho con chơi điện tử nhiều (nếu cháu mê chơi điện tử); nên thường xuyên cho cháu đi chơi ở nơi không gian thoáng mát, có tầm nhìn xa, có nhiều cây xanh. Những điều trên sẽ giúp hạn chế khả năng bị tật khúc xạ.

Theo Kienthuc.net.vn

Bệnh run có di truyền không?

Tôi thỉnh thoảng bị run tay, nhất là khi làm việc gì mà có ai đứng nhìn thì tay càng run, thậm chí nói chuyện cũng run… Mẹ tôi cũng hay bị run tay khi căng thẳng. Xin hỏi đây có phải biểu hiện của bệnh Parkinson? Bệnh run có di truyền không?

Phương Trinh (TP.HCM)

benh-run-co-di-truyen-khong

GS.TS.BS Lê Đức Hinh, chủ tịch hội Thần kinh Việt Nam:

Run có thể là bệnh hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau: bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson (do đột quỵ não, chấn thương sọ não, thiếu mãu não mạn tính…), rối loạn thần kinh thực vật, run ở người cao tuổi…

Tỷ lệ di truyền trong bệnh run rất thấp. Với thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn và bạn ở hai độ tuổi khác nhau, mối liên quan cũng không chặt chẽ. Ở đây, bạn thường run tay trong trạng thái thay đổi cảm xúc như khi băn khoăn lo lắng, căng thẳng, rồi các nỗi lo ngoại cảnh tác động… thì có thể là run do rối loạn thần kinh thực vật. Nếu bạn thấy các tình trạng run đó không liên quan đến những vấn đề nêu trên thì nên đến khám nội khoa để xác định nguyên nhân chính xác.

Theo SGTT.vn

Cha bị viêm gan C, con có bị di truyền?

Vợ chồng tôi đã có bé gái năm tuổi, nay muốn sinh thêm đứa nữa. Tuy nhiên, chồng tôi mới phát hiện bị bệnh viêm gan C. Bác sĩ nói chồng tôi là người lành mang bệnh. Xin hỏi nếu sinh con thì bé có bị di truyền bệnh này từ cha không?Cỏ Xanh (coxanh20092…)

Human Abdominal Anatomy

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa

, phụ trách phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Bệnh viêm gan siêu vi C có khả năng lây từ chồng sang vợ qua quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con lúc sinh nhưng nguy cơ không cao. Viêm gan C không phải là bệnh di truyền, không truyền từ cha sang con. Không có khái niệm “người lành mang mầm bệnh” trong viêm gan C. Chỉ có trạng thái nhiễm siêu vi C trong quá khứ nhưng tự thải trừ tốt và HCVRNA âm tính. Chồng bạn nên đi khám định kỳ để được tham vấn theo dõi đúng.

Theo SGTTT.vn

Cha mẹ mắc bệnh thalassemia có di truyền sang con?

Trước khi quyết định có con, chúng tôi đi tầm soát thì phát hiện chồng tôi bị bệnh thalassemia ở thể nhẹ, dạng alpha. Tại sao khi bị bệnh mà sức khỏe của chồng tôi vẫn bình thường?

Nếu chúng tôi quyết định có con thì con chúng tôi có bị thalassemia hay không? Làm sao để phát hiện sớm con bị bệnh khi còn trong bụng mẹ? Bệnh này có được chữa khỏi không? – Nguyễn Lê (Q.10, TP.HCM)

cha-me-mac-benh-thalassemia-co-di-truyen-sang-con

Ảnh minh họa: internet

BS Nguyễn Vạn Thông – Phó trưởng khoa Giải phẫu bệnh – tế bào – di truyền Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Người bị mắc bệnh thiếu máu thalassemia ở thể nhẹ dạng alpha hầu như bình thường, không có biểu hiện thiếu máu hay chỉ bị thiếu máu nhẹ, thoáng qua. Còn những người bị thalassemia ở thể nặng dạng beta sẽ có các biểu hiện thiếu máu như mệt mỏi, da xanh; biểu hiện của sự tan huyết như vàng da, gan lách to, xương biến dạng, dễ gãy.

Nếu chồng bạn mang gen thể nhẹ alpha, còn bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì 50% khả năng con bạn hoàn toàn khỏe mạnh và 50% có khả năng giống chồng của bạn. Nếu cả cha hoặc mẹ đều mang gen thể nhẹ alpha thì đứa trẻ có 25% nguy cơ bị bệnh mức độ nặng hoặc trung bình; ngược lại cả cha và mẹ đều mang gen thể nặng beta thì đứa trẻ có 100% nguy cơ bị bệnh ở mức độ nặng hoặc trung bình. Ngoài ra, nếu cha mẹ cùng mang gen cùng thể, một số trường hợp người mẹ khi mang thai có thể bị phù thai hoặc gây sẩy thai liên tiếp.

Trong quá trình mang thai, cần phải chẩn đoán xem thai có mắc bệnh thalassemia hay không bằng các thủ thuật xâm lấn để lấy các vật liệu di truyền của thai (DNA) như sinh thiết gai nhau khi thai 11 – 14 tuần hoặc chọc ối khi thai trên 16 tuần. Các thủ thuật trên có thể gây sẩy thai (tỷ lệ 1/100 với sinh thiết gai nhau và 1/500 với việc chọc ối). Nếu sau khi chẩn đoán và biết thai bị mắc thalassemia thể nặng beta, cần cân nhắc việc giữ thai hay chấm dứt thai kỳ. Bởi trẻ mắc bệnh, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém vì hầu như phải truyền máu suốt đời.

Nếu chỉ bị bệnh ở dạng thể nhẹ alpha, thường không cần điều trị và vẫn sống như người bình thường nhưng phải được bác sĩ tư vấn trước khi kết hôn để tránh không sinh ra con bị thalassemia ở mức độ nặng. Mức độ trung bình và nặng thì cần truyền máu định kỳ và thải sắt thường xuyên. Bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp ghép tủy bằng tế bào gốc. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ định với bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc khó truyền máu. Đây là một loại điều trị kỹ thuật cao, khó và đắt tiền vì: cần người cho tủy phù hợp nhóm tế bào HLA nhưng rất hiếm để chọn được một người phù hợp; các cơ quan quan trọng của bệnh nhân như tim, gan, thận phải bình thường. Mặc dù ghép tủy thì kết quả tốt nhưng cũng có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Theo Phunuonline.com.vn

Bố tôi bị ung thư tiền liệt tuyến, tôi có bị di truyền?

Bố tôi 72 tuổi, bị ung thư tiền liệt tuyến. Tôi rất lo lắng vì nghe nói bệnh này có thể di truyền. Xin bác sĩ cho biết ung thư tiền liệt tuyến có di truyền không? Cách phòng tránh và những triệu chứng nào cần lưu ý về căn bệnh này. - Đặng Văn Thinh (Bình Định) bo-toi-bi-ung-thu-tien-liet-tuyen-toi-co-bi-di-truyen Ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số các bệnh ung thư có thể gặp ở nam giới. Ung thư tiền liệt tuyến không có các triệu chứng rõ ràng. Đôi khi, bệnh xảy ra với nhiều thành viên nam trong cùng gia đình (có thể di truyền) và có chiều hướng phổ biến ở nam giới ăn nhiều chất béo. Đây thường là loại ung thư nhỏ, phát triển chậm. Nếu được phát hiện sớm, trước khi lan qua các cơ quan khác, căn bệnh này có thể được chữa khỏi. Cần đến bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng: Tiểu đau rát xảy ra cùng sốt, ớn lạnh, nôn mửa hoặc đau lưng, đau bụng dưới; Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng mà không phải do chế độ ăn uống; Nếu đi tiểu và xuất tinh đau, chảy mủ dương vật; Nếu các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt kéo dài hơn 2 tuần mà không bớt; Nếu đau xương trầm trọng… Duy trì chế độ ăn ít chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả được coi là cách duy nhất để làm giảm ung thư tiền liệt tuyến. Đến bệnh viện để test và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại; không dùng các thuốc hormone bừa bãi. Tăng cường sử dụng đậu nành và trà để giúp bảo vệ tuyến tiền liệt. Hai thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu dùng phối hợp cả trà và đậu nành. BS Liên Hồng Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh viêm gan C có di truyền?

Cha tôi chết vì bệnh viêm gan siêu vi gan C, liệu những người thân trong gia đình có bị di truyền bệnh này từ cha tôi không? Làm sao để biết có bệnh? – Tuấn Trình (letuantrinh78@…)

benh-viem-gan-c-co-di-truyen

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Lê Mạnh Hùng

, phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM:

Viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng do siêu vi viêm gan C xâm nhập cơ thể đi đến gan gây bệnh.

Đây không phải bệnh di truyền, vốn do rối loạn cấu trúc di truyền (gen, nhiễm sắc thể) có thể truyền bệnh cho gia đình dòng họ; chỉ khi nào bị lây nhiễm siêu vi C thì mới có thể bị bệnh viêm gan siêu vi C.

Như vậy, nếu những người thân trong gia đình bạn không bị lây truyền siêu vi C từ cha bạn thì không mắc bệnh này. Để xác định, bạn và tất cả người trong gia đình nên đến bệnh viện chuyên khoa gan để được tư vấn và tầm soát.

Theo SGTT.vn

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền khi sinh con không?

Đại đa số các trường hợp có thể lấy chồng và sinh con được. Tim bẩm sinh có những trường hợp di truyền và không di truyền. Cho tới nay người ta chưa chắc chắn lắm.

Tôi 27 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh nhưng chưa từng đến bệnh viện điều trị. Hiện tôi chuẩn bị kết hôn nhưng có người khuyên không nên lấy chồng, nếu không sẽ chết sớm. Xin hỏi bệnh tim bẩm sinh có di truyền khi tôi sinh con không?Hoa Sen (hoasen2008@…)

benh-tim-bam-sinh-co-di-truyen-khi-sinh-con-khong

Bệnh tim bẩm sinh có từ khi còn là bào thai, chia làm hai loại chính: loại có tím và không có tím. Không biết bệnh tim của bạn có tím hay không? Hiện nay y khoa có thể giải quyết bằng hai cách: thứ nhất không phải mổ mà đưa ống thông vào để bít qua siêu âm tim, hoặc nếu không thể bít được thì người ta mổ.

Hiện nay các bệnh viện đều có khả năng làm được cả hai kỹ thuật này. Bạn nên đi khám để biết được loại gì. Nếu có bệnh tim bẩm sinh thì thầy thuốc phải tìm cho ra bệnh này và trả lời được câu hỏi trong tương lai có diễn tiến, giải quyết được hay không, khi đó sẽ đưa lời khuyên có nên kết hôn không. Đại đa số các trường hợp có thể lấy chồng và sinh con được. Tim bẩm sinh có những trường hợp di truyền và không di truyền. Cho tới nay người ta chưa chắc chắn lắm.

GS.TS.BS Phạm Gia Khải

Theo SGTT.vn

Bị tâm thần phân liệt có nên sinh con không?

Kính chào bác sĩ,

Chị tôi 31 tuổi, mắc bệnh tâm thần phân liệt từ năm 18 tuổi. Gia đình tôi đã chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi, đến giờ chị tôi vẫn phải uống thuốc duy trì, thỉnh thoảng bệnh lại trở nặng nhất là vào mùa hè.

Mong mỏi lớn nhất của chị tôi hiện nay là có đứa con để làm chỗ dựa tinh thần. Chị tôi có nên sinh con khi đang bị tâm thần phân liệt, và chế độ dùng thuốc có cần thay đổi gì không, thưa BS? Em bé sinh ra có ảnh hưởng gì, có khả năng mắc bệnh này không?

Mong bác sĩ trả lời giúp! Xin chân thành cám ơn.(Phạm Nga – pham…@gmail.com)

bi-tam-than-phan-liet-co-nen-sinh-con-khong

BS-CK1 Đặng Thị Anh Thy:

Chào bạn Phạm Nga,

Bệnh tâm thần phân liệt được xem là một bệnh tâm thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính với các giai đoạn tăng bệnh xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm, sự phục hồi hoàn toàn tương đối hiếm gặp. Mỗi lần tái phát sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân ngày một xấu đi và cuối cùng đưa đến sút giảm tâm thần nặng nề.

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định rõ và được cho là tác động phối hợp của nhiều yếu tố như sinh học, thần kinh, di truyền và môi trường. Con cái của người bình thường có nguy cơ bị bệnh là 1%. Con cái có cha hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt có nguy cơ bị bệnh là 12% và nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ đó lên đến 40%.

Việc điều trị muốn có kết quả tốt cần sớm và toàn diện với sự kết hợp nhiều liệu pháp như thuốc men, tâm lý trị liệu giúp người bệnh tái thích ứng về mặt tâm lý-xã hội và phục hồi chức năng lao động. Quá trình điều trị cần được theo dõi lâu dài và liên tục tại một cơ sở chuyên khoa.

Trong trường hợp của chị gái bạn, hiện nay vẫn đang phải dùng thuốc liên tục và có những đợt không ổn. Nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Các biến đổi tâm sinh lý của người mẹ trong thai kỳ sẽ là yếu tố stress cộng thêm việc thuốc men được giảm thấp nhất để tránh tác dụng phụ lên thai nhi có thể làm bệnh tái phát. Thai nhi cũng có nguy cơ ảnh hưởng các tác hại từ thuốc và từ tình trạng bệnh tái phát của mẹ. Các ảnh hưởng này có thể xuất hiện sớm hay muộn trong quá trình phát triển của bé.

Ngoài các nguy cơ của quá trình mang thai và sinh nở, cháu bé vẫn có thể được chăm sóc tốt về thể chất với sự trợ giúp của cả gia đình nhưng liệu có thể đảm bảo về mặt phát triển tâm lý xã hội sau này nếu thiếu sự chăm sóc, yêu thương của cha và mẹ. Hơn nữa, bạn và gia đình cũng nên cân nhắc về tỷ lệ di truyền bệnh từ mẹ sang cháu bé.

Mong ước của chị gái bạn cũng là điều chính đáng ở một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, bạn và gia đình nên bình tĩnh thay chị cân nhắc, xem xét thấu đáo để có một quyết định an toàn, tránh những bất lợi cho chính chị bạn và hạn chế những hậu quả về sau.

Chúc bạn và gia đình có được quyết định phù hợp.

(Theo Alobacsi)