Lưu trữ cho từ khóa: bệnh da liễu

Bàn tay và ngón tay có hạt nổi chìm trong da là do bệnh gì?

Gần đây, cháu bị mắc chứng bệnh 1 tháng có 2 đợt hạt nổi lên ở bàn tay và ngón tay rất ngứa. Hạt chìm trong da. Xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì và cách chữa? Hơn nữa, lòng bàn tay của cháu về mùa đông lại lạnh buốt như đồng, có bài thuốc nào chữa trị?

Nguyễn Thị Khánh (Hải Dương)

ban-tay-va-ngon-tay-co-hat-noi-chim-trong-da-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Theo bạn miêu tả thì rất có thể bạn bị bệnh tổ đỉa, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 – 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn. Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp: dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp; do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn; dị ứng với nấm kẽ chân; do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm. Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn: Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…; Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…; Nhiễm khuẩn (tụ cầu vàng); Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột… Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.

BS. Vũ Thu Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Những điều cần biết về bệnh dị ứng

Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau, khi phát hiện ra bị mắc dị ứng bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng. Với những gợi ý dưới đây hy vọng mang lại các bạn thêm một kinh nghiệm trong phòng tránh căn bệnh khó chịu này.

Biểu hiện

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là phát ban và đặc biệt nguy hiểm khi cơ thể nổi mề đay cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Đối với dị ứng thông thường, các bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây.
Khi bị dị ứng bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng Da bị dị ứng khoảng 20 phút. Nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
nhung-dieu-can-biet-ve-benh-di-ung
Ảnh minh họa – Internet

Chữa trị

Pha chanh với một cốc nước ấm, thêm 1 chút mật ong vào trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột, uống thường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.
Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản…Bạn cũng có thể uống 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày dùng thêm với chút mật ong. Cách này cũng có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng.
Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng
Theo VTV.vn
The post Những điều cần biết về bệnh dị ứng appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao uống thuốc 4 ngày vẫn không hết bệnh chàm?

Em năm nay 17 tuổi cách đây 1 năm có những nốt nổi lên như muỗi cắn, càng gãi càng đỏ, chủ yếu bị ở chân, từ từ đen lại rồi mờ dần nhưng hiện nay những nốt đó lại nổi lên kèm những nốt nổi thêm từ từ lở ra và bị nặng nhất là ở đầu gối bị lở rất to.

Em đã đi khám ở bệnh viện da liễu bác sĩ nói là bị chàm và cho 2 loại thuốc uống là Cèon-DM 200 và vitamin A Bioextra và loại thuốc bôi là Eosin. Em uống khoảng 4 ngày nhưng vẫn ko thấy chuyển biến, chỗ đầu gối vẫn chảy nước. Không biết bác sĩ cho thuốc như vậy đã đúng chưa? – (do duc tu)

vi-sao-uong-thuoc-4-ngay-van-khong-het-benh-cham

Ảnh minh họa – Internet

Trả lời:

Nguyên nhân của chàm hiện nay chưa rõ. Có thể do cơ địa dị ứng, do kích thích của hoá chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Những người trong cùng một gia đình có thể có nhiều các loại bệnh dị ứng khác nhau như suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm…

Chàm được phân ra làm nhiều loại như:

- Viêm da dị ứng: thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 – 18 tháng và thường hết khi trẻ đến tuổi dậy thì. Triệu chứng hay gặp là ngứa ở mặt trong khuỷu tay, nhượng chân, mặt. Chỗ bị ngứa có nhiều mụn nhỏ màu đỏ vỡ ra và chảy nước. Ngoài ra da vùng này đóng vẩy và tróc ra.

- Chàm ở tay: gây ra bởi sự kích thích của hoá chất như bột giặt, chất tẩy rửa, găng tay cao su… hoặc không rõ nguyên nhân. Triệu chứng thường thấy là nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất.

- Chàm đồng tiền: vết chàm có dạng tròn như đồng tiền, thường gặp ở người lớn. Chỗ bị chàm ngứa, da bị bong vẩy từng mảng.

- Chàm thể tạng: hay gặp ở những người có cơ địa dãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích thích, viêm và chân bị phù.

Điều trị:

bệnh thường kéo dài dai dẳng khó điều trị dứt hẳn. Để điều trị cần phải:

- Tránh các nguyên nhân gây kích thích da như: bột giặt, nước rửa chén, hoá chất…

- Chống ngứa bằng các thuốc kháng dị ứng như Chlorpheniramine, Cetirizine…

- Uống các loại vitamine nhóm B, C.

- Nếu có bội nhiễm dùng thêm kháng sinh.

- Corticoid bôi tại chỗ.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Vấn đề dùng corticoid toàn thân như K-cort (là dạng corticoid có tên là Triamcinolone ) phải thật thận trọng vì tuy nó có tác dụng ngay và ngoạn mục nhưng có nhiều biến chứng cho cơ thể như teo cơ, xơ hoá cơ (như xơ hoá cơ delta gây hội chứng “chim xệ cánh” chẳng hạn), teo da, áp-xe hoá ngay chỗ chích cho đến những biến chứng nặng như dễ bị lao và các bệnh nhiễm khác do suy giảm miễn dịch; bị loét dạ dày tá tràng; giữ muối và nước gây tăng huyết áp; loãng xương; suy tuyến thượng thận…

Vì vậy, để điều trị chàm thì nên sử dụng corticoid bôi tại chỗ chứ không nên dùng K-cort là loại corticoid tác dụng chậm và kéo dài vì những biến chứng kể trên. Nếu cần thiết phải sử dụng corticoid trong những đợt bệnh diễn biến cấp thì nên dùng corticoid uống và có tác dụng ngắn dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Nếu không nổi mụn nước thì có thể là chàm khô. Bệnh chàm khô rất khó chữa trị nhưng không phải là bệnh nan y. Bệnh thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, gây trở ngại rất nhiều trong sinh hoạt. Nếu mang giày vớ suốt ngày càng làm bệnh nặng thêm. Nên để bàn chân thoáng, mang giày có quai không được cọ xát vào nơi da bệnh. Khi làm việc nhà nên mang bao tay, không tiếp xúc trực tiếp với xà bông, chất tẩy rửa.

Về điều trị, có thể dùng thuốc kháng histamin, kháng sinh hay sulfamide, sinh tố PP, thuốc hỗ trợ gan, mật. Tránh các loại thức ăn gây ngứa như cá biển, thịt bò, trứng vịt lộn, cua ghẹ. Bệnh có thể chữa khỏi hẳn với thuốc Histaglobin. Đây là thuốc giải dị ứng có hiệu quả cho một số bệnh da.

Bạn đã được bác sĩ thăm khám trực tiếp và kê đơn thuốc điều trị, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình dùng thuốc, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị. Ngoài ra bạn nên lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị để để bảo đảm điều trị dứt điểm bệnh.

Chúc bạn thành công!

Theo Thuocbietduoc.com.vn

Triệu chứng sớm nhất của người mắc bệnh lậu là gì?

Triệu chứng lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ.

Triệu chứng sớm nhất của người mắc bệnh lậu là gì? Thời gian ủ bệnh của người bệnh như thế nào?Nguyễn Trường Văn (Hải Dương).

trieu-chung-som-nhat-cua-nguoi-mac-benh-lau-la-gi

Ảnh minh họa.

ThS Vũ Văn Tiến,

Phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 103:

Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu từ 3 – 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu. Triệu chứng lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ.

Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.

Khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10 – 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục.

Theo Kienthuc.net.vn

Đề phòng mẩn ngứa da mùa lạnh

Theo các bác sỹ, mẩn ngứa da là một bệnh thường hay gặp vào mùa đông.

Hiện trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh, BV Da liễu TƯ tiếp nhận khám cho khoảng trên 200 bệnh nhân thuộc đủ mọi lứa tuổi vì bị mẩn ngứa da.

Người lớn, trẻ em đều bị bệnh

Tại phòng khám do BS Nguyễn Thành phụ trách ở BV Da Liễu TƯ, dù chưa hết buổi sáng số bệnh nhân đến khám đã lên đến hơn 60 người. Chị Nguyễn Thị Dơn (ở đường Thổ Quan 1, quận Đống Đa) đang chờ đến lượt khám cho biết: Cứ đến mùa rét, chị lại khốn khổ vì ngứa, nhất là vùng đùi và chân. Thấy da khô, chị mua kem dưỡng ẩm thoa lên chỗ ngứa vẫn không có tác dụng. Nghĩ do mồ hôi gây ngứa vì mặc nhiều áo nên chị thường xuyên tắm nước nóng và dùng xà phòng xát vào chỗ bị ngứa mà… vẫn ngứa. Không chịu được, chị gãi đến sạm cả đùi để giải tỏa cơn ngứa. Kết quả là càng gãi, những chỗ ngứa càng ngứa hơn.

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị mẩn ngứa do thời tiết thay đổi. Cháu Hoàng Văn Trung (Hà Đông, Hà Nội) được mẹ đưa vào khám với hai bên má sưng nhẹ và đỏ ửng như bôi son. Mẹ của cháu cho biết, da của bé rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi. Trước đó một tuần trên má cháu nổi vài chấm đỏ, tưởng cháu chỉ bị nẻ nên chị mua nước muối rửa cho con nhưng không đỡ. Vết đỏ trên má cháu ngày càng lan rộng, chị lại mua thuốc mỡ tra mắt để bôi nhưng được một hôm thì da má cháu bị dị ứng, sưng phồng lên, đau rát.

"Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo", BS Đinh Doãn Thạch nói.

Theo BS Nguyễn Thành, vào mùa đông thường hay gặp ngứa do dị ứng thời tiết và viêm da cơ địa. Khi dị ứng trên da sẽ nổi những nốt sần, phù, màu đỏ và gây ngứa những phần hở, từ đó có thể lan toàn thân. Nguyên nhân do mùa lạnh tuyến mồ hôi ít hoạt động làm da khô, người bệnh lại lười uống nước nên lượng nước cung cấp cho da bị thiếu. Triệu chứng khô da sẽ kích thích dây thần kinh ở đầu mút da khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng da khô mốc lên, gây ngứa toàn thân.

BS Đinh Doãn Thạch, Trưởng Khoa khám bệnh (BV Da liễu Hà Đông) cho biết một nguyên nhân nữa là do mùa đông giá lạnh, nhất là nhiệt độ giữa ngày và đêm thay đổi lớn làm kích thích cơ địa ở những người có sức khỏe yếu, làn da mẫn cảm gây dị ứng da. Nhiều trường hợp vào khám trong tình trạng da bị dị ứng nặng, vết viêm da bị nhiễm trùng do người bệnh chủ quan không chữa trị ngay hoặc tự mua thuốc điều trị không đúng chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc…

de-phong-man-ngua-da-mua-lanh

Những thói quen xấu tăng ngứa

Theo BS Thạch, thói quen xấu trong chăm sóc da mùa đông sẽ làm chứng ngứa da nặng hơn nhiều. Chẳng hạn như tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều càng khiến da bị khô, nên mỗi ngày tắm một lần là tối đa trong mùa lạnh, những người da quá khô chỉ nên tắm 3 - 4 lần/ tuần. Tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.

Một thói quen nữa cũng rất có hại cho da trong mùa đông là uống ít nước. Mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là thao tác đơn giản nhất để bù nước cho da.

BS Nguyễn Thành khuyến cáo, người bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Bởi vậy khi thời tiết thay đổi cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Đặc biệt, khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên ở mức 22 - 30oC đừng để quá nóng. Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Ứng phó đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc

Một số bạn sau khi chạm vào một vật gì đó tự nhiên có cảm giác nóng rát, tại vùng da đó bị đỏ ửng lên rồi xuất hiện các mụn nước, mụn mủ. Nền da hơi bị nề lên, ngứa. Đó là hiện tượng viêm da do tiếp xúc với một vật gì đó mà bị dị ứng.

Trong trường hợp này cần áp dụng các biện pháp sau:

- Không chà xát, không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc.

Ứng phó đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc, Sức khỏe đời sống, suc khoe, viêm da, dị ứng, viêm da tiếp xúc, da có mủ, tấy đỏ, thuốc kháng sinh

- Khi tổn thương da phù nề, chảy nước thì bôi các loại dung dịch làm mềm da, ẩm da như: dalibour, jarish, hồ nước.

- Nếu tổn thương da khô thì bôi một trong các loại kem chống viêm như gentrison, temproson, diproson…, bôi ngày 1-2 lần trong 1 – 2 tuần.

- Nếu tổn thương da có mủ, tấy đỏ nhiều thì phải uống 1 đợt kháng sinh: cephalexin hoặc roxithromycin trong 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu bị ngứa nhiều phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin hoặc fexofenadin trong 5 – 10 ngày.

- Các tổn thương viêm da tiếp xúc do sứa và côn trùng thường hay để lại vết thâm. Sau khi lành tổn thương mà da còn bị thâm thì bôi hydroquinone 2%, bôi một lần vào buổi tối trong thời gian từ 1 – 2 tháng.

24H.COM.VN (Theo SKĐS)

Thuốc điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp. Bệnh được biểu hiện với nhiều hình thể lâm sàng khác nhau. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa.

Một số hình thái của viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ.

Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi.

Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa, Da liễu, Sức khỏe đời sống, suc khoe, viem da co dia, thuoc, da lieu, nhiem trung

Thuốc điều trị:

Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì sẽ làm da tấy thêm. Trong giai đoạn cấp tính sử dụng các thuốc dung dịch có tác dụng hút dịch làm khô tổn thương như jarish, dalibour, nước muối sinh lý… Nếu chảy nước nhiều thì thấm đẫm một trong các dung dịch trên vào gạc gấp 4 lớp, đắp ướt liên tục trong 10 phút, làm 2 – 3 lần/ngày. Đắp như vậy trong 3 ngày đầu để tổn thương da khô hơn. Sau đó bôi các thuốc dạng kem lên. Nên sử dụng các thuốc dạng kem chứa corticoid kết hợp với kháng sinh như fucicort, gentrison, caditrigel… Bôi ngày 2 lần trong 2 – 3 tuần.

Giai đoạn bán cấp: Vài ngày đầu có thể bôi các loại thuốc như hồ nước, hồ tetrapred để làm dịu da, mềm da. Bôi ngày 2 lần. Vài ngày sau bôi các thuốc dạng kem giống như ở giai đoạn cấp tính.

Giai đoạn mạn tính: Ta có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem hoặc mỡ như diproson, temproson, betacylic. Bôi ngày 2 lần trong 2 – 3 tuần. Nếu da dày sừng nhiều thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 5%. Da khô bong vảy thì bôi thêm các loại kem làm mềm da, ẩm da như cream vitamin E, baby care, lacticare…

Trong khi bôi thuốc không được gãi, không cạo, không chà xát trước khi bôi. Không xát xà phòng vào chỗ da bị viêm.

Nếu tổn thương da có dấu hiệu nhiễm trùng bồi phụ thì phải điều trị kháng sinh như cephalexin, cefixim hoặc clarithromycin trong 5-10 ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nếu bệnh nhân ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin. Ngày uống 1 lần trong 10 – 20 ngày.

Chăm sóc da: Tắm hoặc rửa ngày 1 lần, không chà mạnh, không dùng đá kỳ hoặc bàn chải. Có thể tắm bằng nước chanh hoà loãng, lá kinh giới vò nát hoặc các loại sữa tắm cho da bị viêm như safforel, cetaphil…

Theo TS. Nguyễn Thị Lai (Sức khỏe & Đời sống)

Hạn chế bệnh chàm ở trẻ

Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách… Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để hạn chế bệnh cho trẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến da của trẻ

Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa, sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm mất chất gây bảo vệ da của trẻ sơ sinh, gây khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.

Nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.

Chọn chất liệu quần áo cho trẻ bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.

Hạn chế bệnh chàm ở trẻ, Da liễu, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cham, thuc pham, benh nhi, tre so sinh, bao

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm.

Hạn chế nguy cơ tái phát do thực phẩm

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.

Nếu trẻ bị chàm, nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.

theo 24h.com