Lưu trữ cho từ khóa: bệnh dạ dày

Những điều cần biết về bệnh hẹp môn vị

Hẹp môn vị là tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần, hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa

.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân trong đó thường gặp là:

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hep-mon-vi

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

- Bệnh dạ dày tá tràng: Do viêm nhiễm tại ổ loét, gây phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp lòng tá tràng. Vì vậy, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới loét xơ chai, gây biến dạng, co kéo và chít hẹp môn vị.

- Ung thư hang – môn vị dạ dày: Trong bệnh lý ung thư dạ dày, tỷ lệ ung thư vùng hang – môn vị là cao nhất. Các khối u  xâm lấn lây nhiễm ở thành dạ dày xung quanh làm hẹp môn vị. Tình trạng hẹp môn vị tăng dần theo tiến triển của khối u.

Ngoài ra,còn do một số nguyên nhân khác như: Polyp ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống; Sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị; Hẹp phì đại môn vị ở người lớn; teo cơ hang vị, hẹp phì đại môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; viêm dính quanh tá tràng…

Dấu hiệu  nhận biết

Biểu hiện lâm sàng đa dạng, mức độ và tính chất các  triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện đau bụng (thường đau dữ dội sau bữa ăn), đau vùng trên rốn, nếu nôn ra được thì dịu đau hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.

Giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân thường đau sau bữa ăn 2 – 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, luôn có cảm giác chướng bụng. Bệnh nhân  nôn ra thức ăn của ngày hôm trước (nôn ra nước ứ đọng của dạ dày màu xanh đen, có bệnh nhân phải móc họng để nôn), nôn được thì dễ chịu. Nhưng toàn thân có biểu hiện suy sụp rõ rệt: mất nước mất điện giải rõ, người gầy còm, mắt trũng, da khô nhăn nheo.

Giai đoạn cuối: Bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu. Đau liên tục, âm ỉ, bệnh nhân nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng, chất nôn có mùi thối; tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-hep-mon-vi

Phải điều trị kịp thời

Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây hẹp môn vị nhiều nhất, bởi vậy người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn các thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh… không hút thuốc, uống rượu, dễ gây viêm loét dạ dày tái phát. Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn.

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh polyp dạ dày, phì đại môn vị, lao, giang mai, u đầu tụy,… nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây hẹp môn vị.

Nếu có các triệu chứng bất thường như: nôn mửa (nôn vọt, thường xuyên nôn sau khi ăn, có thể chất nôn lẫn máu), biểu hiện mất nước, dễ cáu kỉnh, tiểu tiện ít… trước 6 giờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Nếu để muộn sẽ  gây một số biến chứng nguy hiểm như kích thích dạ dày gây chảy máu, mất nước và mất cân bằng chất điện giải,… thậm chí có thể tử vong.

Bác sĩ Phạm Thìn

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh loét dạ dày – tá tràng có thể chữa khỏi hẳn không?

Bệnh loét dạ dày – tá tràng trước kia là một trong những bệnh gây tốn kém và có những biến chứng nguy hiểm.

Tôi năm nay 35 tuổi bị bệnh loét dạ dày – tá tràng. Đã điều trị lần thứ 3. Hiện tôi uống thuốc đã đỡ. Xin hỏi bệnh này có chữa khỏi hẳn không? Có phải mổ không? Những người bệnh như tôi cần có chế độ ăn uống sinh hoạt ra sao để bệnh không tái phát? Tôi nghe nói người bệnh dạ dày cần ăn cơm nếp có đúng không?

Nguyễn Thu Dung (Thanh Hóa)

benh-loet-da-day-ta-trang-co-the-chua-khoi-han-khong

Người bị bệnh dạ dày cần hết sức tránh đồ ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng.

Bệnh loét dạ dày – tá tràng trước kia là một trong những bệnh gây tốn kém và có những biến chứng nguy hiểm, nhưng mấy chục năm gần đây với tiến bộ của ngành tiêu hóa, đặc biệt với việc xác định được nguyên nhân của bệnh qua nội soi nên giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, loét dạ dày tá tràng do nhiều nguyên nhân nên việc điều trị nguyên nhân là quan trọng. Ngoài ra, chế độ ăn uống và làm việc cũng rất quan trọng để bệnh không tái phát. Cụ thể:

Về ăn uống: không nên ăn thái quá, cần kiêng hẳn rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào; các chất gia vị có thể ăn được nhưng nên ăn ít; khi ăn cơm cần nhai kỹ, sau ăn phải nghỉ ngơi 10 – 15 phút hãy làm việc. Không cần phải ăn gạo nếp như trước đây. Thức ăn nào không hợp cần tránh, cần chú ý khi dùng các thuốc để chữa bệnh, vì có nhiều thuốc có hại cho dạ dày và có thể gây biến chứng cho người mắc bệnh dạ dày (như các thuốc chữa bệnh khớp, bệnh tăng huyết áp…).

Chế độ làm việc: không làm việc quá sức, khi thấm mệt nên nghỉ, tránh thức khuya, tránh suy nghĩ căng thẳng thần kinh, tránh stress. Đừng quá suy tư buồn phiền về một điều gì, hãy quên những thất bại của quá khứ mà hướng về tương lai, tạo lập những mối quan hệ tốt với mọi người. Làm được như vậy bệnh sẽ chóng khỏi và ít tái phát. Bệnh dạ dày hiện nay có thể chữa khỏi hẳn không cần phải mổ. Mổ là rất hãn hữu. Bạn hãy kiên trì chữa sẽ khỏi. Chúc bạn nhanh lành bệnh.

Theo Afamily.vn

6 điều quan trọng về bệnh loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống.
Đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, có máu trong phân, khó chịu hoặc đau trong bụng… có thể là những triệu chứng của tình trạng loét dạ dày (hay loét dạ dày tá tràng). Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Dưới đây là những thông tin vô cùng quan trọng về bệnh loét dạ dày tá tràng mà mọi người cần nắm được để có thể phòng và phát hiện bệnh sớm.
1. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, là tình trạng dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp những tổn thương ở lớp mô của dạ dày. Niêm mạc dạ dày, niêm mạc hoặc biểu mô dạ dày được xếp lớp với nhiều nếp gấp. Loét xảy ra trong lớp này. Nếu vết loét xuất hiện trong dạ dày hoặc ở phần trên của ruột non dẫn ra của dạ dày thì được gọi là loét dạ dày tá tràng.
2. Loét dạ dày không loại trừ ai. Tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Bệnh có thể “tấn công” bạn nếu tìm thấy ở bạn môi trường và điều kiện tiềm năng.
6-dieu-quan-trong-ve-benh-loet-da-day
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra biến chứng là ung thư dạ dày. Ảnh minh họa
3. Trước đây, chúng ta vẫn cho rằng căng thẳng trong thời gian dài, ăn các thực phẩm “xấu”, uống và hút thuốc lá… là những nguyên nhân chính gây ra các vết loét trong dạ dày. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học còn cho biết tình trạng loét dạ dày do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, cụ thể hơn là Helicobacter pylori, gây ra. Helicobacter Pylori được cho là gây ra gần 65% các ca loét dạ dày và tá tràng.
Một số thuốc cũng được cho là gây ra viêm loét dạ dày, ví dụ như thuốc aspirin, clopidogrel… loại uống thường xuyên để giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ, và các loại thuốc viêm khớp. Thuốc kháng viêm (NSAID) cũng được cho là gây ra khoảng 2/5 các ca loét dạ dày. Ung thư dạ dày ở bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể do viêm loét dạ dày gây ra.
4. Một số trường hợp bị viêm loét dạ dày không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng với một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp các triệu chứng và gây ra một số rắc rối nghiêm trọng. Các triệu chứng đó bao gồm: đau bụng ngay dưới lồng ngực, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, sụt cân, nôn ra máu hoặc chóng mặt, có các triệu chứng của bệnh thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt và sốc do mất máu… Chảy máu trong dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi, vì chúng có thể dẫn đến mất máu và gây tử vong.
5. Loét dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng. Trường hợp này cần được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện ói ra máu và có máu trong phân hoặc phân đen, hôi.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.
6. Loét dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng thuốc như kháng sinh nhằm làm giảm acid trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống để trị bệnh hiệu quả. Người bị loét dạ dày nên ăn chậm, nhai kĩ để bảo vệ dạ dày tránh được những rắc rối như đau, viêm, loét, ung thư… Sau khi ăn, đừng vội vận động ngay, nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn khoảng một giờ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không tạo nên sức ép làm việc nặng nề với dạ dày. Có thể ăn 4 – 5 bữa mỗi ngày. Nên ăn nhẹ vào bữa tối.
Theo Afamily.vn
The post 6 điều quan trọng về bệnh loét dạ dày appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày

Khi đứng thẳng dạ dày bị sa xuống vị trí không bình thường, nặng thì sa hẳn xuống khoang bụng, điểm thấp nhất của đường gấp khúc dạ dày, hạ xuống dưới cùng đường nối xương chậu.
Bệnh sa dạ dày phần nhiều thấy ở những người thể chất hư nhược, gầy yếu vô lực, cũng có thể thấy ở những người bị bệnh tiêu hao mạn tính và sản phụ, người nằm nhiều, ít hoạt động lâu ngày. Có liên quan đến mô nội tạng bị giãn. Sau khi dạ dày bị sa xuống,vận động của ruột-dạ dày và công năng nội tiết làm hỗn loạn tiêu hóa, hấp thụ trở ngại, khiến cho cơ thể càng hư nhược, bệnh tình nặng thêm hình thành tuần hoàn ác tính.
nguyen-nhan-gay-benh-sa-da-day

Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày

 

Bệnh thường do độ căng cơ của gân cơ của thành bụng gây ra: thiếu mỡ ở vách bụng, gân cơ lỏng lẻo, áp suất bụng giảm xuống gây ra.
Người cơ thể suy nhược, bụng hẹp dài… hoặc do một người nào đó thường ép vào bụng trên và ngực. Những người đang mập mà gầy đi một cách nhanh chóng, phụ nữ đẻ nhiều đều dễ bị sa dạ dày.
Nhiều bệnh nhân mắc chứng sa dạ dày do tập luyện và vận động thái quá ngay sau khi ăn no.Sau khi ăn, bạn cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để máu dồn nhiều về dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn.
Nếu tập luyện quá sức hoặc mang vác nặng lúc này, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra. Lâu dần, tình trạng trên khiến dạ dày giãn ra và bị sa xuống.
Cơ thể suy nhược, gầy yếu cũng là một lý do gây ra bệnh sa dạ dày. Lúc này, các gân cơ ở bụng thường lỏng lẻo, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày.
Sa dạ dày còn xảy ra với những người cân giảm quá nhanh chóng, phụ nữ sinh đẻ nhiều, người có bụng dài, hẹp. Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm cũng thường gặp biến chứng này. Sa dạ dày cũng có thể do siêu vi trùng gây ra. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy. Những người uống nhiều thuốc co thắt, thuốc ức chế can-xi chữa cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Sa dạ dày không chỉ xảy ra do các bệnh ở đường tiêu hóa. Một số bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏ, khối u, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tụy hay viêm da dày điều có thể dẫn đến bệnh này.

Biểu hiện sa dạ dày:

Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần…
Theo Benhdayday.info.vn
The post Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh rất thường gặp; do nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non – steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, sự căng thẳng về tinh thần… trong đó nhiễm Hp là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng (Hp có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70 – 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày).

Theo YHCT, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.

Nguyên nhân:

Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên. Hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất chua cay… làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hoặc do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn và vị âm hư suy.

Thể tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.

Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung).

Dùng 1 trong các bài thuốc sau:

Bài 1: bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong, bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.

Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g.

Nếu hàn nhiều, gia nhục quế 4g; nếu khí hư nhiều, gia trích hoàng kỳ 12g.

bai-thuoc-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang

Bạch hoa xà.

Thể vị âm suy hư:

Triệu chứng: vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác.

Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm.

Bài thuốc:

Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g.

Nếu âm hư nhiều – trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g.

Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình, gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.

Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết, gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g.

Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương qui 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Theo moh.gov.vn

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Nhân dân 115 cho biết, người bệnh TNDDTQ có nguy cơ bị ung thư thanh quản, viêm mũi xoang mạn, viêm tai giữa tiết dịch, viêm thực quản trào ngược, loét hoặc xuất huyết thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản, thậm chí còn đột tử nếu gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh là do tính kích thích của các chất trong dạ dày như HIC, pep-sine, dịch mật… với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng: loét, hẹp, xuất huyết, ung thư. Xơ gan chính là một trong các yếu tố thuận lợi khiến bệnh nhân mắc thêm TNDDTQ. Ngoài ra còn do các yếu tố khác như bia rượu, thuốc lá; các bệnh nội khoa: đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…; chế độ làm việc căng thẳng, ăn uống không hợp lý; phụ nữ có thai hoặc do một vài loại thuốc.

Chỉ 14-20% triệu chứng của bệnh có tính điển hình như nóng rát, trào ngược, khó nuốt, viêm thực quản. Khoảng 80-86% triệu chứng còn lại đều không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác, đó là suyễn, ho mạn tính, tăng tiết đàm nhầy, viêm phổi, đau ngực không do tim, khàn tiếng, vướng đàm, ngứa vòm họng, nuốt khó, nuốt đau, rối loạn phát âm, đau tai, tiết dịch tai giữa, hư men răng, viêm nướu, loét miệng, hôi miệng, tăng tiết nước bọt…

nguyen-nhan-gay-bẹnh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Theo ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, hiện có ba phương pháp điều trị là không dùng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân hết triệu chứng, hồi phục tổn thương và biến chứng, chống tái phát bệnh. Tuy nhiên, với TNDDTQ ở người bệnh gan, các bước điều trị sẽ khó hơn vì phải điều trị thêm bệnh xơ gan. Xơ gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa do dãn vỡ tĩnh mạch thực quản, giảm sức đề kháng, hôn mê gan. Do đó, chỉ khi bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị bệnh gan, để bệnh không gây biến chứng thì khả năng tái phát và nguy cơ gây biến chứng của bệnh TNDDTQ mới giảm.

Với phương pháp không dùng thuốc, bệnh nhân cần tự thay đổi lối sống. Trước hết cần tránh ăn những thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, sôcôla, cà chua, chanh, gia vị chua cay quá mức, rượu bia, nước giải khát có gas, cà phê. Tránh ăn trước giờ đi ngủ khoảng ba giờ. Trong lúc ngồi ăn, cần giữ thẳng người, tránh cúi người ra trước. Không được ăn quá no mà nên ăn nhiều bữa trong ngày. Không nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Khi nằm cần kê đầu cao từ 15-20cm. Tránh mặc quần áo quá chật. Thường xuyên luyện tập thể dục để giữ cân nặng hợp lý. Tránh dùng một số thuốc: thuốc kháng viêm giảm đau Aspirin, thuốc an thần, thuốc ức chế canxi (amlor), thuốc ngừa thai (progesteron)… vì các thuốc này làm dãn cơ vòng thực quản dưới.

Phẫu thuật được chỉ định khi trong những ca không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Những ca bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.

Theo Phunuonline.com.vn

Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn (Được Crohn, Ginzberg và Oppenheimer mô tả từ 1932) còn gọi là bệnh viêm hồi tràng đoạn cuối, viêm hồi tràng vùng, viêm tiểu tràng từng đoạn, viêm hồi – đại tràng từng đoạn và viêm đại tràng từng đoạn.

Thuật ngữ “từng đoạn” xuất phát từ đặc điểm của bệnh: tính khu trú của tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của ruột. Ngoài ruột, đôi khi còn thấy những tổn thương tương tự ở các phần khác của ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, nhất là quanh hậu môn) và ngoài ống tiêu hóa, đặc biệt ở da.

Bệnh khá phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu Mĩ (2/100,000 dân). Ở Việt Nam, chỉ có một vài trường hợp được điều trị ở một số bệnh viện trung ương.

benh-crohn-la-gi

Triệu chứng:

Đau bụng, tiêu chảy (kèm theo đia ngoài phân mỡ của một hội chứng kém hấp thu) hoặc một hội chứng lỵ (trong Crohn trực tràng). Khám thấy: đau khi sờ nắn bụng, có thể có một đám quánh hơi đau hoặc một khối có ranh giới rõ rệt ở hố chậu phải (rất dễ lầm với đám quánh ruột thừa). Có thể có các tổn thương ở hậu môn (loét, rò) và ngoài ống tiêu hóa (lở loét ở niêm mạc lưỡi, đau và viêm khớp, viêm đốt sống, cứng khớp…)

X-quang: Hẹp ruột khu trú ở đoạn bị bệnh cùng với đoạn trên bị giãn; phù nề niêm mạc với những ổ loét, những hình ảnh giả polyp và hình “đường lát đá”.

Nội soi: Rất ít khi đưa được ống soi mềm vào tới hồi tràng nên nội soi chỉ có tác dụng khi có tổn thương ở đại tràng, nhất là ở trực tràng: phù nề, vết xước hoặc ổ loét nằm trên từng đoạn ngăn cách bởi một đoạn niêm mạc bình thường; có thể gặp hình ảnh “đường lát đá”.

Diễn biến và biến chứng:

Diễn biến chậm với những đợt tiến triển thưa hoặc dày và có những biến chứng tắc ruột, thủng ruột, rò ruột, chảy máu tiêu hóa, giãn đại tràng cấp tính và ung thư đại tràng.

Điều trị:

Nghỉ ngơi và dùng thức ăn nhiều calo, ít cặn bã, truyền dung dịch dinh dưỡng; dùng thuốc đường ruột, chủ yếu salazopyrine và các sunfamide khác. Một số tác giả dùng metronidazole. Khi dùng corticoid (uống hoặc tiêm) cần thận trọng và phải theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời biến chứng, nên dùng đường hậu môn.

Giáo sư Nguyễn Xuân Huyên

(Theo Bách Khoa Thư Bệnh học  – Tập 1)

Theo Viemdaitrang.net

Bệnh Barrett thực quản là gì?

Bệnh Barrett thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ kiểu ruột dạng đặc biệt. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Barrett thực quản có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản. Điều quan trọng là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sĩ lâm sàng và nội soi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh lý này.

Nguyên nhân và triệu chứng

Cho tới nay, nguyên nhân chính thức dẫn tới Barrett thực quản vẫn còn chưa rõ, tuy vậy có nhiều yếu tố liên quan như thường gặp ở nam giới, tỷ lệ nam gấp ba lần nữ giới; nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy Barrett thường xuất hiện ở những người có bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản không được kiểm soát.
Mặc dù đã có những biến đổi bệnh lý nhưng khoảng hơn 90% bệnh nhân Barrett thực quản không có triệu chứng, có khi triệu chứng gần tương tự như ở người viêm trào ngược dạ dày- thực quản, biểu hiện thường gặp là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nuốt khó… Một số biểu hiện là triệu chứng do biến chứng của trào ngược dạ dày – thực quản như: khàn tiếng, đau họng, ho, nôn ra máu… Cần lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể, có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa.
benh-barrett-thuc-quan-la-gi
Thực quản bình thường và thực quản Barrett

Chẩn đoán Barrett thực quản như thế nào?

Chẩn đoán lâm sàng bệnh lý Barrett thực quản thường khá khó khăn do triệu chứng thường nghèo nàn và không đặc hiệu, chúng ta nên dựa vào tiền sử có bệnh lý thực quản mạn tính đặc biệt là bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản. Khi có bất kể dấu hiệu nghi ngờ cần tiến hành nội soi thực quản – dạ dày. Hình ảnh nội soi đặc trưng của Barrett thực quản là sự thay đổi niêm mạc từ đường Z lan lên phía trên (là đường tiếp nối thực quản và dạ dày).
Cũng có thể xuất hiện những vùng niêm mạc biến đổi tách rời riêng rẽ, màu niêm mạc biến đổi từ hồng nhạt sang đỏ, nếu không để ý kỹ có thể nhầm với sung huyết, trợt loét thực quản; thương tổn cũng dễ bỏ sót nếu không được quan tâm đúng mức. Khi đó cần tiến hành sinh thiết làm giải phẫu bệnh xác nhận thương tổn dị sản ruột dạng đặc biệt đồng thời phát hiện các tình trạng loạn sản khác, thậm chí là ung thư thực quản.

Kiểm soát và điều trị Barrett thực quản

Barrett thực quản xuất hiện ở khoảng 10% bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản và khoảng 10% trong số đó phát triển thành ung thư. Triệu chứng bệnh thường nghèo nàn, do vậy việc tầm soát sự xuất hiện và tiến triển của bệnh là rất quan trọng, cần tiến hành nội soi định kỳ cho tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán viêm trào ngược dạ dày – thực quản mạn tính. Đặc biệt chú trọng vào những người có nguy cơ cao như nam giới, tuổi trên 50, có các bệnh lý thực quản mạn tính. Khi nội soi phát hiện hình ảnh Barrett thực quản, nếu sinh thiết không thấy loạn sản cần soi lại trong vòng hai năm, nếu loạn sản mức độ vừa cần soi lại trong vòng 6 tháng, nếu loạn nặng cần cân nhắc những điều trị chuyên sâu như cắt bỏ niêm mạc qua nội soi, phẫu thuật cắt thực quản…
Đặc điểm của Barrett thực quản là một biến đổi không hồi phục, vì vậy việc kiểm soát căn nguyên là điều quan trọng, chiến lược điều trị tốt nhất là phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài việc dùng thuốc điều hòa tiết acid, giúp hàn gắn thương tổn, bệnh nhân cần thực hiện việc thay đổi lối sống như: tăng cường luyện tập thể dục, giảm cân nặng nếu thừa, không hút thuốc và uống rượu, tránh thức ăn nhiều gia vị, sôcôla, các đồ ăn có phản ứng làm giảm áp lực co thắt thực quản dưới như bạc hà, mỡ, đồ chiên rán…
Về thuốc, dùng các chất làm giảm các yếu tố có hại đồng thời tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản. Nhóm thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid của dịch dạ dày, giúp kiểm soát triệu chứng như hydroxid nhôm, hydroxid magiê; nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc như sucralfat gắn với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày, lưu ý tránh dùng antacid hoặc kháng histamin H2 30 phút trước hoặc sau khi uống sucralfat.
Nhóm thuốc điều hòa vận động có tác dụng làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, tăng nhu động, nhanh chóng làm rỗng dạ dày, thuốc cơ bản trong nhóm này là metoclopamide, cisapride nên chỉ định dùng trong đợt ngắn ngày. Nhóm thuốc ức chế tiết acid là kháng histamine H2 và ức chế bơm proton được cân nhắc sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược, nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc nhanh chóng cải thiện triệu chứng, giảm tình trạng viêm loét thực quản và do vậy làm giảm nguy cơ Barrett thực quản. Các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn, có thể được chỉ định như điều trị đốt nhiệt loại bỏ phần niêm mạc bị biến đổi, sau đó dùng các thuốc kiểm soát trào ngược giúp thúc đẩy sự tái tạo niêm mạc; cắt bỏ niêm mạc qua nội soi; phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản.
Theo Suckhoedoisong.vn
The post Bệnh Barrett thực quản là gì? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những điều nên và không nên làm khi bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày cần đặc biệt cẩn trọng trong ăn uống và vận động. Vì vậy, nếu bạn không may bị đau dạ dày, hãy tuân thủ những điều dưới đây.

Điều nên làm khi bị đau dạ dày

- Uống nước ấm

Người bị bệnh dạ dày nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30-32 độ C. Nước ấm có tác dụng ổn định mạch máu, tăng khả năng phòng vệ cho dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt. Ngoài ra, uống nước ấm còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.

- Massage bụng trước khi ngủ

Massage bụng có tác dụng duy trì trạng thái ổn định của dạ dày, đồng thời kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, mức độ đau dạ dày cũng giảm đi đáng kể. Nếu bị đau dạ dày, buổi tối, trước khi ngủ, bạn nên xoa tay quanh rốn ngược chiều kim đồng hồ, sau đó xoa xuống bụng dưới. Làm liên tục như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

- Ăn thức ăn mềm và ăn với lượng nhỏ

Khi bị đau dạ dày, nếu ăn các thức ăn cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, nhiều để nghiền nát thức ăn, do đó, triệu chứng đau dạ dày càng tăng. Thức ăn mềm sẽ giúp giảm thiểu điều này vì dạ dày sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-khi-bi-dau-da-day

Cấu tạo dạ dày. Ảnh minh họa

Điều cần tránh khi bị đau dạ dày

- Không ăn uống thực phẩm lạnh

Những người bị bệnh dạ dày thường có chức năng tiêu hóa kém, vì thế, việc ăn uống cần hết sức chú ý. Những thực phẩm lạnh dễ kích thích đường tiêu hóa làm cho người bị đau dạ dày càng cảm thấy khó chịu hơn. Ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Không ăn thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay

Những thực phẩm nhiều gia vị thường rất khó tiêu và dễ gây đầy bụng. Nếu tiêu thụ chúng nhiều sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày tăng lên, thậm chí kèm theo nguy cơ tiêu chảy… Thức ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa trong khi dạ dày của bạn đang gặp trục trặc. Do đó, nó có thể làm cho bệnh đau dạ dày của bạn càng tăng.

- Tránh các thực phẩm chứa cồn, chất kích thích

Chất cồn, caffeine có thể làm cho lượng axit dạ dày tăng lên nhanh chóng, từ đó tăng kích thích lên dạ dày và làm cho cơn đau dạ dày nặng hơn. Đặc biệt, rượu còn có thế gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày gây loét hoặc chảy máu dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau hoặc loét dạ dày, hãy tránh xa các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà…

- Không ăn thức ăn có tính axit

Những thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích thích dạ dày của bạn. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương.

Các thực phẩm như cam, chanh… hoặc thực phẩm có vị chua thường có hàm lượng axit khá cao nên nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hãy tránh xa. Nếu tiêu thụ những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ chuyển sang loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh dạ dày trầm trọng hơn.

Theo Afamily.vn

Bị bệnh dạ dày chữa rối loạn cương thế nào?

Chồng tôi năm nay 38 tuổi, thời gian gần đây có một số biểu hiện (nhưng không thường xuyên) như: khi âu yếm thì dương vật cương cứng, nhưng khi quan hệ thì yếu dần, hoặc có lúc bị xỉu không cho vào được.

Về tiền sử, tôi chưa khi nào bị như thế. Chồng tôi có bệnh đau dạ dày. Kính mong BS tư vấn cho tôi biết chồng tôi nên khám ở đâu, phải điều trị như thế nào, hiện tại có phải uống thuốc gì không? Xin cảm ơn BS! – (Một bạn đọc)

bi-benh-da-day-chua-roi-loan-cuong-the-nao

Ảnh minh họa

BS chuyên khoa của AloBacsi:

Chào bạn,

Đây là một vấn đề mà nhiều gia đình hay gặp phải. Đây là một trong những dấu hiệu của rối loạn cương dương. Có 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn cương dương bao gồm  bệnh toàn thân, viêm nhiễm tại chỗ, dị tật bẩm sinh và yếu tố tâm lý. Bản thân việc đau dạ dày cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục. Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng thuốc điều trị đau dạ dày đã có biểu hiện rối loạn cương dương.

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng này bao gồm các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, do chồng bạn đang đau dạ dày, vì vậy việc lựa chọn dùng các liệu pháp tập luyện, tâm lý liệu pháp là hợp lý hơn cả. Một vấn đề rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm là không nên gây áp lực cho chồng. Hãy là người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng anh ấy. Chuyên gia tâm lý nam học sẽ cung cấp cho bạn các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cũng như thuyết phục chồng bạn tiếp cận với các liệu pháp trong trường hợp chồng bạn còn e ngại. Ở Hà Nội, vợ chồng bạn có thể đến phòng khám Trường Xuân, các BS sẽ đồng hành cùng các bạn.

Chúc các bạn hạnh phúc!

Ths. BS. Bùi Nam Trung

Theo Alobacsi