Lưu trữ cho từ khóa: bệnh cấp tính

Món ăn cho người bệnh thống phong

Vì bệnh thống phong (bệnh gút) có liên quan chuyển hóa, nên người bệnh cần coi trọng việc ăn uống - dùng nhiều thức ăn kiềm tính, uống nhiều nước để thải acid uric ra ngoài, không dùng thức ăn giàu purine.

Dưới đây là một số món thích hợp cho người bệnh thống phong:

Cháo nho: Nho tươi 30g, rửa sạch. Gạo 50g, vo sạch đem nấu cháo, khi cháo gần chín, thì cho nho vào ninh (nấu) đến chín nhừ thì dùng. Quả nho giúp chữa phong thấp đau gân cốt, lợi thủy, vừa là trái cây kiềm tính, không chứa purine, và có lợi cho việc bài ra acid uric.

Bí rợ - bột bắp: Bí rợ 200g, bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào nồi thêm nước nấu sôi, rồi cho vào bột bắp 100g, nấu thành dạng hồ thì dùng. Bí rợ kiềm tính, bắp không chứa purine, người bệnh thống phong kèm béo phì càng thích hợp dùng lâu dài.


Khoai tây

Khoai tây xào chay: Khoai tây 200g, gọt vỏ rửa sạch thái lát, cho vào chảo có ít dầu để xào, nêm nếm gia vị, rưới ít nước cho chín đều. Khoai tây là rau củ kiềm tính, chứa nhiều muối kali giúp kiềm hóa acid uric.

Cà tím hấp: Cà tím (cà dái dê) 250g, rửa sạch bổ làm đôi, đặt vào tô đưa trong lò hấp chín, sau khi nêm thêm nước tương, dầu mè, tỏi xay thì dùng. Cà tím là thức ăn kiềm tính, hầu như không chứa purine, còn có công hiệu lợi tiểu.


Củ cải

Cháo củ cải: Củ cải tươi vừa đủ, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chín phân nửa, đổ củ cải vào nấu cháo. Dùng sáng và chiều, lúc cháo nóng ấm.


Cà rốt

Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 50g, rửa sạch thái lát. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào cà rốt, tiếp tục ninh chín thì dùng.

Cháo rau cần: Rau cần 50g, rửa sạch thái nhuyễn. Gạo 100g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu sôi, thêm vào rau cần, tiếp tục ninh chín thì dùng. Dùng sáng và chiều. Rau cần không chứa purine, thúc đẩy cơ thể bài ra chất bã, lọc sạch máu, có ích đối với người bệnh có acid uric máu cao.

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ vừa đủ, bỏ vỏ, phơi khô xay bột, mỗi lần dùng 30g. Nếp 50g, vo sạch cho vào nồi đổ nước nấu khi gần chín tới thì thêm bột hạt dẻ vào, ninh tiếp đến chín, dùng sáng và chiều.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm 12g, rửa sạch cho vào nồi đổ nước nấu lấy cốt, cùng với 50g gạo đã vo sạch, đổ nước ninh cháo. Ăn vào mỗi sáng và bữa chiều, lúc cháo còn ấm.

Gỏi cà rốt: Cà rốt 250g, rửa sạch, thái sợi. Dùng nước mắm, giấm, ít dầu mè để trộn với cà rốt để dùng. Cà rốt là rau kiềm tính, hành phong khí, khu tà nhiệt, hơn nữa chứa purine rất ít.


Dưa leo - Ảnh: K.Vy

Dưa hấu chứa nhiều nước và muối kali, nhất là với người bệnh thống phong thời kỳ cấp tính có acid uric quá cao, đặc biệt thích hợp cho người bệnh cấp tính dùng vào mùa nóng, giúp bài acid uric ra ngoài một cách hiệu quả.

Trái lê kiềm tính, nhiều nước, căn bản không chứa purine, thích hợp dùng cho người bệnh thống phong thời cấp tính.

Dưa leo vừa đủ, rửa sạch ăn sống. Dưa leo là thức ăn kiềm tính, giúp bài ra acid uric dư thừa.

Meo.vn (Theo TNO)

Rau sam giải độc, tiêu thũng

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L.

Rau sam là cây thảo sống hằng năm, mọc bò. Bộ phận dùng: toàn cây, thường dùng tươi. Vị chua, tính hàn, không độc, vào đại tràng, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Liều dùng 60 - 200g tươi (hoặc 15 - 40g khô).

Rau sam dùng để chữa các chứng bệnh

Chữa lỵ:

- Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g. Sắc với 400 ml nước chia uống 2 lần trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

- Rau sam 10g, cỏ nhọ nồi 10g, cỏ sữa 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g làm thuốc bột hay làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

- Rau sam 20g, cỏ sữa nhỏ lá 15g, cam thảo đất 12g, tử tô 12g, mần trầu 12g, kinh giới 12g. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc hoàn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20g; nếu bệnh cấp tính có thể sắc uống.

+ Chữa giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liền trong 3 ngày.

Một số món ăn chữa bệnh có rau sam

+ Cháo rau sam: Rau sam tươi 100g - 200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháo ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợp viêm ruột, lỵ xuất huyết.

+ Rau sam xào: Rau sam 250g, chiên với dầu thực vật, thêm chút muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.

+ Nước ép rau sam: Rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nước lạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nước ép rau sam hòa mật:  Nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắt buốt.

Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng.

TS. Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Khó như chăm sóc người cao tuổi

Chúng ta có thể chăm sóc người cao tuổi bằng hai phương thức tại các cơ sở y tế và tại nhà. Mỗi một hình thức có những ưu nhược điểm riêng và có những lựa chọn áp dụng riêng.

Người cao tuổi - Lứa tuổi cần quan tâm đặc biệt

Người cao tuổi là những đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt, nhất là khía cạnh sức khoẻ. Đó là vì người cao tuổi là lứa tuổi hay bị bệnh nhất, nặng nhất và thường là kết hợp nhiều bệnh nhất. Vì ở độ tuổi này có sự lão hoá đồng đều và mạnh mẽ.

Theo những ước tính y học, người ta thấy hầu như không một bộ phận nào của người già lại không có sự lão hoá. Từ thần kinh, cơ, tim mạch, đến hô hấp, ruột, thận, nhất loạt đều có sự đi xuống như não bộ của một “cụ” 85 tuổi sẽ bị giảm thể tích và khối lượng khoảng 20% so với thời trẻ. Suy giảm thể tích và khối lượng thường do sự chết đi của các tế bào thần kinh, thần kinh đệm. Đã thế, sự kết nối chức năng thần kinh giữa những tế bào còn sót lại lại không hoàn hảo, làm cho chức năng của não bộ suy giảm toàn diện.

Hệ tiêu hoá thì có sự sa sút nghiêm trọng. Nhu động cơ của ống tiêu hoá bị giảm từ miệng đến thực quản, ruột. Thế nên người già hay khó nuốt, khó tiêu. Thức ăn bị tồn lưu lại lâu trong dạ dày làm cho cảm giác đầy hơi rất rõ rệt. Dịch tiêu hoá tiết ra ít và thường là không đủ nên nếu như ăn thức ăn khó tiêu thì kể như cả ngày không cần ăn nữa. Chính vì sự khác biệt ấy mà việc chăm sóc người cao tuổi cần có những chuẩn mực riêng.

Chăm sóc ở đâu và thế nào?

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, chúng ta cần chú ý đến bệnh tật. Do người cao tuổi không bị bệnh thì thôi chứ bị bệnh thì thường là nặng và nguy hiểm.

Chúng ta có thể chăm sóc người cao tuổi bằng hai phương thức tại các cơ sở y tế và tại nhà. Mỗi một hình thức có những ưu nhược điểm riêng và có những lựa chọn áp dụng riêng.

Chăm sóc tại bệnh viện và các cơ sở y tế thì chúng ta được thụ hưởng một chế độ thăm khám thường xuyên, bài bản, có đầy đủ các xét nghiệm để tìm ra căn nguyên bệnh. Do đó mà việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Chăm sóc tại bệnh viện cũng tránh được tình huống bệnh nặng hơn do đó dễ dàng kiểm soát được bệnh. Ưu điểm lớn nhất của nó là mang lại sự đảm bảo y tế một cách chuyên nghiệp. Nhưng nhược điểm của quá trình chăm sóc tại bệnh viện là có thể dẫn đến nhiễm trùng chéo, nhiễm trùng bệnh viện nếu cơ sở y tế quá chật chội. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý thường không được bảo đảm. Người cao tuổi rất quan trọng về mặt tâm lý. Họ có thể “no” và không mệt khi vui vầy cùng con và cháu. Nhưng điều kiện có mặt gia đình là khó khi chúng ta áp dụng hình thức này. Thêm vào đó là vấn đề dinh dưỡng, mỗi một người cao tuổi có một sở thích ăn uống riêng vì thế mà việc chăm sóc tập thể khó lòng mà đáp ứng được. Người cao tuổi không ăn nhiều nhưng cần ăn đúng sở thích nếu không dinh dưỡng hoàn toàn không được đáp ứng đủ.

Ngược lại, hình thức chăm sóc tại nhà lại khắc phục được những nhược điểm trên như đảm bảo không khí gia đình vui vẻ, đảm bảo dinh dưỡng đủ và hợp với sở thích, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có thể chăm sóc thường xuyên, liên tục. Nhưng nhược điểm là không đảm bảo về mặt chuyên môn cũng như việc dùng thuốc.

Như vậy, việc chăm sóc người cao tuổi ở các bệnh viện chỉ được sử dụng khi người cao tuổi mắc các bệnh cấp cứu như ho ra máu, nôn ra máu, mắc các bệnh cấp tính hay giai đoạn cấp tính của một bệnh như viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát, tiêu chảy cấp, sốt cao, đột qụy não. Còn với các bệnh mạn tính và chăm sóc đòi hỏi kéo dài thì nên chăm sóc tại gia. Đó là các trường hợp như gầy mòn, hồi phục vận động sau đột qụy não, hồi phục sức khoẻ sau mổ. Nhưng chăm sóc tại nhà vẫn nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sỹ để có dinh dưỡng phù hợp; Có các bài xoa bóp cho bệnh nhân, biết cách chống hăm lở loét vết thương tại vùng da bị tỳ đè do nằm lâu ngày, hoặc các biện pháp xoa, vỗ rung để giảm nguy cơ  viêm phổi do đờm dãi tụ đọng trên một thể trạng suy kiệt.

BS Yên Lâm Phúc

Meo.vn (Theo Sức khỏe & An toàn thực phẩm)

Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể

Đông y gọi bệnh suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có sự giảm sút về tinh thần, khí huyết, tân dịch, làm mất sự điều hòa công năng của các tạng phủ. Xin giới thiệu những bài thuốc sau, tùy từng bệnh nhân suy nhược ở tạng nào, ta lựa chọn bài thuốc cho thích hợp.

Khí hư: Chủ yếu thương tổn ở hai tạng phế và tỳ.

- Phế khí hư: Thường gặp ở những người bị suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang. Bệnh nhân thở yếu, ho nhỏ tiếng, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi. Nét mặt trắng bệch, gai rét sợ lạnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ phế khí, nâng cao thể trạng.

Bài thuốc:  Đẳng sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử mỗi thứ 10g. Thục địa, tử uyển, tang bạch bì mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang.

- Tỳ khí hư: hay gặp ở  những người mệt mỏi sau lao động nặng, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, mới ốm dậy. Người mệt mỏi ăn không thấy ngon, sôi bụng, ậm ạch khó tiêu, đi ngoài lỏng, sút cân, chân tay lạnh, cơ nhẽo, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch chậm.

Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, liên nhục mỗi thứ 12g, cát cánh, phục linh mỗi thứ 8g, trần bì, sa nhân mỗi thứ  6g. Ngày uống 20g, thuốc tán dạng bột.

Huyết hư: Chủ yếu thương tổn ở 2 tạng tâm và can

- Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, người bệnh có triệu chứng hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt vàng, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch yếu.

Bài thuốc: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng, mỗi thứ 12g, bá tử nhân, táo nhân, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng dưỡng huyết an thần.

- Can huyết hư: Hay gặp ở người già xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng ù tai đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo mỗi thứ 12g, bạch truật, đương quy, xuyên khung, viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ huyết dưỡng can.

Dương hư: Thường gặp ở hai tạng tỳ và thận

- Tỳ dương hư: Gặp ở những người hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, loét dạ dày và tiêu chảy mạn tính. Trời lạnh hay đau bụng, đầy bụng, sợ gió, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, ăn kém, mạch trầm.

Bài thuốc: Hoài sơn 16g, hạt sen 12g, sa nhân, vỏ quýt, mạch nha, bán hạ, cây vú bò, mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang để ôn trung kiện tỳ.

- Thận dương hư: Gặp ở người già, lão suy, thần kinh kém hưng phấn, hay đau lưng, đi tiểu đêm. Chân tay lạnh, răng lung lay hay rụng, rêu lưỡi trắng, đi ngoài lỏng, mạch trầm trì.

Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi thứ 8g, nhục quế 4g. Sắc uống nóng ngày một thang. Tác dụng ôn bổ thận dương.

Âm hư: Gồm phế, tâm, tỳ, can và thận âm hư.

- Phế âm hư: Những người bị viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược do lao. Người gầy, ho khan, ho ra máu, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc: Sa sâm 20g, hoài sơn 16g, mạch môn, thiên môn, thục địa mỗi thứ 12g, mạch nha, quy bản, tang bạch bì đều 10g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng tư âm dưỡng phế.

- Tâm âm hư: Thường gặp ở  những người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, mất máu nhiều, ngủ kém hay mơ màng, mộng mị, hồi hộp, hay quên, miệng khô, lưỡi đỏ, chân tay nóng, người nóng.

Bài thuốc: Kỷ tử, mạch môn, sa sâm, liên nhục mỗi thứ 12g. Long nhãn, tâm sen, táo nhân, đăng tâm mỗi thứ 8g, sắc uống ngày một thang. Tác dụng an thần định trí.

- Can âm hư: Hay gặp ở phụ nữ mãn kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở người già. Người bồn chồn khó chịu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, lưỡi khô, môi đỏ, mạch huyền.

Bài thuốc: Kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm mỗi thứ 12g. Tang thầm, long nhãn, cúc hoa, mạch môn mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang.

- Thận âm hư: Hay gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, bệnh rối loạn chất tạo keo, sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Người hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, tai ù, miệng khô, lưỡi đỏ, vã mồ hôi.

Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang, uống nguội.

Bài thuốc trên chữa bệnh suy nhược cơ thể, nếu thấy mình có bệnh cần đến khám tại các cơ sở chữa bệnh của bác sĩ đông y hay lương y gia truyền để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Sức khoẻ và Đời sống

Đai quấn nóng giảm mỡ – Coi chừng điện giật!

Đai quấn nóng làm tiêu mỡ bụng, giảm số đo vòng hai, sử dụng trực tiếp nguồn điện xoay chiều 220 - 230V/50 - 60Hz không rõ nguồn gốc, không hề có thiết bị giảm áp đi kèm, là nguy cơ gây họa cho người dùng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đai quấn nóng

Qua bạn bè giới thiệu, chị V, 35 tuổi (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mua một chiếc đai quấn nóng giá 350.000 đồng tại một cửa hàng trên phố Nguyễn Thái Học. Chị cho biết, hàng sáng vẫn dùng chiếc đai này để giảm mỡ bụng. Nó nom không khác gì chiếc gen bụng dành cho phụ nữ sau sinh.

Theo tờ hướng dẫn sử dụng kèm sản phẩm, chị dùng đai quấn vào các vùng cơ thể có nhiều mỡ như bụng, đùi, bắp tay. Sau đó, cắm điện để đai tỏa nhiệt. Vẫn theo quảng cáo, chị dùng đai quấn nóng mỗi ngày 50 phút. Sau một tháng, chị hy vọng vòng eo sẽ nhỏ bớt 2cm.

Tuy nhiên mới đây, khi quấn đai rồi cắm điện, chị bị giật té ngửa. May lúc đó, chị kịp thời giật phích cắm khỏi ổ. Cú giật điện làm chị đau hết vùng cơ bụng và để lại vết tím ở những vùng đai quấn chặt.

Kiểm tra lại chiếc đai, chị V mới phát hiện, nhiều mối chỉ may bên ngoài lớp vải nhựa bị bong, một trong những nguyên nhân khiến nguồn điện bị hở.

Nguy cơ bị điện giật và bị bỏng như chị V không phải hiếm. Tại các phố bán dụng cụ thể dục thể thao như Nguyễn Thái Học, Trịnh Hoài Đức (Hà Nội), sản phẩm đai quấn nóng giảm mỡ bán nhan nhản.

Theo một nhân viên bán hàng cho Cty thiết bị thể thao C.A.F tại phố Nguyễn Thái Học, sản phẩm làm đẹp được chị em tin dùng này đang bán rất chạy. Trung bình mỗi ngày cửa hàng chị H. bán hơn 10 sản phẩm chủ yếu cho những chị em 'có cảm giác to bụng'.

Sản phẩm có nhiều loại, chủ yếu nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Đức, cũng có loại sản xuất tại Việt Nam. Giá mỗi đai từ 280.000 - 850.000 đồng. Sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Đài Loan không rõ tên Cty, hướng dẫn sử dụng sản phẩm toàn ghi tiếng Anh.

Sản phẩm hãng Alex của Đức có hướng dẫn không dùng hoặc cất sản phẩm ở nơi ẩm cao như nhà tắm, bồn rửa bát, không dùng vật bằng kim loại nhọn khi cuốn đai. Nhà sản xuất cũng không ngần ngại cảnh báo đai nóng giảm mỡ có thể gây cháy, bỏng, điện giật.

Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất trong nước đưa ra cảnh báo nguy hiểm rất sơ sài. Mua một chiếc về tìm hiểu chúng, tôi thấy cấu tạo của loại đai này rất đơn giản. Mặt ngoài bọc bởi lớp vải nhựa, bên trong là những sợi kẽm được bọc một lớp vỏ cách nhiệt rất mỏng. Một sợi dây điện nối với các mạch điện bên trong và bộ điều khiển giảm nhiệt bên ngoài có hình dáng như con chuột máy tính làm bằng nhựa tái sinh.

Không cần nhiều kiến thức về điện cũng dễ nhận ra, đai quấn nóng sử dụng trực tiếp nguồn điện xoay chiều 220 - 230V/50 - 60Hz, không hề có thiết bị giảm áp đi kèm.

Các chuyên gia điện cảnh báo sử dụng trực tiếp điện áp cao 220 - 230V là yếu tố nguy hiểm tiềm tàng. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, mồ hôi vã ra nhiều và tích tụ quanh các vùng bị làm nóng.

'Nước và muối trong mồ hôi là hai yếu tố dẫn điện nhanh nên nếu thiết bị này bị rò điện, người sử dụng chắc chắn bị giật', Kĩ sư điện Nguyễn Đức Tuấn, Nhà máy Cơ khí Công cụ số I, nói.

Giảm béo chưa hẳn nhờ quấn nóng

Các chuyên gia cảnh báo, để bảo đảm an toàn, trước khi có ý định mua các thiết bị tập luyện thể thao về nhà, người sử dụng nên đi khám tổng thể sức khoẻ để bác sỹ đưa ra lời khuyên bản thân có thể sử dụng được bài tập hay thiết bị nào.

Trong tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm của Đức còn kèm theo chế độ ăn kiêng rất chi tiết.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Việt Nam) khi sử dụng đai quấn nóng giảm mỡ hay những dụng cụ tập thể thao để giảm cân, phải kết hợp với chế độ ăn kiêng. Nhưng nếu áp dụng thực đơn trong tờ hướng dẫn sử dụng đai giảm mỡ, không cần dùng sản phẩm, cũng có thể giảm cân vì chế độ ăn quá nghèo dinh dưỡng, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Bác sĩ Hải cũng cho biết, việc sử dụng cơ chế nhiệt để giảm mỡ thường chống chỉ định với những người bị bệnh khớp, có tiền sử tim mạch, thiểu năng mạch vành, có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, các bệnh cấp tính đường hô hấp.

Tuy nhiên, sản phẩm đai quấn nóng giảm mỡ lại không đề cập đến chỉ định này. Đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơ quan, đơn vị, bộ, ngành nào có trách nhiệm cho phép các thiết bị thể dục thể thao cá nhân này được phép hay không được phép lưu hành tại Việt Nam.

Chưa có đơn vị chuyên môn y tế nào đứng ra đảm trách việc thẩm định chất lượng để đưa ra lời khuyên cho người sử dụng sản phẩm. Còn ông Tạ Xuân Lai - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban TDTT) - cho biết: Ngành thể thao cũng không quản lý lĩnh vực này.

Đai giảm béo có phải là sản phẩm chữa bệnh hay không, thuộc quyền quản lý của cơ quan nào, cần sớm làm rõ.

Theo Lê Oanh - Vân Anh

Tiền phong

Chớ vội vàng khi quyết định mổ lasik

Một số cơ sở y khoa đang tiếp thị ồn ào dịch vụ điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật lasik, với những khuyến mãi giảm giá hấp dẫn cùng lời giới thiệu có thể gây ngộ nhận đây là kỹ thuật trị dứt các bệnh về mắt.

Trong khi đó, đã từng xảy ra trường hợp bệnh nhân bị mù cả hai mắt sau mổ lasik, có người đau nhức đến mức phải đến bệnh viện xin múc bỏ mắt.

Trong mười năm trở lại đây, số người bị các tật khúc xạ năm sau luôn tăng so với năm trước. Điều này một phần do tồn đọng bệnh nhân năm cũ và do tình trạng tiếp xúc thường xuyên, tập trung quá nhiều vào máy tính với khoảng cách từ mắt đến máy tính không hợp lý. Theo khảo sát của khoa khúc xạ, bệnh viện Mắt TP.HCM, bệnh nhân đến khám là nữ giới chiếm đa số.

Cần hiểu đúng hiệu quả của lasik

Các tật khúc xạ như cận, loạn, viễn… ảnh hưởng không ít đến đời sống và thẩm mỹ của chúng ta. Cách đây hơn mười năm, đã có những người suốt đời đành làm bạn với cặp kính nặng cả mười diop (độ). Những kỹ thuật phẫu thuật cận thị bằng laser trước đây, như PRK, cũng gây không ít khó chịu, đau nhức. Bây giờ thì mọi chuyện đã khác, nếu bị tật khúc xạ, người ta có thể yêu cầu được thực hiện phẫu thuật lasik để khỏi lệ thuộc vào cặp kính đáng ghét.

Kỹ thuật lasik (Excimer laser in situ Keratomileusis) có mặt tại Việt Nam từ đầu năm 2000. Kỹ thuật này có thể không mới với người dân thành thị nhưng với bệnh nhân vùng nông thôn thì lasik hiện vẫn là cái tên khá lạ. Do thiếu thông tin, nhiều người cứ đinh ninh lasik có thể điều trị được tất cả các bệnh của mắt như võng mạc, đục thuỷ tinh thể... Thực chất, lasik là phương pháp điều trị các tật khúc xạ bằng tia laser như cận, viễn, loạn. Hiện phương pháp này còn thêm khả năng điều trị chứng lão thị ở mắt, trị sẹo mỏng giác mạc… Có thể nói lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và hồi phục nhanh. Bên cạnh đó, phương pháp này không gây đau cho bệnh nhân cả trong và sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân sau điều trị sẽ có sức nhìn tốt hơn.

Không phải ai cũng có thể mổ lasik

Bệnh nhân có được phẫu thuật lasik hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phải là người từ mười tám tuổi trở lên, có giác mạc dày tối thiểu trên 480 mcm và dày đủ tương ứng với độ khúc xạ cần laser. Chỉ bệnh nhân có độ tật khúc xạ từ 12 diop trở xuống mới được phẫu thuật lasik. Nếu diop vượt ngưỡng này, bệnh nhân sẽ được đặt kính tiền phòng (hay phaco) và kính hậu phòng. Với những trường hợp có giác mạc quá mỏng, bác sĩ sẽ điều trị bằng phẫu thuật laser bề mặt, thay vì dùng lasik. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú không được thực hiện phẫu thuật lasik.

Về mặt lý thuyết, lasik có thể thực hiện cho người có độ cận từ 0,25 diop. Tuy nhiên, những bệnh nhân có độ cận quá nhẹ, nhu cầu công việc hay đời sống không bắt buộc có thị lực tối đa, không cần mang kính thì nên cân nhắc có thực hiện lasik không, ngoại trừ các trường hợp do ngành nghề đòi hỏi. Bởi biến chứng trong ngành y là vô hạn, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật lasik như khuyết, rách vạt giác mạc... Bệnh nhân cũng không thể đòi hỏi một kết quả tuyệt đối chính xác, với những người có tật khúc xạ nặng, khả năng bệnh có thể tái lại. Nếu mức độ thoái triển trên 0,75 diop, giác mạc còn lại đủ dày sẽ được xem xét để chiếu laser bổ sung.

Phẫu thuật để tháo bỏ hẳn cặp kính dày cộp là nhu cầu chính đáng, đặc biệt với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp cận, loạn, viễn nào cũng có thể được điều trị bằng lasik. Vì vậy, chớ vội vàng quyết định mổ lasik khi mà bản thân chưa lường đoán hết những lợi, hại.

TS.BS Trần Hải Yến

Để hạn chế biến chứng do mổ lasik

Trước phẫu thuật: ngưng đeo kính tiếp xúc mềm trong một tuần và kính tiếp xúc cứng trong ba tuần. Hai mắt phải chắc chắn khoẻ mạnh, không mắc các bệnh cấp tính như viêm kết mạc – giác mạc, loét giác mạc và các bệnh lý khác. Lông mày, mi mắt rửa sạch bằng dầu gội đầu trẻ em hoà với nước ấm vào thời điểm ba ngày trước phẫu thuật.

Trong ngày phẫu thuật: bệnh nhân không dùng mỹ phẩm, các chất dễ bay hơi như dầu gió, nước hoa. Không mặc những loại quần áo có nhiều sợi bông vải.

Sau phẫu thuật: mắt sẽ có cảm giác mờ sương, cộm xốn, chảy nước mắt. Tình trạng này sẽ hết sau một ngày. Tuy nhiên, nếu mắt mờ đột ngột kèm đau buốt, chảy nước mắt kéo dài trên sáu giờ, cần đến bác sĩ khám gấp. Mang kính bảo vệ suốt một tuần sau mổ và tuyệt đối không dụi mắt, nheo mạnh, không để nước bắn vào mắt. Không dùng mỹ phẩm quanh vùng mắt trong vòng một tháng sau mổ. Không đi bơi, tắm biển và chơi những môn thể thao đối kháng như võ, đấm bốc trong ba tháng sau mổ.

Dược thảo trị táo bón kéo dài

Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân, có chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính (như các bệnh: nhiễm khuẩn, truyền nhiễm), do thay đổi chế độ sinh hoạt, do ăn uống (như ăn thiếu rau) gây ra.

Táo bón kéo dài thường do cơ địa âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu làm tân dịch giảm, hoặc do ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh nhiều lần, trương lực cơ bị giảm, dẫn đến khí trệ làm khó bài tiết phân ra ngoài; Hoặc do người dương hư không vận hành được khí, dẫn đến tân dịch không lưu thông, hoặc do bị bệnh lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa mà gây táo bón.

Dược thảo trong thành phần các bài thuốc trị táo bón kéo dài

Đại hoàng: Kích thích co bóp ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng và tẩy do chứa hoạt chất anthragrinon.

Liều vừa phải chữa kém ăn, ăn không tiêu; ngày uống 0,5-1g thuốc bột, thuốc viên hoặc đến 2g thuốc sắc.

Liều cao là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy bụng, táo bón; ngày dùng 3-10g, sắc uống.

Không dùng đại hoàng một cách thường xuyên cho người hay bị táo bón, vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại tràng hay gây táo bón mạnh hơn trước do trong đại hoàng có chứa tanin gây táo bón.

Chỉ thực: Vỏ quả có tác dụng làm tăng độ acid dịch vị. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đầy hơi, tích trệ. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Chút chít: Có tác dụng làm tăng trương lực và tăng nhu động ruột, được dùng làm thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Liều dùng để nhuận tràng: 1-3g, để tẩy: 4-6g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đương quy: Có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột, giúp điều trị táo bón. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc.

Hà thủ ô đỏ: Có tác dụng giúp sinh huyết dịch, cải thiện chuyển hóa chung, kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng. Dùng chữa táo bón cho phụ nữ sau khi sinh hoặc người cao tuổi. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.

Hậu phác: Dùng chữa bụng đau đầy trướng, ăn uống không tiêu, táo bón. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc.

Cam thảo, sa sâm nam: Cam thảo chích (tẩm mật sao) có tác dụng nhuận tràng nhẹ, ngày dùng 4-10g. Sa sâm nam có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Ngày dùng 20-40g rễ tươi, hoặc 15-20g rễ khô sắc uống.

Huyền sâm, mạch môn: Là các vị thuốc có tác dụng trị táo bón. Liều dùng mỗi ngày của huyền sâm là 4-12g, của mạch môn là 6-20g, dạng thuốc sắc.

Muồng trâu: Chứa các chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Muồng trâu (lá, cành, rễ) được dùng làm thuốc chữa táo bón. Ngày dùng 4-12g để nhuận tràng, 20-40g để tẩy.

Trắc bá (hạt): Có tác dụng nhuận tràng, được dùng trị táo bón, ngày dùng 4-12g hạt trắc bá (bá tử nhân).

Vừng: Hạt vừng có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng. Để nhuận tràng, mỗi sáng uống một thìa cà phê dầu vừng, hoặc ăn một nắm vừng sống, hoặc cháo vừng.

Các bài thuốc dân gian

Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch

Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, thường lở loét miệng, lưỡi đỏ, người háo khát nước.

Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.

Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 3: Ba tử nhân (hạt trắc bá) 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.

Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống.

Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày uống 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn.

Táo bón do thiếu máu

Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh mất máu.

Triệu chứng: Gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm thêm chứng táo bón kéo dài.

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, có thể dùng dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2 (tử vật thang gia vị): Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Táo bón do khí hư

Thường gặp ở người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm.

Triệu chứng: Cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.

Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2 (bổ trung ích khí thang gia vị): Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, vừng đen, mỗivị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3 (dùng cho người cao tuổi, dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, lưng gối mỏi đau): Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; bố chính sâm, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10g.

Táo bón do bệnh nghề nghiệp (khí trệ)

Đối với những người bị táo bón do làm các công việc mà phần lớn thời gian ngồi lâu không thay đổi tư thế, hoặc do viêm đại tràng mạn tính thì thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) các thuốc hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác), phối hợp với các thuốc nhuận tràng (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu).

Bài 1: Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hay sắc nước uống.

Bài 3: Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.  

Theo Sức khỏe & Đời sống

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh táo bón

Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch

Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, thường lở loét miệng, lưỡi đỏ, người háo khát nước.

Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.

Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 3: Ba tử nhân (hạt trắc bá) 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.

Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống.

Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày uống 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn.

Táo bón do thiếu máu

Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh mất máu.

Triệu chứng: Gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm thêm chứng táo bón kéo dài.

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, có thể dùng dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2 (tử vật thang gia vị): Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Táo bón do khí hư

Thường gặp ở người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm.

Triệu chứng: Cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.

Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2 (bổ trung ích khí thang gia vị): Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, vừng đen, mỗivị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3 (dùng cho người cao tuổi, dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, lưng gối mỏi đau): Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; bố chính sâm, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10g

Táo bón do bệnh nghề nghiệp (khí trệ)

Đối với những người bị táo bón do làm các công việc mà phần lớn thời gian ngồi lâu không thay đổi tư thế, hoặc do viêm đại tràng mạn tính thì thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) các thuốc hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác), phối hợp với các thuốc nhuận tràng (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu).

Bài 1: Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hay sắc nước uống.

Bài 3: Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Đi bộ với người bệnh mạn tính

Với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính thì đi bộ là hoạt động thường nhật không thể thiếu được.

Vì người cao tuổi thường có các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, khớp... nên trước khi tập, người cao tuổi và những người có bệnh này cần được thầy thuốc tư vấn cụ thể về hình thức đi bộ, khối lượng vận động.

Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA), thì đi bộ không chỉ làm giảm HA mà còn có tác dụng chống mất ngủ. Bước đi nhịp nhàng giúp điều hoà thần kinh, nhất là ở trung khu vận động của vỏ não, chuẩn bị cho vỏ não dễ dàng chuyển sang trạng thái ức chế.

Người bị tăng huyết áp nên bắt đầu đi bộ với tốc độ 50-60 bước/phút, sau tăng dần lên 70-80 bước/phút, trên đoạn đường bằng phẳng, dài khoảng 1,5-2 km. Khi HA đã ổn định, dưới 140/90 mmHg, có thể chạy bước nhỏ (40-60 cm/bước), chạy chậm, nhẹ nhàng từng đoạn ngắn 200-300 mét.

Chú ý: Thả lỏng các cơ, nhất là các cơ khớp vai và tay; đầu và thân ở tư thế tự nhiên, thân người không ngả ra trước hay ra sau quá nhiều; đặt cả bàn chân xuống đất. Nên xen kẽ chạy chậm với đi bộ, tập thở và nghỉ xen kẽ. Thời gian nghỉ dài gấp ba lần thời gian chạy. Sau vài ba buổi tập, nếu HA vẫn ổn định, có thể tăng thời gian chạy từng 5 giây một cho mỗi buổi tập.

Để đạt được hiệu quả mong muốn, cần lưu ý:

- Tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức vì quả tim vốn đã quá tải, nếu phải gắng sức, quả tim phải chịu thêm một gánh nặng mới, sẽ phải bóp nhanh hơn, mạnh hơn, HA sẽ tăng cao hơn, dễ dẫn đến đột qụy, suy tim.

- Tập thường xuyên và lâu dài, ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút;

- Tự mình theo dõi và điều chỉnh lượng vận động sao cho khi tập xong vẫn thở được bằng mũi, vẫn nói chuyện thoải mái; 5-10 phút sau, mạch và HA trở lại mức trước khi tập. Sau khi đi bộ, nếu có số mạch trong một phút nhỏ hơn 170 trừ đi (-) tuổi của người tập là được (chẳng hạn, tuổi của người tập là 60, tần số mạch nhỏ hơn hoặc bằng 110 thì yên tâm, hôm sau có thể tiếp tục đi bộ).

Với người bệnh tiểu đường typ 2, thì đi bộ là một biện pháp tốt và thích hợp, giúp cải thiện chuyển hoá đường và mỡ làm cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng, do đó làm giảm được lượng đường trong máu; nhờ đó có thể giảm bớt liều in-su-lin và một số thuốc hạ đường máu khác, cải thiện hoạt động của các cơ quan, nâng cao thể lực và sức đề kháng.

Người bệnh có thể đi bộ đến cửa hàng mua sắm, lên xuống cầu thang nhiều lần, làm các công việc trong vườn hoặc đi trên đường bằng phẳng trong cự li 500 mét rồi tăng dần lên 2.000 m, 3.000 m hoặc hơn, mỗi giờ đi 5 km (5 km/giờ).

Chú ý: Không tập khi đang đói, đang mắc một bệnh cấp tính hay lượng đường máu quá cao, xetôn máu tăng cao nhiều lần, xetôn niệu dương tính nặng.

Với người béo phì, hoạt động thể lực cần được bắt đầu chậm như đi bộ chậm, bơi chậm.

Chú ý: Trước khi đi bộ, cần dành 5 phút để khởi động, hoạt động nhẹ nhàng các khớp lưng, háng, chân; đi hoặc xen kẽ đi với chạy chậm, đi bộ lúc nhanh lúc chậm khoảng 1.200 m trong 10 phút (tốc độ 2 bước/giây) - nghỉ 5-10 phút rồi tiếp tục đi bộ 1300 m/10 phút. Có thể bắt đầu đi bộ chậm trong 10 phút, ba ngày trong một tuần; sau đó, tăng lên đến 30-45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Với chế độ vận động này, mỗi ngày cơ thể tiêu hao thêm khoảng 100-200 Kcalo, nếu kết hợp đồng thời với chế độ ăn và hành vi trị liệu thường xuyên và lâu dài, hi vọng trong vòng 6 tháng có thể giảm được 10% cân nặng cơ thể ban đầu.

BS. Nguyễn Quang Ngọc (nguoicaotuoi.org.vn)

Mối nguy hiểm do viêm đa động mạch

Bệnh viêm đa động mạch có đặc trưng là tổn thương từng đoạn của các mạch máu, nhất là các động mạch nhỏ và trung bình, với các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của mạch máu bị tổn thương. Tổn thương có thể ở mọi cơ quan nhưng hay gặp nhất là tổn thương ở thận, tim, gan, ống tiêu hóa, cơ và tinh hoàn.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh khởi phát từ từ với một vài dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, sút cân. Những triệu chứng khác xuất hiện sau vài tuần đến hằng tháng. Khi bệnh tiến triển đến đợt cấp tính  trong vòng vài ngày, gây tổn thương nhiều cơ quan với biểu hiện điển hình gồm: hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn, xuất huyết giảm tiểu cầu có huyết khối... Đau  khớp, đau cơ nhất là các cơ cẳng chân, tổn thương thần kinh. Nếu có sự phối hợp giữa bệnh viêm một dây thần kinh (mononeuritis multiplex), gây các tổn thương trong đó có biểu hiện bàn chân thõng và một triệu chứng toàn thân như sốt hoặc sút cân thì đó là biểu hiện đặc hiệu và sớm nhất chứng tỏ bệnh nhân bị viêm đa động mạch. Tổn thương ở da hay gặp là những đám tím xanh hình lưới, và ít gặp hơn là tổn thương mạch máu gây loét da. Ở mắt có thể thấy những chấm bông - len do bị tắc các mạch máu võng mạc gây ra. Tổn thương thận thấy ở trên 80% bệnh nhân với sự thay đổi của các xét nghiệm thăm dò chức năng thận và biểu hiện tăng huyết áp. Thực tế có tới 50% bệnh nhân viêm đa động mạch có tăng huyết áp. Tổn thương ở thận là viêm cầu thận hoại tử từng đoạn kèm theo tăng sinh ngoài mao mạch và thường phối hợp với đông máu cục bộ trong lòng mạch. Đau khắp vùng bụng sau khi ăn khoảng 30 phút, có khi bệnh nhân buồn nôn và nôn. Nhồi máu do viêm động mạch có thể gây ra viêm túi mật hoặc viêm ruột thừa. Có thể gặp hội chứng bệnh cấp tính và tụt huyết áp do vỡ đột ngột các vi phình mạch ở gan, thận hay mạc treo ở một số ít bệnh nhân. Tổn thương tim xuất hiện muộn, gồm viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, có thể có nhồi máu cơ tim sau viêm động mạch vành để chẩn đoán bệnh cần dựa vào các triệu chứng chính như: có các dấu hiệu lâm sàng của động mạch bị tổn thương; các triệu chứng tổn thương thận, cơ, khớp, tim, hệ thống tuần hoàn gặp ở hầu hết bệnh nhân; ít gặp tổn thương da, phổi; các triệu chứng sốt, tăng huyết áp, đau bụng, những mảng tím xanh hình lưới trên da, viêm một dây thần kinh, thiếu máu, đái ra máu, tăng tốc độ máu lắng; khẳng định chẩn đoán bằng sinh thiết hoặc chụp mạch.

Điều trị và tiên lượng

Để điều trị viêm nút đa động mạch phải dùng corticosteroid liều cao, có khi tới 60mg prednison/ngày mới có thể khống chế được sốt và những triệu chứng cơ bản của bệnh, đồng thời hồi phục các tổn thương mạch máu. Những thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt là cyclophosphamid, khi dùng phối hợp với corticosteroid có thể cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Các thuốc này đòi hỏi phải dùng kéo dài, khi ngừng thuốc bệnh ít khả năng tái phát. Đối với các bệnh nhân viêm đa động mạch phối hợp với viêm gan B, biểu hiện là HbeAg(+), cần phối hợp giữa prednison ngắn ngày, sau đó dùng các thuốc chống virut, thuốc hỗ trợ nâng cao chức năng gan.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nếu bệnh nhân không được điều trị, tỷ lệ sống 5 năm chỉ là 20%. Khi điều trị đơn thuần bằng corticosteroid, tỷ lệ bệnh nhân sống 5 năm tăng lên tới 50%. Còn trường hợp phối hợp corticosteroid với thuốc ức chế miễn dịch, tỷ lệ sống sót 5 năm đạt tới 80 - 90%.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa động mạch

Đến nay, nguyên nhân của viêm đa động mạch còn chưa rõ. Người ta nghĩ nhiều đến ảnh hưởng của viêm gan B và C vì có tới 30-50% bệnh nhân bị bệnh có bằng chứng huyết thanh của nhiễm các virut này. Mặt khác, người ta còn tìm thấy trong huyết thanh hoặc ở các mạch máu bị viêm của một số bệnh nhân các phức hợp miễn dịch gắn trên các kháng nguyên của virut viêm gan B. Bệnh viêm nút đa động mạch thường gặp hơn ở những người nghiện ma túy, chích tĩnh mạch và ở những nhóm người có tỷ lệ nhiễm viêm gan B và C cao. Mặc dù vậy vẫn có khoảng 50% số bệnh nhân viêm đa động mạch không bị viêm gan mới mắc hoặc trong tiền sử. Viêm đa động mạch có thể xuất hiện ở bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ.

ThS. Trần Quốc An (Suckhoe&Doisong)