Lưu trữ cho từ khóa: Bệnh Alzheimer

Xét nghiệm khứu giác có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, sự sa sút về khứu giác có thể là dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.

xet-nghiem-khuu-giac-co-the-phat-hien-som-benh-alzheimer

Trong hai nghiên cứu riêng biệt, các nhà khoa học phát hiện khả năng ngửi sụt giảm có liên quan đến tế bào chức năng não bị mất và tiến triển của bệnh Alzheimer.

Matthew Growdon, tác giả của một trong hai nghiên cứu nói: “Giống như bệnh tim mạch, chúng tôi muốn tìm cách giảm thiểu rủi ro trước khi bệnh trở nặng”. Khả năng nhận biết mùi có liên quan đến thần kinh não bộ và thường bị ảnh hưởng đầu tiên khi trí nhớ suy giảm.

Khu vực phân biệt mùi ở não bộ dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Việc xét nghiệm tử thi cho thấy các mảng keo thoái hóa và các sợi xoắn ở tế bào thần kinh – dấu hiệu của bệnh Alzheimer – nằm ở khu vực não có chức năng nhận biết mùi. Những người tham gia nghiên cứu có mức độ mảng keo thoái hóa trong não gia tăng, cho thấy tế bào não của họ bị chết nhiều hơn và khả năng ngửi bị giảm sút”.

Có khoảng 215 người trong độ tuổi từ 64 đến 88 đã tham gia cuộc nghiên cứu của Growdon. Những người tham gia được chụp quét não, xét nghiệm gien, máu, dịch xương sống và chụp cắt lớp để tìm kiếm mảng keo thoái hóa trong thùy thái dương, một vị trí quan trọng của trí nhớ. Họ cũng được xét nghiệm khả năng nhận biết mùi và một xét nghiệm toàn diện để đo kỹ năng suy nghĩ.

Cuộc nghiên cứu thứ hai do tiến sĩ Davangere Devanand đứng đầu, ông là giáo sư môn tâm thần và thần kinh ở Trung tâm Y khoa Đại học Columbia tại New York (Mỹ). Nghiên cứu đã phát hiện trong 757 người tham gia, những người có khả năng nhận biết mùi thấp đều có mối liên hệ chuyển tiếp với chứng mất trí.

Tác giả của cả hai nghiên cứu nói trên cũng lưu ý rằng, kết quả nghiên cứu của họ chỉ có ý nghĩa tức thời, cần thiết phải có một cuộc nghiên cứu lớn hơn trong thời gian dài hơn mới khẳng định được.

Tiến sĩ giáo sư khoa thần kinh Kenneth Heilman, Đại học Florida lưu ý, có nhiều nguyên nhân gây trở ngại khả năng ngửi, như đường mũi bị nghẹt, dị ứng, sự khiếm khuyết trong cấu trúc mũi, bệnh Parkinson, tiếp xúc mùi hương và chất độc hại, một số thuốc chữa bệnh và thậm chí do tuổi tác.

Ông Heilman nói: “Mất khả năng ngửi mùi không có nghĩa là mắc bệnh Alzheimer. Nhưng nếu những ai bị mất trí nhớ tức thời (chẳng hạn quên mình vừa ăn gì trong bữa tối) và cũng không nhận biết mùi được, thì có khả năng mắc chứng thoái hóa như Parkinson hay Alzheimer”.

Theo Phunuonline.com.vn

Lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh Alzheimer

Sống chung với bệnh Alzheimer là một thách thức cho bất cứ ai và thật khó khăn khi phải sống một mình. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nhờ có sự hỗ trợ của bạn bè, người than và tổ chức xã hội, bạn vẫn có thể duy trì và đối mặt với căn bệnh này.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích và những điều bạn có thể làm để mọi việc dễ dàng hơn cho chính mình.

1.    Đối phó với “bộ nhớ”:

-  Luôn giữ một cuốn sổ bên mình để ghi lại thông tin quan trọng, số điện thoại, tên, ý tưởng mà bạn có, các cuộc hẹn, địa chỉ và đường đến nhà bạn.

-   Dán các ghi chú xung quanh nhà khi bạn cần phải nhớ điều này.

-  Dán nhãn tủ và ngăn kéo bằng lời nói hoặc hình ảnh mô tả công năng sử dụng.

-   Đặt các số điện thoại quan trọng trong bản in khổ lớn bên cạnh điện thoại.

-  Yêu cầu một người bạn hoặc thành viên gia đình nhắc nhở về những điều quan trọng mà bạn cần phải làm trong ngày, như giờ ăn, thời gian dùng thuốc, và các cuộc hẹn.

-  Sử dụng lịch để theo dõi thời gian và nhớ những ngày quan trọng.

-  Sử dụng hình ảnh của người mà bạn thấy thường được dán nhãn với tên của họ.

- Theo dõi các tin nhắn điện thoại bằng cách sử dụng một máy trả lời.

loi-khuyen-huu-ich-de-song-chung-voi-benh-alzheimer

2.    Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho 1 ngày là gì?

-  Tìm những thứ mà bạn thích làm và an toàn với bạn

- Chọn thời điểm trong ngày khi bạn cảm thấy tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cho phép bản thân thời gian để làm những điều cần thiết và không để người khác thúc dục.

-  Nếu gặp phải công việc quá khó khăn thì nên dừng và nghỉ ngơi.

-  Yêu cầu giúp đỡ nếu cần.

3.    Làm thế nào để không bị lạc đường?

-    Nhờ người đi cùng khi bạn muốn ra ngoài.

-  Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần điều đó và giải thích tình trạng của bạn.

-  Luôn có địa chỉ nơi bạn đang sống.

4.    Điều gì giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn?

Giao tiếp với người khác sẽ dễ dàng hơn nếu bạn:

-  Luôn từ tốn và đừng áp lực cho bản thân phải vội vàng. Nếu không hiểu, đừng ngại đề nghị người đối thoại nhắc lại nội dung vừa nói.

-  Tránh tiếng ồn gây mất tập trung và tìm một nơi yên tĩnh để nói chuyện.

5.    Điều gì cần khi lái xe?

-  Tốt nhất là có người lái xe đưa bạn tới nơi bạn cần.

-  Lái xe chỉ ở những khu vực quen thuộc với bạn hoặc liên hệ với Hội liên hiệp về bệnh Alzheimer nhờ hỗ trợ.

6.    Tự chăm sóc bản thân tại nhà

- Hãy nhờ một người hàng xóm mà bạn tin tưởng giữ hộ một bộ chìa khóa nhà.

- Nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình giúp bạn sắp xếp tủ quần áo và ngăn kéo để dễ dàng hơn khi lấy đồ.

- Yêu cầu một thành viên trong gia đình kiểm tra hộ các thiết bị điện, điện tử, và các mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng.

- Lưu một danh sách điện thoại quan trọng và khẩn cấp.

7.    Làm thế nào để duy trì tài khoản?

- Tìm người ký thác quản lí lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội.

- Thông báo cho ngân hàng nếu bạn gặp khó khăn khi nắm giữ tài khoản và lưu trữ hồ sơ. Họ có thể cung cấp dịch vụ đặc biệt cho những người có bệnh Alzheimer.

Theo Suckhoedoisong.vn

Có thể phát hiện bệnh Alzheimer bằng cách khám mắt

Alzheimer (suy giảm trí nhớ), là căn bệnh thường gặp ở nhóm người trung cao tuổi. Việc chẩn đoán căn bệnh này rất phức tạp vì tốn kém, nhất là quét não.

Để khắc phục nhược điểm trên, Trung tâm Y tế Đại học Georgetown Mỹ (GUMC) vừa tìm ra một phương pháp đơn giản phát hiện nhanh bệnh Alzheimer, đó là thủ thuật khám mắt, kiểm tra độ dày của lớp tế bào võng mạc. Đây là những chất tạo sinh học, giúp con người chẩn đoán nhanh bệnh.

co-the-phat-hien-benh-alzheimer-bang-cach-kham-mat

Ảnh minh họa

Hiện tại khoa học mới chỉ dựa vào 2 chất tạo sinh học là mảng bựa beta-amyloid trong não, quan sát được bằng kỹ thuật PET hoặc quét lớp vi tính và đo hàm lượng protein của dịch não, tức dịch bao bọc xung quanh não và cột sống.

Phương pháp chẩn đoán bằng cách khám mắt là kiểm tra võng mạc vì võng mạc có nhiều dây thần kinh làm nhiệm vụ truyền tín hiệu lên não, thông qua thấu kính thị giác và một khi võng mạc có vấn đề, nghĩa là não cũng bị ảnh hưởng.

Từ lâu, khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa bệnh Glôcôm và Alzheimer thông qua võng mạc và giờ đây hiểu thêm về lớp tế bào hạch võng mạc làm nhiệm vụ truyền thông tin hình ảnh qua dây thần kinh thị giác.

Lớp tế bào này dựa vào thông tin nhận được từ lớp bên trong võng mạc, được gọi là lớp nhân bên trong, chi tiết chưa được nghiên cứu bao giờ mặc dù nó liên quan mật thiết đến mức độ suy giảm trí nhớ ở con người.

Qua thử nghiệm trên chuột chuyển gen mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học phát hiện thấy độ dày của lớp nhân bên trong bị tổn thất trung bình khoảng 37%, lớp tế bào hạch võng mạc tổn thất 49%. Hai lớp võng mạc này dễ bị tổn thương và bị hao hụt tế bào thần kinh so với các lớp khác của võng mạc.

Điều này chứng tỏ, bất cứ điều gì làm chết tế bào thần kinh đều là thủ phạm phá hủy tế bào thần kinh có trong não bộ. Và cũng giống như ở con người, chỉ cần kỹ thuật đơn giản, có tên là OCT (chụp cắt lớp võng mạc) người ta có thể biết được mức độ tổn thất tế bào thần kinh trong võng mạc và biết được mức độ mắc bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu trên không chỉ mở ra hướng đi mới trong việc chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ mà còn làm tiền để sản xuất loại thuốc mới, hạn chế căn bệnh suy giảm trí nhớ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong những năm tháng cuối đời.

Theo Nongnghiep.vn

Người già hay quên có phải mắc bệnh Alzheimer?

Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà rất hay quên, gia đình tôi phân vân không biết mẹ tôi có mắc bệnh Alzheimer  hay  không. Xin quý báo cho biết nguyên nhân, ai dễ mắc bệnh Alzheimer?Làm thế nào để xác định được bệnh? - Nguyễn Văn Toán (Lào Cai)
nguoi-gia-hay-quen-co-phai-mac-benh-alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Các triệu chứng báo hiệu như lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm. Các triệu chứng toàn phát đầu tiên là mất trí nhớ và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra).  Sau đó, sẽ xuất hiện rối loạn ngôn ngữ, rối loạn động tác,…
Bệnh Alzheimer thường bắt đầu phát triển ở những người trên 60 tuổi và nguy cơ này càng gia tăng ở những giai đoạn tiếp theo sau đó. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, yếu tố tuổi tác, tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ kế tiếp gây bệnh.  Ngoài ra, tăng huyết áp, cao cholesterol, hàm lượng folate trong máu thấp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Vì vậy, những người thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường các hoạt động tinh thần và thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh Alzheimer.
Muốn xác định bệnh chính xác, gia đình anh cần đưa bà cụ đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám và dựa trên điện não đồ, hình ảnh học (CT Scan, MRI, SPECT, PET…), xét nghiệm máu, dịch não tủy, test thử khứu giác…để  chẩn đoán.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Người già hay quên có phải mắc bệnh Alzheimer? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và mất trí nhớ

Chúng ta nghĩ rằng khiêu vũ giúp thân hình thon thả, nhưng như thế chưa đủ bởi các nghiên cứu mới nhất chứng minh khiêu vũ còn làm chúng ta thông minh hơn, tự tin…
Nhiều nghiên cứu cho thấy kích thích tâm trí của một người bằng cách khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khác. Cũng như tập thể dục có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh việc khiêu vũ theo nhạc cũng làm tăng nhận thức sắc sảo ở mọi lứa tuổi.
Một nghiên cứu kéo dài 21 năm được tiến hành bởi Đại học Dược Albert ở New York, được tài trợ bởi Viện Quốc gia về Người cao tuổi đã hé lộ nhiều lợi ích của việc khiêu vũ. Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp đo thị lực để theo dõi tỷ lệ sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là nhằm xem xét liệu có bất kỳ hoạt động giải trí nào tác động tích cực  đến não của người cao tuổi hay không.
Một trong những bất ngờ của nghiên cứu là hoạt động có khả năng bảo vệ chống lại bệnh mất trí nhớ cao nhất là khiêu vũ thường xuyên. Khiêu vũ thường xuyên giảm thiểu 76% nguy cơ mắc bệnh và làm cho tinh thần minh mẫn, suy nghĩ sắc sảo hơn. Các lợi ích khác của việc nhảy theo nhạc cũng được nhấn mạnh, bao gồm:

1. Tăng lượng endorphins

Khi bạn bắt đầu di chuyển cơ thể của bạn, não của bạn bắt đầu sản sinh endorphins , một chất tạo niềm vui, để đáp ứng với hoạt động vận động. Khi chúng ta phải ngồi yên tại bàn cảm giác bồn chồn và chán nản thường xuất hiện. Vì vậy khiêu vũ là một cách tuyệt vời để giữ cho cơ thể và bộ não của bạn vui khỏe.
khieu-vu-co-the-giup-phong-tranh-benh-alzheimer-va-mat-tri-nho
Ảnh minh họa

2. Tự tin

Khiêu vũ giúp bạn cảm thấy tự tin. Khi bạn nhảy, bạn bắt đầu nới lỏng dần tất cả sự kiềm chế và đạt được sự tự tin về cơ thể và chuyển động nhịp nhàng theo nhạc. Khi bạn nhảy theo nhạc, sự vận động đầy cảm xúc này có hiệu quả giải phóng chính bạn khỏi những suy nghĩ tiêu cực về khuyết điểm của bản thân

3. Tăng cường cảm xúc

Việc khiêu vũ là một trong những cách khám phá những khả năng tiềm ẩn và làm chủ cảm xúc của bản thân tốt nhất. Các động tác, sự di chuyển cơ thể dựa trên tiết tấu âm nhạc giúp tăng cường tất cả các giác quan của bạn và kết quả là những người thường tập nhảy sẽ tăng mức độ nhạy cảm của thể chất và cảm xúc cao hơn.

4. Tăng cường sức sáng tạo

Cũng như việc vẽ tranh, điêu khắc hay sáng tác và ca hát, khiêu vũ cũng là một hoạt động nghệ thuật. Môn nghệ thuật này không chỉ có nhiều lợi ích cho ngoại hình, sức khỏe thể chất mà còn giúp não bộ làm việc linh hoạt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên khiêu vũ theo nhạc giúp gia tăng sự sáng tạo của chúng ta.
Theo Afamily.vn
The post Khiêu vũ có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer và mất trí nhớ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Dùng vitamin E liều cao hàng ngày giúp làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer

Một nghiên cứu mới cho thấy dùng liều cao vitamin E hàng ngày có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Maurice Dysken tác giả nghiên cứu nói bệnh nhân Alzheimer được dùng liều vitamin E bị suy giảm tư duy và trí nhớ chậm hơn và ít cần người chăm sóc hơn so với những bệnh nhân dùng giả dược.

dung-vitamin-e-lieu-cao-hang-ngay-giup-lam-cham-tien-trien-benh-alzheimer

Ảnh minh họa

“Chúng tôi phát hiện ra rằng vitamin E làm chậm rõ rệt mức độ tiến triển bệnh so với giả dược”, tiến sĩ Dysken nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng vitamin E dường như không chống lại được nguyên nhân ẩn dưới gây bệnh Alzheimer và chưa có cách để chữa trị bệnh.

Nghiên cứu gồm 600 bệnh nhân bị bệnh Alzheimer từ mức nhẹ tới trung bình và được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association số ra ngày 31/12.

Theo Anninhthudo.vn

Thiếu vitamin D tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bổ sung đủ vitamin D không chỉ tốt cho sức khỏe của xương mà nó có thể giữ cho bộ não của bạn khỏe mạnh.

thieu-vitamin-d-tang-nguy-co-mac-benh-alzheimer

Theo các nhà khoa học Mỹ, thiếu hụt vitamin D đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi, trong quá trình lão hóa từ tuổi trung niên đến tuổi già, vitamin D thấp ảnh hưởng đến tình trạng oxy hóa của não bộ. Chính vì vậy bổ sung đầy đủ vitamin D là cần thiết để ngăn chặn tổn hại gốc tự do trong não. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thiếu vitamin D tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh tim và sự phát triển của một số bệnh ung thư.

Theo Anninhthudo.vn

Quả mọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson

Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi… có thể cải thiện cơ chế bảo vệ não tự nhiên, từ đó giúp giảm quá trình tích lũy chất độc trong não.

Để đánh giá tác dụng bảo vệ của các loại quả mọng đối với chức năng não, đặc biệt là khả năng của não bộ trong việc loại bỏ chất độc tích tụ, các nhà khoa học thuộc Đại học Tufts và Đại học Maryland (Mỹ) cho chuột ăn các loại quả mọng trong 2 tháng và sau đó nghiên cứu bộ não những con chuột này sau khi được chiếu bức xạ, một mô hình đẩy nhanh tiến trình lão hóa.

qua-mong-giup-giam-nguy-co-mac-benh-alzheimer-va-parkinson

Quả mâm xôi – Ảnh: Hạ Huy

Kết quả là những chuột có bổ sung quả mọng được bảo vệ khỏi các bức xạ, theo hãng tin ANI. Các chuyên gia cho rằng đó có thể là nhờ các dưỡng chất có trong những loại quả mọng này có tác dụng loại bỏ việc tích tụ chất độc hại, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan tới trí lực như bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) hoặc Parkinson (bệnh liệt rung).

BACSI.com (Theo Thanhnien)

Lựu tốt cho người bị bệnh Alzheimer

Có thể bạn vẫn biết rằng trái lựu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, bao gồm cả tăng cường sức khỏe tim mạch, nhưng quên sử dụng.

Tuy nhiên, giờ đây, chúng ta còn có thêm một lý do khác nữa để bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn uống của mình: Theo kết quả một nghiên cứu mới đây thì lựu còn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu này được được tiến hành trên chuột và kết quả mới được đăng trên Journal of Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng) của Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã phân chia loài gặm nhấm này - vốn được nuôi nhằm phát triển các đặc điểm của bệnh Alzheimer - ra thành 2 nhóm.

luu-tot-cho-nguoi-bi-benh-alzheimer

Trong 3 tháng đầu tiên, một nhóm được cho uống nước có pha chiết xuất từ quả lựu. So với những chú chuột chỉ uống nước bình thường thì những chú uống nước lựu nhanh chóng tìm được đường ra trong mê cung hơn - một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện chức năng tâm thần. Các phân tích về não bộ của những chú chuột thuộc nhóm 1 này cũng cho thấy sự giảm thiểu đáng kể tình trạng tích tụ màng não và các thay đổi về não khác liên quan đến bệnh Alzheimer.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Colin Combs đến từ Đại học North Dakota (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết, trái lựu có những đặc tính kháng viêm giúp cải thiện các chức năng não vốn bị cản trở bởi bệnh Alzhemer. Những nghiên cứu trước kia cũng đã hé lộ rằng chức năng bộ nhớ của não bộ có thể hưởng lợi từ một số hóa chất hữu cơ cụ thể có tên gọi là polyphenols vốn có nhiều trong trái lựu.

Giáo sư Combs cho biết mặc dù vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa mới có thể chắc chắn tuyên bố rằng trái lựu chính là thuốc chữa cho bệnh Alzhemer nhưng hiện có thể nói các dữ liệu nghiên cứu từ chuột cho thấy một tương lai khá hứa hẹn.

Vậy, những bệnh nhân Alzheimer có nên bắt đầu uống nước lựu? Theo phó giáo sư Combs, nếu bác sỹ điều trị không có lưu ý nào đặc biệt về nước hoa quả, ví dụ như cần hạn chế nước hoa quả vì lý do sức khỏe, thì bạn nên bắt đầu uống loại nước trái cây này.

Trong thí nghiệm của mình, phó giáo sư Combs và các đồng nghiệp đã sử dụng nước chiết xuất từ lựu của hãng POMx. Ông cũng cho biết những thành phần có lợi của loại trái cây này có cả ở phần hạt và phần cùi. Chính vì thế, nếu bạn chỉ ăn mỗi hạt không thì bạn đã bỏ sót mất một số lợi ích dành cho sức khỏe của loại trái cây này.

(Theo An Ninh Thủ Đô)

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Suy giảm nhận thức nhẹ là dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ), và đôi khi các triệu chứng này có thể khó phát hiện.

dau-hieu-canh-bao-benh-alzheimer

Bạn rất hay mau quên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo Alzheimer - Ảnh: Shutterstock

Theo healthday.com, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Alzheimer (Mỹ) đưa ra những triệu chứng phổ biến của suy giảm nhận thức nhẹ:

• Gặp khó khăn trong việc nhớ chính xác từ hoặc tên cho một vật gì đó.

• Khó nhớ tên của một ai đó ngay sau khi được giới thiệu.

• Khó hoàn tất công việc hiện tại.

• Đọc gì đó, và sau đó nhanh chóng quên những gì vừa đọc.

• Đánh mất cả những đồ có giá trị.

• Khó lên kế hoạch hoặc tổ chức một việc gì đó.

(Theo Thanhnien)