Lưu trữ cho từ khóa: bệnh

Bắt bệnh qua nhìn cách chảy mồ hôi

Không ít người đang ngồi ăn cơm mà mồ hôi trộm cứ túa ra như tắm ở vùng đầu, trán. Đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu khí.

Ban ngày hễ cử động là ra nhiều mồ hôi trộm

Ban ngày, những người dù không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ, mồ hôi trộm vẫn túa ra không ngừng thường có cơ thể yếu, ăn uống kém, dễ bị ốm… Trung y cho rằng, đây là biểu hiện của thiếu khí.

Giải pháp trị mồ hôi trộm: Thực hiện theo nguyên tắc “bổ phổi ích khí, ích khí dưỡng âm” bằng cách bổ sung khoai lang, sữa đậu nành, thịt bò, thịt cừu trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên tập thái cực quyền, để rèn luyện, nâng cao thể chất.

Bắt bệnh qua nhìn cách chảy mồ hôi

Lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi

Mùa hè đến, nhiều bạn bị ra mồ hôi ở lòng bàn tay, thậm chí cả lòng bàn chân và dưới cánh tay, đây đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần hết sức chú ý.

Giải pháp: Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thuốc thông tiện.

Nhìn cách chảy mồ hôi biết ngay bệnh gì?

Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày, và điều bạn cần làm là thanh nhiệt dạ dày bằng cách ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối…

Đầu, mặt ra nhiều mồ hôi

Không ít người đang ngồi ăn cơm mà mồ hôi cứ túa ra như tắm ở vùng đầu, trán. Đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu khí.

Giải pháp: Những người ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn, việc cần làm là giảm lượng đạm nạp vào cơ thể, thay vì thế hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm.

Còn với những người ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng, cần chú ý chế độ ăn uống thanh đạm, tuyệt đối tránh đồ ăn có tính nóng, cay.

Nửa đêm ra mồ hôi

Một số người rơi vào trường hợp hễ ngủ là ra mồ hôi, khi tỉnh dậy lại hết, được gọi là mồ hôi trộm. Đặc điểm của người ra mồ hôi trộm là thường mất ngủ, chân tay nóng, mệt mỏi, hai má đỏ ửng, họng khô, phổ biến nhất ở những bệnh nhân lao phổi.

Giải pháp: Hạn chế ăn thịt dê, hành tây, hành lá, gừng, tỏi, những đồ có tính nóng.

Theo Vietgiaitri.com

Thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị

Thoát vị đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc có thể do đĩa đệm yếu đi theo tuổi tác. Đĩa đệm sẽ dần bị mất nước, co lại và đôi khi có thể bị rạn nứt. Bị bệnh thoát vị đĩa đệm không nên để lâu vì có thể gây chèn ép vào dây thần kinh. Khi bị chèn ép bệnh nhân sẽ bị tê tay chân, đau hoặc trong trường hợp xấu nhất bệnh nhân sẽ bị liệt. Dưới đây là một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị để bạn đọc có thể tham khảo.

benh-thoat-vi-dia-dem-va-cach-chua-tri

Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị

Đĩa đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 đốt sống có tác dụng giống như bản lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt là giúp cho cơ thể vận động đoạn cổ và thắt lưng.

Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn vào rễ thần kinh trong tuỷ sống, ở cổ sẽ đau xuống vai tay, có thể tê xuống các ngón tay. Với thắt lưng sẽ đau xuống thần kinh toạ. Khi bị đau thần kinh toạ sẽ có dấu hiệu đau dọc theo mặt ngoài hoặc mặt sau của mông xuống chân, có thể đau một bên nếu thoát vị lệch về một bên, hoặc đau hai bên nếu thoát vị thể trung tâm.

Điều trị nội khoa

Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.

Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.

Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân. Châm cứu giảm đau, tia lase

Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.

Thể dục điều trị: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ.

Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay. Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau.

Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

Nên tham khảo ý kiếm bác sĩ để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.

ST

Bài thuốc điều trị bệnh tâm phế mạn

Bệnh tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi… làm tổn thương đến chức năng hô hấp, suy giảm chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ, làm tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy tim phải.

Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên,  đối chiếu với những triệu chứng của bệnh như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù… nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quí, đàm ẩm, thủy thũng của Y học cổ truyền. Bao gồm thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu và thể tỳ thận dương hư – thủy thấp, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

bai-thuoc-dieu-tri-benh-tam-phe-man

​Tiền hồ.

Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu:

Người bệnh khó thở, tình trạng này nặng lên khi vận động nhiều, kèm theo ho, khạc ra nhiều đờm loãng, trắng. Toàn thân sợ gió, ra mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu sắc nhợt, mạch tế hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: ôn hóa đàm ẩm, giáng khí định suyễn.

Kết hợp 2 bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g, hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên qui 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Trong trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa  ứ: đan sâm 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g. Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 – 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

Gia giảm: có thể gia thêm các vị thuốc kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g… để thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu.

Thể tỳ thận dương hư – thủy thấp

Người bệnh khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh, phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít hay hồi hộp đánh trống ngực thường phải nằm đầu cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy.

Bài thuốc: Kết hợp 2 bài Chân vũ thang và Ngũ linh tán gia giảm gồm: hắc phụ tử 6g, can khương 6g, quế chi 8g, phục linh 16g, bạch truật 16g, trư linh 16g, trạch tả 12g, sa tiền 12g, trần bì 8g, bán  hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Nếu người bệnh có biểu hiện khí hư nhiều gia đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g để ích khí, hành thủy.

ThS. BS. Trần Thái Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Đông y điều trị liệt méo miệng

Liệt, méo miệng hay còn được biết với tên gọi khác là liệt dây thần kinh số 7, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp đông y với các bài thuốc đơn giản kết hợp với châm cứu, matxa tại nhà.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh diễn ra rõ nhất trong vòng 3 đến 4 ngày, người mắc phải thường có các dấu hiệu một bên mặt bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, tê đầu lưỡi, khi nhắm hoặc ngủ mắt không nhắm kín được, đau một bên tai, khô mắt hoặc chảy nhiều nước mắt sau các bữa ăn…

Người cao tuổi và trung niên, người thức đêm quá khuya, lao động quá mức, căng thẳng, người có thể trạng yếu là các đối tượng hay bị chứng méo miệng “ghé thăm”. Thời tiết chuyển lạnh là môi trường thuận lợi để bệnh phát triển.

Đông y chia liệt méo miệng thành 3 dạng dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

- Méo miệng do phong hàn – thời tiết chuyển lạnh, người bệnh nhiễm lạnh, sức đề kháng yếu, thức khuya là nguyên nhân chính gây méo miệng phong hàn.

- Méo miệng do phong nhiệt – là biến chứng của viêm nhiễm, mụn nhọt tai, zona ..nguồn căn chính là các cơn bốc hỏa, nóng trong người

- Méo miệng do chấn thương – người bệnh sau tại nạn chấn thương sọ não, u não hay mắc chứng méo miệng loại này.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Châm cứu và xoa bóp tại nhà

Phương pháp này không cần sử dụng thuốc, chỉ cần châm cứu và xoa bóp tại nhà làm đả thông kinh mạch, máu huyết vùng mặt lưu thông tốt. Phương pháp này phải thực hiện kiên trì sẽ cho kết quả tốt nhất.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đông y dưới đây để điều trị chứng méo miệng cho bản thân.

Bài thuốc 1:

- Mỗi thứ 10gr phòng phong, Kkhương hoạt, kinh giới, toàn yết.

- 12gr các thứ nam tinh chế, sơn đậu căn.

- Mỗi loại 15gr huyển sâm, bản lam căn, cương tằm.

- Bạch thược, phụ tử chế mỗi loại 20gr.

Kết hợp với 3gr cam thảo và ngô công 3 con.

Đem tất cả các loại thuốc này, sắc cho người bệnh khi có các triệu chứng méo mặt kèm theo tê cứng lưỡi, mặt, đau vùng sau tai, lưỡi trắng, uống thường xuyên sẽ giảm triệu chứng trên.

Bài thuốc 2:

40gr cương tằm kết hợp với toàn yết, đương quy, phòng phong, xuyên ô mỗi loại 20gr. Không sắc uống mà tán mịn làm thành viên, sử dụng mỗi lần 1/6 lượng viên đã tán.

Hiệu quả cho người vừa mới “chớm” các dấu hiệu của méo miệng: tê lưỡi, tê mặt, nói năng khó khăn.

Bài thuốc 3:

Sắc cho người bị méo miệng uống bài thuốc gồm 12gr mỗi loại hạ thảo khô, tang ký sinh, câu đằng, cương tằm, kê huyết đằng cùng với bạch thược, long cốt, nam tinh chế, mẫu lệ mỗi thứ 10gr. Kết hợp với 6gr toàn yết, 8gr hoa cúc, thiên trúc hoàng, thuyến thoái. Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kế, trả lại cho người bệnh gương mặt bình thường.

dong-y-dieu-tri-liet-meo-mieng

Bài thuốc 4:

Bài thuốc 4 là sự kết hợp giữa các loại dược liệu sau:

- Tần giao, kinh giới, thiên ma, bạch chỉ, xuyên khung, cương tằm, bạch thước, đương quy, sinh đại mỗi loại lấy 12gr.

- 10gr các loại khương hoạt, phòng phong.

- Cùng với 16gr cát cánh, 20gr hoàng kỳ, 8gr bạch chỉ và 6gr thảo dược.

Cho vào một nồi sắc thành thuốc cho người bệnh uống.

Trên đây là 4 bài thuốc nam điều trị chứng méo liệt miệng, kiên trì áp dụng sẽ cho hiệu quả phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 nhanh nhất trong vòng từ 1 đến 3 tháng, tuy nhiên cần kết hợp với châm cứu, matxa tại nhà, phòng lạnh, giữ ấm cơ thể.

Chúc các bạn mau khỏi bệnh.

Theo Toiyeusuckhoe.vn

Người bị bệnh tiểu đường bệnh nặng thêm vì ăn kiêng

Bệnh tiểu đường còn được gọi là Đái Tháo Đường là bệnh liên quan đến đến sự gia tăng của chất Glucose trong máu. Chẩn đoán Đái tháo đường khi lượng đường (Glucose) trong máu tăng cao.

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) . Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống .

Khi bị tiểu đường, nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao hạ thấp lượng đường trong máu là chìa khóa để quản lý bệnh tiểu đường. Giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.

Bệnh nặng thêm vì ăn kiêng

Nhiều người bị bệnh tiểu đường cho rằng nên ăn ít, thậm chí không ăn hoàn toàn đối với tinh bột, hoa quả chín vì trong đó có nhiều đường, sẽ làm tăng đường huyết.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, nhịn ăn, ăn ít hơn nhu cầu hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột, trái cây chín… là một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng này khiến cơ thể người bệnh thiếu dưỡng chất, thúc đẩy nhanh biến chứng của tiểu đường.

Trong thực tế, với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, dinh dưỡng, tập luyện và thuốc là 3 yếu tố không thể tách rời. Trong đó, dinh dưỡng là nhằm duy trì mức đường huyết huyết trong máu ở giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở ngưỡng an toàn để ngăn ngừa và giảm các nguy cơ biến chứng (không làm tăng đường máu sau bữa ăn, không làm hạ đường máu khi đã xa bữa ăn). Nguyên nhân là do tất cả biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường đều do đường máu tăng gây nên, nên phải kiểm soát trong giới hạn bình thường sẽ giúp ngăn ngừa, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh nhân tiểu đường…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, dinh dưỡng là một vấn đề không thể thiếu để điều trị cho người bị bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế, hầu hết bệnh nhân tiểu đường lại sợ không dám ăn, ăn thấp hơn nhu cầu dinh dưỡng khiến một thời gian sau bị suy dinh dưỡng, thiếu chất. Hay sợ tăng đường huyết mà bỏ hoàn toàn tinh bột, chỉ ăn thịt khiến bệnh nhân cứ nhìn thấy thịt là sợ. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều chất đạm có thể dẫn đến suy thận hay bệnh gout.

TS Lâm nhấn mạnh: “Điều quan trọng là bệnh nhân nên ăn uống giữ ổn định chất tinh bột trong các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều”. Một chế ăn hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường vẫn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín; vẫn cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.

Như vậy, dù chữa trị theo cách nào, chế độ ăn uống vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết để chữa trị tiểu đường. Mục đích là điều chỉnh chứng tăng glucose huyết và glucose niệu, duy trì một thể trạng hợp lý và làm mất các triệu chứng chủ yếu (nhưng vẫn tránh tình trạng hạ glucose huyết dưới mức bình thường).

dinhduong

Tháp dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ ăn uống của người tiểu đường

- Rau quả: rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây… Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.

- Trái cây: một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây, nho tươi, đu đủ chín, dứa, chuối… Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.

- Chất đạm: chỉ nên dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.

- Chất béo: nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

- Chế độ ăn uống khỏe mạnh: Giúp ổn định đường huyết, giảm cân. Là một phần không thể thiếu trong việc điều trị tiểu đường. Tránh kiêng khem quá mức dể dẩn tới suy dinh dưỡng. Hạn chế thức ăn nhiều tinh bột., dầu mỡ không tốt…Nên ăn nhiều rau tươi

- Tập luyện thể lực: Giúp giảm cân, hạ đường huyết, giảm đề kháng insulin, hạ huyết áp, tăng sức cơ…Mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 30 phút, 5 ngày trong một tuần.

- Uống thuốc hay tiêm Insulin theo chỉ định: Khi tập thể dục, chế độ ăn không hạ được đường huyết, bạn cần uống thuốc hay tiêm insulin theo chỉ định của Bác sỹ

- Không hút thuốc lá.

Theo Vnmedia.vn

Một số bệnh liên quan đến máu

Bệnh về máu là một trong các bệnh nguy hiểm và cần sự điều trị phức tạp, lâu dài. Dưới đây là thông tin cơ bản về một số bệnh máu.

Bệnh Tan máu bẩm sinh

Theo thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, bệnh biểu hiện suốt đời, thuộc nhóm bệnh di truyền – bẩm sinh, gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.

Thiếu máu này kéo dài, nặng dần, nên da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, trẻ mỏi mệt ít hoạt động, chậm phát triển, nếu để kéo dài thì gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Một điều phiền toái là thiếu máu này không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, mà phải điều trị bằng truyền máu nhiều lần, để bảo đảm duy trì lượng huyết cầu tố luôn luôn trên 100g/lít, có như vậy thì trẻ mới có thể phát triển bình thường và gan lách không to ra.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Hiện nay, có hàng ngàn bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em đã và đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn và thương tâm do không chỉ mang bệnh mà còn mặc cảm với hình hài của mình do di chứng nặng nề của bệnh.

Nếu một trong hai bố mẹ có một người mang gen Thalassemia, thì con của họ sinh ra sẽ có khả năng một nửa bình thường, một nửa là trẻ lành nhưng có mang gen Thalassemia.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5,3 triệu người mang gen bệnh, có hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị, mỗi năm có trên 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh cần điều trị. Bệnh nhân có ở tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, khu vực có dân tộc ít người sinh sống.

máu

Bệnh Hemophilia

Là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu yếu tố đông máu 8 và 9, khiến bệnh nhân rất dễ bị chảy máu và không thể cầm được. Đông máu phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều thành phần trong máu. Một vài trong số đó được gọi là yếu tố đông máu. Nếu một trong số các yếu tố đông máu này không có hoặc bị thiếu thì chảy máu kéo dài có thể xảy ra. Một bệnh nhân Hemophilia có ít yếu tố đông máu hơn bình thường.

Nhìn chung bệnh nhân Hemophilia càng nặng càng có biểu hiện bệnh sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những cú ngã hoặc va chạm khi tập đi thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Ở trẻ 2- 3 tuổi chảy máu trong cơ khớp hay gặp với biểu hiện sưng đau, giảm vận động của chân, tay.

Bệnh có thể gây chảy máu bất cứ vị trí nào trên cơ thể với các dấu hiệu như bầm tím dưới da nhưng gặp nhiều nhất là chảy máu ở vị trí các khớp, các cơ gây sưng đau và nặng hơn có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6.000 người mang căn bệnh nguy hiểm này nhưng trên trực tế số người được phát hiện, chẩn đoán và điều trị còn rất ít (30%).

Thiếu máu

Là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường. Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi. Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.

Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng. Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).

Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt. Ngoài ra còn những nguyên khác cũng gây ra thiếu máu là do: thiếu vitamin B12, thiếu axit folic, do vỡ hồng cầu, rỗng ống tủy xương…

Đa hồng cầu

Là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương, dẫn đến sự gia tăng số lượng của các tế bào này trong máu ngoại vi, đặc biệt là số lượng hồng cầu.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não.

Theo Vnmedia.vn

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

- Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để "tiêu diệt" chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Những điều lưu ý khi trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm?

Đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh….

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

- Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
- Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
- Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
- Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của trẻ, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính… Có trẻ đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; Do trẻ thấy bố đối xử bất công với mẹ nên buồn rồi mắc bệnh đau đầu.

nhung-dieu-luu-y-khi-tre-bi-dau-dau

Ảnh minh họa

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai… Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Cha mẹ cũng hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi có biểu hiện đau đầu khác thường, nên đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.

Các loại đau đầu ở trẻ: có 2 loại

- Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…

- Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Theo VnMedia.vn

Liên tục bị hắt hơi, sổ mũi là bệnh gì?

Khoảng một năm nay, cứ sáng dậy ra khỏi giường là tôi bị hắt hơi, sổ mũi. Ban đêm nhiều lúc đang ngủ cũng chảy mũi nước. Gặp nước hay bụi cũng sổ mũi. Xin hỏi triệu chứng đó là bệnh gì? – Thanh Tuấn,TP.HCM

lien-tuc-bi-hat-hoi-so-mui-la-benh-gi

TS.BS Trần Việt Hồng, trưởng khoa tai mũi họng, bệnh viện nhân dân Gia Định, TP.HCM:

Có thể bạn bị bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là bệnh mãn tính hoặc cấp tính, bạn bị dị ứng với một kháng nguyên nào đó, cơ thể của bạn không chịu và phản ứng lại gây dị ứng ở mũi. Nguyên nhân dị ứng có thể là bụi nhà, phấn hoa, lông chó, lông mèo… Bạn nên hạn chế ở trong phòng máy lạnh, tránh bụi, không hút thuốc lá… và nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc da liễu để điều trị dị ứng.

Theo SGTT.vn