Lưu trữ cho từ khóa: bế bé

Không nên bế bé quá nhiều

Bé yêu của bạn cần được mẹ ôm ấp nhưng bạn không nên bế con cả ngày. Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Richard Woolfson giải thích lý do của chuyện này.

Nhiều người mẹ thích bế con như một cách để ủ ấm trong ngày lạnh. Và điều này còn tăng cảm giác gần gũi giữa hai mẹ con. Nhưng đôi khi, âu yếm bé quá nhiều khiến bé bám mẹ không dứt. Chuyện này sẽ khiến bạn khó khăn trong một giai đoạn. Bởi vì ngay từ sớm, bé cần học cách để trở nên độc lập. Bé cần tự quản lý cảm xúc vì không phải lúc nào cũng có mẹ ở bên. Từ từ, bé sẽ học được cách cân bằng trong cuộc sống.

Nếu bạn bế con quá mức, bé sẽ:

- Phụ thuộc vào mẹ lâu hơn cần thiết.

- Mong có mẹ ở bên mỗi phút trong ngày.

- Quấy khóc khi mẹ ở ngoài tầm mắt của bé.

- Không tự cân bằng cảm xúc được khi phải ở một mình.

khong-nen-be-be-qua-nhieu

Nhưng nếu bạn hiếm khi bế con, bé sẽ:

- Bắt đầu thấy buồn và thậm chí cô đơn.

- Có lẽ bắt đầu biết nghĩ: “Mẹ không yêu mình”.

- Mất quan tâm vào những gì đang xảy ra xung quanh.

- Không thấy thoải mái mỗi lần được mẹ bế.

Vài thắc mắc của mẹ:

- Tôi có nên bế bé ngay khi thấy bé khóc?

- Bế con hay không nên sẽ tùy hoàn cảnh. Không có công thức chuẩn nào trong việc nuôi con cả. Đó là lý do tại sao có những thời điểm, bạn nên để bé khóc nhưng cũng không bỏ qua con bạn hoàn toàn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi quyết định sẽ bế bé ngay hay để bé tự khóc một chút. Bạn sẽ sớm phân biệt được tiếng khóc khác nhau của bé – là do khó chịu hay chỉ “khóc hờn”. Một số bé muốn được bế suốt nên dùng tiếng khóc làm “vũ khí”. Và nếu bạn không nhận ra điều đó, bé sẽ khóc hầu như toàn bộ thời gian.

- Bé nhà tôi hay khóc trong đêm và chỉ muốn được mẹ bế?

- Bé khóc trong đêm có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn bế bé và cho bé ti ngay tức khắc thì sau đó, bé sẽ có phản xạ khóc đòi bú đêm. Vậy đó là lỗi của bạn chứ không phải của bé.

khong-nen-be-be-qua-nhieu

Nếu bé nhà bạn hay khóc đêm, hãy thử:

+ Thay vì ngay lập tức bế bé, hãy đứng trước cũi của bé, nói chuyện cho bé yên tâm nhưng không chạm vào người con.

+ Tối hôm sau, nếu bé khóc, hãy làm như thế nhưng chỉ đứng trước cũi của bé mà không nói gì.

+ Nếu bé khóc tiếp, chỉ đứng gần cũi của bé trong yên lặng để xem bé có ngủ lại được không.

+ Bằng cách giảm dần liên lạc, bé khóc đêm có thể giảm hẳn và bị loại bỏ hoàn toàn.

Theo TTVN.vn

Cách giảm đau lưng khi bế bé

Triệu chứng đau lưng ghi nhận được ở rất nhiều mẹ sau sinh. Đau lưng càng gia tăng khi mẹ phải bế bé. Làm thế nào để giảm được chứng đau nhức vùng lưng, hông?

1. Không nên duỗi thẳng cánh tay để bế bé.

Khi bế bé, mẹ nên co cánh tay và để cơ thể bé tì nhẹ vào người mình, vào ngực hoặc hông của mình. Đây là cách tiết kiệm được rất nhiều sức lực bỏ ra. Đồng thời khi áp người bé vào người mình sẽ tăng thêm kết nối và tình cảm mẹ con. Bé sẽ rất thích khi được mẹ bế như vậy thay vì bế với cánh tay duỗi thẳng ra. Và mẹ cũng đỡ đau lưng và đỡ mệt mỏi hơn khi bế bé lâu.
cach-giam-dau-lung-khi-be-be

2. Khi cho trẻ bú:

Với các bà mẹ đang cho con bú thì mỗi lần cho trẻ bú thường rất mất thời gian và mỏi mệt vì đau lưng. Nhiều mẹ chưa phục hồi sức khỏe sau kỳ vượt cạn, lại phải ngồi cả buổi để cho con bú, nên giây phút tưởng như hạnh phúc ôm trẻ trên tay trở thành một nỗi ám ảnh.
Mỗi lần cho con bú thường rất mất thời gian. Đã thế có bé còn vừa bú vừa đùa nghịch. Mẹ nên bố trí chỗ ngồi hợp lý, có lưng tựa thẳng để tránh đau lưng. Có mẹ còn cẩn thận dùng gối hay chăn mềm kê thêm chân cao lên để đỡ trẻ. Mẹ nên để bé dựa vào bầu ngực thay vì cúi người để ôm, đỡ bé.

3. Khi bế bé từ trong nôi lên

Không nên cúi xuống nôi và bế bé lên theo phương thẳng đứng vì nó sẽ gây tốn sức và co mỏi cột sống. Bạn nên nghiêng nôi một chút và khẽ kéo bé về phía mình rồi mới nhấc cơ thể bé lên khỏi nôi.
cach-giam-dau-lung-khi-be-be

4. Bế bé lên từ mặt sàn hay giường

Khi bế bé từ dưới thấp lên bạn không nên cúi gập lưng để bế mà cần phải khụy đầu gối theo tư thế quỳ xuống mặt sàn, sau đó ngồi xổm để bế trẻ. Theo tư thế này thì khi bế trẻ dậy, bạn phải căng cơ bụng để lấy lực. Đây cũng là một trong những bí kíp giúp mẹ giảm bớt vòng 2 sau khi sinh con. Nhiều mẹ còn vừa đùa chơi với con vừa tập thể dục theo tư thế này. Chắc chắn là bạn và bé sẽ có những giây phút thật hạnh phúc và vui vẻ bên nhau.
Điểm mấu chốt của các phương pháp trên là làm thế nào để cơ thể bé tựa vào cơ thể mẹ, giúp mẹ không bị mất sức nhiều và phòng tránh nguy cơ gây nhức mỏi cho các vùng cơ.
Ngoài ra, mẹ nên tranh thủ khi bé ngủ hoặc khi có người giúp đỡ, dành thời gian tập thể dục. Với 10 phút mỗi ngày, mẹ có thể tập luyện để khôi phục lại sự đàn hồi của các cơ vùng bụng và lưng. Việc luyện tập này sẽ giúp các cơ khỏe và chắc hơn.
Việc lấy lại vóc dáng sau sinh cũng là một trong những mối quan tâm của các mẹ. Vì khi trọng lượng cơ thể gia tăng sẽ gây áp lực lên vùng cột sống và vùng thắt lưng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi kéo dài.
Chế độ ăn uống hợp lý sau sinh để vừa có sữa cho con bú, vừa bổ sung đủ vitamin cho mẹ và con, phục hồi lại sức khỏe cũng là điều mà mẹ nên lưu ý. Mẹ nên vẫn duy trì uống bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết. Chế độ ăn uống bổ sung canxi, sắt rất cần thiết không chỉ cho mẹ bầu mà cả bà mẹ sau sinh.
Theo Phunutoday.vn
The post Cách giảm đau lưng khi bế bé appeared first on Tin Sức Khỏe.