Lưu trữ cho từ khóa: bảo hành

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Theo các chuyên gia, có nhiều đặc điểm để nhận biết trẻ có bị bạo hành hay không. Một số ba mẹ đã bỏ qua những dấu hiệu của việc bị bạo hành đơn giản bởi họ không muốn đối mặt với sự thật.

Mặt khác, mặc dù bạn cố để ý các dấu hiệu về thể chất của trẻ hay sự thay đổi trong cách ứng xử chứng tỏ bé bị bạo hành, vẫn rất khó để nói chính xác điều gì đang xảy ra với con bạn.

“Bạn phải luôn đoán. Một đứa trẻ có thể có rất nhiều lí do để cư xử khác lạ. Tuy nhiên, bố mẹ luôn là người hiểu rõ con mình nhất nên bạn phải tin tưởng vào bản năng của mình.” Kathy Baxter – Tổng giám đốc của một trung tâm bảo trợ xã hội ở Mỹ nói.

Baxter gợi ý các bậc cha mẹ nên thường xuyên hỏi con những câu như “Có điều gì xảy ra hôm nay mà con không thích không?” hay “Con có bao giờ thấy sợ cô giúp việc không?” Nếu con bạn có thói quen kể với bạn những điều khiến bé không thoải mái, sẽ có nhiều khả năng trẻ sẽ nói với bạn khi có điều bất thường xảy ra.

“Trẻ nghĩ vì mình đã làm sai điều gì đó nên mới bị ngược đãi nên trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ im lặng.”, Baxter cho biết.

Nếu con bạn không giỏi giao tiếp, việc xác định bé có bị ngược đãi hay không sẽ trở nên rất khó khăn. Điều bạn có thể làm là quan sát cẩn thận hơn những dấu hiệu bất bình thường.

200286658-001

Những dấu hiệu của trẻ:

Đã bị ngược đãi về thể chất

• Khóc và làm loạn khi phải đến trường hay đi đến địa điểm nào đó, cảm thấy hoảng loạn khi người trông trẻ hay những người lớn khác đến gần.

• Về nhà với vết bầm tím, trầy xước, bỏng, gãy xương, vết cắt, vết cắn, hoặc các chấn thương khác trên người mà không một lời giải thích. Những vết thương xuất hiện lặp đi lặp lại cũng là dấu hiệu đáng báo động.

Đã bị ngược đãi về tinh thần

• Có những hành động bất thường như lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, hay tức giận hoặc hay chán nản. Những trẻ bị ngược đãi thường có những biểu hiện thái quá: Một trẻ bình thường hay ra ngoài chơi và thường chủ động nay lại trở nên khép kín và bị động; trước thường hòa nhã, dễ gần lại tự nhiên trở nên bướng bỉnh…

• Trở nên ít nói hoặc gần như không giao tiếp với mọi người, hoặc có những biểu hiện của sự rối loạn trong cách sắp xếp từ ngữ như nói lắp.

• Thường hay phàn nàn về đau đầu hay đau bụng hoặc trở nên chán ăn mà không có dấu hiệu của bệnh về thể chất.

• Trẻ hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình lúc nửa đêm rồi ngồi khóc.

Đã bị quấy rối tình dục

• Trẻ bị đau, ngứa, chảy máu, hoặc bầm tím trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

• Cảm thấy khó khăn khi đi hoặc ngồi có thể bởi vì sự đau đớn ở bộ phận sinh dục.

• Từ chối cởi áo khoác hay áo len dài tay, kể cả vào những ngày rất nóng, hoặc khăng khăng mặc nhiều đồ lót.

Theo Giadinh.net.vn

Pico đón đoàn kiểm tra “Tháng Hành động vì quyền người tiêu dùng”

Sáng ngày 27/3/2013, đoàn công tác của Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã có buổi kiểm tra và làm việc tại hệ thống siêu thị điện máy Pico về các hoạt động triển khai thực hiện chương trình “Hành động vì người tiêu dùng năm 2013”.

Đoàn công tác đã đi thăm và kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc các chương trình ưu đãi của Pico dành cho khách hàng trong “Tháng Hành động vì người tiêu dùng” theo đúng những cam kết mà Pico đã đăng ký với Sở Công Thương. Cũng trong buổi làm việc này, đại diện siêu thị Pico đã báo cáo lãnh đạo Sở Công Thương về kết quả thực hiện chương trình từ đầu tháng 3/2013 tới nay, bao gồm tổng kết về doanh thu, lượng khách hàng đến với siêu thị, các trường hợp khiếu nại của khách hàng trong tháng, các hoạt động giảm giá, tặng quà, tuyên truyền phổ biến cho khách hàng về luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội và đại diện các đơn vị báo chí nghe đại diện Pico báo cáo kết quả thực hiện (Ảnh do Pico cung cấp)

Bên cạnh đó, Pico cũng đưa ra kế hoạch thực hiện các chương trình vì người tiêu dùng trong tuần lễ cuối cùng của chương trình, kéo dài từ ngày 29/3 đến hết ngày 4/4/2013. Theo đó, Pico tiếp tục đảm bảo các ưu đãi dành cho khách hàng như: vận chuyển miễn phí 100km, bảo dưỡng miễn phí điều hòa, tăng thời gian đổi hàng lên tới 30 ngày, nhận bảo hành laptop tại nhà, tặng thêm 1 năm bảo hành…..

Một số sản phẩm giảm giá đặc biệt trong thời gian diễn ra chương trình:

Ngoài ra, Pico cũng kết hợp cùng ngân hàng Vietinbank và ngân hàng ANZ để đem lại quyền lợi tối đa cho khách hàng. Với khách hàng là chủ thẻ Vietinbank, vào các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật của năm 2013, khách hàng sẽ được giảm giá thêm 5% khi thanh toán qua thẻ Vietinbank tại hệ thống siêu thị Pico. Với khách hàng là chủ thẻ tín dụng ANZ, trong thời gian từ ngày 15/3 đến 15/6/2013, khách hàng có thể mua trả góp các sản phẩm tại hệ thống siêu thị điện máy Pico với lãi suất 0% theo kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.

Chi tiết thông tin quý khách hàng có thể tham khảo tại địa chỉ website: www.pico.vn

Quy Nhơn bé trai bị cha ruột bạo hành

Ngày 20.3, Công an P.Trần Phú (Quy Nhơn, Bình Định) cho biết đang hoàn tất hồ sơ báo cáo Công an TP.Quy Nhơn điều tra, xử lý hình sự đối với ông Nguyễn Văn Báu (47 tuổi, ở KV.4, P.Trần Phú) về hành vi ngược đãi con ruột là cháu Nguyễn Thế Bảo (7 tuổi, học lớp 1).

Bà Trần Thị Hiền (31 tuổi, vợ cũ của ông Báu) cho biết ông Báu và bà Hiền sống với nhau như vợ chồng từ năm 2005 nhưng không đăng ký kết hôn. Bà lần lượt sinh 2 con là Nguyễn Thế Bảo và Nguyễn Thế Anh (6 tuổi). Do thường xuyên bị ông Báu đánh đập nên sau đó bà đã chia tay ông. Bảo sống với ba, còn Anh theo mẹ. Hơn 3 năm qua, Bảo thường xuyên bị nhốt trong nhà, không được tiếp xúc với ai, kể cả mẹ. Do cuộc sống khép kín của ông Báu nên việc cháu Bảo bị đánh đập không ai biết. Theo cô Nguyễn Thị Lan, cô giáo của Bảo tại Trường tiểu học Trần Phú, vào tháng 11.2012, thấy trên mặt và 2 tay Bảo có nhiều vết bầm nên gặng hỏi thì biết Bảo bị ba đánh. Sáng 19.3, cháu Bảo đến lớp trên người bị nhiều vết bầm, trầy xước, môi bị dập... Trưa hôm đó, bà Hiền đến trường thăm và thấy vậy nên đã dẫn con đến Công an P.Trần Phú báo cáo.

be trai bi cha bao hanh
Khắp người cháu Bảo đều có vết đánh - Ảnh: Bảo văn

Tại trụ sở Công an P.Trần Phú, ông Báu thừa nhận vào tối 19.3 khi hỏi sáng mai thi môn gì thì Bảo ấp úng nên đã bắt con nằm úp mặt xuống đất dùng thanh gỗ dài đánh lên chân và lưng, mặt và dùng chân đạp khắp người Bảo. Trước đó, ông Báu đã 2 lần đánh cháu Bảo như thế. Theo chẩn đoán của các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, cháu Bảo bị đa chấn thương và phải nhập viện để chăm sóc điều trị tại Khoa Thần kinh - Cột sống.

(Theo TNO)

Nên làm gì khi chồng đánh vợ?

(Webtretho) Là vợ chồng không thể tránh những lúc mâu thuẫn, lời qua tiếng lại hay thậm chí có những xô xát nhau. Tuy nhiên cả hai cần biết những giới hạn để tránh xung đột lớn xảy ra, và người phụ nữ cần có những phản ứng mạnh mẽ để bảo vệ mình nếu có tình trạng bạo hành xảy ra trong gia đình.

Bạn sẽ làm gì, hoặc có lời khuyên gì cho những người vợ bị chồng đánh? Hãy chia sẻ cùng các thành viên Webtretho tại đây nhé!

(Ảnh: Internet)

 

Cà Mau: Bé trai 16 tháng tuổi tử vong do bị bạo hành

Trưa 25-6, tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau phối hợp cùng công an tỉnh giải cứu cháu Nguyễn Thúy Vy (3 tuổi, ngụ khóm 6, phường 6, TP Cà Mau) thoát khỏi sự bạo hành của gia đình phía bên nội.

Tối cùng ngày, ông Nguyễn Tuấn Sinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau, đã làm thủ tục chuyển viện khẩn cấp cho cháu Vy sang điều trị tại Bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, sau đó, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, cháu Vy đã được đưa trở lại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau để điều trị những vết thương do bị đánh. “Sở LĐ-TB-XH sẽ lo mọi chi phí cho cháu Vy điều trị” – ông Sinh cho biết.


Ông Nguyễn Tuấn Sinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau,
thăm hỏi cháu Nguyễn Thúy Vy tại bệnh viện.

Cháu Vy là một trong 3 người con của anh Nguyễn Dương Hoàng Anh (32 tuổi) và chị Nguyễn Thị Đẹp (34 tuổi, ngụ huyện Thới Bình – Cà Mau). Hơn 4 tháng nay, chị Đẹp đã trốn khỏi nhà vì không chịu nổi đòn roi của gia đình chồng, để lại 3 đứa con nhỏ sống cùng cha và bà nội.

Thời gian gần đây, cháu Vy và em trai là Nguyễn Trọng Nhân (16 tháng tuổi) thường bị cha, bà nội và một số cô ruột đánh đập rất tàn nhẫn. Những người hàng xóm cho biết đêm 18-6, cháu Nhân bị đánh rất dã man. Rạng sáng hôm sau, cháu được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau nhưng đã tử vong.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chị Đẹp nói trong nước mắt: “Suốt mấy năm chung sống, tôi thường xuyên bị chồng tôi đánh đập, đôi khi còn bị gia đình chồng bỏ đói. Sau khi trốn khỏi nhà, tôi đến Bình Dương làm công nhân, đâu ngờ các con phải chịu hậu quả”.

Ngày hay tin cháu Nhân chết, chị Đẹp về xin được nhìn mặt con lần cuối nhưng gia đình chồng không cho mà còn đuổi đánh. “Mấy ngày trước, nghe hàng xóm nói bé Vy bị đánh phải nhập viện, tôi vào thăm cũng bị đuổi đánh, thậm chí Hoàng Anh còn cầm dao đòi đâm tôi…” – chị Đẹp bức xúc.

(Theo WPn)

Trẻ bị bạo hành có nguy cơ bị lão hóa sớm

Những trẻ từng trải qua nạn bạo hành hay bị bắt nạt có thể gặp nguy cơ ADN bị tổn hại, dẫn đến già trước tuổi từ 7-10 năm so với các bạn cùng trang lứa.

Tập thể dục có thể giúp các điểm cuối của nhiễm sắc thể ở trẻ bị bạo hành kéo dài -
Ảnh: Topnews.in

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học gien và chính sách (Mỹ) đo tuổi thọ tế bào của trẻ em bằng cách nghiên cứu các điểm cuối của nhiễm sắc thể, còn được gọi là telomeres, theo báo USA Today.

Telomeres là những chuỗi ADN đặc biệt hoạt động giống như những đầu nhựa của dây giày, ngăn ADN trong các nhiễm sắc thể không bị tách ra. Telomeres càng ngày càng ngắn mỗi khi một tế bào phân chia, cho đến khi tế bào không thể phân chia được nữa và chết đi.

Nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng các telomeres bị rút ngắn có thể do nhiều yếu tố, như hút thuốc, nhiễm xạ và một số căng thẳng tâm lý.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia kiểm tra xem liệu việc trải qua bạo lực có khiến các telomeres của trẻ bị rút ngắn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa hay không.

Theo đó, giới nghiên cứu đã phỏng vấn các bà mẹ của 236 trẻ ở độ tuổi 5, 7 và 10 về việc liệu các con của họ có chịu cảnh bạo hành gia đình, bị đánh đập hay bị bắt nạt. Sau đó, họ đo telomeres của những đứa trẻ này.

Kết quả cho thấy những đứa trẻ hứng chịu ít nhất hai loại bạo lực có telomeres bị rút ngắn nhanh hơn.

Nếu không được điều chỉnh kịp thời, những đứa trẻ này có nguy cơ mắc bệnh tim và mất trí nhớ sớm hơn từ 7 – 10 năm so với các bạn cùng trang lứa.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong một số trường hợp ở trẻ bị bạo hành, telomeres có thể kéo dài ra nhờ vào việc trẻ được cấp dinh dưỡng tốt hơn, tập thể dục và giảm căng thẳng.

(Theo Thanhnien)

Hãi hùng chồng… bạo dâm

Sợ chồng như sợ cọp, sợ bóng đêm và sợ cả khi trời tối phải miễn cưỡng bước vào phòng ngủ của chính mình… Đó chính là nỗi niềm của những phụ nữ đau đớn bị chồng bạo dâm.

Nỗi sợ hãi khi cửa phòng ngủ khép lại

Gần 2h sáng, tư vấn viên tâm lý N.H.A của Tổng đài tư vấn 1900… giật mình khi nghe tiếng chuông điện thoại reo. Mắt nhắm mắt mở, chị H.A đưa tay vồ lấy điện thoại bàn. Vừa nhấc máy lên thì chị đã nghe ở đầu dây bên kia tiếng một phụ nữ hốt hoảng khóc trong thổn thức. Sau câu nói trấn an tâm lý của tư vấn viên có hơn mười năm kinh nghiệm là tiếng thổn thức của chị phụ nữ bắt đầu vào chuyện.

Chị kể, chồng chị là bộ đội, cứ mỗi lần anh ở đơn vị về là y như rằng chị bị anh “yêu bạo” khủng khiếp. Suốt cả đêm, để bù đắp cho những ngày tháng “nhịn sex” vì xa vợ, anh bắt chị quan hệ tình dục suốt đêm cho đến sáng với đủ các kiểu tư thế mà anh thích. Chưa thỏa mãn, chưa được “lên đỉnh” tột độ, anh còn dùng dây thừng trói chân trói tay chị. Những lúc ấy, chị chẳng khác gì một nô lệ tình dục không hơn không kém của chồng. Đôi khi chị bị kiệt sức và đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Nhiều lần chị ngất lịm đi trong khi chồng chị cứ như một con mãnh thú lao vào chị mà không cần để ý xem chị thế nào.

Mặc dù sống cùng nhà với bố mẹ chồng, nhưng bố mẹ chồng chị chẳng bao giờ biết được điều ấy. Vì bố mẹ chồng thì ở tầng trệt còn 2 vợ chồng chị ở trên tầng 2. Mỗi lần từ đơn vị về nhà, ăn cơm tối xong là anh đòi lên phòng để “yêu”. Khi yêu, cảm giác thích thú và lên đỉnh với chị đâu chả thấy. Chỉ thấy sau mỗi lần bị chồng “độc diễn” áp dụng các kiểu yêu quái gở và bạo lực, chị sợ chồng như sợ cọp. Nhưng vì ngại là chuyện kín, vì sợ bị bẽ mặt với người thân, bạn bè nên chị cắn răng chịu đựng mà không dám nói hay chia sẻ với bất cứ ai.


Sau mỗi lần bị chồng “độc diễn” áp dụng các kiểu yêu quái gở và bạo lực, chị sợ chồng như sợ cọp. (Ảnh MH)

Đỉnh điểm nhất là sau thời gian chị sinh em bé. Những tưởng có con nhỏ sẽ là cái cớ hợp tình hợp lý nhất để chị tránh phải gần gũi chồng. Không ngờ, những ngày bị bỏ đói sau tháng kiêng cữ càng thôi thúc chồng chị “yêu” thô bạo hơn. Anh thích nhìn chị phải đau đớn quằn quại thì khi ấy anh mới có thêm khoái cảm mà “hành sự”. Mùa đông rét buốt căm căm, anh vẫn bắt chị lột hết quần áo nằm dưới sàn đá lạnh. Chị lạnh buốt, la hét, van xin thì anh càng khoái trí và lên đỉnh mặc cho con khóc ngằn ngặt ở giường đòi chị cho bú. Anh chỉ buông tha cho chị và lăn ra ngủ khi đã được no xôi chán chè. Và đêm nay khi vừa bị chồng yêu quá thô bạo, chị hoảng loạn đã gọi cho tư vấn viên lần đầu tiên để chia sẻ và mong tìm một lối thoát tốt nhất cho bản thân hiện giờ.

Nhắc về chuyện bạo dâm của các cặp vợ chồng hiện nay, tư vấn viên tâm lý N.H.A cũng cho biết, cách đây chưa lâu, một giáo viên cấp II ở Thái Nguyên cũng thống thiết gọi điện về tổng đài tâm sự. Chị giáo viên ấy có chồng rất hay ghen tuông vô cớ nên lúc nào anh cũng nghi ngờ vợ ngoại tình. Dù cả hai đều là công chức, đều là những trí thức mẫu mực vậy mà chồng chị không đêm nào lại không yêu một cách điên dại. Nhiều lần được yêu mà chị chảy hết cả máu mồn máu mũi vì anh cứ chồm lên hôn hít và cắn vào mặt chị như một con thú hoang.

Nhiều lần chồng chị còn tự đi tìm mua thuốc kích dục và thuốc giảm đau ở phòng khám gần nhà và bắt chị uống. Chị nhất định từ chối không uống nhưng chồng chị thì cứ uống những viên thuốc tăng cường khả năng đàn ông ấy. Và những tối đó, chị đã phải nhiều lần hét lên trong đau đớn tột cùng. Chưa thỏa mãn thói cuồng dâm của mình, chồng chị còn cắn nham nhở vào ngực, cánh tay và quan hệ một cách thô bạo.

Đáng sợ hơn phải kể tới những trường hợp của người vợ trẻ 25 tuổi Hương Ly (Hàng Bài, Hà Nội). Ban ngày, chồng chị vẫn là người đàn ông “chẳng đến nỗi”, yêu chiều vợ hết lòng. Thế mà đêm đến, chồng chị tự bao giờ lại biến thành con quỷ dữ cứ liên tục đòi “yêu”. Dù đã mang bầu ở tháng thứ 7, khi đưa vợ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chính bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên những tháng cuối thai kỳ hạn chế chuyện vợ chồng hoặc nên tiến hành nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bị đẻ non. Nhưng chồng chị cứ thản nhiên như không, mặc cho chị ra sức khuyên can. Mỗi lúc muốn yêu vợ, chồng chị như lại biến thành con quỷ, lại lao vào chị, giật phăng quần, xé rách áo và lại gầm rú những câu tục tĩu…mặc cho chị bầu bí khó chịu và lo lắng cho em bé. Cứ thế, những tháng thai kỳ của chị chẳng còn là mật ngọt. Mỗi lần ân ái xong, chị co rúm người ngồi một góc. Đau đớn tủi nhục thì ít mà chị chỉ lo chẳng may con bị đẻ non, nhiễm trùng….

Lời khuyên tránh bạo dâm từ chuyên gia

Theo tư vấn viên Nguyễn Thị Mai Anh (Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh) thì: Bạo dâm thường dùng để mô tả một hoạt động tình dục quái đản có đặc tính tàn bạo, hung ác hoàn toàn xa lạ với một giao hợp nam nữ bình thường. Nó được xem như một biểu hiện bệnh hoạn, đồi trụy, một sự lệch lạc tình dục, một dạng bệnh tâm thần. Người mắc chứng bạo dâm được định nghĩa như người chỉ tìm thấy khoái lạc, cực khoái tình dục khi hành hạ hoặc phải làm cho đối tượng phải đau đớn, khổ sở trong khi hành lạc.


Mỗi lúc muốn yêu vợ, chồng chị lại biến thành con quỷ, giật phăng quần, xé rách áo và
lại gầm rú những câu tục tĩu…mặc cho chị bầu bí khó chịu và lo lắng cho em bé. (Ảnh MH)

Chị Mai Anh cũng cho biết: Thực tế cũng chưa tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh bạo dâm. Nhưng rõ ràng sự ảnh hưởng từ môi trường giáo dục, gia đình, bạn bè trong quá trình hình thành nhân cách, sự thiếu hiểu biết về văn hóa phòng the và đặc biệt sự lệch lạc về mặt nhận thức là những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của những người chồng bạo dâm.

Để tránh bạo dâm, tư vấn viên Mai Anh chia sẻ: Với những người phụ nữ khi không may gặp phải “đối tác” như vậy tuyệt đối phải tìm cách tự giải phóng mình, không được giữ tư tưởng “xấu chàng hổ ai” để cam chịu. Việc cam chịu như vậy sẽ khiến những người chồng bạo dâm không biết sai trái của mình và có những hành động ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nạn nhân.

Với lại, những chị em khi bắt đầu thấy chồng có những biểu hiện của bạo dâm thì phải có giải pháp điều chỉnh ngay. Thời gian đầu có thể nhẹ nhàng trao đổi với chồng. Nếu chiều hướng càng xấu đi thì phải coi đây là tình trạng bạo hành và cần có sự giúp đỡ của những người khác như gia đình, bác sĩ hay các tổ chức xã hội… Chỉ khi có những hành động kiên quyết như vậy thì chị em phụ nữ mới được sống trong môi trường an toàn và bình đẳng.

(Theo AF)