Lưu trữ cho từ khóa: băng huyết

Đề phòng sinh non, sảy thai do u xơ tử cung

Mặc dù đa số u xơ tử cung (UXTC) là u lành tính nhưng người bệnh cần hết sức đề phòng vì có thể bị sinh non, sảy thai, suy thai… nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng UXTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh, gây chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, UXTC có thể làm sảy thai liên tiếp do kích thích nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai và nhau thai bất thường (nhau tiền đạo), gây kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. Khi sổ nhau, sản phụ có UXTC dễ băng huyết do sót nhau hoặc tử cung co hồi kém. 

(Ảnh do Nga Phụ Khang cung cấp)

Đặc biệt, UXTC còn có khả năng gây tử vong cho thai nhi (thai chết lưu). Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết luận: tỷ lệ thai nhi tử vong ở những phụ nữ mắc UXTC cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ bình thường. Vì vậy, những thai phụ có UXTC cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Trước những nguy cơ của UXTC, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, trong đó nổi bật là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Nga Phụ Khang với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng… có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng của UXTC, tạo cơ hội cho chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Do những ảnh hưởng của khối u đến thai nhi nên bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi dự định mang thai bằng việc sử dụng Nga Phụ Khang hàng ngày, kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ; nếu phát hiện UXTC khi đã mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Nga Phụ Khang dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên

Nga Phụ Khang có thành phần chính là Trinh nữ hoàng cung phối hợp với các dược liệu quý khác, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị UXTC, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… mà không gây tác dụng phụ. Tại Mỹ, Nga Phụ Khang được sử dụng hơn 10 năm qua với tên gọi Healthy Prostate & Ovary (HPO) cho các trường hợp bị những bệnh về buồng trứng, tử cung. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống Nga Phụ Khang 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 2-3 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Băng huyết kéo dài do dùng ích mẫu phá thai

 

Chị Nguyễn Thị Dương (Hải Dương) phải nhập viện do tình trạng băng huyết kéo dài. Dương hiện đang là sinh viên nhưng sống chung với bạn trai nên có thai ngoài ý muốn. Ngại tới bệnh viện vì sợ nhiều người biết, và cũng sợ đau khi nạo phá thái ở ngoài. Dương nghĩ mới chậm kinh 1 tuần có thể dùng cao ích mẫu liều cao uống sẽ gây sảy thai. Vậy là mỗi ngày cô dùng 2 chai cao ích mẫu, 2 ngày sau cô bị ra huyết nhiều phải vào viện điều trị.

Lời bàn: Lương Y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường cho rằng, ích mẫu dùng để điều kinh và chống chỉ định cho người có thai. Chính vì điều này, nhiều bạn trẻ lỡ có thai đã dùng cao ích mẫu để phá thai.

Với liều cao, ích mẫu có thể gây sảy thai, tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm, nó có thể gây rong kinh hoặc băng huyết kéo dài. Vì vậy nên dùng các biện pháp tránh thai để quan hệ tình dục an toàn hoặc khi đã lỡ phải tới các cơ sở y tế.

(Theo Bee)

 

Nữ sinh bị băng huyết vì dùng cao ích mẫu phá thai

Chị Nguyễn Thị Dương (Hải Dương) phải nhập viện do tình trạng băng huyết kéo dài sau khi phá thai bằng uống cao ích mẫu.

Dương hiện đang là sinh viên nhưng sống chung với bạn trai nên có thai ngoài ý muốn. Ngại tới bệnh viện vì sợ nhiều người biết, và cũng sợ đau khi nạo phá thái ở ngoài.

Dương nghĩ mới chậm kinh 1 tuần có thể dùng cao ích mẫu liều cao uống sẽ gây sảy thai. Vậy là mỗi ngày cô dùng 2 chai cao ích mẫu, 2 ngày sau cô bị ra huyết nhiều phải vào viện điều trị.

Lời bàn: Lương Y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường cho rằng, ích mẫu dùng để điều kinh và chống chỉ định cho người có thai. Chính vì điều này, nhiều bạn trẻ lỡ có thai đã dùng cao ích mẫu để phá thai.

Với liều cao, ích mẫu có thể gây sảy thai, tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm, nó có thể gây rong kinh hoặc băng huyết kéo dài. Vì vậy nên dùng các biện pháp tránh thai để quan hệ tình dục an toàn hoặc khi đã lỡ phải tới các cơ sở y tế.

(Theo Kiến thức)

Cần Thơ: Cứu sống sản phụ nhau bong non thể nặng

 

Khoảng 1 giờ 30 sáng 13.9, sản phụ N.T.N.D (29 tuổi, mang thai lần hai đã 39 tuần, ngụ thị trấn Long Mỹ, H.Long Mỹ, Hậu Giang) được đưa đến Bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu (TP.Cần Thơ) trong tình trạng đau bụng dữ dội, tử cung gò cứng liên tục, âm đạo xuất nhiều huyết.

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định sản phụ suy thai cấp, nhau bong non thể nặng, phải phẫu thuật cấp cứu mới hy vọng giữ được tính mạng mẹ và thai nhi.

Ca mổ tiến hành ngay sau đó đã bắt ra bé gái nặng 3,3 kg trong tình trạng ngưng thở, tím toàn thân. Thai nhi được đặt nội khí quản, hồi sức tích cực, sau 5 phút thì khóc được.

Đến chiều cùng ngày, sức khỏe hai mẹ con sản phụ ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Duy Linh (Bệnh viện phụ sản quốc tế Phương Châu), trưởng ca trực, cho biết đây là một ca tai biến sản khoa khó, ít gặp.

Trường hợp này nếu xử lý chậm thì sản phụ sẽ bị băng huyết, rối loạn đông máu và có thể tử vong cả mẹ lẫn con.

(Theo Thanhnien)

 

Triệu chứng băng huyết sau sinh

Băng huyết là gì? Nguyên nhân là do kỹ thuật, bác sĩ, hộ sinh hay nguyên nhân nào khác, triệu chứng xảy ra như thế nào và hướng giải quyết?

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500 ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.

Các yếu tố thuận lợi và nguyên nhân của băng huyết sau sinh:

1. Đờ tử cung (nghĩa là tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã ra): là nguyên nhân thường gặp nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến đờ tử cung gồm :

- Chất lượng cơ tử cung kém: do sinh nhiều lần, do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng

- Tử cung quá căng: do đa thai, đa ối, con to

- Chuyển dạ kéo dài, giục sanh lâu với oxytocin hoặc chuyển dạ quá nhanh do cơn gò cường tính.

- Nhiễm trùng ối

- Thai phụ bị suy nhược, thiếu máu

- Gây mê sâu

2. Bất thường của bánh nhau:

- Diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai

- Nhau bám bất thường: nếu nhau bám thấp, cấu trúc lớp cơ vùng đoạn dưới chỉ gồm 2 lớp nên thu hồi không tốt, hơn nữa nhau có khuynh hướng ăn sâu vào lớp cơ tử cung làm nhau bong không hoàn toàn dẫn tới chảy máu nhiều.

3. Tổn thương đường sinh dục:

- Vỡ tử cung, rách cổ tử cung và âm đạo có thể xảy ra trong các trường hợp sinh thường. Tuy nhiên, các biến chứng này thường gặp hơn trong những trường hợp sinh khó, sinh thủ thuật.

- Những trường hợp sinh nhanh, sinh rớt cũng dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

4. Rối loạn đông máu:

- Rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp: nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng, thuyên tắc ối, hội chứng HELLP…

Triệu chứng:

- Tổng trạng mất máu: da xanh niêm nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm

- Chảy máu từ âm đạo, cố tử cung, tử cung

- Tử cung mềm nhão, tăng thể tích.

Hướng xử trí:

- Hồi sức tích cực, truyền máu bồi hoàn máu mất. Điều chỉnh các rối loạn đông cầm máu nếu có.

- Đảm bảo tử cung co hồi và gò tốt: lòng tử cung sạch (không còn nhau), xoa đáy tử cung, sử dụng các thuốc giúp tử cung gò tốt.

- Kiểm tra tử cung, cổ tử cung, âm đạo phát hiệc các vị trí tổn thương và khâu cầm máu

- Khi các bước điều trị nội khoa thất bại, cần can thiệp phẫu thuật. Để cứu người mẹ, thậm chí có thể phải cắt tử cung.

(Theo Sức khỏe sinh sản)

Thai phụ cẩn thận với biến chứng băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa rất thường gặp.

Tại buổi sinh hoạt thường niên của Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh (TP.HCM) mới đây, báo cáo của các bác sĩ cho biết, những yếu tố nguy cơ trong thai kỳ dễ dẫn đến băng huyết sau sinh (BHSS) được ghi nhận trên thế giới đó là: thai phụ càng lớn tuổi thì nguy cơ bị BHSS càng cao; người châu Á có nguy cơ BHSS cao; thai phụ béo phì có nguy cơ bị chảy máu trong và sau sinh cao hơn người thể tạng bình thường; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần; có bệnh lý tiểu đường; thai quá ngày (thai quá 42 tuần tuổi); thai phụ có bệnh lý u xơ tử cung; những người lần đầu sinh bị BHSS thì nguy cơ bị BHSS ở lần sinh thứ 2 tăng gấp 2,2 lần, nhất là những người sinh mổ.

Riêng khảo sát của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) trên 69 trường hợp bị BHSS, và 138 trường hợp không bị BHSS đã ghi nhận như sau: không tìm thấy mối liên hệ giữa BHSS với hầu hết các yếu tố nguy cơ như: tuổi mẹ, tuổi thai, số lần sinh con, tiền căn mổ lấy thai, nhau bong non, song thai, hay chuyển dạ kéo dài. Nhưng, ghi nhận được là, với những thai phụ có em bé nặng từ trên 3,5 – 4 kg thì có nguy cơ bị BHSS cao gấp 9,4 lần so với những thai phụ có con nặng từ 3 – 3,5 kg. Riêng những thai phụ có con cân nặng trên 4 kg thì nguy cơ bị BHSS cao gấp 9,7 lần so với thai phụ có con nặng từ 3 kg – 3,5 kg.

Theo các nhà chuyên môn, y văn thế giới ghi nhận, chảy máu từ diện nhau bám là nguyên nhân gây BHSS nhiều nhất (chiếm 70% số trường hợp); kế đến là chấn thương đường sinh dục (chiếm 20%); còn các trường hợp sót nhau và rối loạn đông máu chiếm tỷ lệ thấp.

(Theo Khoemoingay)

Những Biến Chứng Thai Kỳ Thuộc Nhóm “Nguy Cơ Cao”

Không phải tất cả mọi ca mang thai đều xuôi chèo mát mái. Một số ca cần được theo dõi chặt chẽ. Nhiều phụ nữ trải qua thai kỳ chỉ bị buồn nôn, ợ nóng hoặc sưng mắt cá chân. Đối với một số khác thì không đơn giản như thế. Một ca mang thai nguy cơ cao nghĩa là mẹ và em bé nhiều khả năng gặp phải những vấn đề về sức khỏe.


Đừng tự chẩn đoán bệnh cho mình, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy khó chịu - Ảnh: Inmagine

Phụ nữ trên 35 tuổi thường nghiễm nhiên được coi là “có nguy cơ cao” do tuổi tác làm tăng nguy cơ gặp biến chứng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Do các triệu chứng của biến chứng thường khá giống các tác dụng phụ vô hại của một thai kỳ bình thường, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh (các bà mẹ nên tránh xa Google!) Hãy nhớ: mọi phụ nữ đều khác nhau, do đó hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa hay sản khoa về trường hợp của riêng bạn.

Dưới đây là những thông tin cơ bản về các dạng thai sản nguy cơ cao thường gặp.

Tiểu Đường Thai Kỳ

Bệnh này là gì? Một dạng bệnh tiểu đường tạm thời xuất hiện trong thời gian mang thai, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai. Máu của bạn c nồng độ glucose (đường) cao, nhưng cơ thể của bạn lại không tạo ra đủ insulin để chuyển đổi nó thành dạng lưu trữ. Lượng insulin thiếu hụt có thể do nhau thai sản xuất các hormone thai kỳ làm ngăn chặn tác dụng của insulin. Theo Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ, khoảng 5% phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Những ai có nguy cơ? Phụ nữ trên 35, thừa cân hoặc béo phì, người hút thuốc lá, người trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường khởi phát muộn, phụ nữ đã có nhiều con trước đó, có thai nhi lớn (trên 4kg) hoặc những người trước đây đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai.

Mối nguy hiểm? Sự tăng trưởng của bé có thể bị ảnh hưởng – bé có nguy cơ phát triển quá lớn, sinh ra với lượng đường trong máu thấp, bị vàng da hoặc khó thở và cần được cung cấp oxy. Các bà mẹ có thể bị bệnh tiền sản giật, và nếu em bé quá lớn sẽ phải sinh mổ.


Ảnh: Inmagine

Triệu chứng? Có đường trong nước tiểu của bạn (đây là lý do tại sao bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm nước tiểu thường xuyên). Khát, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Xét nghiệm máu – bao gồm kiểm tra đường huyết và xét nghiệm dung nạp glucose – được dùng làm căn cứ để chẩn đoán.

Bạn có thể làm gì? Tập thể dục và ăn uống đúng cách có thể giúp kiểm soát đáng kể bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nên đi khám ở một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một chuyên gia bệnh tiểu đường. Ở nhà, nồng độ đường trong máu có thể được theo dõi bằng phương pháp chích ngón tay đơn giản. Bạn có thể cần tiêm insulin. Hãy chuẩn bị tinh thần làm thêm nhiều xét nghiệm để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé – nếu thai nhi phát triển quá lớn, bạn có thể cần phải sinh sớm một hoặc hai tuần.

Nhau Tiền Đạo

Bệnh này là gì? Nhau thai nằm ở vị trí thấp, nằm sát và che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung – đường ra của bé. Theo Sở Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh, nhau tiền đạo xảy ra ở khoảng 1-2% ca sinh.

Những ai có nguy cơ? Những người đã từng phẫu thuật tử cung, bao gồm cả phẫu thuật nong và nạo tử cung (phẫu thuật khá phổ biến ở phụ nữ được chỉ định khi kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc nạo phá tha) và mổ bắt con, để lại sẹo trên thành tử cung, các bà mẹ lớn tuổi, hút thuốc, những người mang đa thai, những người đã từng bị nhau tiền đạo trước đây.


Ảnh: Inmagine

Mối nguy hiểm? Sự tăng trưởng của bé có thể bị hạn chế, bé có khả năng phải ra đời sớm. Nếu nhau thai chặn đường cổ tử cung, cần phải mổ bắt con. Nếu bị băng huyết nặng, sản phụ cần phải được mổ khẩn cấp. Nhau tiền đạo gây nhiều nguy cơ xuất huyết hậu sản đe dọa tính mạng – có thể cần truyền máu.

Triệu chứng? Chảy máu âm đạo không đau, lặp đi lặp lại từ giữa đến cuối thai kỳ, các cơn co thắt sớm, em bé nằm sai vị trí (không thể “rơi” xuống khung chậu). Siêu âm có thể phát hiện ra nhau tiền đạo.

Bạn có thể làm gì? Nhau thai thường di chuyển lên phía trên tử cung trong thời kỳ mang thai, do đó, ở giai đoạn ban đầu nhau tiền đạo thường không được coi là vấn đề. Sau đó thì sẽ cần thiết phải can thiệp. Các bác sĩ thường khuyên thai phụ nghỉ ngơi tại giường, thường là ở bệnh viện, để ngăn chặn mẹ làm việc quá sức và em bé ra đời quá sớm. Nếu bị băng huyết nặng trước 34 tuần, steroid có thể được tiêm vào để tăng tốc độ phát triển phổi của em bé.

(Còn tiếp)

Meo.vn (Theo Mẹo)

Cổ tử cung không mở

Thường thì đến cận giờ sinh, cổ tử cung của thai phụ sẽ mở trọn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tử cung không thể mở, gây nhiều trở ngại cho cuộc “vượt cạn”.

Nguyên nhân

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà (Trưởng khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM),  thường thì khi thai đủ trưởng thành, dưới ảnh hưởng nội tiết sẽ xuất hiện cơn gò tử cung, từ đó gây xóa mở cổ tử cung. Cổ tử cung sẽ mở từ từ dần đến 10 cm (đã mở trọn) là lúc thai nhi được sinh ra. Quá trình chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn gồm xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau; trong đó thời gian sổ thai và sổ nhau không quá 60 phút.

Tử cung mở trọn, việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn - Ảnh: T.Tùng

Sở dĩ có hiện tượng cổ tử cung không mở là do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn cơn gò xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ - cơn gò tử cung yếu hoặc quá mạnh; cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư; sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung đều gây ra hiện tượng này.

“Cũng không loại trừ nguyên nhân xuất phát từ tâm lý sản phụ hay áp lực cuộc sống. Những trường hợp sản phụ quá lo lắng, căng thẳng thì có thể gây nên hiện tượng cổ tử cung không mở”, TS-BS Thu Hà cho biết.

Cách xử lý

Tình trạng cổ tử cung không mở gây nhiều khó khăn cho sản phụ, không chỉ làm trục trặc quá trình sinh tự nhiên mà còn làm chuyển dạ kéo dài, gây đau đớn nhiều hơn trong thời gian sản phụ sinh con. Ngoài ra, có nhiều trường hợp gây rối loạn cơn gò tử cung và nguy cơ băng huyết sau sinh nếu không can thiệp kịp thời.

TS-BS Thu Hà cho biết, khi gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ dùng nhiều phương pháp để giúp cổ tử cung mở như: tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung, hướng dẫn se đầu vú, cho thuốc tăng co bóp... Mức độ thành công từ những phương pháp này khá cao. Nhưng nếu các biện pháp trên vẫn không giúp tiến triển tốt thì sẽ mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

“Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của thai phụ kém hơn và nguy cơ bị tác động bởi nhiều yếu tố môi trường sống, công việc... rất cao. Vì vậy, để kịp thời phát hiện các bệnh tật lúc mang thai, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và thai nhi như tình trạng nói trên, các thai phụ cần đi khám thai định kỳ và tuân thủ lời dặn của bác sĩ trong cả quá trình mang thai. Ngoài ra, thai phụ cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan. Khi tinh thần ổn định, cơ thể khỏe mạnh thì thai nhi sẽ phát triển tốt và cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn”, TS-BS Thu Hà khuyên.

Meo.vn (Theo TNO)

Nỗi niềm sản phụ sinh 4 ở TP.HCM

Những giọt nước mắt lăn dài trên má nhưng trên môi vẫn nở nụ cười, sản phụ Lê Thị Việt Trinh (21 tuổi, ngụ Long Xuyên, An Giang) bày tỏ sự mãn nguyện đã có một lần sinh 4 đứa con sau hơn 2 năm chờ đợi.

Bên cạnh đó, nỗi lo âu về cuộc sống trong những ngày sắp tới khiến bà mẹ trẻ không sao ngăn được dòng lệ...

Lần đầu tiên mổ sinh 4

Sáng 24/8, khoa sản Bệnh viện nhân dân Gia Định (TP.HCM) tiếp nhận một sản phụ đang trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Qua hội chẩn, một bất ngờ đến với đội ngũ y bác sĩ tại đây, sản phụ có 4 thai nhi. Đây là lần đầu tiên tại bệnh viện và cũng đầu tiên tại TP.HCM có trường hợp sinh 4.

Tình huống được đặt ra cho các bác sĩ khoa sản, để sản phụ sinh tự nhiên hoặc can thiệp bằng phẫu thuật đưa các cháu bé ra ngoài.

Nếu sinh tự nhiên, ca đỡ sẽ kéo dài và nhiều nguy cơ xảy ra như thai nhi bị ngộp, đẻ ngược có thể gây di chứng về sau cho các bé, chưa kể đến trường hợp băng huyết đối với sản phụ.


Chị Việt Trinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Để an toàn cho cả mẹ và con, các bác sĩ tại đây đã quyết định phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật khẩn cấp được diễn ra ngay sau đó và kéo dài trong 45 phút với kết quả thành công mỹ mãn.

Cháu trai đầu tiên chào đời vào lúc 11h5 cân nặng 1,750kg. Hai phút sau, một bé gái nặng 1,1kg và cứ 2 phút tiếp theo sau đó 2 bé gái lần lượt được chào đời với 1,1kg và 1,650kg.

Cả 4 cháu sau đó đều được đưa vào phòng cách ly để chăm sóc đặc biệt vì sinh thiếu tháng.

Chị Bùi Thị Xuyên Thế Lang, nữ hộ sinh trưởng, người có mặt trong kíp mổ cho biết, đây là lần đầu tiên gặp một ca sinh 4 nên các bác sĩ trong bệnh viện tiến hành hội chẩn và đi đến kết quả phải mổ, bởi qua hình ảnh cho thấy 4 cháu nằm trong 3 bọc ối và quay ngược đầu.

Trong khi đó, tử cung của sản phụ đã mở. Sau khi có quyết định phẫu thuật, toàn khoa đã tập trung chuẩn bị khá tốt. Ca mổ tuy không phức tạp nhưng rất căng thẳng bởi bằng mọi cách tránh cho sản phụ bị băng huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ca mổ thành công. Mẹ tròn con vuông là niềm hạnh phúc lớn của những cán bộ nhân viên y tế phục vụ tại khoa sản.

Sức khỏe của chị Việt Trinh, người mẹ của 4 đứa con đang dần hồi phục. Các cháu đang có dấu hiệu tiến triển khả quan. Nếu không có gì thay đổi, chị sẽ được về nhà sau 5 ngày nằm viện.

Gánh nặng trên vai bà mẹ trẻ

Chiều 25/8, chúng tôi đến thăm chị Trinh tại bệnh viện. Nằm trên giường bệnh, chị không ngại ngần tâm sự về cuộc sống của mình.

Lập gia đình đã hơn 2 năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu mang thai, chị quyết định điều trị hiếm muộn tại An Giang. Chị được bác sĩ chích cho 2 mũi thuốc và thuốc uống.

Cứ như vậy, chị tái khám mỗi tuần. Đến tuần thứ 5 chị có dấu hiệu mang thai. Từ khi mang thai cho đến tháng thứ 3 đi siêu âm chị mới biết mình mang một lúc 3 thai nhi.

Vì quá ham con nên chị quyết định giữ lại tất cả, nhưng không ngờ đến tháng thứ 6 thì kết quả siêu âm cho biết chị có đến 4 đứa con trong bụng.

Bỏ không được vì thai đã lớn. Để thì không biết sẽ thế nào nên gia đình đã đưa chị lên TP.HCM để có thể kịp thời xử trí nếu có tình huống xấu xảy ra.

Ngày 22/8, chị đau bụng và đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ. Chị nói ngồi ở đây một ngày, từ sáng đến chiều mới khám được nhưng không được nhập viện. Chị được đưa về nhà người anh, đến sáng 24/8 lại đau bụng dữ dội nên người nhà mới đưa vào đây và sanh luôn.

Nhìn chị nằm trên giường bệnh, chúng tôi thật sự ái ngại. Theo lời chị kể, gia đình chị và gia đình chồng đều nghèo khó. Sống bằng nghề làm công, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống hết sức khó khăn.

Chồng chị hiện là công nhân của một xí nghiệp đông lạnh ở Long Xuyên (An Giang) với đồng lương chỉ vừa đủ cho hai chợ chồng dưa muối qua ngày.

Sinh 4 đứa con một lúc, chị cũng mừng nhưng băn khoăn vì cuộc sống, hoàn cảnh gia đình như thế làm sao có khả năng nuôi một lúc 4 đứa con.

Nhắc đến mối băn khoăn của mình, bỗng nhiên hai giọt nước mắt từ khóe mắt người mẹ trẻ trào ra. Chị nói: "Có con thì vui lắm, nhưng không biết làm sao đây. Thôi thì tới đâu hay tới đó...".

Được biết, sắp tới, theo lời chị Trinh, chị sẽ đưa các cháu về ở bên nhà chồng tại ấp Hòa Tây A, xã Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, An Giang chung sống.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Cây huyết dụ: Truyền thuyết và công dụng

Huyết dụ (Cordyline terminalis Kunth var.ferrea Bak.) thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae), có tên khác là huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, phất dũ, người Tày gọi là chổng đeng, tên Thái là co trướng lậu, tên Dao là quyền diên ái.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa như sau: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh ta thức dậy mổ lợn. Một hôm, sư cụ lên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng và xin sư cụ đánh chuông vào sáng hôm sau chậm hơn ngày thường. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên người đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Liền sau đó, anh ta thấy con lợn mình mua chiều qua định giết thịt sáng nay đẻ được 5 lợn con. Anh ta đi qua chùa được nghe sư cụ kể chuyện về giấc mộng, hối hận vì lâu nay bàn tay mình vấy máu, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang giữa sân chùa, cắm dao thề rằng xin giải nghệ từ nay. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá huyết dụ được dùng làm thuốc cầm máu chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết. Liều dùng hằng ngày: 16-30g lá tươi hoặc 8-16g lá phơi khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ 20g, cành tía tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một nhúm (đốt thành than). Trộn đều, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

Chữa đái ra máu: Lá huyết dụ 20g, rễ cây ráng, lá lấu, lá cây muối, lá tiết dê, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống.

Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.

Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ để tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.

Chữa bạch đới, khí hư: Lá huyết dụ tươi 30g, lá thuốc bỏng 20g, bạch đồng nữ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.  

DS. Đỗ Huy Bích (Theo Suckhoe&doisong)