Lưu trữ cho từ khóa: bán hạ chế

Bài thuốc trị Bốc hỏa

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bài 3:

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g,nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, haygiật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Bài thuốc khắc phục tình trạng “bốc hỏa”

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bán hạ.

Bài 3:

 

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g, nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo SKĐS)

Chữa kỳ kinh đến sớm

Người phụ nữ sức khoẻ bình thường, thì cứ 28 ngày thấy kinh nguyệt một lần nhưng cũng có những trường hợp chu kỳ kinh rút ngắn lại

Có khi chỉ còn 20 -  23 ngày, thậm chí một tháng có kinh 2 lần gọi là kinh nguyệt đến sớm hoặc kinh nguyệt trước kỳ. Tùy theo nguyên nhân mà có cách chữa khác nhau.

Do thực nhiệt ở huyết phận

Triệu chứng: Kinh nguyệt đến sớm, lượng nhiều, màu huyết đỏ tươi, tâm phiền, miệng khô. Nếu thuộc chứng nhẹ dùng bài thuốc: Đương quy 10g, sinh địa 10g, thăng ma 5g, hoàng liên 5g, ngải diệp 3g, xuyên khung 3g, bạch thược 12g, hoàng cầm 10g, đan bì 10g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
T12-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi-mau.jpg
Tùy theo nguyên nhân mà có cách chữa kinh nguyệt sớm khác nhau.

Do tỳ khí hư yếu, xung mạch không bền

Triệu chứng: Hành kinh trước kỳ lượng nhiều, sắc nhạt, có huyết cục, hồi hộp, đoản hơi, mặt vàng úa, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế nhược. Bài thuốc: Sinh hoàng kỳ 30g, đương quy 9g, chích cam thảo 6g, đảng sâm 24g, sinh long cốt 18g, tam thất 5g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Do khí hư kiêm hàn

Triệu chứng: Lưng lạnh, hai chân lạnh, đại tiện lỏng hoặc không thành khuôn, mạch trầm tế vô lực. Bài thuốc: Ngô thù du 9g, bán hạ chế 5g, bào khương 5g, mạch môn 6g, thương truật 9g, chích cam thảo 5g, đảng sâm 9g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, a giao 6g, bạch truật 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi hành kinh.

Meo.vn (Theo Bee)

Món ăn trị đau đầu

Ngoài dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, người xưa còn dùng các món ăn để chữa bệnh đau đầu. Những món ăn này rất dễ chế biến

Đau đầu là chứng rất thường gặp. Để nấu các món ăn có tác dụng trị chứng đau đầu, chúng ta cần phân biệt ba thể sau đây:

- Thể phong hàn ngoại nhập: Dấu hiệu là bệnh nhân đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, thường thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:   Bài 1: Nguyên liệu gồm một đầu cá mè hoa, xuyên khung 3-9 g, bạch chỉ 6-9 g. Cho xuyên khung và bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành canh, khi chín nhừ, nêm thêm gia vị và ăn nóng. Cua là một trong những nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn trị cơn đau đầu thể huyết ứ. Ảnh: Hồng Thúy   Bài 2: Hành củ 10 g, đạm đậu xị 10 g, gạo tẻ 100 g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo. Khi nhừ thì cho đạm đậu xị và hành vào, đun thêm một lát là được. Món này chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho thêm lá tía tô tươi 10 g, gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải cảm, trừ hàn.   Bài 3: Ngũ vị tử 20 g, thịt heo thăn 200 g, trứng gà 2 quả, bột mì 25 g, mỡ heo 50 g, nước luộc gà 100 ml, gia vị vừa đủ. Thịt heo thái miếng, ướp gia vị, cho vào một chút rượu vang, đập trứng vào bát hòa với bột mì. Cho mỡ vào chảo đun nóng già rồi chiên thịt heo sau khi đã nhúng vào dịch trứng bột. Tiếp đó, lấy thịt chiên rim với nước luộc gà cho mềm, nêm thêm gia vị, ăn ngày 2 lần.   – Thể đàm trọc ứ trở: Dấu hiệu là đau đầu, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dày nhờn. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:

Bài 1: Bạch cương hàm lượng tùy ý, hành củ 6 g, lá trà 3 g. Ba thứ xắt vụn, hãm hoặc sắc uống thay trà hằng ngày.   Bài 2: Hoài sơn 30 g, bán hạ chế 30 g. Hoài sơn xắt vụn, sắc bán hạ lấy nước rồi nấu với hoài sơn thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.   Bài 3: Thiên ma 10 g, trần bì 10 g, óc heo một bộ. Thiên ma và trần bì rửa sạch, xắt vụn, cho vào chén cùng với óc heo, hấp cách thủy, nêm thêm gia vị, ăn nóng.   – Thể huyết ứ: Dấu hiệu là đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi dãn rộng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 2 món ăn bài thuốc, cụ thể:   Bài 1: Xuyên khung 3-6 g, hồng hoa 3 g, trà diệp 3-6 g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà.   Bài 2: Cua đực 500 g, hành củ khô 150 g, gừng tươi thái chỉ 25 g, mỡ heo 75 g, gia vị vừa đủ. Cua làm sạch, chặt đôi; hành khô bóc vỏ xắt lát. Cho mỡ vào chảo phi hành và gừng cho thơm rồi bỏ ra, tiếp tục bỏ cua vào rang. Khi gần chín thì cho hành, gừng và gia vị vừa đủ, nêm thêm một chút nước, đun lửa nhỏ cho đến khi cạn khô là được. Món này dùng làm thức ăn hằng ngày.

Theo NLD

Chữa viêm dạ dày mãn tính

Đây là loại bệnh tương đối phổ biến, và theo y học cổ truyền, nguyên nhân mắc bệnh là do chế độ ăn uống...

Triệu chứng chính

Theo lương y Phạm Như Tá: viêm dạ dày mãn tính là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh có thể là do: chế độ ăn uống không điều độ (no đói thất thường, dùng nhiều rượu, chất cay nóng...) làm cho tỳ vị bị tổn thương; những người hay bị căng thẳng, suy nghĩ nhiều, hay tức giận, nóng nảy - những yếu tố làm tổn thương tạng tỳ cũng dễ sinh ra bệnh...

Triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng, tuy nhiên, biểu hiện chính là tình trạng khó chịu, hoặc đau ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác nóng. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như ăn không ngon miệng, hay ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi...

Một số bài thuốc

Y học cổ truyền xem viêm dạ dày thường có các thể bệnh khác nhau, ở mỗi thể bệnh sẽ có các biểu hiện và phương cách chữa khác nhau. Với thể tỳ vị hư hàn - biểu hiện: đau ở vùng thượng vị âm ỉ, ăn kém, bụng đầy, người mỏi mệt, gầy, sắc mặt kém tươi, chân tay hay lạnh..., phép trị là 'Ôn trung, kiện tỳ, ích khí, hòa vị'; dùng bài 'Hương sa lục quân tử thang gia giảm', gồm các vị: đan sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ chế (mỗi loại 12g) và trần bì, bán hạ chế (đều 8g), mộc hương, sa nhân, cam thảo, gừng khô (cùng 4g). Cách sắc (nấu): nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rồi cho nước thuốc ra; tiếp tục cho 3 chén nước vào các vị thuốc để nấu nước thứ hai, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày.

Với thể can vị có khí trệ - biểu hiện: đau tức vùng thượng vị, ăn vào thì đau nhiều hơn, vị trí đau không cố định một chỗ mà có thể lan ra vùng mạn sườn, ợ hơi, ợ chua. Cách trị thể này là 'Sơ can hòa vị, lý khí, chỉ thống'; dùng bài 'Tiêu dao tán hợp kim linh tử tán gia giảm', gồm các vị thuốc: sài hồ, diên hồ, chỉ xác, tô ngạch, hương phụ, bạch thược, bạch linh (cùng 12g), cam thảo 4g, xuyên luyện tử 10g. Cách nấu và cách dùng như trên.

Còn thể âm hư vị nhiệt, thì biểu hiện đau bụng nhiều, cảm giác nóng rát, đau có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, nhưng lúc đói và ban đêm thì đau nhiều hơn, miệng khô đắng, ăn kém, người bứt rứt, lòng bàn chân, bàn tay nóng, đi cầu phân đen... Phép chữa 'Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh vị', bài thuốc dùng gồm: thanh bì, bạch thược, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc, diên hồ (mỗi loại 12g), chi tử, xuyên luyện tử (cùng 10g). Cách nấu và cách dùng cũng như trên.

Theo Thanh Niên

Làm thơm miệng bằng một số bài thuốc bí truyền

Hôi miệng là một chứng bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng làm cho người bị mắc rất khó chịu. Nhìn từ góc độ Đông y thì đa số các trường hợp hôi miệng là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mưng mủ cũng dẫn tới hôi miệng.

Nói chung bất luận nguyên nhân nào gây ra hôi miệng đều nên sớm chữa trị, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác. Có thể dùng một số bài thuốc sau:

Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn đông 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g.

Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc mỗi ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lưỡng hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, trong lòng phiền muộn, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ mệt mỏi, da dẻ sần sùi mà miệng hôi nhiều.

Bài 2: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (trái lựu chua), vỏ kha tử, thanh đại, mỗi thứ 9g, đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ mỗi thứ 18g; mẫu đinh hương 6g; tro hà diệp 3g; nam nhũ hương 3g; long não, xạ hương mỗi thứ 2g.

Đem long não, thanh đại, nam nhũ hương nghiền nhỏ riêng biệt. Xuyên khổ luyện sắt thành 4 miếng nhỏ sấy khô, tế tân bỏ đọt, sau đó đem tất cả nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn đều thành một hỗn hợp. Mỗi lần dùng khoảng 2g bột thuốc, dùng thuốc đánh răng vào buổi sáng và tối, sau đó dùng nước ấm súc miệng. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng cầm máu, khu phong tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng.

Bài 3: Đương quy thân 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang. Dùng cho những người bị hôi miệng có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau, chảy máu chân răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Vì bài thuốc này có tác dụng thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.

Bài 4: Thạch cao 24g, xích thược 6g, bạc hà 3g, nguyên minh phấn 3g, bạch chỉ 3g. Sắc lấy nước bỏ bã. Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, hoạt huyết giảm đau, lương huyết cầm máu, khu phong trừ hôi miệng.

Thanh Quy (Suc khoe & doi song)

Tử uyển, vị thuốc chữa ho, hen

Tử uyển (Aster tataricú L.J), thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khac là thanh uyển, dã ngưu bàng.Bộ phận dùng làm thuốc của tử uyển là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đào về rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến dưới các dạng sau:

Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

- Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.

- Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.

- Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) còn dùng tử uyển để chữa kinh nguyệt không đều với bài thuốc gồm tử uyển , hồng hoa, nga truật, quế chi (bỏ vỏ thô), hương phụ (sao giấm), lượng bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, dây bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 8g với rượu.

suckhoe&doisong

Hoa mắt chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não…

Theo y học cổ truyền hiện tượng hoa mắt chóng mặt đột ngột – mặt mày xây xẩm là “huyễn vựng”. “Huyễn” có nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy gì; “vựng” là choáng váng, có cảm giác mọi vật quay cuồng, mất thăng bằng không thể đứng vững. Hoa mắt và chóng mặt hay xuất hiện đồng thời, cho nên Đông y gọi chung là “huyễn vựng”.

Có nhiều cách chữa chứng bệnh hoa mắt chóng mặt, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo ứng dụng một số cách chữa đơn giản có tác dụng hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình trên.

Với biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là: Thỉnh thoảng bỗng nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tai ù, có tiếng như ve kêu, buồn nôn … Mỗi khi tình cảm biến động mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng, thì bệnh phát nặng hơn. Thường ngày hay đau đầu, thỉnh thoảng mặt đỏ bừng từng cơn, bồn chồn, dễ cáu giận, ngủ ít, mộng nhiều, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy trướng, nóng rét qua lại, lưỡi không rêu, mạch huyền (căng như dây đàn). Có thể sử dụng bài thuốc, để chữa:

Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối và gia vị lượng thích lượng. Thịt lợn nạc thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với hạ khô thảo, thêm lượng nước thích hợp, nấu nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối và gia vị, dùng làm thức ăn trong bữa trưa. Dùng liên tục 7-8 ngày.

Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, xuyên khung 5g, bán hạ chế (tẩm nước gừng, sao vàng) 10g, hương phụ (củ gấu) 15g, sài hồ 12g, kinh giới 10g, câu đằng 10g, chi tử (dành dành) 10g, cam thảo 5g. Sắc với 1500 ml nước, đun cạn còn 600ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Liên tục 7-8 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác.

Với biểu hiện bỗng nhiên hoa mắt chóng mặt, ngực ngột ngạt, lợm giọng, nôn mửa, tai ù. Thường ngày thấy đầu nặng, tinh thần thiếu tỉnh táo, người uể oải, ngại cử động, chân tay tê – trướng – đau, ăn kém, ngủ nhiều, chất lưỡu bệu ở rìa có vết răng, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt (trơn). Có thể sử dụng bài thuốc, hoặc món ăn – bài thuốc sau:

Bài 1: Vỏ quít tươi 20g (khô 10g), ý dĩ 50g. Nấu cháo ăn trong ngày, ăn liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 15g, táo đỏ (táo tàu) 5 quả, xuyên khung 6g, hương phụ 15g, bạch chỉ 10g, ý dĩ 15g, can khương 5g, bán hạ chế 10g, trần bì 6g, cam thảo 5g. Sắc với 1000 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Với biểu hiện vận động mạnh một chút là mặt mày đột nhiên xây xẩm: Thường ngày người mệt mỏi, tinh thần uể oải, hơi thở yếu, ngại nói, sắc diện không tươi, môi và móng chân tay nhợt nhạt, tóc khô, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, ngủ ít, ăn uống giảm, bụng đầy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược (nhỏ yếu). Có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài 1: Hà thủ ô 30-60g, gạo tẻ 90g, táo tầu 4 quả (sấy khô), đường phèn lượng thích hợp. Sắc hà thủ ô lấy nước (bỏ bã), đem nấu với táo tầu, gạo tẻ thành cháo, chia ra ăn trong ngày. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Bài 2: Đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 10g, long nhãn 9g, viễn chí 6g, táo nhân (sao đen) 12g, mộc hương 9g, đại táo 7 trái, cam thảo 6g. Sắc với 1200 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 2 phần uống lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Bài 3: Thịt dê 250g (thái miếng), hoàng kỳ 25g, đẳng sâm 25g, đương quy 25g, gừng tươi, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy bọc vào túi vải, cùng với thịt dê cho vào nồi, thêm nước, hầm nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối cho vừa miệng. Chia ra ăn trong các bữa ăn (ăn thịt, uống nước canh).

(Theo suckhoedoisong)

Đông y trị chứng hoa mắt chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não…

Theo y học cổ truyền hiện tượng hoa mắt chóng mặt đột ngột – mặt mày xây xẩm là “huyễn vựng”. “Huyễn” có nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy gì; “vựng” là choáng váng, có cảm giác mọi vật quay cuồng, mất thăng bằng không thể đứng vững. Hoa mắt và chóng mặt hay xuất hiện đồng thời, cho nên Đông y gọi chung là “huyễn vựng”.

Có nhiều cách chữa chứng bệnh hoa mắt chóng mặt, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo ứng dụng một số cách chữa đơn giản có tác dụng hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình trên.

Với biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là: Thỉnh thoảng bỗng nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tai ù, có tiếng như ve kêu, buồn nôn … Mỗi khi tình cảm biến động mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng, thì bệnh phát nặng hơn. Thường ngày hay đau đầu, thỉnh thoảng mặt đỏ bừng từng cơn, bồn chồn, dễ cáu giận, ngủ ít, mộng nhiều, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy trướng, nóng rét qua lại, lưỡi không rêu, mạch huyền (căng như dây đàn). Có thể sử dụng bài thuốc, để chữa:

Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối và gia vị lượng thích lượng. Thịt lợn nạc thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với hạ khô thảo, thêm lượng nước thích hợp, nấu nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối và gia vị, dùng làm thức ăn trong bữa trưa. Dùng liên tục 7-8 ngày.

Hạ khô thảo.

Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, xuyên khung 5g, bán hạ chế (tẩm nước gừng, sao vàng) 10g, hương phụ (củ gấu) 15g, sài hồ 12g, kinh giới 10g, câu đằng 10g, chi tử (dành dành) 10g, cam thảo 5g. Sắc với 1500 ml nước, đun cạn còn 600ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Liên tục 7-8 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác.

Với biểu hiện bỗng nhiên hoa mắt chóng mặt, ngực ngột ngạt, lợm giọng, nôn mửa, tai ù. Thường ngày thấy đầu nặng, tinh thần thiếu tỉnh táo, người uể oải, ngại cử động, chân tay tê – trướng – đau, ăn kém, ngủ nhiều, chất lưỡu bệu ở rìa có vết răng, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt (trơn). Có thể sử dụng bài thuốc, hoặc món ăn – bài thuốc sau:

Bài 1: Vỏ quít tươi 20g (khô 10g), ý dĩ 50g. Nấu cháo ăn trong ngày, ăn liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Cây ý dĩ.

Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 15g, táo đỏ (táo tàu) 5 quả, xuyên khung 6g, hương phụ 15g, bạch chỉ 10g, ý dĩ 15g, can khương 5g, bán hạ chế 10g, trần bì 6g, cam thảo 5g. Sắc với 1000 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Với biểu hiện vận động mạnh một chút là mặt mày đột nhiên xây xẩm: Thường ngày người mệt mỏi, tinh thần uể oải, hơi thở yếu, ngại nói, sắc diện không tươi, môi và móng chân tay nhợt nhạt, tóc khô, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, ngủ ít, ăn uống giảm, bụng đầy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược (nhỏ yếu). Có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài 1: Hà thủ ô 30-60g, gạo tẻ 90g, táo tầu 4 quả (sấy khô), đường phèn lượng thích hợp. Sắc hà thủ ô lấy nước (bỏ bã), đem nấu với táo tầu, gạo tẻ thành cháo, chia ra ăn trong ngày. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Cháo ý dĩ.

Bài 2: Đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 10g, long nhãn 9g, viễn chí 6g, táo nhân (sao đen) 12g, mộc hương 9g, đại táo 7 trái, cam thảo 6g. Sắc với 1200 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 2 phần uống lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình).

Bài 3: Thịt dê 250g (thái miếng), hoàng kỳ 25g, đẳng sâm 25g, đương quy 25g, gừng tươi, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy bọc vào túi vải, cùng với thịt dê cho vào nồi, thêm nước, hầm nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối cho vừa miệng. Chia ra ăn trong các bữa ăn (ăn thịt, uống nước canh)

ThS. Nguyễn Sơn
(suckhoe-doisong)

Trị bệnh đường hô hấp mùa lạnh

Thời tiết lạnh, nếu việc phòng chống không chu đáo, các bệnh của đường hô hấp gia tăng, triệu chứng chung thường gặp là: Đau họng sưng họng, khô họng, hơi thở nóng, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, nhiều khi bị tịt mũi gây khó thở. Đặc biệt bệnh nhân có đờm nhiều, khó thở, các cơ ở ngực bị co kéo, tiếng thở nghe khò khè…  Bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, da khô ớn lạnh, mệt mỏi. Để điều trị Đông y có nhiều phương thuốc thích ứng cho từng  thể lâm sàng

Mơ ngâm muối.

Khô họng, đau họng, hơi thở nóng, da khô, cơ thể ớn lạnh, ngứa trong mũi kèm theo những tiếng hắt hơi…

Bài thuốc: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, kinh giới 12g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, tế tân 10g, thiên niên kiện 10g, đương quy 12g, cát cánh 12g, phòng sâm 12g, tía tô 12g, xa tiền 10g, cam thảo 12g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 900ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày (uống nóng).

Trong khi dùng thuốc uống, kết hợp cho bệnh nhân dùng món cháo như sau: Gạo tẻ 100g, đậu xanh 50g, gia vị: hành hoa, lá tía tô, gừng tươi, chanh ớt, nước mắm, mì chính… Gạo tẻ và đậu xanh nấu thành cháo, hành hoa và lá tía tô rửa sạch thái ngắn, gừng 2 lát giã nhỏ, khi nấu cháo chín kỹ cho gia vị vào trộn đều ăn nóng. Tác dụng: chống viêm giải biểu, trừ phong hàn, thông phế khí.

Viêm họng, ho nặng tiếng, cơ thể mỏi mệt, nhiều đờm, khám họng: niêm mạc, có biểu hiện huyết

Bài thuốc:

Bài 1: Xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, xương bồ 16g, xạ can 12g, huyền sâm 12g, ngân hoa 12g, liên kiều 12g, kinh giới 16g, hoàng kì 12g, mơ muối 12g, cát cánh 12g, cam thảo 12g, lá đinh lăng 20g. Đổ nước 900ml, sắc còn 300ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Công dụng: Chống viêm, giảm ho, tiêu đờm.

Bài 2: Phòng sâm 12g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, cát cánh 12g, mạch môn 12g, kinh giới 16g, trần bì 12g, bán hạ chế 10g, hậu phác 12g, biển đậu (sao) 12g,  quy 12g, ngũ vị 12g, bạch thược 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g, xương bồ 16g, tang diệp 16g. Đổ 900ml, sắc lấy 300ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Công dụng: Chống viêm, bổ phế, hạ khí, tiêu đờm.

Ho khan, ho liên tục, phế nhiệt, miệng khô họng ráo, rát họng

Bài thuốc:

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 10g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, mạch môn 16g, bạch thược 12g, thục địa 12g, cát cánh 16g, khiếm thực 12g, tang bạch bì 16g, rau má 20g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: Bổ âm, bổ phế, sinh tân, chi khái.

Bài 2: Lá đinh lăng 20g, rau má 20g, mã đề thảo 20g, lá giấp cá 20g, bạch thược 12g, trần bì 12g, ngũ vị 12g, cát cánh 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, cam thảo 12g, mơ muối 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: Bổ phế âm, sinh tân dịch – thanh phế nhiệt.

Lương y Trịnh Văn Sỹ