Lưu trữ cho từ khóa: bài tiết

Thực phẩm thanh lọc gan, thận

Cuối năm và đầu năm, nhiều bữa tất niên, khai xuân lớn nhỏ được mọi người nhiệt tình tham gia. “Ngập lụt” các món ăn ê hề cùng bia rượu khiến hệ trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến nhiễm độc nội tạng.

Trong đó, gan và thận là hai cơ quan trừ độc quan trọng nhất của cơ thể, để bảo vệ cơ quan này bạn có thể tham khảo tác dụng giải độc tự nhiên của một số loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giúp gan giải độc

ca-rot

Cà rốt. Là thực phẩm có hiệu quả bài trừ thủy ngân. Hàm lượng lớn pectin trong cà rốt có thể giúp giảm nồng độ phân tử thủy ngân trong máu và đẩy nhanh bài tiết kim loại này. Mỗi ngày ăn một ít cà rốt có thể kích thích tuần hoàn máu tại dạ dày và đại tràng, cải thiện hệ thống tiêu hóa, kháng lại các gốc lão hóa tự do dễ gây bệnh tật.

Nho. Loại quả này hỗ trợ gan, dạ dày, ruột bài tiết chất bẩn, tăng cường tái tạo hồng cầu.

Quả sung. Sung chứa nhiều loại enzyme và axit hữu cơ, có thể giúp gan giải độc, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.

Thực phẩm giúp thận giải độc

Củ từ, khoai lang. Hai loại củ này có nhiều thành phần bổ dưỡng cho nội tạng, đặc biệt là rất bổ thận, thường xuyên ăn chúng có thể tăng cường chức năng bài trừ độc của thận.

Dưa chuột. Dưa chuột thúc đẩy việc trao đổi chất của cơ thể; hơn nữa nó có tác dụng lợi tiểu, giúp thận lọc chất độc thông qua nước tiểu.

Anh đào. Anh đào là một thực phẩm thuốc tự nhiên rất có ích, ngoài việc giúp thận giải độc, anh đào có tác dụng nhuận tràng.

(Theo ANTD)

9 loại thức ăn làm sạch ruột

Trong 4 hệ bài tiết lớn này, đại tràng là một hệ bài tiết quan trọng nhất nhưng lại dễ bị phần lớn mọi người bỏ qua nhất.

Các chất chuyển hóa và chất độc hại trong cơ thể người chủ yếu đi qua 4 hệ bài tiết lớn:  Đại tràng, da, đường hô hấp và đường tiết niệu.

Chức năng của bất kì một bên nào trong 4 hệ bài tiết lớn này bị rối loạn sẽ tăng thêm gánh nặng cho các bên khác, lâu ngày gây trở ngại chức năng và bệnh tật cho các hệ thống này, từ đó sản sinh sự tự ngộ độc, gây tổn hại tới sức khỏe.

Trong 4 hệ bài tiết lớn này, đại tràng là một hệ bài tiết quan trọng nhất nhưng lại dễ bị phần lớn mọi người bỏ qua nhất. Rất nhiều bệnh tật của con người đều có liên quan đến rối loạn chức năng đại tràng.

Dưới đây là 9 loại thức ăn làm sạch ruột nhẹ người.

Uống mật ong lúc bụng đói

Nên hòa mật ong vào trong nước hơi ấm để uống, nước quá nóng và quá lạnh đều sẽ phá hỏng cấu trúc dinh dưỡng của mật ong.

Mật ong xưa nay là loại giải độc dưỡng sắc rất tốt, có chứa nhiều axit amin thiết yếu và vitamin. Ăn mật ong thường xuyên ngoài thải chất độc còn có hiệu quả nhất định với phòng trị các chứng tim mạch và suy nhược thần kinh…

Trong mật ong có chứa khá nhiều loại đường, sẽ lưu lại nước ở trong ruột khi được hấp thu vào cơ thể, giúp ích cho việc làm sạch ruột thải độc.

Bởi khi bụng đói mà ăn mật ong thì ruột sẽ nhu động nhanh nhất, nên cần phải nhắc nhở mọi người nên hòa mật ong vào trong nước hơi ấm để uống, nước quá nóng và quá lạnh đều sẽ phá hỏng cấu trúc dinh dưỡng của mật ong.

Ăn nhiều mộc nhĩ

Mộc nhĩ chứa chất keo thực vật có sức kết dính khá mạnh, có thể hấp thu các tạp chất còn lưu lại trong hệ tiêu hóa của cơ thể.

Mộc nhĩ cũng là loại thức ăn làm sạch ruột thải độc rất tốt, hơn nữa lại là loại gặp nước thì nở ra, nên sẽ mang lại cho ruột nhiều nước hơn.

Song, với những người bị táo bón, nếu ăn mộc nhĩ sẽ gây khó khăn hơn trong vấn đề bài tiết.

Uống sữa bò lạnh lúc bụng đói  

Uống sữa bò lạnh lúc bụng đói có thể thông tiện. Lý do đầu tiên là vì kích thích lạnh sẽ làm tăng tốc vận động của ruột, hai là trong sữa bò có một lượng lớn lactose, dễ bị tống nhanh ra ngoài.

Mỗi ngày ăn một bữa hoa quả thay bữa chính

Trong vòng 1 tháng bạn hãy ăn mỗi ngày một bữa hoa quả thay bữa chính, cuối tháng bạn sẽ thấy bụng dưới phẳng lại một cách đáng kinh ngạc

Giả dụ thường ngày bạn luôn ăn cơm khá nhiều, vậy thì trong vòng 1 tháng bạn hãy ăn mỗi ngày một bữa hoa quả thay bữa chính, cuối tháng bạn sẽ thấy bụng dưới phẳng lại một cách đáng kinh ngạc.

hoa-qua

Bởi hoa quả có hàm lượng cellulose khá cao, hơn nữa trong hoa quả còn có chứa một ít pectin, khiến cho đại tiện mềm hơn, trợ giúp việc thải phân.

Song, với những người có vấn đề về đường ruột tương đối nặng, hiệu quả làm sạch ruột thải độc sẽ không rõ lắm.

Một ngày uống một lượng vitamin nhất định để thải độc  

Vitamin C, vitamin E đều có hiệu quả giải độc. Vitamin C mỗi ngày không quá 1g, nếu không sẽ làm cho axit dạ dày quá nhiều, ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến khả năng sinh sản.

Vitamin E mỗi ngày không quá 200mg, nếu không tác dụng phụ sẽ rất lớn, như bị teo cơ.

Ăn nhiều khoai lang giải độc

Hàm lượng cellulose khá cao trong khoai lang sẽ giúp tống các khí thải và chất thải trong ruột ra ngoài, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

Khoai lang giàu vitamin A và vitamin C. Vitamin A có thể làm cho mắt khỏe hơn, vitamin C có tác dụng làm đẹp, còn kali ngoài giữ cho nhịp tim bình thường ra, còn phòng ngừa huyết áp cao.

Hàm lượng cellulose khá cao trong khoai lang sẽ giúp tống các khí thải và chất thải trong ruột ra ngoài, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng.

Theo Đông y, khoai lang tính bình vị ngọt, có thể thông tiện, kiện tì, bổ trung khí và tăng lượng sữa cho sản phụ sau sinh.

Đường đỏ giải độc

Đường đỏ có chứa thành phần mật đường đặc biệt, có công hiệu giải độc mạnh, có thể dẫn xuất melanin dư thừa qua lớp chân bì, rồi bài tiết qua các mô bạch huyết trên toàn thân, ngăn chặn sự sinh thành melanin từ đầu nguồn.

Ngoài ra, đường đỏ còn có chứa các thành phần như carotene, riboflavin, niacin, axit amin, glucose… có tác dụng chống oxy hóa mạnh và chỉnh sửa đối với tế bào, có thể làm cho tế bào dưới da sinh trưởng nhanh sau khi giải độc.

Nên uống nhiều trà hoa cúc

 Trong cánh hoa cúc có chứa 17 loại axit amin, hàm lượng axit glutamic, aspartic acid, proline… khá cao.

Trong hoa cúc có chứa dầu dễ bay hơi. Các chất stevioside, adenine, axit amin, choline, stachydrine, berberine, flavonoid,  vitamin, nguyên tố vi lượng…, có thể kháng tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng của mao mạch.

Chất flavonoids trong đó đã được chứng minh là có tác dụng loại bỏ rất mạnh các gốc tự do, hơn nữa còn có hiệu quả trong chống oxy hóa, phòng lão suy…

Phân tích từ góc độ dinh dưỡng, tinh hoa dinh dưỡng nằm ở hoa quả. Trong cánh hoa cúc có chứa 17 loại axit amin, hàm lượng axit glutamic, aspartic acid, proline… khá cao.

Ngoài ra, còn giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, selen…, do đó có tác dụng mà các loại rau quả thông thường không thể sánh được.

Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt đắng, tính hơi hàn, có tác dụng bổ gan sáng mắt và giải độc tiêu đờm… Có hiệu quả trị liệu nhất định với các chứng khô miệng, hỏa vượng, mắt mờ, hoặc cảm mạo phong nhiệt do phong, hàn, thấp dẫn đến, đau đầu, chân tay đau, liệt.

Phép giảm béo bằng giấm đỗ giải độc   

Rửa sạch đỗ đen cho vào lọ, đổ dấm ăn ngập gấp đôi, 10 ngày sau ăn, mỗi lần ăn 10 hạt đỗ đen sau bữa cơm.

Giấm ăn có thể phân hủy mỡ trong cơ thể, làm giảm táo bón, loại bỏ phân vón; trong đỗ có chứa protein thực vật, rất có lợi trong việc bổ sung thể lực (nếu bị tăng toan nên thận trọng khi dùng).

(Theo VTC)

[Clip hay] Cách xoa bụng giúp bé dễ “ị”

(Webtretho) Táo bón là một trong những nỗi lo dai dẳng của bố mẹ trong những năm đầu đời của bé, nhất là với các bé bú sữa ngoài hoặc bé sinh non có hệ tiêu hoá còn yếu. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để giải quyết vấn đề từ bên trong, mát-xa bụng cho con được xem là cách hiệu quả để vừa giúp bé bài tiết tốt hơn, vừa giúp mẹ và bé có những giây phút gần gũi nhau thật hạnh phúc.

>> Cùng học cách xoa bụng cho con yêu qua cách của mẹ US2BABY - thành viên Webtretho nhé!

 

Bệnh bí giải cấp tính ở nam giới

Bí đi giải cấp tính (acute urinary incontinence) ở nam giới là tình trạng khó có thể đi tiểu được do tắc nghẽn sự thoát nước tiểu. Tình trạng bí giải có thể nặng lên trên một bệnh nhân đã có tiền sử khó đi tiểu hoặc cũng có thể xảy ra đối với người chưa hề có rối loạn tiểu tiện (urination disorder)

Mặc dù bàng quang (bladder) chứa đầy nước tiểu, nhưng bệnh nhân lại không thể tự đái, gây ra hiện tượng đau dữ dội vùng bụng dưới (lower abdomen). Đây là trường hợp cần cấp cứu (emergency case) và cần phải điều trị sớm nhất có thể.

Nguyên nhân của bí giải cấp tính thường gặp là: Một số bệnh lý về tiền liệt tuyến (prostate pathology), hẹp niệu đạo (urethrostenosis/ urethra stricture), hoặc do chứng liệt bàng quang (bladder paralysis of neurological origin) bởi liên quan tới các bệnh về thần kinh.


Ảnh minh họa

Đối với các trường hợp cấp cứu này thì không có thuốc điều trị đặc hiệu mà bệnh nhân cần phải tới một trung tâm y tế để dẫn lưu bàng quang (bladder drainage) bằng ống sonde. Ống sonde này có thể đặt qua niệu đạo hoặc trực tiếp vào bàng quang nếu có hẹp niệu đạo, khi ống dẫn sonde không đi qua được. Với thủ thuật này sẽ thoát được nước tiểu ra ngoài, và cơn đau sẽ dịu đi ngay lập tức.

Tiếp theo, bệnh nhân cần được khám nghiệm y khoa để tìm ra nguyên nhân gây bí đái. Sau khi đặt dẫn lưu, không cần phải nằm viện, bệnh nhân vẫn có thể di chuyển cùng ống sonde. Tuy nhiên việc khám nghiệm có thể được thực hiện ngay tại Bệnh viện: Ngoài thăm khám lâm sàng (clinical examination), cần làm siêu âm thận (renal ultrasound), bàng quang và tiền liệt tuyến. Tiếp theo cần xét nghiệm sinh hoá (biochemistry test). Với các kết quả trên ta sẽ có được chẩn đoán ban đầu. Sau đó có thể sẽ cần làm thêm các thủ thuật (procedures) khác, ví dụ như nội soi bàng quang (cystoscopy).

Điều trị nguyên nhân gây bí giải sẽ giúp bệnh nhân đi tiểu được bình thường và tránh tái phát (recurrence). Trong trường hợp cần thiết, các thủ thuật ngoại khoa (operations) như cắt bỏ tiền liệt tuyến (endoscopic resection of prostate) bằng phương pháp nội soi đều có thể tiến hành tại các bệnh viện lớn của Trung ương và địa phương.

BACSI.com (Theo HNM)

Những làn da… khát nước

Da dầu, da khô được xem là những “trạng thái đỏng đảnh và khó ưa” nhất trong các loại da. Chính vì vậy, những phụ nữ sở hữu một trong hai loại da này luôn đau đầu trong việc chăm sóc da.

Da dầu có biểu hiện bóng nhờn toàn bộ bề mặt, lỗ chân lông thô và to, gồ ghề và xỉn màu, thường xuyên có mụn cám, mụn đầu đen, khi trang điểm kem, phấn dễ bị trôi, bết dính. Nhiều người sở hữu làn da này thường sai lầm khi nghĩ rằng da dầu thì không cần dưỡng ẩm, rửa mặt càng nhiều sẽ càng giảm nhờn. Nhiều người khi lau mặt hay dùng khăn chà xát mạnh, đắp mặt nạ bằng mọi sản phẩm tự nhiên và thường xuyên lột mụn. Những hành động này khiến da của họ ngày càng bị tổn thương.


Thực chất, độ ẩm và độ bóng dầu hoàn toàn khác nhau. Càng thiếu nước, da càng sản sinh nhiều dầu hơn, nhưng bề mặt da lại thô ráp. Nếu lạm dụng sữa rửa mặt, chà xát mạnh, khả năng tự bảo vệ của da sẽ yếu dần, da mất nước, trở nên dễ sạm và dễ nhăn. Việc lột mụn thường xuyên cũng khiến mụn càng sinh sôi nhanh.

Phương pháp đúng để chăm sóc da nhờn là uống nhiều nước, uống làm nhiều lần trong ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung độ ẩm cho da bằng các sản phẩm chuyên dụng. Hai loại trái cây lê và nho vừa cung cấp nước vừa phù hợp với da nhờn. Không nên đắp sữa tươi trộn với khoai tây nghiền vì trong hỗn hợp này chứa nhiều axít béo khiến cồi mụn phát triển nhiều hơn.

Dùng sữa rửa mặt dành riêng cho da nhờn không quá hai lần/ngày, có thể rửa mặt nhiều lần bằng nước (chỉ dùng tay, không dùng khăn), khi lau mặt, chỉ nên dùng khăn thấm nhẹ lên bề mặt da. Những mụn đã già và cần thiết thì mới nên nặn.

Nếu trang điểm, sau khi sử dụng kem lót nền, nên sử dụng sản phẩm kem che lỗ chân lông và khống chế độ bài tiết chất bã nhờn. Phấn nền khô dạng nén giúp hút ẩm phù hợp với loại da này.

Da khô có dấu hiệu bị bong tróc, nhiều nếp nhăn, khi sờ có độ nhám, không đều màu, thiếu độ ẩm, khi trang điểm không bám phấn và không mịn. Những người có làn da khô thường nghĩ rằng nguyên nhân khô da chỉ do lười uống nước và thường táy máy cạy hay dùng khăn để kỳ cọ phần da bong tróc.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến da khô còn bởi tác động của môi trường, đặc biệt với người ngồi trong phòng máy lạnh. Do vậy, ngoài việc uống nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh, còn cần dùng sản phẩm dưỡng da bổ sung độ ẩm cùng với sản phẩm bảo vệ da có kèm tính năng chống nắng. Da khô thường rất mỏng, dễ bị tổn thương nên dễ nhăn và sạm màu hơn các loại da khác. Để giảm độ bong tróc, chỉ nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ có kèm dưỡng ẩm cho da khô.

Khi trang điểm da khô, nhất thiết phải sử dụng kem lót nền giúp cho da luôn sáng, giúp lớp phấn bám lâu trên da. Chọn loại phấn nền dành cho da khô có thêm chức năng giữ ẩm, hiệu chỉnh phần da không đều màu và khuếch tán ánh sáng, nên dùng phấn phủ dạng bột.

Meo.vn (Theo Toquoc)

17 thói quen nên bỏ

Những thói quen thường ngày vô thức đã gây ra tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta. Vì sức khoẻ, chúng ta không nên làm 17 việc sau:

1. Thức dậy lập tức gấp chăn

Bản thân cơ thể của chúng ta cũng là một nguồn ô nhiễm. Trong một đêm ngủ ngon, da của cơ thể sẽ bài tiết ra một lượng hơi nước rất lớn, làm cho chăn bị ướt ở một mức độ nhất định.

Các chất mà hệ hô hấp và toàn bộ lỗ chân lông trên cơ thể chúng ta thải ra có đến 145 loại. Các chất thoát ra qua mồ hôi có 151 loại. Chăn hút lượng nước và các chất khí này. Sau khi thức dậy nếu không để chúng tản đi, “bay” đi mà vội vàng gấp chăn lại thì rất dễ làm cho chăn bị ẩm ướt và bị ô nhiễm của chất hoá học do cơ thể đào thải ra.

2. Không ăn bữa sáng

Đừng bao giờ coi thường bữa sáng!

Những người không ăn bữa sáng thông thường ăn uống không có quy luật nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không có sức lực. Lâu dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, sức đề kháng thấp và có thể sản sinh ra bệnh sỏi ở mật và tuyến tuỵ.

3. Sau khi ăn lập tức đi ngủ

Lập tức đi ngủ sau khi ăn sẽ làm cho huyết dịch ở não chảy về dạ dày. Do huyết áp hạ thấp nên lượng ôxy cung cấp cho não cũng theo đó mà giảm đi, tạo ra sự mệt mỏi sau bữa ăn, dễ gây ra nhiệt miệng hoặc tiêu hoá không tốt, còn dễ gây ra béo phì.

Nếu cơ thể thiếu máu thì nếu sau khi ăn cơm nằm xuống ngủ ngay còn khiến cơ thể dễ bị trúng gió.

4. Ăn quá no

Ăn quá no dễ làm suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp, không tập trung... Thường xuyên ăn no, đặc biệt là buổi tối, dễ tích tụ chất béo dư thừa, mỡ máu tăng cao, dẫn đến xơ cứng động mạch nuôi dưỡng não. Hậu quả của xơ cứng động mạch não là làm cho não thiếu ô xy và thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũ mới của tế bào não.

Thường xuyên ăn no còn sẽ dẫn đến sỏi mật, viêm túi mật, tiểu đường, làm cho chúng ta chưa già đã yếu, giảm tuổi thọ.


5. Bụng đói ăn đồ ngọt

Rất nhiều số liệu nghiên cứu đã chứng minh, những người có sở thích ăn đồ ngọt trong lúc đói bụng, thời gian càng dài thì lượng protein cơ thể hấp thụ càng suy giảm.

Vì protein là nguồn dưỡng chất cơ bản nên cơ thể thiếu protein sẽ trở nên ốm yếu, tuổi thọ suy giảm.

6. Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn thường có nhiều Natri (Na). Na đọng lại trong cơ thể dễ hình thành và làm nặng thêm bệnh tim và bệnh cao huyết áp.

7. Để râu dài

Râu tóc có thể hấp thụ các chất có hại. Vì thế khi chúng ta hít thở, những chất có hại mà râu hấp thụ sẽ có thể theo đó vào trong đường hô hấp.

Một nghiên cứu cho thấy trong luồng khí mà người có râu hít vào có hơn 10 chất có hại, trong đó bao gồm một số chất ung thư như: acetone, methylbenzene, phenol... Mức độ ô nhiễm không khí hít thở ở những người để râu cao gấp 4.2 lần. Nếu người để râu ở cằm và để râu quai nón thì chỉ số ô nhiễm có thể cao đến 7,2 lần.  Nếu thêm vào nhân tố hút thuốc lá, chỉ số ô nhiễm sẽ cao gấp 50 lần so với không khí bình thường.

8. Chân bắt chéo

Chân bắt chéo sẽ làm cho máu ở chân khó lưu thông, nếu là những người mắc bệnh viêm khớp, u tĩnh mạch, đau thần kinh, tụ máu tĩnh mạch thì vắt chéo chân càng làm cho bệnh tình nặng thêm, đặc biệt là những người chân dài hoặc phụ nữ có thai, rất dễ bị tắc tĩnh mạch.

9. Nheo mắt, dụi mắt

Nheo mắt là nguyên nhân hình thành nên các nếp nhăn ở đuôi mắt. Nheo mắt do thói quen còn có thể làm cho cơ mắt mệt mỏi, đầu đau hoa mắt.

Khi dụi mắt, vi khuẩn gây bệnh sẽ lây truyền từ tay qua mắt, gây ra sưng viêm mắt, rụng hoặc đứt lông mi.

10. Nhịn tiểu tiện

Cố nhịn tiểu tiện dễ gây ra viêm bàng quang cấp tính, xuất hiện các chứng bụng chướng, đái buốt, đái dắt.

Khi nhịn tiểu, dịch tiểu tích trữ trong bàng quang không được bài tiết kịp thời sẽ gây ra ứ đọng dịch nước tiểu trong cơ thể. Nếu thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm cho cơ vòng và cơ đẩy nước tiểu luôn trong trạng thái “căng thẳng”.

Nếu thời gian nhịn tiểu quá dài, lượng nước tiểu trong bàng quang không ngừng gia tăng, còn có thể làm cho nội áp dần tăng cao, thời gian dài sẽ phát sinh cổ bàng quang bị tắc nghẽn, dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu khó, không thông suốt, hoặc tiểu dắt, đái dầm.  Khi ứ đọng dịch nước tiểu còn dễ gây ra viêm nhiễm và kểt sỏi, nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.

11. Gục đầu lên bàn ngủ trưa

Một số người tỉnh giấc sau khi ngủ gục đầu lên bàn thấy xuất hiện triệu chứng mờ mắt một lúc. Nguyên nhân là do nhãn cầu bị chèn ép làm độ cong của giác mạc thay đổi.

Nếu mỗi ngày bạn đều ngủ theo kiểu gục mặt xuống bàn như thế thì về lâu dài thị lực sẽ bị tổn thương.

12. Nằm sấp

Nằm sấp sẽ làm cho cột xương sống bị cong, tăng thêm áp lực của dây chằng và cơ bắp, làm cho cơ thể chúng ta trong lúc ngủ vẫn không được nghỉ ngơi. Ngoài ra nằm sấp còn tăng thêm áp lực cho ngực, mặt, phổi, tim, gây sưng phù vùng mặt, trong mắt xuất hiện những đường máu đỏ sau khi ngủ dậy.

13. Không rửa mặt trước khi ngủ

Đồ mỹ phẩm và chất bẩn ở trên mặt nếu không rửa sạch thì sẽ gây ra mụn trứng cá, dị ứng da, viêm mắt, đau mắt hột.

14. Quên đánh răng trước khi ngủ

Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn rất nhiều so với đánh răng sau khi tỉnh dậy. Bởi thức ăn thừa, vi khuẩn lưu lại trong  vòm miệng và trên răng suốt đêm sẽ ăn mòn răng rất nhanh và mạnh.

15. Ngủ dậy muộn

Ngủ “lười” sẽ kéo theo chức năng võ não bị khống chế. Cứ như vậy kéo dài thì sẽ gây trở ngại cho chức năng não bộ, trí nhớ sút giảm, suy giảm miễn dịch, rối loạn nhịp sinh học,  làm cho con người lười biếng, uể oải, chậm chạp, đồng thời cũng không có lợi cho hệ thống tiết niệu, khớp và cơ bắp.

Ngoài ra, tuần hoàn máu không lưu thông, dinh dưỡng toàn thân không cung cấp được kịp thời, còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũ mới trong cơ thể.

Nếu nằm ngủ hay đóng kín cửa thì sẽ khiến không khí trong phòng vẩn đục. Đến giờ dậy mà vẫn nằm trên giường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho....

16. “Chuyện ấy” quá lâu

Nguyên nhân là do nó vốn dĩ là một loại kích thích mạnh. Nếu “chuyện ấy” quá dài và quá lâu, có thể làm cho hệ thần kinh trung ương thường xuyên ở trạng thái lo lắng cao độ, dễ dẫn đến làm tăng hormon bài tiết, các mạch máu thu nhỏ lại, huyết áp tăng cao, tăng nhịp tim và hô hấp....

17.  Cuộc sống quá căng thẳng

Đối với những người làm việc đầu óc, chân tay hoặc làm nghề kinh doanh, não bộ luôn phải gánh vác trách nhiệm nặng nề và thường xuyên phải lo nghĩ. Mức độ cạnh tranh càng mạnh thì tâm sinh lý của họ càng phải chịu đựng áp lực rất lớn.

Những người lao động đầu óc và chân tay quá nhiều thì khả năng phòng chống bệnh tật và mệt mỏi sẽ theo đó mà giảm đi, từ đó có thể gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể.

Meo.vn (Theo Dantri)

Người cao tuổi dễ viêm cầu thận

Khi con người càng cao tuổi thì các bộ phận trong cơ thể càng bị lão hóa. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự lão hóa của thận ở người.

Khi có tuổi thì kích thước thận sẽ giảm đi, lưu lượng máu qua thận giảm và mức lọc cầu thận cũng giảm dần. Sự lão hóa của nhu mô thận đã dẫn đến thay đổi chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận.

Trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, số lượng người cao tuổi trên 60 bị viêm cầu thận tiến triển nhiều hơn tuổi trẻ.

Triệu chứng chủ yếu là mệt, thiếu máu, cao huyết áp và đôi khi không có triệu chứng g

Triệu chứng chủ yếu là mệt, thiếu máu, cao huyết áp và đôi khi không có triệu chứng gì.

Triệu chứng chủ yếu là mệt, thiếu máu, cao huyết áp và đôi khi không có triệu chứng gì. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có nhiều hồng cầu (tiểu máu), nhiều đạm. Dù viêm cầu thận hay gặp ở người trẻ và trẻ em nhưng nếu xảy ra ở người cao tuổi thì tiến triển rất nhanh và không hồi phục.

Để phòng ngừa, người bệnh cần theo dõi chế độ ăn uống, kiểm tra sức khoẻ định kỳ giống như người có nguy cơ bệnh mạch máu não hoặc bệnh mạch vành.


TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn

(Khoa Thận - Tiết niệu, BV Tuệ Tĩnh)

Meo.vn (Theo Bee)

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi

Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi (NCT) có nhiều dạng khác nhau, trong đó dạng mạn tính hay gặp nhất, gây không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của họ. Các dạng rối loạn tiêu hóa Khi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp.

Nhiều NCT than phiền mệt mỏi, không thèm ăn, không muốn ăn. Nhiều người bệnh cho biết, họ không có cảm giác đói và cũng không có cảm giác thèm ăn như những năm về trước. Đây là một trong những nguyên nhân vì sự suy thoái dần dần của hệ tiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm đáng kể bài tiết dịch vị (nước bọt, dịch vị, dịch ruột, dịch mật...).

Người cao tuổi nên dùng nhiều rau xanh và trái cây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Có không ít NCT khi ăn bị nghẹn cho dù ăn và nhai rất chậm, không vội vàng gì. Có trường hợp để đề phòng nghẹn người ta cho canh vào cơm cho dễ nuốt nhưng cũng khó khắc phục được hơn nữa nếu làm như vậy thức ăn không được nhào trộn kỹ lại càng làm cho dễ nghẹn hơn. Lý do gây nghẹn ở NCT tuổi có thể do các loại cơ ở bộ phận tiêu hóa dần dần bị xơ teo theo năm tháng và vì vậy sự co bóp của đường tiêu hóa cũng sẽ bị giảm đi, nhất là các cơ ở thực quản.

Do cơ của hệ tiêu hóa suy giảm chức năng và các men tiêu hóa của hệ đường ruột cũng bị suy giảm một cách đáng kể cho nên NCT cũng rất dễ bị sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân không thành khuôn (phân nát), nhất là mỗi lần ăn một số thức ăn nhiều mơ nhiều đạm. Đây cũng là một trong các lý do làm cho NCT ngại ăn, khi có các loại thức ăn bổ dưỡng như bữa cơm có thịt, có cá hoặc rất ngại uống sữa.

NCT cũng có thể mắc một số bệnh mạn tính từ trước do không được điều trị dứt điểm khi tuổi cao bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày – tá tràng (viêm, loét hoặc sa dạ dày).

Bệnh sa dạ dày ở NCT có thể xảy ra lúc tuổi đã cao mà lúc còn trai tráng hoặc trung niên không gặp phải, lý do cũng có thể là do các cơ của thành dạ dày bị yếu dần đi theo tuổi tác. Mặt khác do NCT ít vận động, cơ dạ dày và cơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể làm cho người bệnh lúc nào cũng thấy đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu và chán ăn. Sa dạ dày ở NCT làm cho họ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu hoặc rất ít ngủ).

Các bệnh rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ ở NCT có liên quan mật thiết với nhau và thường trở thành một vòng luẩn quẩn, tức là rối loạn tiêu hóa làm cho giấc ngủ không tốt, giấc ngủ không tốt lại làm cho rối loạn tiêu hóa tăng lên.

Bệnh về gan mật cũng là một trong các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, vì chức năng gan tốt và bài tiết dịch mật ổn định làm cho việc tiêu hóa thức ăn tốt. Khi hệ thống gan mật không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa. Một số NCT mắc một số bệnh về gan hoặc một số bệnh về mật cũng làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng rất lớn, ví dụ như bệnh viêm gan mạn tính, bệnh xơ gan, viêm đường mật mạn tính hoặc sỏi mật.

Táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu, đặc biệt táo bón ở NCT và cũng rất được quan tâm. Người ta tổng kết thấy NCT bị bệnh táo bón cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón cho NCT nhưng có một số lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là do NCT trong các bữa ăn chính ăn ít rau, quả hoặc không ăn, thêm vào đó lại uống ít nước. Càng ăn ít rau, uống ít nước kèm theo ít vận động, hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra và nếu để táo bón kéo dài thì gây nên nhiều biến chứng bất lợi cho NCT. Hay gặp nhất trong hậu quả của táo bón ở NCT là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi do các chất độc tố có trong phân, trong đó rất nhiều độc tố của vi khuẩn ngấm vào máu. Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoài NCT rất sợ vì phải rặn mạnh mà rặn mạnh thì đau, chảy máu. Chính vì vậy, táo bón lại càng tăng lên, thỉnh thoảng lại xuất hiện cơn đau quặn bụng, nhất là đau bụng dưới mà hay gặp nhất là đau vùng hố chậu bên phải làm cho dễ nhầm với viêm ruột thừa. Lý do NCT ngại uống nước cũng làm cho táo bón tăng lên bởi vì uống nước sẽ phải đi tiểu nhiều lần nhất là tiểu đêm. Với những NCT có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn và nhất là có sa sút trí tuệ thì đó là điều bất lợi.

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở NCT là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một số bệnh gây rối loạn tiêu hóa ở NCT nhiều khi không cần dùng thuốc mà bệnh cũng có thể khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho NCT là có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái.

Một số NCT chán ăn, không thèm ăn, người nhà cần động viên và nếu cần bón giúp trong các bữa ăn, nhất là khi NCT sức yếu, sa sút trí tuệ để làm sao làm cho họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho NCT ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ. Những người đã bị táo bón thì nên cho ăn thêm củ khoai lang luộc, ăn canh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít trong một ngày đêm). Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.

Trong các bệnh về rối loạn tiêu hóa ở NCT, vận động cơ thể là điều rất cần thiết. Vận động cơ thể ở NCT không có nghĩa là phải tập luyện các động tác mạnh mẽ, khó mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể). Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn hoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 - 3 lần tập. Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài… Nếu có câu lạc bộ cho NCT thì nên tham gia, nếu không có thể sinh hoạt theo nhóm.

PGS.TS. BÙI MAI HƯƠNG

Meo.vn (Theo SK & ĐS)


Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt

Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.

Nhiễm khuẩn-Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 độ đến 1 hoặc 2 độ. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối như sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37oC đến dưới 38oC; sốt trung bình là thân nhiệt từ 38oC đến dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.

Rối loạn nhịp tim là biến chứng dễ gặp khi người cao tuổi bị sốt.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi NCT bị sốt

Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính... ). Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn thì lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim,  huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. Khi sốt có thể làm cho NCT bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.

Những điều cần làm và nên tránh

Điều cần làm: Trước hết cần cặp nhiệt kế xem sốt bao nhiêu độ. Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nhưng vì hầu hết là cặp nhiệt độ ở nách, vì vậy nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,5 độ nữa mới đúng thân nhiệt thực. Sốt có nghĩa là thân nhiệt vượt quá 37oC. Tuy vậy cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn hạ. Lý do có thể do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người bệnh tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi người cao tuổi bị sốt cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo uống đủ nước, có thể là nước ép quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… Ngoài ra, cần được uống thêm nước pha từ dung dịch osezol, uống thuốc hạ sốt và sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

Điều nên tránh: Đối với NCT khi bị sốt, tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở nơi không đủ điều kiện chống sốc.Bởi vì kỹ thuật truyền dịch thì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được một cách thành thạo nhưng việc xử trí bị sốc (phản ứng) khi truyền dịch thì không phải ai cũng giải quyết được. Đối với NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp, cũng không truyền dịch. Khi dùng dùng thuốc hạ nhiệt, liều trung bình cho người lớn  là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 - 6 giờ có thể dùng lại, nếu vẫn còn sốt trên 38oC nhưng cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những người có tăng huyết áp không nên dùng. Ngoài ra, thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Kiwi thắm da, đẹp dáng

Trái kiwi còn gọi là mi hầu đào (mihoutao) hay dương đào (yang tao) có nguồn gốc ở Trung Quốc, theo nhà dược học Lý Thời Trân (1518-1593), sở dĩ có tên mi hầu đào vì loại quả của cây này rất được những con khỉ cái lớn (mi hầu) ưa thích.

Khi trái mi hầu đào xuất hiện ở New Zealand, được người Maori bản địa đặt tên là kiwi (một loài chim chỉ biết chạy mà không biết bay) và dần dần trở thành loại trái cây xuất khẩu hàng đầu của vùng đất này.

Ở Việt Nam, kiwi được nhập về và trồng ở vùng cao, có khí hậu mát dịu như Sa Pa, Lâm Đồng… thường được gọi là đào ruột xanh. Người ta hái trái kiwi khi còn xanh, cứng. Nếu giữ cẩn thận không để bị trầy xước hay bị giập, thì có thể giữ tươi ở nhiệt độ bình thường hàng tháng. Nếu làm lạnh sau khi hái, có thể giữ tươi được lâu hơn. Đông y đã sử dụng kiwi làm thuốc cách đây gần 3.000 năm.

Theo Đông y, kiwi có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, chỉ khát (làm hết khát nước), thông lâm (giúp thông tiểu tiện, ngừa sỏi niệu), tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Thường dùng chữa sốt nóng, phiền nhiệt, tiêu khát, hoàng đản (vàng da), nước tiểu vàng đục do nhiệt, sỏi tiết niệu, phù thũng. Ngày dùng một-hai trái, gọt vỏ (để loại bỏ vị chát), cắt lát, ăn như rau sống, ăn tráng miệng hoặc xay làm nước sinh tố cùng các loại rau quả khác. Ngoài ra, người ta còn dùng rễ cây kiwi để chữa phù thũng, viêm gan vàng da, đau nhức các khớp xương. Ngày dùng 10-16g rễ khô, sắc uống.


Ảnh: SS

Kiwi được coi là một loại trái cây có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Trong 100g kiwi có chứa các chất sau: nước 83,9g; protid 1,02g; glucid 7,2g. Các chất khoáng vi lượng: kalium 270mg; magnesium 23mg; calcium 20mg, Fe 0,31mg. Các loại vitamin như: vitamin A 133 IU, vitamin B1 0,3mg, vitamin C 57mg, vitamin E 3mg. Cung cấp 36 Kcal.

Như vậy, hàm lượng vitamin C trong kiwi khá cao khi so với các loại trái cây khác (cam 40mg%, đu đủ chín 54mg%, quít 55mg%, xoài chín 30mg%, dứa 24mg%...). Một trái kiwi trung bình có thể cung cấp lượng vitamin C tương đương với một ly nước bưởi 150mg.

Y học hiện đại cho rằng kiwi có khả năng ngăn ngừa được bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Ăn kiwi còn giúp hạ thấp 15% nồng độ triglyceride, một thành phần của cholesterol có hại trong máu, có ích cho người béo phì, muốn giảm cân.

Nghiên cứu cho thấy, nếu ăn hai-ba trái kiwi/ngày, liên tục trong 28 ngày sẽ giúp giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ.

Trái kiwi cũng có hàm lượng kalium khá cao (270mg%) cũng giúp thông tiểu, bài tiết chất cặn bã trong cơ thể và giúp điều hòa nhịp tim, giúp tái tạo tế bào da và ngăn ngừa các nếp nhăn, do vitamin C giúp duy trì lượng collagen trong da, giữ cho da luôn ổn định.

Kiwi được coi là một nguồn cung phong phú những chất polyphenols, vitamin C và E, lutein, có tác dụng chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe trong việc làm giảm nguy cơ về bệnh ung thư và bệnh tim.

Trong kiwi còn có những carotenoid và một chất alkaloid gọi là actinidin. Ngoài ra, còn có một enzym loại protease có tính thủy phân protein tương tự như các protease của thơm và đu đủ. Phân hóa tố này không bền ở nhiệt độ cao nên không thể dùng kiwi để nấu hay hầm thịt (như thơm hoặc đu đủ), nhưng có thể xắt lát mỏng và dùng ướp thịt khoảng 30-60 phút trước khi nấu, sẽ giúp thịt trở nên mềm và chóng nhừ.

Kiwi cũng rất hữu ích trong trường hợp ăn không tiêu, nhất là trường hợp thiếu acid gây ra sự suy giảm tiết pepsin trong bao tử. Cách tốt nhất cho người bị chứng tiêu hóa kém, đầy bụng là ăn mỗi ngày hai-ba lát kiwi trước khi dùng bữa. Hoặc cắt kiwi từng lát mỏng, trộn với các món rau sống để ăn hàng ngày.

Người ta còn chế biến rượu trái cây từ kiwi để làm rượu khai vị, giúp ăn ngon miệng, trợ tiêu hóa rất tốt. Kiwi giúp bạn dễ ngủ hơn, có lợi cho hoạt động của đường ruột, phòng chống táo bón.

Trẻ em bị cam tích, ăn nhiều vẫn gầy, đầy bụng, đi tiêu phân sống, nên cho ăn thường xuyên trái kiwi trong bữa ăn. Tuy nhiên, có một số ít trẻ em và người lớn bị dị ứng với kiwi, sau khi ăn có thể có những triệu chứng như ngứa trong miệng và phồng rộp ở lưỡi, nếu nặng hơn có thể kèm khó thở.

Lưu ý: sau khi mua kiwi ngoài chợ, muốn ủ chín nên để trong túi giấu chung với chuối, quả sẽ mềm. Khi quả bắt đầu chín thì nên giữ trong tủ lạnh. Tuy vỏ kiwi có thể ăn được sau khi chà hết lông tơ, nhưng vẫn còn vị chát, tốt nhất nên gọt bỏ vỏ trước khi ăn.

Lương y Đinh Công Bảy

Meo.vn (Theo PNO)