Lưu trữ cho từ khóa: bài thuốc đơn giản

Ba bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Ảnh minh họa

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Xã luận)

3 bài thuốc đơn giản chữa viêm mũi dị ứng

Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu.

Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...


Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

Theo BS Nguyễn Minh Phương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Trị bệnh mùa rét theo cách dân gian

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ kinh nghiệm dân gian giúp trị bệnh do thời tiết lạnh giá.Mùa đông giá lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trời lạnh giá kéo dài làm cơ thể giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu đi, nhất là người già và trẻ em. Các bệnh hay gặp là cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, nẻ da… Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ kinh nghiệm dân gian giúp trị bệnh do thời tiết lạnh giá.Viêm amidan

Cương tằm (con tằm khô) 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g.

Tất cả đem tán thành bột, sau đó lấy lá bạc hà và gừng sắc với nước và hòa với bột cương tằm chà xát vào cổ họng.

Cảm lạnh, nhức đầu


Dùng 10g gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi thêm 10g, đường trắng quấy đều, uống nóng, đắp mền kín. Hoặc dùng 10g gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi, cho vào chảo nóng để ăn.

Cảm cúm

Lá tre 20g, lá bưởi 20g, lá chanh 15g, lá sả 10g, lá dâu 5g, lá cúc tần 10g, gừng tươi 3 lát. Nấu với nước, uống nóng chừng vài muỗng canh, phần còn lại dùng để xông. Đắp mền cho vã mồ hôi.

Da mặt khô, nhăn, nứt nẻ

Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa nhiều lần trước khi ngủ.

Đau họng, ho khan

Lấy hạt mướp đắng, nhai nát nuốt từ từ, còn bã lấy đắp ở ngoài

Môi nứt nẻ

Dùng lát dưa chuột tươi chà lên môi bị nứt nẻ.

Đau bụng, tiêu chảy

Dùng lá non và búp ổi non sắc với nước uống. Uống nóng sau bữa ăn.

Sốt cao, khát nước

Lá tre 200g, rau má 25g sắc với nước, uống nóng ngày 2 lần.

Trên đây là những bài thuốc dân gian, với loại cây thuốc dễ tìm. Bạn đọc có thể tham khảo.
Theo Eva

Những bài thuốc từ vừng

Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indim D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì). Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:

- Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 – 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 – 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 – 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).

- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).

- Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 – 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi.

- Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu…: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 – 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 – 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày.

Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.

Theo BSGĐ

Chữa chốc đầu cho trẻ em

Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu.

Chốc đầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi. Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở thiếu sạch sẽ. Biểu hiện là da đầu mọc nhiều mụn lở, thường có mủ và viêm loét kéo dài làm cho trẻ bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, chậm lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng viêm cầu thận.

Có thể chữa trị chốc đầu bằng những bài thuốc đơn giản sau:

Bồ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng lá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bồ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi.

Rau má 20 g, bồ công anh 16 g, kim ngân hoa 16 g, hạ khô thảo 12 g, hoa kinh giới 12 g. Sắc kỹ, uống thay nước hằng ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

Chân gà tươi đốt tồn tính 4 cái, phèn 8 g, hoàng cầm 10 g, hoàng bá 10 g, đại hoàng 10 g. Cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ lở. Mỗi ngày 1 lần.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Các bài thuốc đơn giản chữa ho

Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản.

Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương.

Ho do ngoại cảm

Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g; kim ngân 16g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày.

Ho do nội thương

Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.

Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Theo BS. Đỗ Minh Hiền

Sức khỏe & Đời sống

Những cách chữa bệnh sẵn có trong nhà bếp

Bạn có thể sử dụng những bài thuốc đơn giản và hữu hiệu từ các thực phẩm trong nhà bếp. Những mẹo vặt này tuy không thay thế được bác sĩ, nhưng có thể giúp bạn bớt đau đớn khi gặp rủi ro.

- Chấm nhẹ một chút mật ong lên vết đứt tay trước khi dùng băng dán. Mật ong có khả năng sát khuẩn tốt, tránh cho bạn nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Nếu bị ong nhà hay ong vò vẽ đốt sưng tấy thì hãy giã hành thật nhuyễn, vắt lấy nước, thoa vào vết ong đốt để giảm đau.

- Để xử lý những vết thâm, hãy trộn bột ngô với giấm rồi đắp lên những vết thâm này. Bột ngô với giấm sẽ làm mờ vết thâm đi.

- Nếu bạn bị nấm bàn chân ngứa ngáy khó chịu thì hãy ngâm chân vào nước trà đặt trong vòng 30 phút. Bạn sẽ bớt ngứa, nhưng sau đó hãy rửa lại bằng nước ấm, nếu không muốn đôi chân biến thành màu trà.

- Khi bị bỏng rộp, hãy nhúng khăn mặt vào sữa và đắp lên khoảng 15 phút. Nếu không có sữa thì bạn có thể thay thế bằng nước trà nguội.

- Nếu bạn bị ho gió, hãy lấy một que cam thảo cắm vào trái chanh, nướng lên để nước chua ngấm vào cảm thảo. Ngậm những que cam thảo đó sẽ khỏi ho. Hay đơn giản hơn, bạn có thể vắt chanh vào một cốc nước muối mặn vừa phải, ngậm nước đó cũng sẽ khỏi ho.

(Theo Thanh Niên)

Phòng và chữa nước ăn chân

Nước ăn chân là từ dân gian dùng để gọi căn bệnh nấm da chân, thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc đi giày tất lâu ngày. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa bão lụt, thời tiết nóng.

Nước ăn chân do nấm Trichophyton rub-rum (hoặc T. mentagrophytes, Interdigitale và Epidevmophyton) gây nên, với các biểu hiện: có vảy và làm nứt da (đặc biệt là ở kẽ ngón chân) hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp nặng, mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm của nấm.

Nấm da lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi chung giày tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền nhà, buồng tắm, chiếu, chăn... Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh dễ lây lan thành dịch, thường xuyên tái phát, tổn thương kéo dài gây ngứa ngáy, dịch tiết có mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Để dự phòng nước ăn chân, cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, không đi giày tất trong nhiều giờ liên tục, không đi giày tất ướt. Sau khi tiếp xúc với nước (nhất là vào mùa bão lụt, nước bị ô nhiễm bẩn, điều kiện vệ sinh không bảo đảm) cần rửa chân bằng nước sạch, lau khô các kẽ ngón chân mới được đi giày tất. Thường xuyên dùng dung dịch cồn iốt nồng độ thấp hoặc các loại bột có tác dụng diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân. Với những người ra mồ hôi chân, nên dùng lót giày khử mùi.

Về điều trị, dân gian thường đốt giẻ hơ nóng các kẽ chân để làm khô và giảm ngứa. Phương pháp này có thể gây bỏng da hoặc bội nhiễm. Nên áp dụng một trong các bài thuốc đơn giản sau:

- Một nắm thân và lá cây nghể răm (răm nước, thủy liễu), nước vừa đủ, đun sôi, lấy nước ngâm chân, bã xát vào tổn thương.

- Lá trầu không 8 g (thái nhỏ), lá ráy 50 g (thái nhỏ) đổ nước ngập đủ thuốc, đun sôi, bắc ra để nguội. Rửa sạch chân, lau khô rồi ngâm vào thuốc. Nếu có mụn nước thì lấy kim sạch chọc vỡ mụn nước ra.

- Tỏi củ 120 g, chân gà 4 bộ, lạc nhân 120 g. Ninh chân gà, lạc trong 2 giờ, sau đó cho tỏi củ vào ninh thêm 1 giờ nữa. Lấy nước uống, bỏ cái.

Có thể dùng miconazole (dạng bột, kem) 2%; ketoconazol dạng kem 1% để bôi ngoài. Nếu bị bội nhiễm bàn ngón chân (sưng, nóng), cần điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc dùng ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

BS Lưu Mạnh Hùng, Sức Khoẻ & Đời Sống

Những tin tức liên quan

Thuốc hay từ cây quất

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiCây quất không chỉ là loài cây dùng làm cảnh trong dịp Tết. Từ lâu, trong Đông y, cây quất còn được sử dụng như vị thuốc.

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết từ rễ, lá đến quả của cây quất đều có thể sử dụng chữa bệnh. Quả quất có vị chua ngọt, do có tính ấm nên nó có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn, đầy tức vùng thượng vị,..) đau bụng, sa dạ con sau khi sinh... Rễ quất có vị chua cay, tính ấm, có thể dùng chữa các chứng nôn do dạ dày, tiểu tiện nhỏ giọt... Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản được làm từ quả quất và rễ quất:

Bài thuốc từ quả quất

- 500g quả quất thái lát, phơi khô, cho cùng 250g chè xanh vào lọ, đậy kín, để trong 1 tháng. Lấy 25g nước cốt hòa với nước ấm dùng trong ngày, chia thành 2 - 3 lần uống. Bài thuốc có tác dụng chữa đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê, bên cạnh đó còn dùng để giải rượu.

- Ngâm rượu với quả quất, tỷ lệ 100g quả ngâm với 500ml rượu trắng. Chú ý, dùng loại rượu tốt, trên 40 độ. Ngâm nhiều quả thì tăng lượng rượu theo tỷ lệ. Sau khoảng 2 tuần, rượu ngâm có thể dùng được. Hằng ngày, uống 15 - 20ml rượu trước bữa ăn. Rượu ngâm có tác dụng giúp ngon miệng, ngoài ra còn chữa chứng trướng bụng và khó tiêu.

- Dùng 500g quả quất đã thái lát, trộn đều cùng 500g đường kính trắng. Ngâm trong lọ đậy nắp kín trong 2 tuần. Hòa 25g nước cốt với nước ấm, dùng mỗi ngày, có thể chia nhiều lần uống. Dùng liên tục trong vài ngày có tác dụng chữa đau dạ dày, thượng vị đầy tức, ợ hơi, chán ăn.

- Để chữa đại tiện khó khăn, ngực bụng trướng đầy, có thể dùng bài thuốc đơn giản như sau: 50g quả quất sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc từ rễ quất

- 30g rễ quất với 15g đường phèn, sắc nước uống. Dùng thay nước uống trong ngày chữa tiểu tiện nhỏ giọt.

- 60g rễ quất, 15g chỉ xác (có thể thay bằng vỏ chanh hoặc vỏ quít), 30g hạt thìa là, sắc với nước. Uống ngày 3 lần, khi uống cho thêm chút rượu, có tác dụng chữa âm nang (bìu đái) sưng đau.

- 90g rễ quất, 30g hoàng tinh sống, 60g rễ cây thìa là, 1 cái dạ dày lợn, hầm với nửa nước nửa rượu. Chia thành 2 phần dùng ăn trong ngày chữa sa tử cung ở phụ nữ.

- 120g rễ quất, nấu với rượu, uống chữa đau bụng dưới sau đẻ.

Theo Thanh Niên

Rau mồng tơi giã nát đắp mặt để chống hanh khô

Mùa đông giá lạnh do những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo những cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Trời lạnh giá kéo dài làm cơ thể giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu đi, nhất là người già và trẻ em. Các bệnh hay gặp là cảm cúm, viêm họng, viêm abidan, nẻ da… Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ kinh nghiệm dân gian giúp trị bệnh do thời tiết lạnh giá.

Cảm lạnh, nhức đầu: Dùng 10gr gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi thêm 10gr đường trắng quấy đều, uống nóng, đắp mền kín. Hoặc dùng 10gr gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi, cho vào cháo nóng để ăn.

Đau bụng, tiêu chảy: Dùng lá non và búp ổi non sắc với nước uống. Uống nóng sau bữa ăn.

Viêm Amiđan: Cương tằm (con tằm khô) 10gr, phèn chua 5gr, phèn đen 5gr. Tất cả đem tán thành bột, sau đó lấy lá bạc hà và gừng sắc với nước và hòa với bột cương tằm chà xát vào cổ họng.

Da mặt khô, nhăn, nứt nẻ: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa nhiều lần trước khi ngủ.

Cảm cúm: Lá tre 20gr, lá bưởi 20gr, lá chanh 15gr, lá sả 10gr, lá dâu 6gr, lá cúc tần 10gr, gừng tươi 3 lát. Nấu với nước, uống nóng chừng vài muỗng canh, phần còn lại dùng để xông. Đắp mền cho vã mồ hôi.

Sốt cao, khát nước: Lá tre 200gr, rau má 25gr sắc với nước, uống nóng ngày 2 lần.

Môi nứt nẻ: Dùng lát dưa chuột tươi chà lên môi bị nứt nẻ.

Đau họng, ho khan: Lấy hạt mướp đắng, nhai nát nuốt từ từ, còn bã lấy đắp ở ngoài.

Trên đây là những bài thuốc dân gian, với loại cây thuốc dễ tìm. Bạn đọc có thể tham khảo.

BS.Phạm Đăng Khôi