Lưu trữ cho từ khóa: bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường

Mướp đắng (khổ qua) được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị tiểu đường.

Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đường”; nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ.

Điều trị không dùng thuốc

- Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…

- Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm…

- Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà…

- Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân…

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-tieu-duong

Ảnh minh họa – Internet

Dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Dùng thuốc độc vị

- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật.

- Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà.

- Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.

- Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.

- Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.

- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.

- Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.

- Ăn lê tươi hàng ngày.

- Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.

- Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.

- Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày.

- Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày.

- Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.

Dùng nhiều vị

- Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).

- Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.

- Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn.

- Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày.

- Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.

- Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.

- Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.

- Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.

- Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.

- Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.

Theo Suckhoedosiong.vn

Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản cho trẻ

Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ em nếu ở giai đoạn khởi phát hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu các bậc cha mẹ phát hiện trễ, bệnh đã ở giai đoạn toàn phát thì phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cho trẻ uống nhiều thuốc tây hoàn toàn không tốt, dễ bị tác dụng phụ hoặc kháng thuốc. Do đó, chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ bằng thảo dược, thuốc lá nam hay thuốc đông y là một hướng điều trị đúng đắn mà lại công hiệu.

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản phổi. Đây là một bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và rất nặng. Hàng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre

Viêm phế quản ở trẻ em nặng và nguy hiểm hơn ở người lớn

Khi trẻ mắc bệnh này, tình hình sẽ dễ chuyển biến nhanh và nặng, bởi vì hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa “sản” ra đủ các yếu tố chống lại vi khuẩn mỗi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở trẻ rất phong phú, đan xen vào lẫn nhau như mạng nhện, do đó vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây, lại còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh từ chỗ này đến chỗ khác. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi viêm rất dễ bị bịt tắc do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường do virus như cúm, H1N1, H5N1, SARS… hoặc do vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu… Nguyên nhân không do vi khuẩn như nấm, ký sinh trùng… Đường vào của vi khuẩn phần lớn qua đường thở như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan hoặc qua đường máu như trẻ bị mụn nhọt, chốc lở…

Dễ nhầm lẫn viêm phế quản phổi với các bệnh hô hấp khác

Vì bệnh này có những dấu hiệu tương tự với các bệnh đường hô hấp khác, do đó rất dễ nhầm lẫn. Các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần nghi ngờ là bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Ho, sốt mũi có dịch màu vàng, xanh sốt cao 39-40 độ C, thở nhanh, có các dấu hiệu viêm phế quản nặng (bỏ ăn, bỏ bú, rên, rút lõm lồng ngực, li bì)…

Khi nghe phổi thấy có ran ẩm nhỏ hạt, đo nồng độ oxy ở máu giảm nghĩa là bệnh đã rất nặng. Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng nặng vì triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lại rất nặng và tỉ lệ tử vong rất cao.

Đối với trẻ sơ sinh thường trẻ có cơn tím tái khi gắng sức (bú, khóc, ho…) đặc biệt trẻ hay sùi bọt. Nhịp thở có thể nhanh trên 50-60 lần/phút. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng, khi mắc bệnh này, thường nhiệt độ không cao, trẻ thường có rối loạn nhịp thở, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, nhịp thở nhanh so với lứa tuổi.

Điều trị viêm phế quản phổi theo từng nguyên nhân

Đối với bệnh viêm phế quản phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của bệnh.

Đối với các nguyên nhân do siêu vi trùng, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn thích hợp. Đối với các nguyên nhân do vi trùng, nấm cần phải uống kháng sinh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Ở các cơ sở y tế có điều kiện cần tim vi khuẩn bằng cấy dịch tiết từ khí phế quản và làm kháng sinh đồ để phát hiện vi trùng và các loại kháng sinh thích hợp. Quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh. Trước hết cần quan tâm đến ăn uống đầy đủ và tiêm chủng đúng thời gian theo chương trình tiêm chủng mở rộng và một số các bệnh thường gặp ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị, đồng thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng để đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre

Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản cho trẻ

Cao tỏi: tỏi 600g, mật ong 900g, tỏi băm nhuyễn cùng mật ong ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.

Nước củ cải mật ong: củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.

Hạnh nhân giấm đường trị viêm phế quản mạn tính: hạnh nhân 400 qỉa, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Sau một thời gian, hằng ngà sắng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Sau 100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thường người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì làm bệnh.

Ô mai ngâm đường trị viêm phế quản: ô mai tươi rửa sạch, dọi qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong keo miệng rộng, một lớp ô mai, một lớp đường trắng, cho đên khi gần đầy keo thì dừng, dùng băng keo dán kín, chế biến vài keo, để nơi râm mát. Đến ngày “đông chí” (22/12) đường trắng trong keo tan thành nước đường. Mỗi sang bụng đói và ban đêm trước khi ngủ dùng 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay. Dùng kiên trì tất có hiệu quả.

Sữa trị viêm phế quản:

Điều trị giãn phế quản, đàm nhiều: dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, cả vỏ bổ ra, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.

Điều trị viêm phế quản mạn tính: dùng sứa 30g (sau khi nauá thành cao nướng khô tán bột), vỏ nghêu 5g (nướng khô tán bột), mật ong 3g, ép lát (hoặc làm viên), dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, dùng sau bữa ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.

Gừng già, gạo trị viêm phế quản mạn: gừng già 1 lát ( lớn cỡ ngón tay cái), gạo một nắm (khoảng50g), cùng cho vào nồi rang hơi vằn, đổ 2 chén nước, ninh 10 phút lấy nước uống nóng.

Theo 4suckhoe.com

Bài thuốc dân gian trị bệnh lao phổi

Trong Y học cổ truyền, lao phổi thuộc phạm vi chứng “phế lao” với các biểu hiện chủ yếu như ho, khái huyết, triều nhiệt (sốt về chiều), đạo hãn, đau tức ngực, gày sút… Về mặt trị liệu, người ta có thể sử dụng phương thức “biện chứng luận trị”, hoặc “biện bệnh luận trị” hoặc sử dụng các kinh nghiệm dân gian với mục đích chung là tiêu diệt hoặc ức chế trực khuẩn lao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

Có thể nói, kinh nghiệm dân gian trị liệu lao phổi là hết sức phong phú, có thể kể ra một số phương pháp điển hình như sau:

Dán huyệt liệu pháp:

Tỏi 10g, lưu hoàng 6g, bột nhục quế 3g, băng phiến 3g. Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát, trộn đều với các vị thuốc rồi đắp lên huyệt dũng tuyền cả hai bên, dùng băng cố định, cách ngày thay thuốc một lần. Vị trí huyệt dùng tuyền: nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Chủ trị chứng khái huyết do lao phổi.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-lao-phoi

Ẩm thực liệu pháp:

Lươn tươi 1 con làm sạch rồi đem kho với dầu thực vật và tương, ăn tùy thích. Dùng thích hợp cho bệnh lao phổi thuộc thể phế thận âm hư.

Xoa bóp liệu pháp:

Gừng tươi và quế chi lượng vừa đủ, tán nhỏ, sao nóng rồi cho thêm một chút long não, chườm vùng ngực trước và vùng liên sống bả. Dùng cho những trường hợp lao phổi có khó thở, vã mồ hôi trộm, ho ra máu.

Tạng phủ liệu pháp:

Phổi lợn 250g, bạch cập 30g. Phổi lợn lọc bỏ màng máu, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm với bạch cập và một chút rượu vang, khi chín chế thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho những trường hợp lao phổi có ho nhiều, khái huyết.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-lao-phoi

Trứng gà liệu pháp:

Trứng gà 1 quả, bách bộ 10g, đường trắng lượng vừa đủ. Trước tiên sắc bách bộ lấy nước, đập trứng gà vào đun trong 2 phút rồi cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng.

Dược khí liệu pháp:

Cây lang độc, còn gọi là tục tràng thảo, sơn đan hoa… 1kg, đại táo 2kg. Cho lang độc vào nồi đồng, đổ ngập nước, đặt giá hấp rồi đổ đại táo vào, hấp chừng 1 giờ là được, bỏ lang độc và nước thuốc, đựng đại táo vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 7 quả, dùng kiên trì trong 1 tháng.

Dược hoàn liệu pháp:

Mật dê tươi mới vài cái, sữa bột và đường lượng vừa đủ. Đem mật dê cô thành dạng cao đặc bằng lửa nhỏ rồi cho sữa bột và đường vào, trộn đều, chế thành những viên hoàn nặng 0,5 – 1g, sấy kỹ cho thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2g, 3 tháng là một liệu trình.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-lao-phoi

Ngô công…

Dược tán liệu pháp:

Ngô công lượng vừa đủ, bỏ đầu và chân, sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 con, 1 tháng là một liệu trình, khoảng cách giữa 2 liệu trình là 1 tuần.

Dược viên liệu pháp:

Dã cúc hoa, bạch hoa xà thiệt thảo, lá liễu lượng bằng nhau, đem sắc thành dạng cao đặc rồi sấy khô, chế thành viên, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7 viên, lượng thuốc uống 1 ngày tương đương với 30g dược liệu khô.

Dược nhũ liệu pháp:

Hạ khô thảo 1kg đem sắc với 2500ml cô lại còn 500ml, cho thêm đường đỏ với lượng thích hợp để tạo thành dạng cao sữa, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Đắp thuốc liệu pháp:

Ngũ linh chi 15g, bạch giới tử 15g, cam thảo 6g, tỏi giã nhuyễn 15g, phân chim bồ câu trắng 15g, xạ hương 0,3g. Ngũ linh chi, bạch giới tử và cam thảo sấy khô tán bột, trộn đều với tỏi, phân chim và xạ hương, cho thêm một chút dấm chua rồi đắp vào các huyệt giáp tích ngang các đốt sống lưng (D1 đến D12) 1/2 thốn trong 1 đến 2 giờ, sao cho tại chỗ nóng lên là được, 7 ngày làm 1 lần. Dùng để hỗ trợ trị liệu lao phổi ho hen nhiều.

Xông tỏi liệu pháp:

Tỏi 30 – 35g giã nát, cho vào nồi nhỏ, hâm nóng, lấy giấy bìa cuốn thành phễu, khoét lỗ rồi để cạnh hai lỗ mũi, hít lấy hơi thuốc trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Dược cao liệu pháp:

Mật ong 120ml, nước cốt gừng tươi 120ml, nước ép cà rốt 1 bát, nước ép quả lê 1 bát, sữa mẹ 1 bát. Tất cả hòa đều, đem cô thành cao bằng lửa nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh với nước ấm.

Cứu huyệt liệu pháp:

Mỗi ngày dùng điếu ngải cứu ấm 2 huyệt dũng tuyền (vị trí đã nêu ở trên)

Cháo thuốc liệu pháp:

Hoàng tinh 30g đem ninh với 60g gạo tẻ thành cháo, cho thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản cấp

Y học cổ truyền gọi tâm phế mạn là đàm ẩm, thủy thũng và chia ra làm các thể bệnh khác nhau với các bài thuốc chữa cho từng thể bệnh.

Chứng tâm phế mạn, một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế quản, phổi mạn cao tuổi.

Biểu hiện của bệnh là:

Xuất tiết khí – phế quản, khó thở, có các đợt viêm tái phát liên tiếp trên nền tảng của một bệnh phế quản – phổi mạn tính, hiện tượng khó thở tăng dần với cảm giác đè nén ở ngực khi có cố gắng thể lực, thường kèm theo đau ngực, luôn có cảm giác đau tức hạ sườn phải khi cố gắng thể lực. Ngoài các dấu hiệu thường thấy như trên, còn có những triệu chứng như tím tái, ngón tay sưng có hình dạng như dùi trống, mạch nhanh không đều…

Tâm phế mạn là một hậu quả nặng nề, có thể dẫn tới suy tim và suy hô hấp của bệnh phế phổi mạn và một số bệnh hô hấp mạn tính khác như giãn phế nang, hen phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi… Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và phương thức điều trị. Bệnh đòi hỏi phải được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bài bản. Nên đi khám ở các phòng khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch.

bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-phe-quan-cap

Ảnh minh họa – Internet

Y học cổ truyền gọi tâm phế mạn là đàm ẩm, thủy thũng và chia ra làm các thể bệnh khác nhau với các bài thuốc chữa cho từng thể bệnh.

1. Thể đàm trọc:

- Chứng trạng: Ho đàm nhiều, sắc trắng dính nhớt lẫn bọt, suyễn thở đoản hơi, đoản khí, sợ gió, mệt mỏi vô lực, ăn ít, chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng nhợt.

- Bài thuốc: Tía tô tử 9g, bán hạ 9g, đương quy 9g, cam thảo 6g, tiên hồ 6g, hậu phác 9g, nhục quế 3g, trần bì 6g.

2. Thể đàm nhiệt ngăn phế:

- Chứng trạng: Ho suyễn tức thở, thở hổn hển, bứt rứt, ngực đầy, đàm vàng, dính đặc; người nóng hơi sợ rét, có mồ hôi không nhiều, tiểu vàng, phân khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc nhớt, rìa lưỡi đỏ.

- Bài thuốc: Khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, bách bộ 10g, cam thảo 10g, hoàng cầm 15g, bồ công anh 15g, tri mẫu 15g, qua lâu 20g, địa long 12g, mạch đông 10g, cát cánh 10g, đan sâm 12g, tử uyển 10g, xích thược 12g.

3. Thể hàn đàm ngăn phế:

- Chứng trạng: Đàm phần nhiều trắng, loãng có trạng thái bọt, hụt hơi suyễn, ớn lạnh hơi sốc, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng trơn nhuận.

- Bài thuốc: Ma hoàng 9g, bạch thược 9g, tế tân 3g, can khương 3g, cam thảo 6g, quế chi 6g, bán hạ 9g, ngũ vị tử.

4. Thể đàm che tâm khiếu:

- Chứng trạng: Tinh thần hoảng hốt, nói sảng, bứt rứt, không yên chân tay, lúc tỉnh, lúc mê, có thể co giật, suyễn gấp, ho đàm khó khạc, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ tối hoặc tím nhạt.

- Bài thuốc: Bán hạ 8g, đởm tinh 8g, cát hồng 6g, chỉ thực 6g, phục linh 6g, nhân sâm 3g, xương bồ 3g, trúc nhự 2g, cam thảo 2g.

5. Thể phế thận khí hư:

- Chứng trạng: Thở nông, khó thở liên tục, khi nặng bệnh nhân há miệng so vai, không thể nằm thở, ho đàm trắng như bột, khạc nhổ khó, ngực bí, tinh thần hoảng hốt, mồ hôi nhớt, lưỡi nhạt hoặc tím tối.

- Bài thuốc: Hoàng kỳ 15g, xuyên khung 15g, đan sâm 15g, phục linh 12g, hoàng cầm 12g, trúc nhự 12g, bạch truật 9g, phòng phong 9g, bán hạ 9g, đào nhân 9g, cam thảo 3g.

6. Thể dương hư thủy tràn:

- Chứng trạng: Mặt phù, chân thũng, nặng thì toàn thân thũng, bụng trướng đầy có nước, tim hồi hộp, suyễn ho, đàm trong lỏng, ăn kém, tiểu ít, sợ lạnh, mặt môi xanh tím, rêu lưỡi trắng trơn chất lưỡi tối.

- Bài thuốc: Kê huyết đằng 30g, uất kim 18g, hồng hoa 9g, xích thược 15g, đan sâm 15g, phụ phiến 24g, bạch truật 12g, phục linh 20g, sinh khương 30g, quế tâm 9g, trư linh 30g, trạch tả 30g, mộc thông 30g, xa tiền thảo 30g.

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận

Hiện nay, bệnh sỏi thận không chỉ ở người già mà một số thanh niên cũng mắc phải. Nếu sạn còn nhỏ thì có thể uống thuốc là khỏi nhưng nếu sạn to thì phải phẫu thuật.

Bệnh này thường gây ra cho người bệnh những cơn đau rất dữ dội, phải đi cấp cứu và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây, tôi có chia sẻ cho các bạn một số phương thuốc chữa bệnh sỏi thận rất đơn giản mà đem lại hiệu quả rất cao.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-soi-than

Ảnh minh họa – Internet

10 phương thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận

1.Trái chuối hột chín, lấy hạt, phơi khô, rang và tán thành bột. Uống 2-3 lần/1 ngày, uống từ 10-20 ngày, mồi lần uống 1 muỗng café.

2.Hái 1 nắm lá thúi địch, vắt nước uống sống, 2 lần/1 ngày. Bạn uống lien tục trong 10 -20 ngày, sạn sẽ tan hết.

3.Lấy 1 nắm lá ngò gai, hơ lửa rồi bỏ vào nồi với 3 chén nước, đun còn lại 8 phần. Ngày uống 3 lần, nam 7 ngày, nữa 9 ngày lien tục thì sạn ra hết.

4. Cắt, phơi khô dây hàn the, sao khô. Mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ tan hết sạn.

5.Vắt nước đọt gòn còn non, uống 1 ngày/1 tô trong vòng 1 tháng. Cách này rất hiệu nghiệm, kết quả đạt 100%. Phương thuốc chữa bệnh sỏi thận này đã có nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt.

6.Hái 1 nắm lá bông bụt, cho chút muối, cho ít nước vắt sệt sệt. Uống trong vòng 15 ngày và 2 lần/1ngày.

7.Hái 5-10 lá trầu loại lớn, sắc 3 chén nước, đun còn 1 chén, uống liên tục trong 10 ngày. Còn xác lá trầu thì nấu nước uống để bệnh không tái phát.

Đây là phương thuốc chữa bệnh sỏi thận với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm khá đơn giản.

8.Một phương thuốc giúp bạn giảm đau rất nhanh khi bị bệnh sỏi thận. Bạn lấy trái khóm, bỏ phèn chua vào ruột, vắt nước uống ngày vài lần là tan sạn. Và bạn chỉ uống hoảng 15 phút là hết đau.

9.Lấy trái chuối hột non, giã lấy nước chừng 1 ly, cho ít muối. Bạn uống liên tục sẽ tiêu sạn.

10.Lấy lòng trắng của 2 hột vịt lộn hòa với ít rượu trắng, uống 1 vài lần là khỏi. Phương thuốc chữa bệnh sỏi thận này phù hợp với với bệnh nhân đau 2 bên trái thận và đi đứng khó khăn.

Có rất nhiều phương thuốc dân gian chữa trị bệnh sỏi thận, nhưng tôi chỉ nêu 10 phương thuốc hiệu quả nhất, để các bạn tham khảo và áp dụng.

Theo Chuabenhsoithan.net

Bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng

Bệnh á sừng không chỉ điều trị bằng thuốc tây mà còn có thể chữa được bằng những bài thuốc dân gian được truyền theo kinh nghiệm của những người đã dùng.

Lá sung, đu đủ, khoai tây

Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản mà không tốn kém với cách làm như sau:  Lá sung một nắm, lá đu đủ tía một nắm, hai củ khoai tây (luộc chín). Cho 3 vị trên giã nhỏ. Lấy một  bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm ấm. Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng  mỗi ngày làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-a-sung

Cây chè xanh

Dùng nước chè xanh ngâm chân và dùng lá xát vào chỗ da bị nứt rất hiệu quả. Cách làm như sau:  Mua chè xanh về nấu nước ( pha đặc), để chè xanh sôi khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong thời gian ngâm móng chân bị chè làm cho biến màu đen.  Nếu mùa đông khi nước nguội, nên hâm nóng lại rồi lại ngâm. Thời gian khoảng 1h đồng hồ/1 đêm.

Cũng có thể dùng lá chè xanh xát vào những chỗ mụn nước và chỗ nứt nẻ, giúp mụn nước khô miệng, không bị loét nữa. Nếu hợp thì bạn sẽ cảm giác chân của mình dễ chịu hơn khi ngâm. Còn nếu sau khoảng một tuần ngâm mà không cảm giác dịu đi thì có thể là bạn không hợp thuốc này.

Cây đinh lăng và huyết dụ

Bệnh á sừng cũng có thể chữa bằng cách uống nước của cây đinh lăng và cây huyết dụ. Cách dùng lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng ½ lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.

Khác thuốc bắc, uống hai loại lá cây này không sợ bị tăng cân, là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt. Cách tốt nhất là uống thay nước mỗi ngày.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-a-sung

4. Sài đất và rau răm

Á sừng cũng có thể điều trị rất đơn giản bằng sài đất và rau răm. Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm, dùng sửa tay thật sạch.

Rau răm ( khoảng 1 mớ) rửa sạch,sau đó vẩy thật khô, giã nát rồi đắp lên chỗ bị á  sừng.

Mỗi lần đắp như vậy khoảng 1h đồng hồ, ngày đắp 1-2 lần( tùy điều kiện).

5. Quả chanh

Dùng chanh xát vào chỗ bị á sừng là bài thuốc đơn giản nhất để  điều trị bệnh á sừng. Chỉ cần lấy chanh, cắt lát ra và xát vào chỗ nứt, nẻ. Với cách này, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, chỗ nào. Không giới hạn không gian và thời gian nên nó rất tiện , có thể tranh thủ cả khi đi ăn.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-a-sung

6. Không ngâm chân, tay với nước muối

Một trong số những cách phòng bệnh á sừng tốt nhất là không ngâm chân, tay với nước muối. Vì nước muối làm da khô, nứt sẽ rộng và sâu hơn.  Ngoài ra, cần thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nikel và đồ thuộc da như giày dép da.

7. Tăng cường ăn rau quả tươi

Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Hơn nữa, duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh  hồi phục.

Theo Phununet.com

Bài thuốc dân gian trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một loại bệnh mà các tế bào da khi chết dày lên tạo thành những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển làm cho người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu.

Chánh Tuân có một người thân bị bệnh vảy nến hơn 10 năm nay, đã đi chữa trị nhiều nơi và sử  dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không thể chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này và được các bác sỹ khuyên nên “sống chung hòa bình” với căn bệnh này.

Thật may mắn vì tình cờ gần đây Chánh Tuân được một người quen chỉ cho hai bài thuốc dân gian để điều trị bệnh vảy nến rất đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng lại rất hiệu nghiệm (kiên trì thực hiện liên tục ít nhất 2 tháng sẽ thấy kết quả), đến nay người thân của Chánh Tuân đã gần như khỏi hẳn bệnh. Chánh Tuân cũng đã chia sẻ 2 bài thuốc này đến một vài người quen đang bị bệnh vảy nến và cũng đã giúp cho căn bệnh của họ được thuyên giảm một cách rất đáng kể.

Mọi người chỉ nên sử dụng một trong hai bài thuốc dân gian sau đây:

1. Bài thuốc thứ nhất

(Rất hiệu nghiệm và dễ thực hiện):

Dùng lá và đọt tươi của cây Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu KenTax (loại thuốc được bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc Tây dùng để điều trị các bệnh nấm trên da, Tuyp thuốc màu cam, lớn bằng ngón tay út) theo tỷ lệ 2/3 nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3 dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.

(Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào).

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-vay-nen

Cây Muồng Trâu

(Ở TP.HCM thì cây Muồng Trâu mọc nhiều 2 bên đường tại khu công nghiệp Tân Tạo)

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-vay-nen

KENTAX

2. Bài thuốc thứ hai:

Lá trầu + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu.

bai-thuoc-dan-gian-tri-benh-vay-nen

Bèo hoa dâu
(Thường sống ở các ao sen, có thể nuôi bèo ngay trong các ao gần nhà)

Rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt hoặc xé nhỏ tất cả các loại lá trên bỏ vào nồi đun sôi chín nhừ khoản từ 15 – 20 phút, để ấm rồi lấy nước tắm (trước khi tắm nên uống khoảng 1/5 ly rượu nhỏ [loại ly nhỏ dùng để uống rượu] hỗn hợp nước của các loại lá này (Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc đang cho con bú thì tuyệt đối không nên uống hỗn hợp nước này), sau đó giã nát hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã được giã nát này chà xát vào vùng da nơi bị vảy nến để cho các vảy nến bị bong tróc khỏi làn da.

Ghi chú: Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước). Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nên ngưng sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến trước đây mình đã sử dụng

Theo Jojojotran.blogspot.com

Bài thuốc dân gian trị chứng đau đầu

Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt… và nội nhân (do thất tình) gây ra. Dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Nhân trần 30g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.

bai-thuoc-dan-gian-tri-chung-dau-dau

Nhân trần – Internet

Địa phủ tử 15g (cây rau chổi – Kochia scoparia), nghiền thành bột, thêm 1 thìa canh nước gừng uống với nước sôi để ấm.

Mạn kinh tử 6g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Lá sen 1 lá, trứng gà 2 quả, 1 lượng vừa phải đường đỏ, sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần (ăn trứng uống nước).

Hoàng kỳ 30g, thiên ma 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Đại hoàng (sao đến khói vàng bốc lên) 240g, xuyên khung 120g, tế tân 75g. Nghiền chung thành bột, trộn với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh (tương đương 1g), mỗi lần 3-10g uống với nước sôi, ngày 2-3 lần.

Quả ngưu bàng 12g, thạch cao 12g, thảo quyết minh 12g. Nghiền chung thành bột, chia làm 2 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để ấm.

Quy bản (yếm rùa) 30g, vỏ bào ngư (còn gọi là ốc cửu khổng) nung 30g, từ thạch 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần

Sinh địa 15g, khổ sâm15g, hoàng cầm10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần sáng tối.

Bột kiều mạch 60g, sao nóng, thêm dấm rồi sao lại, lúc còn nóng lấy vải bọc lại, đắp vào huyệt thái dương, khi nguội thì thay. Cần tránh gió.

Tân di (nụ hoa mộc lan khô) lượng vừa phải. Nghiền thành bột, hít vào khoang mũi, ngày 2-3 lần.

Gừng sống 1 củ, hùng hoàng một ít. Đem gừng thái thành miếng, lấy bột hùng hoàng rắc lên trên miếng gừng, ghép 2 miếng gừng lại với nhau, ngoài bọc giấy ướt, đặt lên trên bếp lửa cho nóng rồi dán vào huyệt thái dương.

Ma hoàng 6g, hạt dành dành 6g. Nghiền chung thành bột, lấy 1 ít cơm nguội và thuốc đắp lên huyệt thái dương.

Hạt dành dành 6g, thảo ô 6g. Nghiền thành bột, trộn với nước hành đắp lên huyệt thái dương.

Lá ngô đồng lượng vừa phải. Lấy lá sao chín đắp lên đầu.

Bạch phụ tử 3g, xuyên khung 3g, hành củ 15g. Nghiền bạch phụ tử và xuyên khung thành bột, thêm hành đã giã nát, bày ra giấy rồi dán vào huyệt thái dương khoảng 1 giờ sẽ khỏi đau.

bai-thuoc-dan-gian-tri-chung-dau-dau

Lá sen cho vị thuốc chữa đau đầu.

Nếu đau nửa đầu có thể dùng một trong các bài:

Rễ câu kỷ (tức địa cốt bì) 30-50g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3lần.

Kinh giới 12g, đậu đen 12g, gừng sống 1 lát. Sắc nước uống mỗi ngày 1-2 lần.

Hạt ké đầu ngựa 10g, sắc lấy nước, uống ấm ngày 2-3 lần. Lưu ý kiêng thức ăn cay.

Quả ngưu bàng khô 36g, thạch cao sống 180g. Nghiền chung thành bột, mỗi lần uống 10-12g với nước sôi để ấm, ngày 3 lần.

Rễ ớt cay 10 cái, đường vừa đủ. Rễ ớt cay sắc lấy nước, cho thêm đường, uống mỗi ngày 1-2 lần.

Ngô thù du 10g, hoàng bá (sao nước muối) 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.

Hạ khô thảo 12g, củ gấu 10g, xuyên khung 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 thang.

Liên kiều 10g, sinh địa 10g, xuyên khung 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.

Cóc mẳn 20g, xuyên khung 6g, thanh đại (bột chàm) 1g. Tất cả phơi khô, nghiền thành bột, thường xuyên hít bột này.

Cỏ nhọ nồi lượng vừa phải, giã nhỏ, lấy nước nhỏ vào mũi ngày 2-4 lần.

Náo dương hoa (hoa đỗ quyên) 3g, hạt phượng tiên hoa (cây bóng nước) 3g, thương truật 6g. Bỏ thuốc vào đáy bát, châm lửa cho cháy rồi hít khói của nó, đau bên trái thì hít lỗ mũi bên trái, đau bên phải thì hít lỗ mũi bên phải. Lượng thuốc trên chỉ dùng cho 1 lần, ngày hít 3 lần. Sau khi hít thấy có hơi mát xông thẳng vào trong mũi, đau sẽ giảm bớt.

Rễ uy linh tiên tươi (1 nắm, rửa sạch, rút gân rễ rồi giã nát, trộn với đường đắp lên chỗ đau.

Hạt thầu dầu 10g, nhũ hương 6g. Hạt thầu dầu bóc vỏ rồi cho nhũ hương vào giã chung làm bánh, đắp lên huyệt thái dương.

BS.CKII. Trần Lập Công

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc dân gian tẩy giun hiệu quả cho trẻ

Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản, có thể các mẹ không biết.

Tẩy giun cho bé là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả tuyệt vời, có thể các mẹ không biết.

Rau sam

Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả. Cách làm: khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.

bai-thuoc-dan-gian-tay-giun-hieu-qua-cho-tre

Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Hạt trâm bầu

Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Cách làm: Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chữa sán, giun kim, giun móc cực kỳ hay.

Để tẩy giun sán, dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.

Để tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.

Để tẩy giun kim khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

Để tẩy giun móc, dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3-4 ngày.

Tỏi

Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

Lá mơ lông

Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

Cà rốt

Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Theo Eva.vn

Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trĩ như thói quen lười vận động, ăn uống không khoa học, hợp lý….Phương pháp chữa trĩ cũng là một trong nhiều vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người cụ thể. Từ xưa, trong dân gian đã lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh trĩ.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa trĩ phổ biến nhất từ thiên nhiên.

Chữa bệnh trĩ bằng cây mào gà

Mào gà, thuộc họ Rau dền, cây thảo cao tới 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được dùng để làm thuốc. Để chữa bệnh trĩ ông cha ta đưa ra công thức chế biến như sau : Lấy bông mào gà phơi thật khô sau đó tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần mỗi lần uống 5 gr với nước trà.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-tri

Chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý

Bài thuốc này đặc biệt công hiệu cho những người bị trĩ do nội nhiệt, do uống rượu bia nhiều dẫn đến đi ngoài có máu, rát hậu môn. Cách chữa trị như sau: Lá Thiên lý 100g (một nắm to), muối ăn 5g (thìa cà-phê). Hái lá Thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước đun sôi còn ấm, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một, hai lần. Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá Thiên lý tươi một ngày. Trong vòng 3 – 4 ngày thường khỏi. Bài thuốc này còn có thể chữa bệnh dạ con: cũng dùng như trên. Thường lưu ý: bắt buộc phải dùng tươi, không được nấu chín. Với những người cơ thể hàn thì không được uống mà chỉ đắp bên ngoài.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-tri

Đu đủ xanh chữa trĩ cần phải tươi và nhiều nhựa

Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Theo Tritri.vn