Lưu trữ cho từ khóa: bạch phục linh

Cháo thuốc chữa các bệnh về gan

Để hỗ trợ chữa viêm gan, xơ cứng gan, có thể lấy táo tàu, lạc, đường đỏ, mỗi thứ 50 g, gạo tẻ 30 g, nấu cháo ăn hằng ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 30 ngày.

Sau đây là một số bài cháo thuốc khác:

- Chữa bệnh về gan do tỳ hư, xuất hiện báng ở bụng, chân tay mình mẩy phù thũng: Ý dĩ nhân (hạt bo bo), xích tiểu đậu, hạt sen (bỏ tâm và vỏ cứng ở ngoài), ngó sen, mỗi thứ lượng bằng nhau, nấu cháo ăn vào buổi tối.

- Chữa viêm gan loại hoàng đản (da vàng mắt vàng): Bột bạch phục linh 20 g, xích tiểu đậu 50 g, hạt bo bo 100 g. Ngâm xích tiểu đậu nửa ngày rồi cho vào nấu cháo cùng hạt bo bo, khi chín nhừ thì cho thêm bột phục linh vào nấu tiếp, sau đó cho ít đường trắng để ăn trong ngày (chia mấy lần tùy ý).

- Chữa xơ gan cổ trướng: Bột ngó sen 10-15 g, hạt bo bo 50-100 g, táo tàu 10 quả (bỏ vỏ và hạt). Nấu hạt bo bo cho chín mềm, cho táo tàu vào đun sôi trở lại. Sau đó cho bột ngó sen (đã hòa cho tan đều với nước sôi) vào đun sôi lại lần nữa là được. Chia làm 2 phần ăn trong ngày.

- Hỗ trợ chữa bệnh viêm gan hoàng đản truyền nhiễm cấp tính: Nhân trần 30-60 g, gạo tẻ 50-100 g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch nhân trần, nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo tẻ vo sạch, nấu với nước nhân trần thành cháo, cho đường vào khuấy đều, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày. Mỗi liệu trình dài 7-10 ngày.

- Hỗ trợ chữa bệnh viêm gan B: Quyết minh rang cháy 0,2 g, gạo tẻ, đường mạch nha lượng vừa đủ. Nấu quyết minh với nửa tô cháo gạo tẻ, sau đó đường mạch nha vào, chia làm 2 phần, ăn trong ngày.

Meo.vn (Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Phụ nữ trên 30 tuổi thường bị nám da. Để khắc phục chứng bệnh này, nên kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi từ thảo dược và liệu pháp ẩm thực. Trên số báo thứ năm (số 144) ra ngày 8/9/2011 chúng tôi đã giới thiệu 7 bài thuốc uống từ thảo dược, trong số này chúng tôi giới thiệu tiếp một số bài thuốc bôi, xoa hỗ trợ để bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Bài 1: Bạch phục linh 40g, thạch cao 40g. Tất cả tán bột mịn, dùng 1 thìa bột thuốc hoà với nước vo gạo sền sệt rồi xoa vào vết nám trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ấm, làm liền 9 đêm là một liệu trình, nghỉ 3 ngày rồi làm tiếp đợt 2.

Bài 2: Hoạt thạch, thạch cao, bạch chỉ mỗi vị 4g tán bột nấu nước thiên môn, hoà bột thuốc bôi vào vết nám.

Bài 3: Bạch truật 20g. Cho 3 thìa rượu, đun nhừ. Lấy khăn thấm nước thuốc chà mạnh vết nám buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng rửa sạch.

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Bài 4:Bạch cương tàm (tằm vôi) tán nhỏ hoà với nước ấm, bôi vết nám, ngày làm vài lần, làm nhiều tuần lễ.

Bài 5: Bạch tật lê 15g, sơn chi tử 15g tán bột hoà giấm bôi vết nám.

Bài 6: Xơ mướp 16g, bạch phục linh 16g, bạch cương tàm 16g, cúc trắng 16g, trân châu mẫu 20g, hoa hồng 4 bông, táo tàu 10 quả. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu cô đặc là được. Dùng thuốc xoa vết nám, xoa liền 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài 7: Bạch truật ngâm với giấm thanh 5 - 7 ngày. Lấy bạch truật cọ xát vết nám.

Bài 8: Bán hạ (sấy khô) nghiền nát trộn giấm đắp lên vết nám liền 3 ngày rồi nấu với nước bồ kết rửa mặt thì hết sạm mặt.

Bài 9: Cam tòng 40g, hương phụ 40g, hắc sửu 40g. Nấu nước rửa mặt hằng ngày.

Bài 10: Vân mẫu 30g, hạnh nhân 30g. Tất cả tán nhỏ trộn với sữa bò chưng qua. Đêm bôi, ngày rửa sạch.

Bài 11: Lấy 1 quả trứng gà, bỏ lòng đỏ, chu sa 40g. Tất cả tán nhỏ, bỏ vào trứng gà, dán kín trứng, cho vào ổ cho gà ấp, khi đàn gà nở thì lấy trứng, đập lấy thuốc, dùng xoa mặt 5 lần là hết nám.

Bài 12: Ngọc trúc nấu nước rửa mặt thường xuyên thì khỏi.

Bài 13: Quả bồ hòn (vô hoạn tử) tán bột hoà vào nước ấm xoa mặt.

Lưu ý: Chị em không nên ăn các món cay nóng, bia rượu, cà phê, thuốc lá, tránh ánh nắng chiếu vào da sạm. Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước.

Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bán hạ nam giải độc, chống ho

Bán hạ nam còn gọi là củ chóc [Tiphonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy (Araceae), là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta. Vào mùa đông, khi lá đã lụi, đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, rồi bổ đôi hoặc bổ ba tùy theo kích thước của củ. Phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi sử dụng cần tiến hành chế biến thật cẩn thận, để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ.

Theo y học cổ truyền, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc tán, thuốc hoàn. Cần lưu ý, những người có chứng táo nhiệt không nên dùng, người có thai dùng thận trọng.

Một số bài thuốc dùng bán hạ

 

Trong y học cổ truyền, một phương thuốc hay được dùng có vị bán hạ, đó là phương “Nhị trần thang”: Bán hạ (chế) 12g; trần bì, bạch phục linh mỗi vị 10g; cam thảo 8g, dưới dạng thuốc sắc để trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu ngày hoặc khi vị khí xông lên vùng thượng tiêu, gây nôn lợm.

Trị chứng ho, nhiều đờm, thượng vị trướng tức, nôn mửa: Bán hạ (chế), trần bì, bạch phục linh mỗi vị 250g; cam thảo 75g. Đem 4 vị thuốc trên tán mịn, trộn với dịch sinh khương làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 9 -15g

Trị chứng ho đờm hoặc sốt kèm theo ho, miệng khát, khó thở: Bán hạ (chế) 6g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử mỗi vị 8g; xạ can, hạnh nhân mỗi vị 10g; sinh khương 4g; thạch cao 20g; đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang, tới khi hết các triệu chứng.

Trị chứng ho, khó thở, hen suyễn lâu ngày: Bán hạ (chế), tô tử, hạnh nhân, mỗi vị 8g; trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc ngày một thang, hoặc bán hạ 12g, ma hoàng (bỏ rễ) chích mật ong 8g, bồ kết (bỏ hạt) sao vàng. Cả 3 vị đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2-3g với nước ấm, ngày 2-3 lần. Uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị viêm phế quản mạn tính, khí suyễn, đờm nhiều: Bán hạ (chế) 15g; ma hoàng, bạch thược mỗi vị 10g; quế chi, tế tân, ngũ vị tử, can khương, sinh cam thảo mỗi vị 5g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm, hoặc bán hạ (chế), tô tử mỗi vị 15g; trần bì, cam thảo mỗi vị 10g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị chứng hen suyễn lâu ngày, da xanh xao, thiếu máu: Bán hạ (chế) 8g; trần bì, phục linh, cam thảo mỗi vị 10g; đương quy, thục địa mỗi vị 12g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.

Trị chứng đờm hàn, ho, tâm hồi hộp, khó ngủ: Bán hạ (chế) 8g; chỉ thực, trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g; trúc nhự 8g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.

Trị bụng đầy trướng, buồn nôn: Bán hạ, trần bì, bạch linh, cam thảo, cùng với sinh khương mỗi vị 12g, sắc uống; hoặc bán hạ (chế) 40g, chỉ xác 28g, phèn phi 32g, sắc uống.

Trị ong đốt, rắn cắn:Đem củ bán hạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt. Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bán hạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị  rắn cắn. Tuy nhiên đối với rắn cắn, cần theo dõi và có biện pháp kịp thời chuyển đến bệnh viện cấp cứu khi cần thiết.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Meo.vn (Theo SKĐS)

Hai bài thuốc trị đau bụng lúc hành kinh

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ trong những ngày có nguyệt sự (hành kinh). Một số bài thuốc theo y học cổ truyền sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược, TP.HCM), nhằm giúp chị em trị chứng đau bụng ấy.

Bài 1:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đại hoàng (mỗi thứ 12gr), cam thảo, quế chi, mang tiêu (mỗi thứ 6gr).

+ Cách chế biến: đem các vị thuốc trên nấu với 2 chén nước (khoảng 400ml), nấu còn lại 1 chén.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1/3 chén), lúc còn ấm trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc này còn dùng để chủ trị: táo bón, mặt có mụn… Lưu ý, người đang mang thai, người thường bị tiêu chảy thì không dùng bài này.

Bài 2:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đương quy, đơn bì, bạch phục linh, bạch thược, quế chi (mỗi vị bằng nhau 100gr).

+ Cách chế biến: loại bỏ tạp chất của 3 vị quế chi, bạch phục linh và đơn bì. Bạch thược thì đem tẩm giấm ăn, sao vàng. Đào nhân thì sao vàng lấy cả vỏ. Đương quy thì tẩm rượu, sao vàng. Xong các công đoạn trên, đem tất cả trộn chung, trộn đều, rồi tán thành bột mịn, cho vào thố, lọ đậy kín.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần độ 10gr), dùng với nước ấm, trước bữa ăn.

theo TN

Trị đau bụng kinh bằng bài thuốc đông y

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ trong những ngày có nguyệt sự (hành kinh). Một số bài thuốc theo y học cổ truyền sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược, TP.HCM), nhằm giúp chị em trị chứng đau bụng ấy.

Bài 1:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đại hoàng (mỗi thứ 12gr), cam thảo, quế chi, mang tiêu (mỗi thứ 6gr).

+ Cách chế biến: đem các vị thuốc trên nấu với 2 chén nước (khoảng 400ml), nấu còn lại 1 chén.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1/3 chén), lúc còn ấm trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc này còn dùng để chủ trị: táo bón, mặt có mụn… Lưu ý, người đang mang thai, người thường bị tiêu chảy thì không dùng bài này.

Bài 2:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đương quy, đơn bì, bạch phục linh, bạch thược, quế chi (mỗi vị bằng nhau 100gr).

+ Cách chế biến: loại bỏ tạp chất của 3 vị quế chi, bạch phục linh và đơn bì. Bạch thược thì đem tẩm giấm ăn, sao vàng. Đào nhân thì sao vàng lấy cả vỏ. Đương quy thì tẩm rượu, sao vàng. Xong các công đoạn trên, đem tất cả trộn chung, trộn đều, rồi tán thành bột mịn, cho vào thố, lọ đậy kín.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần độ 10gr), dùng với nước ấm, trước bữa ăn.

(theo TN)